intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát tác động kháng viêm công thức kem chứa tinh dầu dương cam cúc và chitosan

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

85
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này được thực hiện với mục tiêu khảo sát tác động kháng viêm của các kem thử nghiệm chứa tinh dầu dương cam cúc và chitosan từ nguồn nguyên liệu trong nước để chọn được kem có tác dụng dược lý tốt. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát tác động kháng viêm công thức kem chứa tinh dầu dương cam cúc và chitosan

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> <br /> KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG KHÁNG VIÊM CÔNG THỨC KEM<br /> CHỨA TINH DẦU DƯƠNG CAM CÚC VÀ CHITOSAN<br /> Trần Anh Vũ*, Nguyễn Ngọc Yến*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mở đầu: Dược phẩm dùng trên da có nguồn gốc hóa học có thể gây ra các tác dụng phụ khi sử dụng lâu<br /> dài như teo da, sạm da… Vì vậy sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên ngày càng được nghiên cứu và sử dụng<br /> rộng rãi vì tính hiệu quả và an toàn.<br /> Mục tiêu: Khảo sát tác động kháng viêm của các kem thử nghiệm chứa tinh dầu dương cam cúc và<br /> chitosan từ nguồn nguyên liệu trong nước để chọn được kem có tác dụng dược lý tốt.<br /> Phương pháp: Dùng mô hình gây phù chân chuột bằng dung dịch formalin 2% để đánh giá tác động<br /> kháng viêm của các kem thử nghiệm. Tỉ lệ thành phần hoạt chất gồm tinh dầu dương cam cúc và chitosan<br /> trong các kem này được xây dựng theo phương pháp bố trí thí nghiệm kiểu yếu tố đầy đủ và tiến đến vùng<br /> gần dừng bằng phương pháp Box-Willson.<br /> Kết quả: Công thức kem thuốc chứa tinh dầu dương cam cúc 0,35% và chitosan 2,0% cho tác dụng<br /> dược lý tốt nhất, đạt hiệu lực kháng viêm là 62,20% so với kem đối chiếu là 61,45%.<br /> Kết luận: Tác động kháng viêm của kem thuốc chứa 0,35% tinh dầu dương cam cúc và 2% chitosan<br /> trong nghiên cứu này được xác định là tương đương với kem thuốc chứa tinh dầu dương cam cúc ngoại<br /> nhập 0,4%.<br /> Từ khoá: hiệu lực kháng viêm, tinh dầu dương cam cúc, chitosan.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> INVESTIGATION INTO ANTI-INFLAMATORY ACTIVITY OF CREAM FORMULAS CONTAINING<br /> CHAMOMILE OIL AND CHITOSAN<br /> Tran Anh Vu, Nguyen Ngoc Yen* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 66 - 69<br /> Background: Topical products originated from chemicals may cause side effects such as skin atrophy and<br /> tawing skin when used for long term treatments. Natural products have been increasingly studied and used<br /> since their effectiveness and safety.<br /> Objective: To evaluate the anti- inflammatory activity of trial creams containing chamomile essential<br /> oil and chitosan sourced from the local markets in order to identify a cream having good pharmacological<br /> activity.<br /> Method: This study used the model of induced edema in hind paw of the rat with 2% formalin solution to<br /> evaluate the anti- inflammatory activities of the trial creams. The ratio of active ingredients including<br /> chamomile essential oil and chitosan in these creams were identified based on the completed factor<br /> experiment and the Box-Wilson method.<br /> Results: The cream formula containing 0,35% chamomile essential oil and 2% chitosan showed the best<br /> pharmacological activity. The anti-inflammatory activity of this cream was 62,2% which is comparable to<br /> that of the referenced cream (61,45%).<br /> Conclusion: The anti-inflammatory activity of cream containing 0,35% of the local chamomile essential<br /> *Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. HCM<br /> Tác giả liện hệ: ThS. Trần Anh Vũ ĐT: 0903 932 504<br /> <br /> 66<br /> <br /> Email: trananhvubc@yahoo.com<br /> <br /> Chuyên Đề Dược Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> oil and 2% chitosan was identified to be equal to that of the cream containing 0,4% of imported chamomile<br /> essential oil.