intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát một số đặc điểm xét nghiệm máu, nước tiểu ở bệnh nhân hội chứng thận hư người lớn

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

65
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm khảo sát chỉ số chức năng thận, protein và albumin huyết thanh, protein niệu 24 giờ, tình trạng cô máu, rối loạn điện giải và tìm hiểu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân (BN) hội chứng thận hư (HCTH) người lớn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát một số đặc điểm xét nghiệm máu, nước tiểu ở bệnh nhân hội chứng thận hư người lớn

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br /> <br /> KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM XÉT NGHIỆM MÁU,<br /> NƢỚC TIỂU Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG THẬN HƢ NGƢỜI LỚN<br /> Nguyễn Thị Thu Hà*; Phôm Ma Inthala**; Lê Việt Thắng*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: khảo sát chỉ số chức năng thận, protein và albumin huyết thanh, protein niệu 24 giờ,<br /> tình trạng cô máu, rối loạn điện giải và tìm hiểu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân (BN)<br /> hội chứng thận hư (HCTH) người lớn. Đối tượng và phương pháp: tiến cứu kết hợp hồi cứu, mô tả<br /> cắt ngang trên 80 BN được chẩn đoán HCTH điều trị tại Khoa Thận - Lọc máu, Khoa Khớp Nội tiết, Bệnh viện Quân y 103 và Khoa Mi n dịch Dị ứng, Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả và<br /> kết luận: 62,5% BN tăng ure máu, 45% BN tăng creatinin máu; giá trị trung bình nồng độ protein<br /> máu toàn phần 46,99 ± 7,73 g/l; albumin 20,12 ± 4,94 g/l; protein niệu 24 giờ ở nhóm nghiên<br /> cứu 5,89 ± 2,50 g; 20% số BN có tình trạng cô máu; 32,5% BN giảm natri máu; 25% BN giảm<br /> kali máu và 86,3% giảm canxi máu. Rối loạn lipid máu ở BN HCTH người lớn chiếm tỷ lệ<br /> rất cao: 96,3% rối loạn ít nhất 1 thành phần lipid máu, trong đó tăng cholesterol 93,8%, tăng<br /> triglycerid 90%, tăng LDL-C 78,8% và giảm HDL-C 13,7%. Trong số các BN rối loạn: tỷ lệ<br /> BN rối loạn 1 thành phần lipid máu 5,2%, 2 thành phần 5,2%, 3 thành phần 85,7% và 4 thành<br /> phần 3,9%.<br /> * Từ khóa: Hội chứng thận hư; Xét nghiệm máu, nước tiểu; Người lớn.<br /> <br /> Study of the Features of Blood and Urine Test in Adults Patients with<br /> Nephrotic Syndrome<br /> Summary<br /> Objectives: Surveying features of renal function,serum proteine, serum albumine, hemoconcentration,<br /> proteinuria 24h, electrolyte disorders and dyslipidemia in adult patients with nephrotic syndrome.<br /> Subjects and methods: Prospective and retrospective, cross-sectional descriptive study was<br /> carried out on 80 patients with nephrotic syndrome. Results and conclusion: 62.5% of patients<br /> with hyperuricemia, 45% increased serum creatinine; proteine concentration was 46.99 ± 7.73 g/l;<br /> serum albunmine concentration was 20.12 ± 4.94 g/l; proteinuria 24h was 5.89 ± 2.50 g; 20% of<br /> patients with hemoconcentration; 32.5% serum hyposodium; 25% serum hypopotassium and 86.3%<br /> hypocalcemia; dyslipidemia in nephrotic syndrome patients was very high rate, dislipidemia in<br /> 1 composition was 96.3%, in which hypertrigceride was 90%<br /> * Key words: Nephrotic syndrome; Blood test; Urine test; Adult.