intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hình tượng người phụ nữ mới trong văn học Hàn Quốc dưới ngòi bút của các nhà văn nữ (giai đoạn Nhật thuộc)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

45
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của bài viết trình bày những thay đổi to lớn theo hướng hiện đại hoá trong đời sống văn hoá nói chung và văn học nói riêng. Và văn học Hàn Quốc cũng có sự thay đổi bước ngoặt mạnh mẽ, đặc biệt là khi viết về hình ảnh người phụ nữ. Người phụ nữ trong giai đoạn này hoàn toàn lột xác, cũng vẫn là những người. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hình tượng người phụ nữ mới trong văn học Hàn Quốc dưới ngòi bút của các nhà văn nữ (giai đoạn Nhật thuộc)

  1. 134 HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ MỚI TRONG VĂN HỌC HÀN QUỐC DƯỚI NGÒI BÚT CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ (GIAI ĐOẠN NHẬT THUỘC) Ths. Bang Jeong Yun1 Tóm tắt: Giai đoạn cận đại Hàn Quốc khi bị Nhật thuộc diễn ra vào thập niên 1930. Trong suốt thời gian này, người dân Hàn Quốc không những chịu sự áp bức về tinh thần, về chính trị mà còn bị bóc lột triệt để về kinh tế. Tuy nhiên, qua cánh cửa từ Nhật Bản, những ngọn gió mới mẻ từ phương Tây tràn vào Hàn Quốc đem lại những thay đổi to lớn theo hướng hiện đại hoá trong đời sống văn hoá nói chung và văn học nói riêng. Và văn học Hàn Quốc cũng có sự thay đổi bước ngoặt mạnh mẽ, đặc biệt là khi viết về hình ảnh người phụ nữ. Người phụ nữ trong giai đoạn này hoàn toàn lột xác, cũng vẫn là những người phụ nữ có hoàn cảnh trớ trêu, số phận đầy đau khổ, nhưng họ đã bắt đầu có tư tưởng mới của thời đại - biết đấu tranh bảo vệ quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc của bản thân mình. Có rất nhiều nhà văn viết về sự tiến bộ của người phụ nữ, nhưng ở đây tôi chỉ xin đề cập đến một nhóm nữ tác giả có những tác phẩm thật sự đặc sắc và đi tiên phong trong việc xây dựng hình ảnh người phụ nữ mới như một trào lưu trong văn học cận đại Hàn Quốc lúc bấy giờ. Từ khóa: Hình ảnh người phụ nữ mới; nữ tác giả Hàn Quốc; hệ tư tưởng mới, quyền sống; quyền mưu cầu hạnh phúc Mở đầu Thời kỳ Nhật chiếm được Hàn Quốc là giai đoạn những năm 1910 – 1945. Sự cai trị của Nhật rất tàn bạo và nhiều người Triều Tiên đã kháng cự, cuối cùng dẫn đến phong trào đòi độc lập. Phong trào này đã bị Nhật đàn áp dã man và hàng ngàn người đã bị Nhật giết hại. Trong thế chiến thứ hai, hàng vạn người đàn ông đã bị bắt đi lính trong quân đội Nhật, trong khi có đến hơn 200.000 phụ nữ đã bị cưỡng 1 NCS Khoa Việt Nam học, Đại học Sư phạm Hà Nội; Email: wjddbs50@gmail.com; ĐT: 0963780483.