<br /> Keywords: anti-inflammatory activity, chamomile essential oil, chitosan.<br /> <br /> ĐẶTVẤN ĐỀ<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> Trong nhiều sản phẩm ngoại nhập điều trị<br /> bệnh ngoài da, tinh dầu dương cam cúc đã<br /> được biết đến nhờ khả năng kháng viêm,<br /> kháng dị ứng rất tốt(1). Hiện nay ở Việt Nam đã<br /> chiết xuất thành công tinh dầu dương cam cúc<br /> từ dược liệu dương cam cúc di thực và được<br /> tiêu chuẩn hóa về mặt chất lượng, có thể sử<br /> dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm. Chitosan là<br /> một nguồn nguyên liệu dễ tìm đã được chứng<br /> minh có khả năng tạo màng bảo vệ vết thương<br /> hiệu quả qua nhiều công trình nghiên cứu(4).<br /> Đề tài khảo sát tác động kháng viêm của các<br /> kem thử nghiệm chứa tinh dầu duơng cam cúc<br /> và chitosan nhằm chọn được một công thức<br /> kem thuốc cho tác dụng dược lý tốt, có nguồn<br /> gốc thiên nhiên từ chính các nguồn nguyên<br /> liệu và công nghệ sản xuất trong nước.<br /> <br /> Dùng mô hình gây phù chân chuột bằng<br /> dung dịch formalin 2% để đánh giá tác động<br /> kháng viêm của các kem thử nghiệm.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Nguyên liệu<br /> Tinh dầu dương cam cúc, chitosan đạt tiêu<br /> chuẩn cơ sở (TCCS).<br /> Olivem 1000, polawax GP 200, tween 20,<br /> propylene glycol, chất tạo đặc, chất bảo quản,<br /> nước tinh khiết. (B&T-Ý, CRODA)<br /> Chất gây viêm là formalin.<br /> Kem đối chiếu chứa tinh dầu dương cam<br /> cúc 0,4% (Slovakia)<br /> <br /> Thiết bị<br /> Thiết bị đồng nhất hoá 10243-Nhật, làm<br /> mịn thuốc mỡ ERWEKA.<br /> Cân phân tích AND HR 2000-Nhật, cân kỹ<br /> thuật Sarito CP4202S-Nhật.<br /> Máy<br /> đo<br /> thể<br /> tích<br /> chân<br /> chuột<br /> Plethysmometer 7140-Ý.<br /> Keo thủy tinh giữ chuột với vỉ lưới đỡ.<br /> <br /> Súc vật nghiên cứu<br /> Chuột nhắt trắng, phái đực chủng Swiss<br /> albino, 5-6 tuần tuổi, trưởng thành, trọng lượng<br /> trung bình 22-25 g do Viện vắc xin và sinh<br /> phẩm y tế Nha Trang cung cấp. Nuôi ổn định<br /> 3-5 ngày trước khi tiến hành thí nghiệm.<br /> <br /> Chuyên Đề Dược Khoa<br /> <br /> Phương pháp đánh giá tác động kháng viên(3)<br /> Chuột được chia làm các lô, mỗi lô từ 8-12<br /> con tùy thí nghiệm. Lô chuột chứng có gây<br /> viêm nhưng không được điều trị. Các lô chuột<br /> thử có gây viêm và được điều trị bằng các mẫu<br /> thử cần kiểm tra. Chuột được tiêm dưới da<br /> 0,02 ml formalin 2% vào gan bàn chân phải sau<br /> vào ngày thứ 1, 3, 5. Chân trái không tiêm làm<br /> chứng. Các lô chuột được bôi mẫu thử 2 lần<br /> mỗi ngày, liên tục trong 6 ngày. Lô chứng<br /> cũng được tiêm formalin nhưng không được<br /> bôi gì.<br /> Đánh giá mức độ viêm bằng cách đo thể<br /> tích chân chuột bằng thiết bị Plethysmometer<br /> vào sáng ngày thứ bảy. Tiến hành đo 3 lần và<br /> lấy giá trị trung bình.<br /> <br /> Tính toán kết quả<br /> Mức độ tăng thể tích chân chuột biểu thị<br /> mức độ viêm và được tính theo công thức:<br /> X% =<br /> <br /> Số đo chân phải – số đo chân trái<br /> Số đo chân trái<br /> <br /> x100<br /> <br /> X%: mức độ tăng kích thước chân chuột<br /> <br /> Tác dụng ức chế phù (hiệu lực kháng<br /> viêm) được biểu thị bằng tỷ lệ % giảm mức độ<br /> tăng thể tích bàn chân của lô chuột thử thuốc<br /> so với mức độ tăng của lô chứng và được tính<br /> theo công thức<br /> Y% =<br /> <br /> X%chứng – X%thử<br /> X%chứng<br /> <br /> x100<br /> <br /> Y%: Hiệu lực kháng viêm (tỉ lệ giảm mức độ phù bàn<br /> chân chuột)<br /> <br /> Đánh giá kết quả<br /> Kết quả được tính theo số trung bình ở mỗi<br /> lô chuột. Dùng phép thống kê Mann-Whitney<br /> <br /> 67<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> <br /> của phần mềm Minitab 14.0 để so sánh hiệu<br /> lực kháng viêm giữa các lô với nhau và với<br /> thuốc đối chiếu. P < 0,05 được cho là có ý<br /> nghĩa thống kê.