intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát sử dụng thuốc chống huyết khối dự phòng đột quị theo thang điểm CHADS2 trên bệnh nhân rung nhĩ

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

56
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung nghiên cứu với mục tiêu nhằm khảo sát sử dụng thuốc chống chống huyết khối trên bệnh nhân rung nhĩ có điểm CHADS2 lần lượt là 0,1 và ≥ 2. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát sử dụng thuốc chống huyết khối dự phòng đột quị theo thang điểm CHADS2 trên bệnh nhân rung nhĩ

Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br /> <br /> KHẢO SÁT SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG HUYẾT KHỐI DỰ PHÒNG  <br /> ĐỘT QUỊ THEO THANG ĐIỂM CHADS2 TRÊN BỆNH NHÂN RUNG NHĨ <br /> Lai Tố Hương*, Hà Kim Chi*, Nguyễn Ngọc Quang Minh* <br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Mục tiêu: Khảo sát sử dụng thuốc chống chống huyết khối trên BN rung nhĩ có điểm CHADS2 lần lượt là <br /> 0, 1 và ≥ 2. <br /> Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang, mô tả. <br /> Kết  quả:  41  BN  có  điểm  CHADS2  ≥  2  được  điều  trị  thuốc  chống  kết  tập  tiểu  cầu  là  61%,  điều  trị  với <br /> sintrom 29,2% và 9,8% BN không được điều trị. 7 BN có điểm CHADS2 = 1 được điều trị thuốc chống kết tập <br /> tiểu cầu là 6, và điều trị với sintrom là 1 và 3 BN có điểm CHADS2 = 0 có 2 BN được điều trị với thuốc chống <br /> kết tập tiểu cầu. 13 BN được điều trị với sintrom chỉ có 3 BN đạt INR mục tiêu (INR: 2,0‐3,0) và 10 BN không <br /> đạt INR mục tiêu (INR 75<br /> Đái tháo đường<br /> Tiền sử đột quị hoặc cơn thiếu máu não<br /> thoáng qua<br /> <br /> Điểm<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> 2<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ <br /> ‐ Rung nhĩ do bệnh van tim <br /> ‐ Rung nhĩ từng cơn ngắn <br /> ‐ Nhồi máu cơ tim cấp <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 <br /> <br /> 91<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> ‐  Huyết  khối  tĩnh  mạch  sâu  hoặc  tiền  sử <br /> huyết khối tĩnh mạch sâu dưới 6 tháng <br /> ‐ BN có tiền sử thuyên tắc phổi <br /> ‐ Tăng áp phổi nguyên phát. <br /> <br /> Thiết kế nghiên cứu <br /> Nghiên cứu cắt ngang, mô tả. <br /> Dữ liệu được xử lý và phân tích bằng phần <br /> mềm thống kê SPSS 10.0 For windows. <br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br /> Trong thời gian từ  03/2012  đến  10/2012  qua <br /> nghiên cứu 51 BN rung nhĩ điều trị tại bệnh viện <br /> chúng tôi ghi nhận những kết quả như sau: <br /> <br /> Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu <br /> Bảng 2. Đặc điểm tuổi BN <br /> Tuổi<br /> <br /> Trung bình<br /> 74,7 ± 9,5<br /> <br /> Thấp nhất<br /> 56<br /> <br /> Cao nhất<br /> 99<br /> <br /> Tuổi trung bình BN trong mẫu nghiên cứu là <br /> 74.7 ± 9.5, cao nhất là 99 và thấp nhất là 56. <br /> Bảng 3. Đặc điểm dân số nghiên cứu theo giới tính  <br /> Nam<br /> Nữ<br /> <br /> Số BN<br /> 29<br /> 22<br /> <br /> Tỉ lệ<br /> 56,9 %<br /> 43,1 %<br /> <br /> Tỷ  lệ  mắc  bệnh  rung  nhĩ  trên  BN  nam  (29 <br /> BN) nhiều hơn BN nữ (22 BN).  <br /> Bảng 4. Điểm CHADS2 của dân số nghiên cứu: <br /> Điểm CHADS2<br /> 0<br /> 1<br /> ≥2<br /> <br /> n<br /> 3<br /> 7<br /> 41<br /> <br /> %<br /> 5,9<br /> 13,7<br /> 80,4<br /> <br /> Nguy  cơ  đột  quị  cao  (điểm  CHADS2  ≥  2) <br /> chiếm đa số dân số nghiên cứu (80.4%). Nguy cơ <br /> đột quị trung bình (điểm CHADS2 = 1) và nguy <br /> cơ đột quị thấp (điểm CHADS2 = 0) chiếm tỷ lệ <br /> lần lượt là 13,7% và 5,9%.  <br /> Bảng 5. Đặc điểm yếu tố nguy cơ theo thang điểm <br /> CHADS2 <br /> Các yếu tố nguy cơ CHADS2<br /> Suy tim<br /> Tăng huyết áp<br /> Tuổi >75<br /> Đái tháo đường<br /> Tiền sử đột quị hoặc cơn thiếu máu não<br /> thoáng qua<br /> <br /> 92<br /> <br /> n<br /> 16<br /> 37<br /> 23<br /> 15<br /> 18<br /> <br /> %<br /> 31,4<br /> 72,5<br /> 45,1<br /> 29,4<br /> 35,3<br /> <br /> Yếu tố nguy cơ tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao <br /> nhất (72,5%), theo thứ tự kế tiếp là tuổi (45,1%), <br /> tiền  sử  đột  quị  hoặc  cơn  thoáng  thiếu  não <br /> (35,3%), suy tim (31,4%) và có 29,4% BN có tiền <br /> sử đái tháo đường. <br /> <br /> Sử dụng thuốc chống huyết khối dự phòng <br /> đột quị <br /> Bảng 6. Đặc điểm sử dụng thuốc chống huyết khối <br /> theo điểm CHADS2 <br /> Điểm CHADS2<br /> Aspirin hoặc Clopidogrel<br /> Sintrom<br /> Không điều trị<br /> Số BN<br /> <br /> 0<br /> 2<br /> 0<br /> 1<br /> 3 BN<br /> <br /> 1<br /> 6<br /> 1<br /> 0<br /> 7 BN<br /> <br /> ≥2<br /> 25 (61,0 %)<br /> 12 (29,2 %)<br /> 4 ( 9,8 %)<br /> 41 (100 %)<br /> <br /> 41  BN  có  nguy  cơ  đột  quị  cao  (điểm <br /> CHADS2  ≥  2)  được  điều  trị  với  aspirin  hoặc <br /> Clopidogrel chiếm tỷ lệ cao nhất (61,0%), kế tiếp <br /> là điều trị với sintrom (29,2%) và tỷ lệ BN không <br /> được  điều  trị  chỉ  chiếm  9,8%.  7  BN  có  nguy  cơ <br /> đột  quị  trung  bình  (điểm  CHADS2  =  1)  được <br /> điều trị với aspirin hoặc Clopidogrel là 6 BN và <br /> điều trị với sintrom là 1 BN. 3 BN có nguy cơ đột <br /> quị  thấp  (điểm  CHADS2  =  0)  được  điều  trị  với <br /> sintrom là 0 BN, 2 BN được điều trị với aspirin <br /> hoặc  clopidogrel  và  1  BN  không  điều  trị  với <br /> thuốc chống huyết khối. <br /> Bảng 7. Đặc điểm xét nghiệm INR trên BN điều trị <br /> kháng đông  <br /> Không đạt<br /> BN<br /> 10<br /> <br /> %<br /> 76,9<br /> <br /> Đạt<br /> BN<br /> 3<br /> <br /> %<br /> 23,1<br /> <br /> Có  13  BN  được  điều  trị  với  sintrom  trong <br /> đó có 3 BN (23,1%) đạt INR mục tiêu (INR: 2.0‐<br /> 3.0) và 10 BN (76,9%) không đạt INR mục tiêu <br /> (INR  80 tuổi. Giới <br /> nam bị rung nhĩ nhiều hơn nữ với tỉ lệ 1,1% so <br /> với 0,8%. <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br /> Kết quả từ  bảng 2 và 3  cho  thấy  nghiên  cứu <br /> của chúng tôi không khác biệt so thống kê trên <br /> thế giới và tương tự như nghiên cứu của tác giả <br /> Nobuyuki Masaki và tác giả Go As là: BN rung <br /> nhĩ thường gặp trên BN lớn tuổi và nam chiếm <br /> tỉ lệ cao hơn nữ(9).  <br /> <br /> Đặc  điểm  yếu  tố  nguy  cơ  theo  điểm <br /> CHADS2 <br /> Những  biến  cố  tim  mạch  xảy  ra  khác  nhau <br /> giữa người Châu Á và người Phương Tây: tỉ lệ <br /> biến cố nhồi máu cơ tim và biến cố tai biến mạch <br /> máu não của người Phương Tây là tương đương <br /> nhau,  còn  ở  người  Châu  Á  thì  biến  cố  tai  biến <br /> mạch máu não cao hơn biến cố nhồi máu cơ tim <br /> và  cao  hơn  biến  cố  tai  biến  mạch  máu  não  ở <br /> người Châu Âu(2). <br /> Đột  quỵ  là  biến  chứng  hàng  đầu  của  rung <br /> nhĩ,  các  nghiên  cứu  lâm  sàng  Framingham, <br /> Regional  Heart  Disease  và  Whitehall  cho  thấy <br /> rung nhĩ làm tăng nguy cơ tương đối đột quị lên <br /> từ 2 đến 7 lần và làm tăng nguy cơ tử vong lên <br /> từ 1,9 đến 2,5 lần. Mặt khác các yếu tố lâm sàng <br /> và  các  bệnh  kèm  theo  được  chứng  minh  làm <br /> tăng  nguy  cơ  đột  quị  như:  tuổi  cao  làm  tăng <br /> nguy  cơ  đột  quị  lên  1,4  lần,  suy  tim  làm  tăng <br /> nguy cơ đột quị lên 1,4 lần, tăng huyết áp 1,6 lần <br /> và  tiền  căn  đột  quị  hoặc  cơn  thiếu  máu  não <br /> thoáng qua làm tăng nguy cơ tái đột quị lên 2,5 <br /> lần  đây  là  cơ  sở  cho  điểm  trong  thang  điểm <br /> CHADS. <br /> Theo  thang  điểm  này  thì  nếu  BN  có  điểm <br /> CHADS2 bằng 0 sẽ có nguy cơ đột quị mỗi năm <br /> là 1,9%, 1 điểm có nguy cơ 2,8%, 2 điểm có nguy <br /> cơ 4%, 3 điểm có nguy cơ 5,9%, 4 điểm có nguy <br /> cơ  8,5%,  5  điểm  có  nguy  cơ  12,5%,  6  điểm  có <br /> nguy cơ 18,2%. <br /> Qua nghiên cứu Bảng 4, chúng tôi nhận thấy <br /> tỉ lệ BN rung nhĩ có nguy cơ đột quị theo thang <br /> điểm CHADS2 tương tự như nghiên cứu của các <br /> tác  giả  khác:  Nguy  cơ  đột  quị  rất  cao  ở  nhóm <br /> nghiên  cứu,  điều  này  có  thể  giải  thích  do  rung <br /> nhĩ  gặp  ở  nhóm  BN  lớn  tuổi  và  BN  lớn  tuổi <br /> thường  có  những  bệnh  lý  khác  kèm  theo  như <br /> tăng huyết áp, suy tim, tai biến mạch não và đái <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> tháo  đường,  những  bệnh  lý  này  đều  được  cho <br /> điểm  trong  thang  điểm  CHADS2  do  đó  số  BN <br /> rung nhĩ có nguy cơ đột quị rất cao sẽ chiếm tỉ lệ <br /> lớn trong nghiên cứu. <br /> Bảng 8. So sánh điểm CHADS2 với các tác giả <br /> CHADS 2 CHADS 2 CHADS 2<br /> =0<br /> =1<br /> ≥2<br /> Chúng tôi<br /> 5,9 %<br /> 13,7 %<br /> 80,4 %<br /> Phạm Chí Linh (3)<br /> 6,67 %<br /> 30,0 %<br /> 63,33 %<br /> David R Altman & cs(7)<br /> 4,0 %<br /> 20,0 %<br /> 76,0 %<br /> (5)<br /> Hirotsugu Atarashi & cs<br /> 15,6 %<br /> 34,0 %<br /> 50,4 %<br /> <br /> Từ bảng 5 chúng tôi ghi nhận tăng huyết áp <br /> chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất  (72,5%),  tiếp  theo  là  tuổi <br /> (45,1%), thứ tự kế tiếp là tiền sử đột quị hoặc cơn <br /> thoáng  thiếu  não,  suy  tim  và  tiền  sử  đái  tháo <br /> đường có tỉ lệ lần lượt là 35,3%, 31,4% và 29,4%. <br /> Nghiên cứu AFFIRM ghi nhận 70% BN rung <br /> nhĩ có tăng huyết áp(4). Tại Việt Nam, theo một <br /> điều  tra  gần  đây  nhất  của  Viện  Tim  mạch  Việt <br /> Nam tiến hành ở người lớn (≥ 25 tuổi) tại 8 tỉnh <br /> và  thành  phố  của  nước  ta  thì  thấy  tỷ  lệ  tăng <br /> huyết  áp  25,1%(10).  