intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn học sinh lớp 3 luyện viết văn bản nhật dụng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Hướng dẫn học sinh lớp 3 luyện viết văn bản nhật dụng được nghiên cứu nhằm giới thiệu một số bài học luyện viết văn bản nhật dụng trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 (qua 3 bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều và Chân trời sáng tạo) cũng như đưa ra một số định hướng về cách viết văn bản này cho học sinh lớp 3.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn học sinh lớp 3 luyện viết văn bản nhật dụng

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC – SỐ 68/THÁNG 1 (2023) 81 HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 3 LUYỆN VIẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG Phùng Thị Thu Thuỷ Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt. Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018, các thể văn được đưa vào dạy viết cho học sinh Tiểu học bao gồm: văn miêu tả, văn kể chuyện, văn giới thiệu, văn thuật, văn biểu cảm và văn bản nhật dụng. Trong bối cảnh giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực người học như hiện nay, việc đưa văn bản nhật dụng vào trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học gắn với các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng đã được chú trọng hơn trước. Bài viết nhằm giới thiệu một số bài học luyện viết văn bản nhật dụng trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 (qua 3 bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều và Chân trời sáng tạo) cũng như đưa ra một số định hướng về cách viết văn bản này cho học sinh lớp 3. Từ khoá: Dạy viết, văn bản nhật dụng, giáo dục phổ thông. Nhận bài ngày 25.12.2022; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.1.2023 Liên hệ tác giả: Phùng Thị Thu Thuỷ; Email: pttthuy@daihocthudo.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Tiếp nối sự thay đổi của sách giáo khoa lớp 1 và lớp 2, năm học 2022-2023, sách giáo khoa lớp 3 môn Tiếng Việt đã được đưa vào sử dụng trên phạm vi toàn quốc. Sự xuất hiện của 3 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều và Chân trời sáng tạo luôn nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội, các nhà giáo dục và các em học sinh. Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018, các thể văn được đưa vào dạy viết cho học sinh Tiểu học bao gồm: văn miêu tả, văn kể chuyện, văn giới thiệu, văn thuật, văn biểu cảm và văn bản nhật dụng. Trong bối cảnh giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực người học như hiện nay, việc đưa văn bản nhật dụng vào trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học gắn với các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng đã được chú trọng hơn trước. Bài viết nhằm giới thiệu một số bài học luyện viết văn bản nhật dụng trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 (qua 3 bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều và Chân trời sáng tạo) cũng như đưa ra một số định hướng về cách viết văn bản này cho học sinh lớp 3. 2. NỘI DUNG 2.1. Kết quả nghiên cứu 2.1.1. Giới thiệu các bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3
  2. 82 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (KNTT) và bộ Chân trời sáng tạo (CTST) do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn và thực hiện. Sách KNTT gồm 2 tập: Tập 1 và Tập 2. Sách được thiết kế theo hệ thống chủ điểm, bao quát nhiều lĩnh vực đời sống. Các chủ điểm có sức gợi mở, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Các chủ điểm ở tập 1 gắn với phạm vi cuộc sống rất gần gũi với học sinh như: Những trải nghiệm thú vị, Cổng trường rộng mở, Mái nhà yêu thương, Cộng đồng gắn bó. Các chủ điểm ở tập 2 mở rộng phạm vi về thiên nhiên, cuộc sống xã hội, về đất nước, về thế giới như: Những sắc màu thiên nhiên, Bài học từ cuộc sống, Đất nước ngàn năm, Trái đất của chúng mình. Mỗi chủ điểm trong sách được dạy trong 4 tuần học. Mỗi tuần học bao gồm 2 kiểu bài, kiểu bài 3 tiết và kiểu bài 4 tiết. Cấu trúc bài học trong 1 tuần được thể hiện cụ thể như sau: Theo đó, các tiết luyện viết văn nói chung và luyện viết văn bản nhật dụng của sách Tiếng Việt 3 bộ KNTT được dạy ở kiểu bài 4 tiết trong tuần. Tiếng Việt 3 bộ CTST gồm 2 tập: Tập 1 và Tập 2. Sách được biên soạn dựa trên một số quan điểm như quan điểm giao tiếp, quan điểm tích hợp. Quan điểm giao tiếp được thể hiện trên các phương diện: tập trung hình thành năng lực giao tiếp cho học sinh; tổ chức các hoạt động đọc, viết, nói và nghe có mục đích giao tiếp; dạy học kĩ năng ngôn ngữ gắn liền ngữ cảnh chân thực; công nhận, khai thác kinh nghiệm ngôn ngữ, xã hội của học sinh; ưu tiên dạy ý nghĩa ngôn từ hơn hình thức, cấu trúc ngôn ngữ. Quan điểm tích hợp được thể hiện như sau: tích hợp dạy 4 kĩ năng: Đọc, viết, nói và nghe; tích hợp dạy ngôn ngữ và văn chương; tích hợp dạy các giá trị văn hóa, giáo dục, phát triển nhân cách; tích hợp phát triển ngôn ngữ và phát triển tư duy; tích hợp dạy Tiếng Việt với các môn học và hoạt động giáo dục khác. Sách được thiết kế theo hệ thống chủ điểm về: Bản thân, Gia đình, Bạn bè, trường học, Thiên nhiên, Quê hương, đất nước, thế giới. Các chủ điểm ở tập 1 gồm: Vào năm học mới, Mái trường mến yêu, Những búp măng non, Em là đội viên, Ước mơ tuổi thơ, Cùng em sáng tạo, Vòng tay bè bạn, Mái ấm gia đình. Các chủ điểm ở tập 2 gồm: Bốn mùa mở hội, Nghệ sĩ tí hon, Niềm vui thể thao, Thiên nhiên kì thú, Quê hương tươi đẹp, Đất nước mến yêu, Một mái nhà chung. Các chủ điểm này gần gũi, thân thuộc, là sự tiếp nối mạch chủ điểm ở lớp 2 bộ CTST.