<br /> - Bào chế một số công thức kem thuốc theo<br /> qui trình và các tá dược đã được nghiên cứu,<br /> có sự phối hợp giữa tinh dầu dương cam cúc<br /> và chitosan với các tỉ lệ thăm dò khác nhau.<br /> - Đánh giá tác động kháng viêm của các<br /> kem thăm dò để khảo sát ý nghĩa của sự phối<br /> hợp các hoạt chất.<br /> - Tối ưu hóa thành phần hoạt chất trong<br /> công thức([22)] nhằm chọn ra tỉ lệ phối hợp của<br /> hai hoạt chất trong kem vừa cho tác động<br /> kháng viêm tốt vừa đem lại hiệu quả kinh tế<br /> theo phương pháp bố trí thí nghiệm kiểu yếu<br /> tố đầy đủ và tiến đến vùng gần dừng bằng<br /> phương pháp Box-Willson.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Qua các thí nghiệm thăm dò, tỉ lệ hoạt chất<br /> trong các công thức kem thuốc được đề nghị là<br /> Tinh dầu dương cam cúc .......... 0,1 - 0,3%<br /> Chitosan ...................................... 1 - 3%<br /> Tá dược ....................................... vđ 100%<br /> <br /> Khảo sát tác động kháng viêm của tinh<br /> dầu dương cam cúc và chitosan<br /> Kết quả khảo sát ý nghĩa của sự phối hợp<br /> tinh dầu dương cam cúc và chitosan đến tác<br /> động kháng viêm được trình bày ở bảng 1.<br /> Bảng 1. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ tinh dầu<br /> dương cam cúc và chitosan đến tác động kháng viêm<br /> Công<br /> thức<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> Lô chứng<br /> <br /> Nồng độ<br /> chitosan<br /> (%)<br /> 0<br /> 2<br /> 2<br /> <br /> Nồng độ tinh<br /> Hiệu lực<br /> dầu dương cam kháng viêm<br /> cúc (%)<br /> (%)<br /> 0<br /> 7,96<br /> 0<br /> 23,06<br /> 0,2<br /> 44,98<br /> 0<br /> <br /> Nhận xét<br /> So sánh hiệu lực kháng viêm của lô điều trị<br /> bằng mẫu tá dược (không chứa hoạt chất) và<br /> lô chứng (không điều trị), nhận thấy tá dược<br /> cũng có tác dụng làm giảm nhẹ độ phù chân<br /> <br /> 68<br /> <br /> chuột nhưng không có ý nghĩa thống kê<br /> (p>0,05).<br /> So sánh hiệu lực kháng viêm của lô điều trị<br /> bằng tá dược và lô có chứa hoạt chất, có sự<br /> khác nhau có ý nghĩa thống kê (p 0,05) nhưng vẫn ghi nhận có sự tăng<br /> hiệu lực kháng viêm. Hơn nữa khi so sánh tác<br /> động kháng viêm của công thức 7 với kem đối<br /> chiếu chứa tinh dầu dương cam cúc 0,4% nhận<br /> thấy hiệu lực kháng viêm của công thức 7 là<br /> 62,20 so với kem đối chiếu là 61,45%. Vì vậy<br /> chọn công thức 7 với nồng độ tinh dầu dương<br /> cam cúc là 0,35% và chitosan 2% là phù hợp.<br /> <br /> Chuyên Đề Dược Khoa<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Nghiên cứu đã xác định được tỉ lệ tinh dầu<br /> dương cam cúc 0,35% và chitosan 2% trong<br /> kem thuốc cho tác động kháng viêm tương<br /> đương với kem thuốc chứa tinh dầu dương<br /> cam cúc ngoại nhập. Qua kết quả này, chế<br /> phẩm đã góp phần vào việc ứng dụng một<br /> cách hiệu quả các sản phẩm từ dương cam cúc<br /> di thực trồng tại Việt Nam, một nguồn nguyên<br /> liệu quí nhưng chưa được đầu tư nghiên cứu<br /> rộng rãi ở nước ta.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> Đỗ Huy Bích và cộng sự (2003), Cây thuốc và động vật làm<br /> thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội,<br /> trang 701-704<br /> Nguyễn Thị Chung (2006), Ứng dụng tối ưu hoá thống kê<br /> trong lĩnh vực nghiên cứu dược phẩm, đại học Y Dược<br /> thành phố Hồ Chí Minh.<br /> Vogel H.G. (2008), Drug Discovery and Evaluation:<br /> Pharmacological Assays, Third Edition, Springer, New York,<br /> pp. 1094-1113.<br /> Vũ Thị Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Văn Huệ<br /> (2002), “Nghiên cứu diễn biến mô học tại chỗ vết thương<br /> bỏng được điều trị bằng kem chitosan trên thực nghiệm”,<br /> Tạp chí Dược học số 4/2002, trang 24-26.<br /> <br /> 69<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2