  2. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ MỚI TRONG VĂN HỌC HÀN QUỐC DƯỚI NGÒI BÚT CỦA... 135 bức lao động hay làm nô lệ tình dục, được gọi là “úy an phụ” (慰安婦, 위안부)... Cuộc sống đau đớn và tủi nhục đến nỗi nhiều phụ nữ đã tự tử bằng cách nhảy xuống nước hoặc treo cổ trên núi. Tuy nhiên, khi Nhật Bản chiếm đóng Hàn Quốc, một loạt biện pháp đã được áp dụng để bước đầu cải cách bán đảo Hàn truyền thống về cả kinh tế và xã hội. Người Hàn Quốc bắt đầu được tiếp xúc với văn hóa phương Tây thông qua Nhật Bản. Người Hàn Quốc, mà đặc biệt là người phụ nữ, mặc dù bị hạn chế học hành, nhưng đã có sự trưởng thành nhiều hơn xưa. Chịu ảnh hưởng của văn hóa hiện đại hơn, người phụ nữ đã có ý thức hơn về bản thân, có khát khao muốn bình đẳng, tự lập, khát vọng muốn được giải phóng bản thân và khẳng định mình, cống hiến cho xã hội. Tất cả những biến đổi trên đã khiến người phụ nữ trở thành một trong những hình tượng nghệ thuật trung tâm trong văn học với những tác giả như: Choi Jung Hee, Sim Hoon, Kang Kyung Ae, Baek Shin Ae, Yeam Sang Sub… Và khi viết về hình tượng những người phụ nữ mới trong văn học đó, ở đây, chúng tôi chỉ giới hạn trong ngòi bút của các tác giả nữ - cũng là một nét độc đáo khác với Việt Nam (khi viết về hình ảnh người phụ nữ mới thời kỳ Pháp thuộc thì trong nhóm Tự lực văn đoàn các tác giả đều là nam). Ba tác phẩm tiêu biểu được phân tích dưới đây để làm nổi bật hình tượng người phụ nữ mới trong văn học Hàn Quốc thời Nhật thuộc là: Lễ tổ tiên trên núi (Choi Jung Hee), Mẹ và con gái (Kang Kyung Ae), Hoàng hôn đẹp (Baek Shin Ae). Nội dung chính I . Khái quát về tác giả tác phẩm 1. Choi Jung Hee và tác phẩm Lễ tổ tiên trên núi (1938) Choi Jung Hee sinh năm 1906, lớn lên ở Sungjin, tỉnh Hamkyungbukdo. Bà là con cả trong 4 anh chị em và đã từng được cha rất thương yêu. Nhưng về sau cha của bà đã ngoại tình rồi bỏ nhà đi. Lúc đó bà đã gặp rất nhiều khó khăn, phải đi ở nhờ nhà một người họ hàng. Vì thế sau này trong lòng bà luôn cảm thấy oán giận và hận cha mình. Năm 1925, khi mới 20 tuổi bà đã được nhận vào học ở Trường Đào tạo Trung ương và sau đó 25 tuổi, bà được sang Nhật Bản học tập và làm việc. Năm 1931, khi bà 26 tuổi đã làm phóng viên Tạp chí Samcheonri và đăng lên 2 tác phẩm “Bữa cơm ngày mai”, “Đèn” nhưng chưa gây được tiếng vang lớn. Năm 1934, bà đã từng phải vào tù vì có liên quan đến chuyện cảnh sát Nhật bắt giữ hội KARF, vì vụ này mà bà đã quyết định chuyển hướng cuộc đời của mình. Khi 30 tuổi, bà đã đốt hết những tác phẩm của mình rồi chuyển nhà đến tận Yangju
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 136 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL tỉnh Kyunggido. Năm 1939, khi 33 tuổi, bà đã công bố thêm tác phẩm “Núi địa” và tác phẩm này của bà được đánh giá cao, đã có sự trưởng thành hơn rất nhiều so với các tác phẩm trước đó. Năm ấy bà đã kết hôn và 1940, 1941 bà công bố 2 tác phẩm nữa. Thời đó vì hoàn cảnh nghèo, sống trong ách cai trị của thực dân áp Nhật nên các tác phẩm của bà có xu hướng viết về Japanization (Nhật hóa – những hoạt động mang tính chất đồng hóa của thực dân Nhật với Hàn Quốc). Năm 1950, chồng bà bị bắt cóc ở Bắc Triều Tiên, bà đã công bố 2 tác phẩm có khuynh hướng về chủ nghĩa nhân bản và năm 1990 thì bà qua đời. Nhân vật chính trong tác phẩm Lễ tổ tiên trên núi là Zzocan, cô gái trẻ 15 tuổi, đã theo ý của cha mình, tái hôn để gia đình không bị đói. Cô đã tưởng tượng về một người chồng