intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát tình hình sử dụng dịch truyền tại khoa nội tổng hợp Bệnh viện ĐK Thống Nhất Đồng Nai, 6 tháng đầu năm 2013

Chia sẻ: LaLi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

24
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay, trong thực hành y khoa liệu pháp tĩnh mạch sử dụng dung dịch tiêm truyền là một trong những liệu pháp điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhân. Bài viết trình bày việc phân tích đánh giá một số vấn đề còn chưa hợp lý trong việc kê đơn sử dụng dịch truyền.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát tình hình sử dụng dịch truyền tại khoa nội tổng hợp Bệnh viện ĐK Thống Nhất Đồng Nai, 6 tháng đầu năm 2013

  1. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH TRUYỀN TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN ĐK THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI, 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Bùi Mai Nguyệt Ánh8, Trần Tiến An, Huỳnh Thị Thủy TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng dịch truyền tại khoa nội tổng hợp. Phƣơng pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 674 hồ sơ bệnh án, tháng 01/2013 đến 6/2013. Kết quả: Qua khảo sát 1098 HSBA,có 674 HSBA sử dụng it nhất một loại dịch truyền (61,38%), số ngày nằm viện trung bình là 6,46 ± 4,02 ngày, thời gian truyền dịch trung bình 4,09 ± 3,25 ngày, tỷ lệ số ngày sử dụng dịch truyền trên tổng số ngày nằm viện là 72,5%. Dịch truyền cung cấp và cân bằng nước điện giải được dùng nhiều nhất (chiếm 95,99%), kế đến là loại bổ sung acid amin (21,21%), nhóm carbohydrat với tỷ lệ 15,58%. Trong đó 3 dịch truyền được dùng nhiều nhất là NaCl 0,9%, Amiparen và Lactat Ringer Sai sót chỉ định dịch truyền chiếm 5,34%. Trong tổng số các HSBA có sai sót, 52,78% sai sót nặng và 47,22% sai sót nhẹ. Sai sót hành chính chiếm 1,34% chủ yếu tập trung vào việc Phiếu theo dõi dịch truyền không phù hợp với y lệnh của bác sĩ . Kết luận: Tỷ lệ chỉ định dịch truyền hợp lý là 94,66% I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, trong thực hành y khoa liệu pháp tĩnh mạch sử dụng dung dịch tiêm truyền là một trong những liệu pháp điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, liệu pháp điều trị tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho bệnh nhân nếu không kiểm soát chặt chẽ. Nếu chỉ định truyền dịch không cần thiết sẽ dẫn đến sự dư thừa, rối loạn điện giải khiến người bệnh mệt mỏi, tăng nhịp tim bất thường, và gây ra tương tác với các thuốc đang sử dụng...Nếu truyền dịch kéo dài sẽ làm cơ thể kém hấp thu chất dinh dưỡng hoặc biến chứng teo tế bào não.Các biến chứng có thể xảy ra như nhiễm trùng hệ thống và tắc mạch khí, thoát mạch, sốc, viêm, rối loạn chuyển hóa hay ph [6,7]… . Chính vì vậy, việc chỉ định dịch truyền cho bệnh nhân cần được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng. Mục tiêu của đề tài - Mục tiêu tổng quát: Khảo sát tình hình sử dụng dịch truyền tại khoa nội tổng hợp. - Mục tiêu cụ thể: Phân tích đánh giá một số vấn đề còn chưa hợp lý trong việc kê đơn sử dụng dịch truyền. II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên hồ sơ bệnh án điều trị nội trú tại khoa tổng hợp từ tháng 01/2013 đến tháng 06/2013. - Cỡ mẫu nghiên cứu: n= Z = 1,96 (trị số từ phân phối chuẩn) α = 0.05 (độ tin cậy 95% ) P = 0,05 (Trị số mong muốn của tỉ lệ) d =0,05 (độ chính xác hay sai số cho phép) n = 384 - Vậy cỡ mẫu nghiên cứu > 384 hồ sơ bệnh án. 