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC – SỐ 68/THÁNG 1 (2023) 83 Mỗi chủ điểm của sách được thiết kế gồm 2 tuần học, mỗi tuần 7 tiết. Mỗi tuần có 1 bài 4 tiết và một bài 3 tiết. Mỗi chủ điểm có 4 văn bản dùng cho hoạt động đọc hiểu: 1 văn bản truyện, 1 văn bản thơ, 1 văn bản miêu tả và 1 văn bản thông tin. Theo đó, các tiết luyện viết văn nói chung và luyện viết văn bản nhật dụng được dạy ở kiểu bài 3 tiết trong tuần - Bài 2 và bài 4 (sách gọi là Viết sáng tạo). Sách giáo khoa bộ Cánh diều (CD) do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Đầu tư Xuất bản Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC) phối hợp biên soạn và thực hiện. Sách có 4 chủ đề: Măng non, Đất nước, Cộng đồng, Ngôi nhà chung, 15 bài học chính và 4 bài ôn tập (giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II, cuối năm học). Mỗi bài học chính ứng với một chủ điểm, được học trong 2 tuần (14 tiết), trừ Bài 18 được học trong 3 tuần. Bài học chính được thiết kế theo các hoạt động rèn luyện kĩ năng đọc, viết, nói và nghe, với thời lượng cụ thể như sau: TUẦN THỨ NHẤT CỦA BÀI HỌC TUẦN THỨ HAI CỦA BÀI HỌC - Bài đọc 1 - Bài đọc 3 - Bài viết 1 (Tập viết) - Bài viết 3 (Chính tả) - Nói và nghe - Nói và nghe - Bài đọc 2 - Bài đọc 4 - Bài viết 2 (Tập làm văn) - Góc sáng tạo (Bài viết 4) Theo đó, các tiết luyện viết văn nói chung và luyện viết văn bản nhật dụng được dạy trong tiết Bài viết 2 (Tập làm văn) ở tuần thứ nhất của bài học. 2.1.2. Hướng dẫn học sinh luyện viết bản nhật dụng trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 2.1.2.1. Khảo sát nội dung và cấu trúc các tiết luyện viết văn bản nhật dụng Về nội dung, trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 bộ KNTT, các tiết luyện viết văn bản nhật dụng được thể hiện cụ thể như sau: Tuần/Bài Chủ điểm Nội dung 1/Bài 2 Những trải nghiệm thú vị Viết tin nhắn 6/Bài 12 Cổng trường rộng mở Điền thông tin vào đơn xin vào Đội 8/Bài 16 Cổng trường rộng mở Viết thông báo 16/Bài 30 Cộng đồng gắn bó Viết thư 17/Bài 32 Cộng đồng gắn bó Viết thư
  4. 84 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 26/Bài 16 Bài học từ cuộc sống Viết thư chúc mừng sinh nhật bạn 32/Bài 26 Trái đất của chúng mình Viết bản tin Như vậy, có tất cả 7 tiết luyện viết văn bản nhật dụng trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 bộ KNTT. Các tiết luyện viết chủ yếu xoay quanh các văn bản như: đơn từ, văn viết thư, bản tin, tin nhắn. Về nội dung, trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 bộ CTST, các tiết luyện viết văn bản nhật dụng được thể hiện cụ thể như sau: Tuần/Bài Chủ điểm Nội dung 3/Bài 2 Mái trường mến yêu Viết thông báo 3/Bài 4 Mái trường mến yêu Điền thông tin vào tờ khai in sẵn 5/Bài 2 Những búp măng non Viết bản tin ngắn 7/Bài 2 Em là đội viên Luyện tập điền thông tin vào tờ khai in sẵn 8/Bài 4 Em