<br /> * Bệnh viện Quân y 103<br /> ** Bệnh viện Quân y 103 Lào<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Thu Hà (haquangnam@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 14/01/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 17/02/2016<br /> Ngày bài báo được đăng: 01/03/2016<br /> <br /> 87<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Hội chứng thận hư là một hội chứng<br /> lâm sàng và sinh hóa có đặc trưng phù<br /> toàn thân, lượng protein nước tiểu nhiều<br /> ≥ 3,5 g/24 giờ, protein máu giảm < 60 g/l,<br /> abumin máu giảm < 30 g/l, mỡ máu tăng.<br /> Tổn thương màng lọc cầu thận là đặc<br /> trưng của HCTH, đó là sự kết hợp của 3<br /> cơ chế: tổn thương màng đáy, rối loạn<br /> điện tích màng và rối loạn huyết động<br /> học. Lượng protein bị mất nhiều qua<br /> đường niệu làm rối loạn chuyển hóa, gây<br /> các biến chứng, càng làm cho HCTH tiến<br /> triển nặng thêm. Biến chứng thường gặp<br /> là: suy giảm chức năng thận do tổn thương<br /> cầu thận và giảm thể tích máu qua thận,<br /> nhi m trùng do mất các immunoglobulin<br /> qua nước tiểu, tăng đông máu do cô máu<br /> và tăng lipid máu, suy dinh dưỡng... [2].<br /> Rối loạn chuyển hóa lipid được nhiều nhà<br /> nghiên cứu ghi nhận ở BN bệnh thận mạn<br /> tính, đặc biệt ở BN HCTH [4]. Mặc dù rối<br /> loạn lipid máu ở BN HCTH được xem<br /> như phản ứng và chỉ rối loạn ở một vài<br /> thành phần theo cơ chế bệnh sinh do mất<br /> protein qua nước tiểu, nhưng trên thực tế<br /> lâm sàng nhiều BN HCTH có thể không<br /> có rối loạn hoặc có kiểu rối loạn lipid máu<br /> đa dạng. Mức độ rối loạn lipid máu có mối<br /> liên quan với mức độ nặng của HCTH và<br /> góp phần thúc đẩy nhanh xơ hóa nhanh<br /> cầu thận [3, 8].<br /> Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm:<br /> - Khảo sát chỉ số chức năng thận,<br /> protein và albumin huyết thanh, protein<br /> niệu 24 giờ, tình trạng cô máu và rối loạn<br /> điện giải ở BN HCTH người lớn.<br /> - Tìm hiểu đặc điểm rối loạn lipid máu<br /> ở BN HCTH người lớn.<br /> <br /> 88<br /> <br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> . Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 80 BN được chẩn đoán HCTH, điều trị<br /> tại Khoa Thận - Lọc máu, Khoa Khớp Nội tiết, Bệnh viện Quân y 103 và Khoa<br /> Mi n dịch Dị ứng, Bệnh viện Bạch Mai từ<br /> tháng 12 - 2014 đến 8 - 2015.<br /> * Tiêu chuẩn chọn BN:<br /> + BN HCTH do viêm cầu thận mạn<br /> (VCTM), đái tháo đường (ĐTĐ), lupus ban<br /> đỏ hệ thống...<br /> + BN > 16 tuổi.<br /> + BN không dùng thuốc chống rối loạn<br /> lipid máu.<br /> + BN đồng ý tham gia nghiên cứu.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> + BN HCTH có sốt hoặc viêm nhi m.<br /> + BN tại thời điểm nghiên cứu nghi ngờ<br /> mắc bệnh ngoại khoa, hoặc viêm nhi m<br /> nặng như viêm phổi, nhi m khuẩn huyết...<br /> + BN dùng thuốc chống rối loạn lipid máu.<br /> + BN không hợp tác.<br /> + BN không đủ tiêu chuẩn nghiên cứu.<br /> 2. Phƣơ g pháp ghi<br /> <br /> cứu.<br /> <br /> Nghiên cứu tiến cứu kết hợp hồi cứu,<br /> mô tả cắt ngang nhóm BN nghiên cứu.<br /> Trình tự nghiên cứu bao gồm:<br /> - Khám lâm sàng theo mẫu bệnh án<br /> hàng ngày.<br /> - Làm các xét nghiệm cận lâm sàng<br /> thường quy.<br /> * Xử lý số liệu: sử dụng các thuật toán<br /> thống kê trong y học, phần mềm SPSS<br /> 16.0. Giá trị p < 0,05 được coi có ý nghĩa<br /> thống kê.<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> . Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu.<br /> * Tuổi:<br /> Tuổi ≤ 30: 37 BN (46,3%); 31 - 40: 15 BN (18,7%); 41 - 50: 8 BN (10,0%); 51 - 60:<br /> 12 BN (15,0%); > 60: 8 BN (10,0%). Nhóm BN < 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, gần 50%<br /> số BN nghiên cứu. Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 37,00 ± 16,04 tuổi. Kết quả này<br /> khá cao so với nghiên cứu trong nước của Nguy n Thị Bích Ngọc: 35,31 ± 11,09 tuổi [5],<br /> của Lê Bích Thuận 28,62 ± 10,11 tuổi [6], Ngô Thị Thu Hòa 30,1 ± 12,9 tuổi [1], Cát Kim<br /> Ngọc là 27,12 ± 8,63 tuổi [4]. Sự khác biệt là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi thuộc<br /> 3 nhóm nguyên nhân viêm cầu thận mạn, ĐTĐ, lupus ban đỏ.<br /> 2. Chỉ số chức ă g thận, protein máu, albumin máu, protein niệu 24 giờ, tình trạng<br /> cô máu và rối loạ điện giải ở BN HCTH gƣời lớn.<br /> Bảng 1: Đặc điểm về tăng nồng độ ure, creatinin máu nhóm nghiên cứu.<br /> Chung (n = 80)<br /> <br /> VCTM (n = 58)<br /> <br /> ĐTĐ (n = 9)<br /> <br /> Lupus (n = 13)<br /> <br /> Chỉ số<br /> <br /> p<br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Tăng ure máu<br /> <br /> 50<br /> <br /> 62,5<br /> <br /> 36<br /> <br /> 62,1<br /> <br /> 6<br /> <br /> 66,7<br /> <br /> 8<br /> <br /> 61,5<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Tăng creatinin máu<br /> <br /> 36<br /> <br /> 45,0<br /> <br /> 27<br /> <br /> 46,6<br /> <br /> 6<br /> <br /> 66,7<br /> <br /> 3<br /> <br /> 23,1<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Sự khác biệt của tăng ure và creatinin giữa các nhóm nguyên nhân chưa có ý nghĩa<br /> thống kê. Nghiên cứu của Ngô Thị Thu Hòa trên 70 BN HCTH do VCTM, 91,42% tăng<br /> ure máu và 24,29% tăng creatinin máu; Lê Bích Thuận nghiên cứu 63 BN HCTH<br /> nguyên phát gặp 53,9% BN tăng ure máu và 50,8% BN tăng creatinin máu [1, 6].<br /> Kết quả này cho thấy giảm chức năng thận tạm thời khá phổ biến ở BN HCTH.<br /> Bảng 2: Đặc điểm về nồng độ protein và albumin máu nhóm nghiên cứu.<br /> Chung<br /> (n = 80)<br /> <br /> VCTM<br /> (n = 58), (1)<br /> <br /> ĐTĐ<br /> (n = 9), (2)<br /> <br /> Lupus<br /> (n = 13), (3)<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> 46,99 ± 7,37<br /> <br /> 44,73 ± 5,67<br /> <br /> 56,62 ± 5,24<br /> <br /> 55,82 ± 8,40<br /> <br /> Max<br /> <br /> 65,50<br /> <br /> 61,10<br /> <br /> 65,50<br /> <br /> 64,80<br /> <br /> Min<br /> <br /> 33,50<br /> <br /> 33,50<br /> <br /> 49,60<br /> <br /> 47,70<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> 20,12 ± 4,97<br /> <br /> 18,53 ± 4,26<br /> <br /> 24,73 ± 4,08<br /> <br /> 24,04 ± 4,56<br /> <br /> Max<br /> <br /> 29,80<br /> <br /> 29,20<br /> <br /> 29,80<br /> <br /> 28,80<br /> <br /> Min<br /> <br /> 11,50<br /> <br /> 11,50<br /> <br /> 18,60<br /> <br /> 12,90<br /> <br /> Chỉ số<br /> Protein<br /> máu (g/l)<br /> <br /> Albumin<br /> máu (g/l)<br /> <br /> p<br /> <br /> p1-2, 1-3 < 0,05<br /> p2-3 > 0,05<br /> <br /> p1-2, 1-3 < 0,05<br /> p2 -3 > 0,05<br /> <br /> 100% BN có giảm albumin và protein máu. Kết quả này tương tự các nghiên cứu<br /> khác: Võ Tam và Nguy n Hoàng Thảo (2010) thấy protein máu ở BN HCTH nguyên<br /> phát người lớn là 45,23 ± 10,26 g/l; albumin máu 11,19 ± 5,52 [7]; Lê Bích Thuận gặp<br /> <br /> 89<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br /> <br /> giá trị trung bình nồng độ protein máu là 48,63 ± 6,05; albumin 20,97 ± 3,99 [6]; của<br /> Nguy n Thị Bích Ngọc: protein 46,12 ± 6,22; albumin 21,37 ± 3,54 [5]. Chúng tôi thấy<br /> giá trị nồng độ protein, albumin máu ở nhóm BN VCTM (44,73 ± 5,67 và 18,53 ± 4,26)<br /> thấp hơn nhóm BN ĐTĐ (56,62 ± 5,24 và 24,73 ± 4,08) và thấp hơn nhóm lupus ban<br /> đỏ (55,82 ± 8,40 và 24,04 ± 4,56); sự khác biệt đó có ý nghĩa thống kê với p < 0,05;<br /> không thấy sự khác biệt khác giữa nhóm ĐTĐ và lupus ban đỏ (p > 0,05).