lý tưởng nhưng không ngờ đã tái hôn với một chồng bị chột một mắt và ế vợ. Đêm tân hôn cô bị cưỡng ép quan hệ tình dục. Đối với một cô gái trẻ, cái cảm giác sự đau đớn này làm cô thấy khó thở, tan nát ruột gan, đến mức cô trở nên căm ghét người chồng của mình. Cô hình dung mình cũng như con lợn bị giết để làm lễ cúng tổ tiên trên núi. Cuối cùng nỗi sợ hãi mình có thể bị chồng giết lớn đến mức cô đã đốt phòng của chồng. Hành động này thể hiện về ý chí phản kháng của Zzocan với những tục lệ hôn nhân phong kiến. Cô đã bị đi tù và vài nữ tù nhân đã an ủi rằng cô sẽ có thể được giảm án, nhưng cô đã nghĩ thà ở tù còn hơn ở với chồng. 2. Kang Kyung Ae và tác phẩm Mẹ và con gái (1931) Kang Kyung Ae sinh vào ngày 20 tháng 4 năm 1907, ở Songhwa, tỉnh Hwanghaedo. Sau khi bố đẻ mất, mẹ tái giá nên đã ở cùng và lớn lên cùng bố dượng. Có một cuộc sống ấu thơ không hạnh phúc – thời gian đó có nhiều khó khăn về kinh tế và tâm lý mà sau này ảnh hưởng rất nhiều đến những tác phẩm của bà. Năm 1921, bà đã nhập học ở trường nữ sinh nhưng bà dính vào chuyện cùng nhau nghỉ học năm 1923 nên bị đuổi học. Năm đó bà đã gặp một anh tên là Yang Ju Dong, cùng nhau lên Seoul học thêm 1 năm. Khi mà quan hệ với anh Yang không được tốt, bà đã về quê và tham gia nhiều hoạt động xã hội như phong trào học ban đêm. Năm 1931, sau khi đi du lịch ở Gando về đã sáng tác nhiều tác phẩm và tác phẩm đầu tiên của bà là “Da con cừu” đăng ở Joseon Ilbo (Nhật báo Triều Tiên). Năm đó, bà đã lấy chồng. Sau đó chuyển nhà về khu vực Gando, tiếp tục sáng tác nhiều tác phẩm và tham gia hoạt động câu lạc bộ Tạp chí Dongin cùng với Ansugil, Park Young Jun. Bà không liên quan trực tiếp đến tổ chức đồng minh nghệ thuật xã hội chủ nghĩa Triều Tiên, nhưng rất am hiểu về vấn đề mâu thuẫn giai cấp trong ách cai trị của thực dân Nhật. Kang Kuyng Ae là một tác giả tham gia phong trào nữ quyền, tích cực tham gia các phong trào vận động chủ nghĩa xã hội. Trong các tác phẩm của mình, Kang Kyung Ae xem xét vai trò của những người phụ nữ không phải chỉ là một thành
  4. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ MỚI TRONG VĂN HỌC HÀN QUỐC DƯỚI NGÒI BÚT CỦA... 137 viên trong gia đình, mà còn là một thành viên trong xã hội. Các tác phẩm của bà đề cao vai trò người phụ nữ, mong muốn phụ nữ có thể có những cải cách gia đình, có thể làm chủ thể cải cách trong xã hội lúc bây giờ. Vài nét về tác phẩm Mẹ và con gái: Kim Chang Moon là một nông dân nghèo. Ông đã gả con gái Yepun cho Lee Chun Sik làm vợ để đổi lấy công việc làm ruộng. Sau khi Yepun sinh con gái xong bị chồng đuổi đi, còn con gái thì chồng nuôi. Lúc đó người đàn ông yêu đơn phương Yepun đã cứu 2 mẹ con. Khi 2 mẹ con Yepun trở về nhà, Kim Chang Moon đã bị mất việc. Để trả thù cho con gái, bố Kim Chang Mun đến nhà Lee Chun Sik nhưng bị đánh, mấy hôm sau bị mắc bệnh rồi chết. Vợ Kim Chang Moon nghe tin chồng mình chết, cũng ôm con trai tự tử theo. Bố mẹ với em trai chết, Yepun không biết sống thế nào, cô trở thành một tạp vụ trong quán rượu. Yoki (con gái của Yepun) được kĩ nữ San HoJu và mục sư Kim Young Chel nuôi lớn. Cô ấy lấy con trai cô Shin Ho Ju tên là Bong Jun làm chồng và mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp. Khi Bong Jun đi du học ở Nhật, trong khi chờ đợi chồng, cô tập trung vào việc nhà và việc học. Nhưng khi Bong Jun về nước đòi ly hôn thì cô rất khó xử. Lúc đó Bong Jun muốn đưa vợ cho người bạn là Jae Il để có thể lấy vợ cô mới nhưng Yoki không đồng ý và cố gắng níu giữ gia đình. Trên đường đi, cô nhìn thấy bạn bè bị cảnh sắt bắt vì biểu tình lao động, cô nhận ra mục đích cuộc sống của bản thân là gì và mình sẽ làm gì cho đời. Sau đó Yoki đồng ý ly dị với chồng. 