Mặt  khác  theo  tác  giả <br /> Barriales  Alvarez  và  Paolo  Verdecchia  thì  rung <br /> nhĩ  do  tăng  huyết  áp  chiếm  tỉ  lệ  50‐53%,  điều <br /> này giải thích cho kết quả nghiên cứu của chúng <br /> tôi là BN rung nhĩ có tăng huyết áp chiếm tỉ lệ <br /> cao  nhất  và  tương  tự  như  kết  quả  nghiên  cứu <br /> của tác giả Phạm Chí Linh. <br /> Như đã phân tích phần trên, tuổi trung bình <br /> của BN rung nhĩ trong nghiên cứu của chúng tôi <br /> 74,7  ±  9,5  do  đó  BN  thường  có  những  bệnh  lý <br /> khác kèm theo như suy tim, tai biến mạch não và <br /> đái tháo đường. Điều này giải thích tại sao từng <br /> yếu tố nguy cơ theo thang điểm CHADS2 trong <br /> nhóm BN nghiên cứu của chúng tôi đều chiếm tỉ <br /> lệ cao từ 30‐45%. <br /> <br /> Sử dụng thuốc chống huyết khối dự phòng <br /> đột quị <br /> Thuốc chống huyết khối giúp ngăn ngừa và <br /> điều trị huyết khối, bao gồm thuốc kháng đông, <br /> thuốc  chống  kết  tập  tiểu  cầu  và  thuốc  tiêu  sợi <br /> huyết. Thuốc kháng đông đường uống được sử <br /> dụng  từ  lâu  đời  là  thuốc  kháng  vitamin  K,  các <br /> phân tích gộp đều cho thấy thuốc kháng vitamin <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 <br /> <br /> 93<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br /> <br /> K làm giảm nguy cơ đột quỵ (dự phòng cấp 1) <br /> đến 68% so với giả dược và làm giảm 38% nguy <br /> cơ  tương  đối  đột  quỵ  so  với  Aspirin,  trong  dự <br /> phòng  cấp  2  thuốc  kháng  vitamin  K  làm  giảm <br /> nguy cơ đột quỵ đến 62%(12). <br /> Theo  khuyến  cáo  những  BN  có  điểm <br /> CHADS2 ≥ 2 nên được dùng thuốc chống huyết <br /> khối trong dự phòng đột quị.  <br /> Bảng 9. So sánh sử dụng thuốc chống huyết khối dự <br /> phòng đột quị trên BN có nguy cơ cao. <br /> Số<br /> BN<br /> Chúng tôi 41<br /> Phạm Chí 57<br /> Linh<br /> <br /> aspirin hoặc<br /> clopidogrel<br /> 61,0 %<br /> 71,9 %<br /> <br /> Sintro<br /> m<br /> 29,2 %<br /> 7,0 %<br /> <br /> Không<br /> điều trị<br /> 9,8 %<br /> 21,0 %<br /> <br /> Mặc  dù  bằng  chứng  về  hiệu  quả  dự  phòng <br /> đột quị với nguy cơ chảy máu của thuốc kháng <br /> vitamin K có thể chấp nhận được, tuy nhiên kết <br /> quả nghiên cứu của chúng tôi và của Phạm Chí <br /> linh  cho  thấy  phần  lớn  BN  không  được  nhận <br /> điều trị này.  <br /> Tại các nước phát triển chỉ có 55% BN rung <br /> nhĩ  có  chỉ  định  sử  dụng  kháng  đông  được  sử <br /> dụng  kháng  đông  để  phòng  ngừa  biến  chứng <br /> đột quị và con số này giảm xuống còn 35% trên <br /> BN ≥ 85 tuổi(13). <br /> Một điều tra ở Trung Quốc(16) cho thấy 35,5% <br /> BN rung nhĩ nguy cơ cao không được dùng bất <br /> cứ một thuốc chống huyết khối nào, ở Hàn Quốc <br /> tỉ lệ này là 26,1%(15), còn ở Đài Loan chỉ có 28,3% <br /> BN có tiền sử đột