<br /> Bảng 3: Giá trị trung bình nồng độ protein niệu 24 giờ nhóm nghiên cứu.<br /> Giá trị<br /> <br /> Chung<br /> (n = 80)<br /> <br /> VCTM<br /> (n = 58), (1)<br /> <br /> ĐTĐ<br /> (n = 9), (2)<br /> <br /> Lupus<br /> (n = 13), (3)<br /> <br /> Giá trị trung bình<br /> (g/24 giờ)<br /> <br /> 5,89 ± 2,50<br /> <br /> 6,20 ± 2,64<br /> <br /> 4,45 ± 0,58<br /> <br /> 6,04 ± 2,38<br /> <br /> Max<br /> <br /> 16,0<br /> <br /> 16,8<br /> <br /> 5,2<br /> <br /> 12,0<br /> <br /> Min<br /> <br /> 3,6<br /> <br /> 3,6<br /> <br /> 3,7<br /> <br /> 4,0<br /> <br /> Giá trị trung bình nồng độ trung bình<br /> protein niệu 24 giờ ở nhóm nghiên cứu là<br /> 5,89 ± 2,50 g/24 giờ, cao nhất 16,0 g/24<br /> giờ. Giá trị này trong nghiên cứu Lê Bích<br /> Thuận là 5,51 ± 2,16 [6], Ngô Thị Thu Hòa<br /> 4,08 ± 0,58, [1]. Như vậy, kết quả của<br /> chúng tôi tương tự nghiên cứu của các<br /> tác giả khác, phù hợp với lý thuyết kinh<br /> điển: giảm protein toàn phần và albumin<br /> máu là do mất protein qua nước tiểu.<br /> Chưa thấy sự khác biệt về giá trị trung<br /> bình nồng độ protein niệu ở 3 nhóm<br /> nguyên nhân VCTM, ĐTĐ và lupus ban<br /> đỏ (p > 0,05). Khi so sánh cơ chế tổn<br /> thương chúng tôi thấy, nhóm BN HCTH<br /> <br /> p<br /> <br /> p1-2, 1-3,<br /> <br /> 2-3 ><br /> <br /> 0,05<br /> <br /> nguyên nhân do lupus có nồng độ protein<br /> niệu cao, điều này hợp lý và có thể lý giải<br /> do đặc điểm tổn thương của BN lupus<br /> ban đỏ thường lắng đọng các phức hợp<br /> mi n dịch kháng nguyên - kháng thể ở tất<br /> cả vị trí của màng lọc cầu thận, hơn nữa<br /> đặc điểm tổn thương mô học thận ở nhóm<br /> BN này còn kết hợp với tổn thương ống<br /> và khe thận. BN ĐTĐ týp 2 thường tổn<br /> thương màng lọc theo kiểu dày màng<br /> nền, mòn hệ thống chân của tế bào biểu<br /> mô, do vậy cấu trúc màng lỏng lẻo, kết<br /> hợp tổn thương lớp tế bào nội mô và biểu<br /> mô do rối loạn chuyển hoá, lượng protein<br /> thải ra rất nhiều.<br /> <br /> Bảng 4: Đặc điểm cô máu ở nhóm nghiên cứu.<br /> Đặc điểm<br /> <br /> Chung (n = 80)<br /> <br /> VCTM (n = 58)<br /> <br /> ĐTĐ ( = 9)<br /> <br /> Lupus (n = 13)<br /> p<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Có cô máu<br /> <br /> 16<br /> <br /> 20,0%<br /> <br /> 15<br /> <br /> 25,9<br /> <br /> 1<br /> <br /> 11,1<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Không cô máu<br /> <br /> 64<br /> <br /> 80,0%<br /> <br /> 43<br /> <br /> 74,1<br /> <br /> 8<br /> <br /> 88,9<br /> <br /> 13<br /> <br /> 100<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> 20% BN có cô máu, đa số chỉ gặp ở nhóm BN VCTM, 1 BN (11,1%) có cô máu ở<br /> nhóm ĐTĐ týp 2; không có BN nào cô máu ở nhóm lupus ban đỏ, sự khác biệt về<br /> tỷ lệ cô máu ở các nhóm nguyên nhân khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br /> <br /> 90<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br /> <br /> Nguy n Thị Bích Ngọc nghiên cứu trên 200 BN HCTH nguyên phát người lớn gặp cô<br /> máu 33,5% [5].<br /> Bảng 5: Đặc điểm rối loạn điện giải nhóm nghiên cứu.