3. Baek Shin Ae và tác phẩm Hoàng hôn đẹp (1939) Baek Shin Ae sinh năm 1908, ở thành phố Yeongchen, tỉnh Kyungsangbukdo. Cô đã tốt nghiệp Trường Sư phạm Daegu. Sau khi tốt nghiệp xong cô làm giáo viên ở Trường công lập Jain. Trong khi làm nghề giáo viên, cô đã tham gia 2 câu lạc bộ như hội phụ nữ và đồng minh thanh niên phụ nữ. Khi cô tham gia hoạt động câu lạc bộ thì bị cảnh sát Nhật Bản phát hiện và bị đuổi việc. Sau đó cô đi tỉnh Vladivostok ở Nga. Năm 1929, cô sử dụng bút danh là Park Kye Hwa và xuất bản tác phẩm “mẹ của tôi”, cô bước vào văn đàn. Năm 1932, cô đã lấy chồng nhưng mấy năm sau cô li dị với chồng. Từ năm 1934 cô tập trung vào việc sáng tác nhiều tác phẩm. Năm 1939 cô qua đời vì có bệnh dạ dày. Ban đầu tác giả viết chủ yếu những tác phẩm tập trung vào sự nghèo khổ của tầng lớp hạ lưu, nhưng đến giai đoạn cuối thì quan tâm nhiều đến vấn đề số phận những người phụ nữ thuộc tầng lớp trung lưu. Các tác phẩm tiêu biểu: Mẹ của tôi (1929), Ray off (1934), Jeokbin (1934)... Tóm tắt tác phẩm Hoàng hôn đẹp: Sun Hee đã lấy chồng năm 17 tuổi và sinh một con trai, 20 tuổi đã mất chồng. Sau đó, cô ấy đi du học mỹ thuật ở Nhật Bản về thì cũng đã gần 30 tuổi. Con trai cô ấy tên là Seok Ju đã lớn lên ở nhà bà nội. Cô Sun hee sống một mình bằng việc vẽ hàng ngày. Có một hôm hàng xóm gần nhà
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 138 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL đã giới thiệu một anh ế vợ cho cô ấy. Cô ấy không có thiện cảm với anh ế vợ tên là Seok Kyu ấy, nhưng khi nhìn thấy em trai của anh Seok Kyu tên là Jung kuy thì có cảm tình như gặp tình yêu sét đánh. Vì khuôn mặt Jung kuy chính là thứ mà cô ấy đang tìm kiếm để vẽ mẫu. Khi gặp em Jung kuy, dù tuổi em này hơn con trai cô 3 tuổi, nhưng cô có cảm giác khó tả, xen lẫn tình mẫu tử nữa. Cô rơi vào tình trạng khó xử khi phát hiện bản thân mình đang chìm trong tình yêu không thể làm chủ được. Cuối cùng cô nghĩ chuyện này đang đi sai hướng và không đúng luân lý nên đã rời xa cả hai anh em Sung kuy. II - Hình tượng người phụ nữ mới 1. Những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ mới Zzocan trong Lễ tổ tiên trên núi là cô gái trẻ mới 15 tuổi, đã theo ý của cha mình, tái hôn để gia đình không bị đói. Trong Mẹ và con gái, người mẹ Yepun cũng là người phụ nữ phải chấp nhận một cuộc hôn nhân mà bà cho rằng mình giống như bị bán vào nhà địa chủ làm vợ bé để đổi lấy mấy mảnh ruộng cứu đói cho gia đình mình. Sau khi sinh con gái mà không phải là con trai, Yepun bị gia đình chồng đuổi đi và không được nuôi con. Yepun là hình mẫu cho những người phụ nữ trong xã hội cũ – người con hiếu thảo chấp nhận một cuộc hôn nhân đa thê “không bình thường” để cứu lấy bố mẹ, cũng là một người mẹ với tình mẫu tử sâu nặng, luôn tìm mọi cách cố gắng tìm con, được nuôi con sau khi bị đuổi ra khỏi nhà chồng. Nhân vật Sun hee trong Hoàng hôn đẹp cũng là một người phụ nữ có những tư tưởng tiến bộ, cô ấy đã đi du học ở nước ngoài về, và sống với đúng công việc mình yêu thích. Nhưng cô ấy rơi vào trong mối quan hệ vô cùng khó xử với hai anh em, vừa ở trong mối quan hệ đính hôn với người anh, nhưng lại có tình cảm phức tạp với người em trai mà chỉ hơn con trai cô ba