là đội viên Viết thư điện tử cho bạn bè 14/Bài 2 Vòng tay bè bạn Viết thư cho bạn bè 15/Bài 4 Vòng tay bè bạn Luyện tập viết thư cho bạn bè 16/Bài 2 Mái ấm gia đình Viết thư cho người thân 17/Bài 4 Mái ấm gia đình Luyện tập viết thư cho người thân Như vậy, có tất cả 9 tiết luyện viết văn bản nhật dụng trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 bộ CTST và được dạy hoàn toàn trong học kì 1. Các tiết luyện viết chủ yếu xoay quanh các văn bản như: thông báo, văn viết thư, bản tin. Về nội dung, trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 bộ CD, các tiết luyện viết văn bản nhật dụng được thể hiện cụ thể như sau: Tập Chủ điểm Nội dung 1 Yêu thương, chia sẻ Làm đơn xin cấp thẻ đọc sách 1 Rèn luyện thân thể Làm đơn tham gia câu lạc bộ thể thao 1 Sáng tạo nghệ thuật Em yêu nghệ thuật 2 Đồng quê yêu dấu Viết thư thăm bạn 2 Cuộc sống đô thị Đọc và viết thư điện tử 2 Bạn bè bốn phương Viết thư làm quen Như vậy, có tất cả 6 tiết luyện viết văn bản nhật dụng trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 bộ CD và được chia đều vào cả 2 kì học. Các tiết luyện viết chủ yếu xoay quanh các văn bản như: đơn từ, thông báo và văn viết thư. Về cấu trúc, một tiết luyện viết văn bản nhật dụng gồm có 2 phần: Phần thứ nhất cung cấp lí thuyết về văn bản, bao gồm văn bản mẫu và hệ thống câu hỏi giúp học sinh tìm hiểu về văn bản đó. Đây là phần giúp người học bước đầu tiếp cận và có cái nhìn ban đầu về hình thức, nội dung, cách viết,… của từng văn bản.
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC – SỐ 68/THÁNG 1 (2023) 85 Đối với các tiết Luyện tập, học sinh được yêu cầu nhắc lại lí thuyết đã được cung cấp từ tiết trước đó. Phần thứ hai yêu cầu học sinh tự tạo lập văn bản nhật dụng dựa trên những kiến thức đã được tìm hiểu hoặc nhắc lại ở phần thứ nhất. Vì vậy, yêu cầu đưa ra cho học sinh rất ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện. 2.1.2.2. Định hướng cách viết văn bản nhật dụng cho học sinh lớp 3 Khi viết văn bản nhật dụng, cần lưu ý đặc điểm của từng thể loại để viết cho đúng về mặt nội dung và đảm bảo về mặt thể thức văn bản. Cụ thể như sau: Đối với tin nhắn, khi viết cần xác định các yếu tố: Người viết, người nhận tin; nội dung tin và phương tiện thực hiện. Nội dung tin nhắn cần ngắn gọn, thể hiện đúng điều người viết muốn nhắn gửi. Tùy thuộc vào mối quan hệ với người nhận tin mà người viết tin nhắn cần lựa chọn cách xưng hô, ngôn ngữ phù hợp, tự nhiên, chân thành, phản ánh được điều muốn nhắn gửi. Ví dụ, với yêu cầu “Em hãy soạn tin nhắn với tình huống sau: Em nhắn bạn mang cho mình mượn cuốn truyện” (bộ KNTT), giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định người viết ở đây là “em”, người nhận tin là “bạn của em”, nội dung tin là “nhờ bạn mang truyện cho em mượn”, phương tiện thực hiện có thể là viết tin nhắn trên điện thoại.