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu 8 ThSDS, Phó khoa Dược, SĐT: 0918753153, Email: buimai_nguyetanh@yahoo.com.vn Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 55
  2. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai - Tiêu chuẩn chọn lựa vào nghiên cứu: Tất cả bệnh án có chỉ định dịch truyền cân bằng nước - điện giải ( Natri clorid, Kali clorid, Magie sulfat, Ringer Lactat) và dịch truyền cung cấp chất dinh dưỡng ( Glucose, Manitol, Acid amin) - Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh án chỉ định truyền các chế phẩm máu, bệnh án trốn viện, chuyển viện. 2.3. Các chỉ số nghiên cứu - Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu: tuổi, giới tính, bệnh, số ngày nằm viện. - Trung bình số ngày sử dụng dịch truyền. - Tỷ lệ các loại dịch truyền sử dụng. - Tỷ lệ các sai sót về chỉ định, về dược chính. - Tỷ lệ các tương tác và tương kỵ giữa dịch truyền và các thuốc dùng chung. 2.3. Phƣơng pháp đánh giá - Dược thư quốc gia Việt Nam, Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định, hướng dẫn của nhà sản xuất và “IV Drugs handbook” 2010. - Nhập dữ liệu bằng phần mềm Excel. Sử dụng phần mềm Stata 11 xử lý số liệu. III. KẾT QUẢ 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG - Trong tổng số 1098 HSBA khảo sát, có 674 HSBA có chỉ định dịch truyền chiếm 61,38 %. 39% Có dịch truyền Không có dịch 61% truyền Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ HSBA có chỉ định dịch truyền - Phân bố bệnh nhân theo số ngày nằm viện: Trung bình số ngày nằm viện là 6,46 ± 4,02 ngày trong đó số ngày nằm viện ít nhất là 1ngày và nhiều nhất là 38 ngày. Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo số ngày nằm viện Số ngày nằm viện Số HSBA Tỷ lệ % 1-5 ngày 331 49,11 6-10 ngày 261 38,72 11-15 ngày 59 8,75 16-38 ngày 23 3,41 Tổng cộng 674 100 Nhận xét: Bệnh nhân có số ngày nằm viện từ 1-5 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất là 49,11%, tiếp theo là số bệnh nhân nằm viện từ 6-10 ngày chiếm 38,72%, bệnh nhân nằm viện từ 11-15 ngày chiếm 8,75%, số lượng bệnh nhân nằm viện lâu từ 16-38 ngày chiếm tỷ lệ ít 3,41%. 3.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH TRUYỀN 3.2.1. Số ngày sử dụng dịch truyền Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 56