tuổi. Cuối cùng cô ấy chọn cách xử lý phù hợp nhất là rời xa cả hai người để không ảnh hưởng đến ai. Một sự lựa chọn khó khăn, cô ấy biết rằng nếu còn tiếp tục tình cảm với người em thì ở trong mắt của những người xung quanh việc này bị coi như trái với luân thường đạo lý. Sun hee lựa chọn rời đi, lựa chọn buông xuống tình cảm cá nhân để bảo vệ những người cô ấy yêu thương. Còn gì đẹp hơn, đáng trân trọng hơn những người phụ nữ như thế. Các tiểu thuyết gia Hàn Quốc trong thời Nhật thuộc cũng là những người khuyến khích những tư tưởng tiến bộ, bài xích những hủ tục cổ hủ, lạc hậu, nhưng thông qua những hình ảnh những người phụ nữ trong các tác phẩm tiêu biểu, chúng ta vẫn thấy được những nét đẹp, phẩm chất đáng quý luôn được gìn giữ và bảo tồn mãi cho đến mãi về sau.
  6. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ MỚI TRONG VĂN HỌC HÀN QUỐC DƯỚI NGÒI BÚT CỦA... 139 2. Người phụ nữ mới - nạn nhân của xã hội phong kiến Xét ở khía cạnh trực tiếp thì họ là những cô gái trẻ bị đè nén, bị chà đạp, bị giày vò, bị đối xử bất công… không được tự do đến với tình yêu, không được lấy người mình yêu, không được hưởng hạnh phúc gia đình…. Yepun trong Mẹ và con gái lấy chồng năm 14 tuổi, để gia đình không mất việc, bố Yepun đã quyết định gả con gái cho chủ nông trường Lee chun sik. Yepun chấp nhận cuộc sống làm vợ bé không danh phận. Khi bố Yepun quyết định gả Yepun cho Lee chun sik, Yepun đã rất bàng hoàng sợ hãi. Lúc đó, mẹ Yepun nói rằng: “Con đừng khóc, ai cũng phải trải qua. Mẹ cũng 14 tuổi lấy bố con cơ mà”. Trong xã hội ấy, việc Yepun phải lấy chồng sớm, việc chồng Yepun có nhiều vợ, việc Yepun được gán cho nhà giàu để đổi lấy ruộng, lấy thức ăn, việc Yepun thậm chí còn bị ghen tỵ vì lấy được anh chồng giàu... Tất cả đều được cho là chuyện đương nhiên. Điều đáng sợ nhất lúc ấy chưa chắc đã là nghèo đói hay chiến tranh, đáng sợ là người ta coi những điều không bình thường là những điều hiển nhiên và mặc nhiên chấp nhận nó. Yepun sau khi lấy chồng sinh được đứa con gái. Lúc bấy giờ thì người ta coi nhẹ giá trị của con gái, chỉ thích đẻ con trai, vì thế Yepun bị cho là mất hết giá trị, cô ấy bị đuổi ra khỏi nhà và không được gặp con. Sống trong xã hội truyền thống ấy, Yepun là một nạn nhân điển hình với cuộc sống bi kịch, bất hạnh. Nói đến người phụ nữ là nạn nhân trong xã hội cũ, không thể không có Zzocan (Lễ tổ tiên trên núi). Đó là từ khi cô phải lấy chồng khi mới 15 tuổi theo ý của cha vì nhà quá nghèo đói. Như vậy, có thể thấy việc phải lấy chồng đối với Zzocan đã là sự miễn cưỡng, không còn sự lựa chọn nào khác. Việc bố Zzocan muốn con gái tảo hôn để đổi lấy ít gạo có lẽ là việc quá đỗi bình thường tại thời điểm đó, không một ai trong làng phản đối, mẹ của cô có lúc cũng đã nghĩ rằng đó biết đâu lại may, rằng con gái mình được vào nhà có điều kiện hơn thì con gái sẽ không phải chịu đói. Cho nên Zzocan rồi cũng dần chấp nhận chuyện đó như số phận của mình vậy. Nhưng dù có chấp nhận thì Zzocan cũng mới chỉ 15 tuổi, vẫn có sự mơ mộng của thiếu nữ mới lớn, trong thâm tâm cô luôn nghĩ về một người chồng lý tưởng có khuôn mặt tròn, đi giày đen và mặc áo trắng, có nụ cười dịu dàng... Hình ảnh người chồng lý tưởng mà Zzocan tưởng tượng ra có tác dụng tâm lý rất lớn đối với cô lúc đó. Đó là cách cô ấy tự ru ngủ mình, vỗ về sự bất an trong lòng để có thể vượt qua những ngày tháng chờ đợi về nhà chồng, chờ đợi “bị bán”. Nhưng đáng thương thay, mà cũng buồn thay cho Zzocan, ngày về nhà chồng, Zzocan mới biết mình đã kết hôn với một ông chồng vừa già, lại còn bị chột một mắt và ế vợ. Không dừng lại ở đó, đêm tân hôn với chồng là một trải nghiệm ám ảnh không thể quên với Zzocan. Chồng cô không tâm lý, nhẹ nhàng mà có sự ham muốn tình dục cao, lại thô bạo nên Zzocan đau đớn và có cảm giác giống như mình đang bị hãm hiếp. Đây vừa là nỗi đau thể xác, vừa là nỗi đau tinh thần. Sự đau đớn đó còn tiếp nối nhiều ngày sau
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 140 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL đó, cùng theo đó là sự tuyệt vọng và bế tắc của Zzocan. Rồi cũng đến một ngày có một sự kiện xảy ra chấm dứt tình trạng bế tắc của Zzocan. Buổi tối hôm đón lễ tổ tiên trên núi, chồng cô đã bắt một con lợn rừng và giết nó để làm lễ cúng. Khi đó Zzocan chứng kiến cảnh con lợn bị giết trong đau đớn, thì cô bỗng tưởng tượng và thấy mình cũng giống con lợn ấy. Thậm chí cô còn nghĩ rằng bản thân mình cũng giống như con lợn nằm chờ bị giết để làm lễ cũng tổ tiên. Và sau này, khi phải ở tù vì dám đốt nhà chồng, nhưng cô vẫn cảm thấy cuộc sống trong tù tốt hơn nhiều khi phải ở với chồng. Thật đắng cay cho số phận và cuộc sống hèn mọn của những người phụ nữ, chỉ mong đi ở tù cũng đã cảm thấy được giải thoát. Những cô gái như Yepun, Zzocan, Sun hee… là nạn nhân trực tiếp của lễ giáo phong kiến và cuộc đời của họ đều là chuỗi bi kịch. Bởi lẽ rằng họ không bó tay chấp nhận cuộc sống mà luân lý hà khắc đó đã đặt ra. Họ có điều kiện tiếp xúc với những tư tưởng hết sức mới mẻ trái ngược với quan điểm truyền thống. Họ đã biết mơ ước và ý thức về quyền sống, quyền hạnh phúc của mình. Xã hội bắt họ phục tùng trong khi tâm trí họ muốn thoát ly, thay đổi. Càng ý thức được về cuộc sống cá nhân, họ càng vùng vẫy muốn thoát ra. Và chính điều này gây nên bi kịch cuộc đời cho tất thảy các cô gái mới. Càng học nhiều, biết nhiều càng thấy cái vô lí vô nhân của tư tưởng phong kiến, càng làm cho họ cảm thấy bất bình. 3. Người phụ nữ với tư tưởng mới của thời đại - đấu tranh để bảo vệ tình yêu, quyền sống và hạnh phúc cá nhân Nếu như trong tác phẩm Mẹ và con gái, Yepun là hình mẫu người phụ nữ truyền thống tiêu biểu, thì con gái bà – Yoki lại là một biểu tượng cho những cái mới và tiến bộ. Lúc đầu, Yoki cũng lấy chồng và cũng mơ về một cuộc sống tươi đẹp. Khi chồng cô đi du học về, phải lòng người khác và muốn ly hôn, Yoki cũng đã từng tìm rất nhiều cách để níu giữ hạnh phúc gia đình. Nhưng sau một biến cố thì cô đã đồng ý ly dị với chồng. Trong tác phẩm có hai nhân vật nam phụ là mục sư Kim và anh Young Sil. Mục sư Kim là một trong hai người cùng với kỹ nữ San Ho Ju nhận nuôi cô, mục sư thì có khuyên Yoki nên giữ gia đình, kể cả trong khi Yoki nghĩ mình đang sống trong cuộc sống hôn nhân giả tạo không thành thật và tự thấy đang đi sai đường. Mục sư Kim chính là nhân vật đại diện cho tôn giáo lúc bấy giờ. Tác giả muốn thông qua chi tiết này để làm nổi bật vai trò của tôn giáo trong việc kiềm chế con người, đặc biệt là người phụ nữ trong những khuôn khổ truyền thống. Còn nhân vật anh Young Sil – một người bạn của cô, anh chính là người bị bắt về vấn đề tư tưởng chủ nghĩa. Dù anh không nói một lời nào khuyên Yoki, nhưng chính việc anh Yong Sil bị bắt là bàn đạp thúc đẩy cho sự thay đổi trong suy nghĩ và hành động của Yoki – đồng ý ly hôn với chồng, cũng là trả cho chính mình sự tự do. Đây là bước ngoặt lớn trong tư tưởng và hành động của Yoki.