<br /> Chung (n = 80)<br /> <br /> VCTM (n = 58)<br /> <br /> ĐTĐ (n = 9)<br /> <br /> Lupus (n = 13)<br /> <br /> Chỉ số<br /> <br /> p<br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> K tăng<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2,5<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 11,1<br /> <br /> 1<br /> <br /> 7,7<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> +<br /> <br /> 26<br /> <br /> 32,5<br /> <br /> 24<br /> <br /> 41,4<br /> <br /> 3<br /> <br /> 3,3<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,0<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> 69<br /> <br /> 86,3<br /> <br /> 55<br /> <br /> 94,8<br /> <br /> 7<br /> <br /> 77,8<br /> <br /> 7<br /> <br /> 53,8<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> +<br /> <br /> Na giảm<br /> Ca<br /> <br /> ++<br /> <br /> giảm<br /> <br /> 32,5% BN giảm natri máu; 25% BN giảm kali máu và 86,3% giảm canxi máu. Kết quả<br /> này phù hợp với nghiên cứu của Lê Bích Thuận: 30,2% giảm natri máu, 23,8% giảm<br /> kali máu, 73% giảm canxi máu và 7,9% tăng kali máu [6]. Nghiên cứu của chúng tôi,<br /> 2,5% BN tăng kali máu, có thể đây là những BN có tiến triển suy thận mạn tính. Tỷ lệ<br /> BN giảm canxi và natri máu ở 3 nhóm nguyên nhân có sự khác biệt, p < 0,05.<br /> 3. Đặc điểm rối loạn lipid máu ở nhóm BN nghiên cứu.<br /> * Tỷ lệ BN rối loạn lipid máu ở nhóm nghiên cứu:<br /> Có rối loạn ít nhất một thành phần lipid máu: 77 BN (96,3%); không có rối loạn lipid<br /> máu: 3 BN (3,7%). Nghiên cứu của Ngô Thị Thu Hòa gặp 100% BN rối loạn ít nhất 1<br /> thành phần, Lê Bích Thuận 100% [6]. Kết quả của chúng tôi tương tự, phù hợp với tiêu<br /> chuẩn chẩn đoán HCTH, nhưng 3 BN (3,7%) không có rối loạn lipid máu. Có thể xét<br /> nghiệm của nhóm BN hồi cứu làm ở giai đoạn điều trị ổn định hoặc có thể do chúng tôi<br /> nghiên cứu trên BN HCTH nguyên nhân do lupus và ĐTĐ.<br /> Bảng 6: Tỷ lệ rối loạn từng chỉ số lipid máu theo nguyên nhân ở nhóm nghiên cứu.<br /> Số ƣợng thành<br /> phần lipid máu<br /> bị rối loạn<br /> <br /> Chung (n = 77)<br /> <br /> VCTM (n = 57)<br /> <br /> ĐTĐ ( = 9)<br /> <br /> Lupus (n = 11)<br /> p<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> 1 thành phần<br /> <br /> 4<br /> <br /> 5,2<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1,8<br /> <br /> 2<br /> <br /> 22,2<br /> <br /> 1<br /> <br /> 9,1<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> 2 thành phần<br /> <br /> 4<br /> <br /> 5,2<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3,5<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2<br /> <br /> 18,2<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> 3 thành phần<br /> <br /> 66<br /> <br /> 85,7<br /> <br /> 52<br /> <br /> 91,2<br /> <br /> 6<br /> <br /> 66,7<br /> <br /> 8<br /> <br /> 72,7<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> 4 thành phần<br /> <br /> 3<br /> <br /> 3,9<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3,5<br /> <br /> 1<br /> <br /> 11,1<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Tỷ lệ rối loạn 3 thành phần lipid máu chiếm tỷ lệ cao nhất (85,7%), tiếp đến là rối<br /> loạn 1 và 2 thành phần; thấp nhất là rối loạn 4 thành phần gặp 3 BN (3,9%). Tỷ lệ rối<br /> loạn ít nhất 1 thành phần lipid máu; rối loạn 1 và 3 thành phần lipid máu ở mỗi nhóm<br /> nguyên nhân có sự khác biệt với p < 0,05. Tỷ lệ rối loạn 2 và 4 thành phần lipid máu<br /> không có sự khác biệt với p > 0,05.<br /> <br /> 91<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2