  3. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai - Số ngày sử dụng dịch truyền trung bình là 4,09 3,25 ngày. Trong đó số ngày sử dụng dịch truyền ít nhất là 1 ngày và nhiều nhất là 20 ngày. - Phân bố các HSBA khảo sát theo số ngày sử dụng dịch truyền như sau: Bảng 3.2. Phân bố HSBA theo số ngày sử dụng dịch truyền Số ngày sử dụng dịch truyền Số HSBA Tỷ lệ % 1-5 ngày 508 75,37 6-10 ngày 134 19,88 11-15 ngày 25 3,71 16-20 ngày 7 1,04 Tổng cộng 674 100 Nhận xét: Theo kết quả khảo sát, số ngày sử dụng dịch truyền từ 1-5 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (75,37%), kế đến là 6-10 ngày với tỷ lệ 19,88%. Số ngày sử dụng dịch truyền từ 11-15 ngày và tứ 16-20 ngày chiếm tỷ lệ ít. - Tỷ lệ số ngày sử dụng dịch truyền trên tổng số ngày nằm viện 28% Ngày không sử dụng dịch truyền Ngày sử dụng dịch truyền 72% Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ số ngày sử dụng dịch truyền trên tổng số ngày nằm viện Nhận xét: Trong tổng số 4356 ngày nằm viện của các HSBA trong mẫu nghiên cứu có 3158 ngày bệnh nhân được sử dụng ít nhất 1 loại dịch truyền chiếm tỷ lệ 72,5%. Chỉ có 27,5 % tổng số ngày bệnh nhân không sử dụng dịch truyền. - Số dịch truyền được sử dụng ít nhất trong 1 ngày là một dịch truyền và nhiều nhất là 4 dịch truyền: Bảng 3.3. Tỷ lệ ngày phân bố theo số loại dịch truyền 1 dich truyền 2 dịch truyền 3 dịch truyền 4 dịch truyền Số HSBA 1614 1341 182 21 Tỷ lệ % 51,11 42,46 5,76 0,66 Nhận xét: Trong tổng số 3158 ngày có sử dụng dịch truyền, số ngày bệnh nhân được sử dụng 1 dịch truyền chiếm 51,11%, sử dụng 2 dịch truyền chiếm 42,46%. Còn lại một số bệnh nhân nặng được sử dụng 3 dịch truyền hay 4 dịch truyền 1 ngày với tỷ lệ số ngày tương ứng là 5,76% và 0,66%. 3.2.2. Khảo sát việc sử dụng từng loại dịch truyền - Nhằm khảo sát mức độ sử dụng thường xuyên của các nhóm dịch truyền, chúng tôi tiến hành khảo sát chỉ định từng nhóm dịch truyền trong HSB như sau: Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 57
  4. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai 120% 95.99% 100% 80% 60% 40% 21.21% 20% 15.58% 0% Cân bằng điện giải Acid amin Cabohydrat Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ từng nhóm dịch truyền được sử dụng Nhận xét: Nhóm dịch truyền cân bằng điện giải được sử dụng nhiều nhất, chiếm tỷ lệ khá cao là 95,99%. Các HSBA sử dụng nhóm dịch truyền cung cấp chất dinh dưỡng acid amin chiếm tỷ lệ 21,22%. Có khoảng 15,58% tổng số HSBA có sử dụng dịch truyền cung cấp carbohydrat. Và không có HSBA nào trong nhóm nghiên cứu sử dụng nhóm dịch truyền lipid. - Khảo sát tỷ lệ từng loại dịch truyền, chúng tôi ghi nhận được như sau: Hầu hết các HSB đều được sử dụng NaCl 9‰. Tỷ lệ số HSB có N Cl 9‰ chiếm 93,77%. Dịch truyền được sử dụng nhiều kế tiếp là Amiparen với tỷ lệ 20,18%, Lactat Ringer với tỷ lệ 8,61%, Glucose 10% với tỷ lệ 8,31%, Glucose 5% với tỷ lệ 6,68%. Các loại dịch truyền NaCl3%, Glucose 30%, Manitol, Aminoleban 8%, Kidmin chiếm tỷ lệ ít. 100% 93.77% 90% 80% 70% 60% Tỷ lệ 50% 40% 30% 20.18% 20% 8.61% 6.68% 8.31% 10% 0.89% 0.89% 0.30% 0.89% 0.59% 0% in l an % ‰ r en 5% % % i to ge dm l3 l9 10 30 ep ar an in se AC ip AC Ki ol R M se se co Am in at N N co co Am lu ct lu lu G La G G Các loại dịch truyền Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ từng loại dịch truyền được sử dụng - Khảo sát tổng số 2754 ngày có sử dụng dịch truyền, chúng tôi ghi nhận được như sau: Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 58