  8. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ MỚI TRONG VĂN HỌC HÀN QUỐC DƯỚI NGÒI BÚT CỦA... 141 Trong Lễ tổ tiên trên núi, Zzocan cũng hành động khá cực đoan khi đối diện với nỗi sợ hãi và sự căm ghét. Cô ấy nghĩ rằng nếu cứ tiếp tục sống với chồng, rồi cũng có ngày mình sẽ bị người chồng “dã man” ấy giết chết như giết một con vật nên cô quyết tâm và lên kế hoạch bỏ trốn. Đây là suy nghĩ khá táo bạo và có phần liều lĩnh, vì trong thâm tâm Zzocan đã có ý muốn phản kháng và nghĩ cách làm thế nào để bản thân thoát khỏi tình trạng tuyệt vọng này. Zzocan trốn về nhà mình, lấy mấy bó rơm mang sang nhà chồng và đốt. Thực ra có rất nhiều cách để phản kháng lại, nhưng Zzocan lại chọn cách đốt nhà. Việc Zzocan không chỉ trốn đi mà còn đốt nhà, trong khi bản thân cô ấy hoàn toàn có thể chọn một hành động nhẹ nhàng, đơn giản hơn thể hiện tính cao trào của tác phẩm. Tác giả muốn đẩy mạnh sự kịch tính trong tình huống giải quyết vấn đề của nhân vật. Hình ảnh ngọn lửa cháy cũng bao hàm ý nghĩa sâu xa. Ngọn lửa ấy, phải chăng là sự bất lực của Zzocan khi không thể nghĩ ra được cách làm gì để tốt hơn, cũng phải chăng là sự giận dữ của Zzocan đối với hoàn cảnh hiện tại, phải chăng là sự tuyệt vọng của Zzocan với cái khuôn mẫu về vai trò người phụ nữ luôn phải chấp nhận làm nô lệ cho người đàn ông. Hình ảnh ngọn lửa cũng là khát khao mãnh liệt của Zzocan muốn chống lại số mệnh, muốn được tự do, muốn giải thoát bản thân và được tìm hạnh phúc cho riêng mình. Cuối cùng là Sun hee của Hoàng hôn đẹp, Sun hee là người phụ nữ trưởng thành và khá tân thời, trí thức. Bản thân Sun hee là một người phụ nữ có ý chí tự vươn lên: tự đi du học, học đúng chuyên ngành vẽ mà mình thích, làm đúng công việc mình yêu... Thời bấy giờ, với những người phụ nữ mất chồng sớm như Sun hee thì cô ấy phải theo nhà chồng, nuôi con cho đến khi khôn lớn. Nhưng Sun hee đã để lại con cho bà nội, tự theo đuổi ước mơ và dự định của mình. Rõ ràng sự lựa chọn của cô ấy đã đi ngược lại với những luân lý lúc đó. Sau đó, Sun hee lại rơi vào tình yêu khó xử với Jung Kyu – chỉ hơn con trai cô ba tuổi. Một mối quan hệ hiếm có lúc bấy giờ, mối quan hệ giữa một quả phụ lớn tuổi hơn với cậu thanh niên trẻ còn chưa từng kết hôn, chỉ đáng tuổi con trai mình. Thật ra tác giả cũng không đi quá sâu vào việc mô tả tình cảm giữa hai nhân vật chính, cũng không có câu nào thừa nhận tình cảm đó là “tình yêu”, nhưng những niềm vui, niềm hạnh phúc nho nhỏ khi gặp nhau, nói chuyện với nhau, những cảm xúc bồn chồn rạo rực, những lúc đau đớn đến chết đi sống lại… thứ tình cảm đó nảy nở trong tâm tưởng của người phụ nữ Sun Hee chính là tình yêu nam nữ sâu sắc, nhưng vẫn còn được che giấu kỹ. Còn Jungkyu, cũng có thể khẳng định Jungkyu có tình cảm và muốn gần gũi Sun Hee, tuy nhiên sự gần gũi này thiên về tình cảm nam nữ hay nó đơn thuần là sự ỷ lại, thèm khát tình mẫu tử (Jungkyu mất mẹ từ nhỏ) thì chúng ta không chắc chắn được. Dù sau này, mối quan hệ này không đi đến đâu, và Sun hee là người chủ động kết thúc nó, nhưng việc phát sinh tình cảm với Jung Kyu chính là sự biểu thị cho