quị và rung nhĩ được điều trị <br /> bằng thuốc kháng vitamin K(11). <br /> Sử dụng thuốc kháng vitamin K trong thực <br /> hành  lâm  sàng  gặp  nhiều  trở  ngại  là  do  thuốc <br /> kháng vitamin K mang nhiều nhược điểm(4): Bắt <br /> đầu  và  hết  tác  dụng  chậm,  khoảng  trị  liệu  hẹp <br /> (Nguy  cơ  đột  quị  dạng  thiếu  máu  cục  bộ  tăng <br /> khi INR giảm dưới 2 và nguy cơ xuất huyết não <br /> lại tăng khi INR vượt trên 3), nhu cầu phải theo <br /> dõi xét nghiệm INR định kỳ (Ít nhất một lần mỗi <br /> tháng  và  mỗi  khi  phối  hợp  thêm  một  thuốc  có <br /> thể tương tác với thuốc kháng vitamin K), tương <br /> tác  với  nhiều  thuốc  khác  và  nhiều  loại  thức  ăn <br /> (Bắp  cải,  bông  cải,  cải  xoăn,  rau  diếp,  rau  bina, <br /> gan bò, gan heo) và đáp ứng không dự báo được <br /> <br /> 94<br /> <br /> (Do thay đổi của chức năng gan, do thay đổi lối <br /> sống hoặc do BN không tuân trị). <br /> Ngoài ra, còn một vấn đề lớn mà BN Châu <br /> Á phải đối mặt là nguy cơ chảy máu nặng liên <br /> quan  với  thuốc  kháng  vitamin  K(9).  Mặc  dù <br /> được  dùng  liều  thuốc  kháng  vitamin  K  thấp <br /> hơn  so  với  BN  Âu  Mỹ  để  đạt  được  một  mức <br /> INR tương đương. <br /> Trên BN rung nhĩ có nguy cơ đột quị trung <br /> bình  điểm  CHADS2  =1  nên  được  dùng  thuốc <br /> chống  kết  tập  tiểu  cầu  hoặc  chống  huyết  khối <br /> tùy  thuộc  vào  từng  BN  cụ  thể.  Phần  lớn  BN <br /> trong nghiên cứu của chúng tôi và tác giả Phạm <br /> Chí Linh điều được điều trị với thuốc chống kết <br /> tập tiểu cầu.  <br /> Bảng 10. So sánh sử dụng thuốc chống huyết khối <br /> dự phòng đột quị trên BN rung nhĩ có nguy cơ đột <br /> quị trung bình. <br /> Số BN aspirin hoặc Sintrom Không<br /> clopidogrel<br /> điều trị<br /> Chúng tôi<br /> 7<br /> 5<br /> 2<br /> 0<br /> Phạm Chí Linh<br /> 27<br /> 20<br /> 2<br /> 5<br /> <br /> BN  rung  nhĩ  có  nguy  cơ  đột  quị  thấp  điểm <br /> CHADS2 =0 nên được dùng thuốc chống kết tập <br /> tiểu cầu. <br /> Bảng 11. So sánh sử dụng thuốc chống huyết khối <br /> dự phòng đột quị trên BN rung nhĩ có nguy cơ đột <br /> quị thấp. <br /> Số<br /> BN<br /> Chúng tôi 3<br /> Phạm Chí 6<br /> Linh<br /> <br /> Aspirin hoặc<br /> clopidogrel<br /> 2<br /> 5<br /> <br /> Sintro<br /> m<br /> 0<br /> 0<br /> <br /> Không<br /> điều trị<br /> 1<br /> 1<br /> <br /> Xét  nghiệm  INR  trên  BN  điều  trị  chống <br /> đông. <br /> Khuyến cáo  mức  INR  tối  ưu  cho  dự  phòng <br /> đột  quị  từ  2.0‐3.0.  So  sánh  với  các  tác  giả  khác <br /> chúng  tôi  ghi  nhận  phần  lớn  không  đạt  được <br /> INR mục tiêu có thể do thiết kế các nghiên cứu <br /> là mô tả cắt ngang do đó chỉ đánh giá được INR <br /> tại  thời  điểm  nhất  định  mà  không  phản  ánh <br /> được quá trình theo dõi xét nghiệm INR và điều <br /> chỉnh liều thuốc chống đông cho BN. <br /> Bảng 12. So sánh mức đạt mục tiêu INR với tác giả <br /> khác <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 <br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2