  5. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai 100% 88.74% 90% 80% 70% 60% tỷ lệ 50% 40% 30% 17.47% 20% 10% 4.87% 3.45% 5.92% 0.51% 0.25% 0.47% 0.40% 0.29% 0% in l an % ‰ r en % 0% 0% to ge m l3 l9 5 i ep ar an in id 1 3 se C ip C ol R M K se se A A co m in at N N co co A m lu ct A lu lu G La G G Loại dịch truyề n Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ số ngày sử dụng từng loại dịch truyền Nhận xét: trong tổng số 2754 ngày sử dụng dịch truyền, có tới 2444 ngày bệnh nhân được sử dụng N Cl 9‰ chiếm tỷ lệ 88,74%. Kế đến là số ngày sử dụng dịch truyền miparen được sử dụng với tỷ lệ 17,47%. Số ngày sử dụng các loại dịch truyền khác chiếm tỷ lệ thấp. 3.3. PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỀU CHƢA HỢP LÝ TRONG KÊ ĐƠN DỊCH TRUYỀN 3.3.1 Phân tích những điều chƣa hợp lý trong quyết định chỉ định dịch truyền - Đánh giá dựa theo những tiêu chí đánh giá sai sót trong quyết định chỉ định của bảng kết quả nghiên cứu Delphi và bảng chỉ định- chống chỉ định được xây dựng trên ba nguồn tài liệu: Dược thư quốc gia, hướng dẩn của nhà sản xuất và sách IV Drugs handbook của nhà xuất bản McGraw Hill. - Trong tổng số 674 bệnh nhân được sử dụng dịch truyền, chúng tôi nhận thấy có một vài trường hợp dịch truyền được sử dụng không có chỉ định rõ ràng: Bảng 3.4. Tỷ lệ sai sót trong chỉ định dịch truyền Chỉ định Số HSBA Tỷ lệ % Không sai sót 638 94,66 Có sai sót 36 5,34 Tổng cộng 674 100 - Mức độ sai sót trong chỉ định dịch truyền: chúng tôi chia làm 2 mức độ sai sót: + Mức độ nhẹ: chỉ định không chống chỉ định, nhưng không cần thiết và không phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. + Mức độ nặng: chống chỉ định cho tình trạng lâm sàng của bệnh nhân Bảng 3.5. Tỷ lệ mức độ sai sót trong chỉ định dịch truyền Mức độ sai sót Số HSBA Tỷ lệ % Sai sót nhẹ 17 47,22 Sai sót nặng 19 52,78 Tổng cộng 36 100 Nhận xét: trong tổng số 38 chỉ định không hợp lý, có 17 trường hợp sai sót mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ 47,22% và 21 trường hợp sai sót ở mức độ nặng chiếm tỷ lệ 52,78%. - Các trƣờng hợp sai sót nh trong chỉ định: Bảng 3.6. Các trường hợp sai sót nhẹ trong chỉ định dịch truyền Các sai sót nh Số HSBA Tỷ lệ Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 59
  6. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai Truyền NaCl 0,9% cho bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh nhân có 6 35,29% kết quả xét nghiệm tăng Na+ Truyền NaCl 0,9%, Lactat Ringer cho bệnh nhân không có dấu 6 35,29% hiệu mất nước Truyền dung dịch cung cấp chất dinh dưỡng cho bệnh nhân ăn 4 23,53% uống bình thường, thể trạng bình thường Truyền acid amin dành cho người suy gan cho bệnh nhân có 1 5,88% chức năng gan bình thường Tổng cộng 17 100 Nhận xét: trong 17 trường hợp sai sót nhẹ trong chỉ định dịch truyền, có 6 (35,29%) trường hợp chỉ định dung dịch NaCl 0,9% cho bệnh nhân đang trong tình trạng tăng huyết áp hoặc có chỉ số Na+ tăng, có 6 (35,29%) trường hợp chỉ định NaCl 0,9% hay Lactat Ringer cho bệnh nhân không có dấu hiệu mất nước hay mất cân bằng điện giải, 4 trường hợp (23,53%) truyền dung dịch cung cấp chất dinh dưỡng cho bệnh nhân thể trạng bình thường và có thể nuôi ăn qua đường tiêu hóa, 1 trường hợp (5,88%) truyền dung dịch acid amin cho người suy gan (Aminoleban 8%) cho bệnh nhân có chức năng gan bình thường. - Các sai sót nặng trong chỉ định dịch truyền: Bảng 3.7. Các trường hợp sai sót nặng trong chỉ định dịch truyền Các sai sót nặng Số HSBA Tỷ lệ % Truyền Glucose ưu trương cho bệnh nhân tăng đường huyết 10 52,63 Truyền Glucose cho bệnh nhân hạ kali máu 6 26,32 Truyền Glucose cho bệnh nhân đang theo dõi nhồi máu não, xuất 3 15,79 huyết não Tổng cộng 19 100 Nhận xét: Trong tổng số 19 trường hợp sai sót nặng, có 10 trường hợp (52,63%) chỉ định Glucose ưu trương cho bệnh nhân tăng đường huyết, 5 trường hợp (26,32%) chỉ định Glucose cho bệnh nhân hạ Kali huyết chưa b , 3 trường hợp (15,79%) truyền Glucose cho bệnh nhân đang theo dõi nhồi máu não, xuất huyết não hay di chứng xuất huyết não tụ máu dưới màng cứng. - So sánh sự khác nhau giữa tỷ lệ sai sót trong chỉ định dịch truyền cân bằng nước - điện giải và dịch truyền cung cấp chất dinh dưỡng: Bảng 3.8. So sánh tỷ lệ sai sót trong chỉ định dịch truyền cân bằng nước- điện giải và dịch truyền cung cấp chất dinh dưỡng. Cân bằng nước- điện giải Cung cấp chất dinh dưỡng Số HSBA có sai sót 13 23 Tỷ lệ % 2,01 9,27 Tổng cộng 647 248 P= 0,001 Nhận xét: Tỷ lệ sai sót trong chỉ định dịch truyền cung cấp chất dinh dưỡng (9,27%) cao hơn có ý nghĩa so với tỷ lệ sai sót trong chỉ định dịch truyền cân bằng nước- điện giải (2,01%). 3.3.2. Phân tích những sai sót về hành chính Những vấn đề về hành chính là : tên, hàm lượng, nồng độ dịch truyền; liều dùng; tốc độ và thời gian truyền; những vấn đề về thực hiện y lệnh của bác sĩ : phiếu theo dõi sử dụng dịch truyền, phiếu công khai thuốc: Bảng 3.9. Tỷ lệ những HSB có sai sót về hành chính Số HSBA Tỷ lệ % Không sai sót 665 98,66 Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 60
  7. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai Có sai sót 9 1,34 674 100 Bảng 3.10. Những vấn đề sai sót về hành chính Số HSBA Tỷ lệ % Phiếu theo dõi dịch truyền không khớp với y lệnh 7 77,78 Thiếu tốc độ truyền dịch 2 22,22 9 100 Nhận xét: trong tổng số 674 HSBA khảo sát, đa số các HSB đều không có sai sót về hành chính, tuy nhiên bên cạnh đó có 9 HSB (1,34%) sai sót về hành chính. Có 7 HSBA phiếu theo dõi dịch truyền không khớp với y lệnh. Trong đó đặc biệt có 1 HSBA phiếu theo dõi dịch truyền không khớp với tên bệnh nhân. 1HSBA với bệnh nhân tăng đường huyết, nhồi máu não, y lệnh không chỉ định truyền glucose nhưng trong phiếu theo dõi dịch truyền có glucose. Đối với bệnh nhân tăng đường huyết, nhồi máu não cho truyền glucose thì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Có 2 HSBA thiếu tốc độ truyền dịch truyền trong y lệnh. 3.1. TƢƠNG TÁC VÀ TƢƠNG KỲ Trong các HSBA khảo sát, chúng tôi không ghi nhận được sự tương tác hay tương kị nào giữa