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 142 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL khát khao được sống với tình yêu và hạnh phúc của Sun hee. Dù cho bao nhiêu tuổi, dù cho có giàu hay nghèo, thì người phụ nữ vẫn mong được yêu thương và sống hạnh phúc. Kết luận Tóm lại, các nhà văn khi viết về hình ảnh những người phụ nữ thời Nhật thuộc đã đi sâu công kích nhiều mặt của chế độ phong kiến, nhất là những luân lý kiềm tỏa người phụ nữ. Đặc biệt là ở các nhà văn nữ với những tư tưởng tiến bộ, cũng cho thấy sự đối đầu không khoan nhượng giữa truyền thống và hiện đại, khát khao cái tiến bộ, lên án luân lý truyền thống bó buộc người phụ nữ. Nhưng dù ở hoàn cảnh nào, các nhân vật nữ đều chứng tỏ bản lĩnh, phẩm chất cao đẹp, trong sáng tuyệt vời của họ trong cuộc sống, trong tình yêu. Họ chủ trương tự do yêu đương, tự do hôn nhân, xây dựng hạnh phúc gia đình dựa trên tình yêu tự nguyện từ hai phía. Dù diện đấu tranh của họ còn hạn hẹp nhưng nhờ họ mà những chị em phụ nữ khác đã tìm được con đường đi, mạnh dạn đứng lên đấu tranh giành hạnh phúc cho bản thân mình, không còn nhẫn nhịn cam chịu coi đó như là định mệnh, là số phận trời sinh ra buộc phải như vậy. Họ đã hành động một cách quyết liệt và dứt khoát để thoát khỏi số phận nghiệt ngã. Họ không khuất phục hoàn cảnh, vươn lên đấu tranh để được sống hạnh phúc, sống trọn vẹn trong tình yêu và sự lựa chọn của mình.
  10. 143 NEW WOMAN IMAGE IN KOREAN LITERATURE UNDER PEN POINT OF WOMAN WRITERS (JAPANESE DOMINATION PERIOD) Bang Jeong Yun1 Abstract: Contemporary Korea period was happened in decade 1930. During this time, Korean people not only bore the oppression on spirits, politics but also were exploited absolutely on economy. However, this was also the period bringing the big changes according to modernization trend in cultural life in general and literature in particular via the door of Japan, new wind overflowing from the Western to Korea. Korean literature had also the changes strongly, especially when writing about woman image. The women in this period completely changed their look; they were still women having capricious, tricky situation and misery, tragedy fate but they started having new ideology of the era – knowing to fight to protect right to live, right to have their happiness. There were many writers writing about the advance of woman, but I only mention to a woman writer group having the really special writings and leading the way in establishing new woman image as a trend in Korean contemporary literature at that time. Keywords: New woman image, Korean woman writer, New ideology, Right ro live, Right to have happines 1 Research student of Faculty of Vietnamese studies, Hanoi National University of Education, The Embassy of Korea in Vietnam; Email: wjddbs50@gmail.com; Tel: 0963780483.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2