  6. 86 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Đối với giấy tờ in sẵn (theo nội dung các sách là đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, đơn xin vào Đội, đơn xin cấp thẻ đọc sách,…), khi điền vào đơn cần đọc kĩ các đề mục để điển đúng, đủ và chính xác các nội dung; tránh điền nhầm, sót và không đúng nội dung yêu cầu. Ví dụ, với bài “Điền thông tin vào tờ khai in sẵn”, nội dung điền vào Đơn xin tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ của bộ CTST: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh điền đầy đủ: - Phần đầu: bao gồm địa điểm, ngày tháng năm viết đơn, nơi nhận đơn (với lá đơn này là Ban phụ trách Câu lạc bộ mong muốn tham gia) - Phần giới thiệu: người viết đơn cần trình bày được một số nét cơ bản về bản thân như: họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, tên lớp) - Phần nội dung: người viết đơn cần trình bày được tên của Câu lạc bộ mong muốn tham gia, lý do muốn tham gia (có thể xuất phát từ sở thích, mong muốn… của bản thân, gia đình,…) - Phần cuối: Lời hứa hẹn thực hiện đúng nội quy của Câu lạc bộ mong muốn tham gia Đối với thông báo, khi viết cần đặt tên thông báo ngắn gọn, đủ nội dung; xác định được những nội dung chính của thông báo (thời gian, địa điểm tổ chức; đối tượng tham gia; thời hạn đăng kí; cách thức tham gia, người thông báo,…). Có thể kết hợp với trang trí thông báo thêm sinh động, hấp dẫn. Ví dụ, với đề bài sau trong bộ KNTT: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định được nội dung của thông báo (lớp thông báo để các cá nhân đăng kí tham gia một cuộc thi cấp trường). Có thể hình thành trước ý tưởng trình bày thông báo, sau đó triển khai thành các phần chính cần thông báo tới người nhận như: thời gian, địa điểm tổ chức cuộc thi; đối tượng tham gia cuộc thi (ghi rõ tất cả học sinh trong lớp hay giới hạn số lượng); thời hạn được đăng kí đến khi nào, cách thức đăng kí tham gia (ghi rõ viết đơn đăng kí hay đăng kí trực tiếp với Ban tổ chức); người thông báo ghi rõ họ tên ở bên dưới thông báo (cần xác định đó một thành viên trong Ban cán sự lớp). Đối với văn viết thư, khi viết cần nắm được cấu trúc của một bức thư thông thường và nội dung trong từng phần như sách gợi ý. Cần chọn lời xưng hô phù hợp với người nhận thư, đảm bảo tính lịch sự. Lời lẽ cần giản dị, tự nhiên, thể hiện được những tình cảm chân thật của người viết. Việc xác định được người nhận thư, nội dung viết thư sẽ chi phối rất lớn tới cách viết một lá thư. Cùng là viết thư cho bạn bè nhưng viết thư chúc mừng sinh nhật
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC – SỐ 68/THÁNG 1 (2023) 87 bạn, viết thư thăm bạn và viết thư làm quen với bạn sẽ có nội dung và cách viết khác nhau. Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 còn đưa vào nội dung viết thư điện tử bên cạnh viết thư truyền thống. Đây là nội dung cập nhật, phù hợp với bối cảnh xã hội và thời đại hiện nay. Đối với bản tin, khi viết cần đặt được tên cho bản tin, đảm bảo đủ nội dung; nêu ngắn gọn hoạt động được thông báo, thời gian, địa điểm, nội dung của hoạt động. Ví dụ, với yêu cầu viết bản tin tháng 9 của lớp em trong bài “Viết bản tin ngắn”, bộ CTST: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định được tên bản tin (ví dụ: Bản tin hoạt động tháng 9 lớp,…), tên các hoạt động diễn ra trong tháng, thời gian diễn ra hoạt động, kết quả đạt được của những hoạt động. Phần đang để trống, giáo viên có thể gợi ý cho học sinh điền nội dung về các cá nhân đạt được các thành tích tốt trong tháng nên được tuyên dương hoặc một số lưu ý cho hoạt động của tháng sau được tốt hơn,… 3. KẾT LUẬN Văn bản nhật dụng là loại văn bản được dùng hàng ngày, gắn chặt với mọi mặt của đời sống xã hội. Ở lớp 3, học sinh được học cách viết một số văn bản nhật dụng gần gũi với các em, đó là: tin nhắn, bản tin, thông báo, đơn từ, văn viết thư. Sách giáo khoa đã đưa vào những yêu cầu phù hợp với đối tượng học sinh và bối cảnh xã hội. Hi vọng, khi được đưa vào sử dụng chính thức ở năm học 2022-2023, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 sẽ được đón nhận và tiếp tục nuôi dưỡng tình yêu tiếng Việt ở các thế hệ học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, bộ Chân trời sáng tạo, tập 1, tập 2, https://taphuan.nxbgd.vn/giao-vien/tap-huan/453. 2. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 bộ Cánh diều, tập 1, tập 2, https://sachcanhdieu.com/tai- lieu-gioi-thieu-sach. GUIDING 3RD GRADE STUDENTS TO PRACTICE WRITING TEXT USED IN DAILY LIFE Abstract: According to the general education program in 2018, the literary genres that are taught to write for primary school students include: descriptive writing, narrative writing, introductory writing, narrative writing, expressive writing and text used in daily life. In the current context of education to develop the quality and capacity of learners, the inclusion of text used in daily life in primary Vietnamese textbooks associated with the fields of social life has also been paid more attention than before. The article is intended to introduce some lessons of text used in daily life in the Vietnamese 3rd grade textbooks (through 3 sets of books: Connecting knowledge to life, Kite and Creative Horizon) as well as some suggestions orientation on how to write this text for 3rd graders. Keywords: Teaching writing, text used in daily life, general education.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2