dịch truyền và các thuốc dùng chung. VI. BÀN LUẬN - Trong tổng số 1098 HSBA khảo sát, có 61,38 % bệnh nhân được chỉ định ít nhất một địch truyền trong quá trình điều trị.Thời gian nằm viện trung bình mỗi bệnh nhân là 6,46 ± 4,02 ngày, mỗi bệnh nhân đã được truyền dịch trung bình 4,09 ± 3,25 ngày. Kết quả cho thấy việc sử dụng dịch truyền là phổ biến tại khoa. Kết quả này cao hơn tỷ lệ bệnh nhân sử dụng dịch truyền tại bệnh viện Bạch Mai năm 2006 (43,5%) và 2008 (48%)[5]. So sánh với kết quả tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định dịch truyền của bệnh viện Thống Nhất- TP.HCM năm 2011 là 81.3% với số ngày trung bình là 5,11± 3,82 ngày và của một bệnh viện tại Nepal là 72,71%[10], chúng tôi nhận thấy tỷ lệ sử dụng dịch truyền tại khoa Nội TH thấp hơn. Điều đó chứng tỏ các bác sĩ đã cân nhắc hơn trong việc chỉ định dịch truyền. - Xét về các điều chưa hợp lý trong chỉ định dịch truyền, chúng tôi ghi nhân được 5,34% là chưa hợp lý. Tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ chỉ định chưa hợp lý trong chỉ định dịch truyền tại Bệnh viện Thống Nhất- TP.HCM là 16,4% [2]. Trong đó 47,22% chỉ định được xếp vào sai sót nhẹ và 52,78% được xếp vào sai sót nặng. Tỷ lệ sai sót nặng tại khoa Nội TH cao hơn nhiều so với tỷ lệ sai sót nặng được khảo sát tại bệnh viện Thống Nhất- TP.HCM (6,6%). - Các sai sót liên quan đến chỉ định bao gồm kê đơn thuốc chống chỉ định cho tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, kê đơn thuốc không có chỉ định trên bệnh nhân đó hay không dựa vào kết quả xét nghiệm: + Một vài trường kê đơn dịch truyền cân bằng điện giải ( NaCl 0,9%, Lactat Ringer), dung dịch cung cấp chất dinh dưỡng cho bệnh nhân không có tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải hay suy kiệt, mệt mỏi. + Đối với các bệnh nhân tăng huyết áp, việc truyền dịch làm tăng thể tích tuần hoàn và có thể làm trầm trọng hơn tình trạng của bệnh nhân nên phải hết sức thận trọng, cân nhắc giữa nguy cớ và lợi ích đối với nhóm bệnh nhân này. + Ion kali chủ yếu tập trung ở dịch nội bào nên khi kết quả xét nghiệm cho thấy Kali huyết giảm có nghĩa bệnh nhân đã bị giảm Kali từ trước đó. Ion kali có vai trò duy trì áp suất thẩm thấu và điện giải trong tế bào, điều hòa thăng bằng acid-baso, ảnh hưởng đến sự dẫn truyền xung động thần kinh cơ và sự co cơ tim. Giảm Kali có thể gây mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, loạn nhịp, chóng mặt, Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 61
  8. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai ngừng tim…Truyền Glucose làm tăng tiết Insulin và làm tăng sự dịch chuyển in Kali từ ngoại bào vào nội bào, làm tràm trọng hơn tình trạng giảm kali huyết. Chính vì vậy, đối với bệnh nhân giảm kali huyết, các bác sĩ nên b kali trước khi truyền glucose. + Đối với bệnh nhân đang trong tình trặng tăng đường huyết, truyền Glucose ưu trương có thể làm trầm trọng hơn tình trạng của bệnh nhân. + Truyền Glucose cho bệnh nhân đang theo dõi tai biến mạch máu não hay xuất huyết não, glucose cao tại các vùng thiếu máu cục bộ sẽ chuyển hóa thành acid lactic làm chết tế bào não, ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. - Các sai sót về hành chính chủ yếu tập trung ở việc Phiếu theo dõi dịch truyền không phù hợp với y lệch của bác sĩ. Nếu điều dưỡng cho truyền dịch không phù hợp với y lệnh, không phù hợp với tình trạng bệnh nhân sẽ làm giảm hiệu quả điều trị thuốc, và có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. PHẦN KẾT LUẬN KẾT LUẬN - Tỷ lệ số HSB được chỉ định ít nhất 1 loại dịch truyền là 61,38%. - Tỷ lệ số ngày sử dụng dịch truyền nhiều nhất là 1-5 ngày (75,37%), kế đến là 6-10 ngày (19,88%). - Trong tổng số ngày điều trị có 72,5% ngày bệnh nhân được chỉ định dịch truyền. Trong những ngày được sử dụng dịch truyền, có 51,11% tổng số ngày bệnh nhân được sử dụng 1 dịch truyền, 42,46% tổng số ngày bệnh nhân được sử dụng 2 dịch truyền. Chỉ một số ít ngày bệnh nhân được chỉ định dùng 3 hay 4 loại dịch truyền chiếm 5,76% và 0,66%. - Nhóm dịch truyền sử dụng nhiều nhất là nhóm cân bằng điện giải với tỷ lệ 95,99% số HSBA. Kế đến là nhóm Acid amin với tỷ lệ 21,21%, nhóm carbohydrat với tỷ lệ 15,58%. Không có HSBA nào sử dụng dịch truyền nhóm lipid.Trong đó 3 loại dịch truyền được sử dụng nhiều nhất là NaCl 0,9%, Amiparen và Lactat Ringer. - Trong các HSBA chỉ định dịch truyền, đa số các chỉ định đều hợp lý (94,66%), bên cạnh đó có khoảng 5,34% chỉ định chưa hợp lý. Trong các trường hợp chưa hợp lý, chúng tôi ghi nhận được có 47,22% chỉ định sai sót nhẹ và 52,78% chỉ định sai sót nặng. + Các sai sót nhẹ: chỉ định truyền NaCl 0,9% cho bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm tăng Na+; Truyền NaCl 0,9%, Lactat Ringer cho bệnh nhân không có dấu hiệu mất nước; Truyền dung dịch cung cấp chất dinh dưỡng cho bệnh nhân ăn uống bình thường, thể trạng bình thường; Truyền acid amin dành cho người suy gan cho bệnh nhân có chức năng gan bình thường. + Các sai sót nặng: truyền Glucose cho bệnh nhân hạ kali máu, bệnh nhân tăng đường huyết, bệnh nhân đang theo dõi nhồi máu não, xuất huyết não; bệnh nhân mất nước nặng nhưng không truyền nước kịp thời. - Trong các HSBA khảo sát, có 1,34% HSBA có sai sót về hành chính chủ yếu tập trung vào việc Phiếu theo dõi dịch truyền không phù hợp với y lệnh của bác sĩ (77,78%). - Chúng tôi không ghi nhận được trường nào có sự tượng tác và tương kị giữa dịch truyền và các thuốc dùng chung. KIẾN NGHỊ - Các bác sĩ cân nhắc hơn trong việc kê đơn glucose đặc biệt đối với các bệnh nhân có tình trạng hạ kali huyết, đường huyết tăng. - Đối với các bệnh nhân vẫn nuôi ăn được bằng đường tiêu hóa, không có tình trạng mất nước và trong tình trạng tăng huyết áp, các bác sĩ nên cân nhắc trong việc chỉ định các dịch truyền cân bằng điện giải. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 62
  9. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai - Điều dưỡng cẩn thận hơn trong việc ghi phiếu theo dõi dịch truyền và thực hiện theo đúng y lệnh của các bác sĩ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2009). Dược thư quốc gia Việt Nam. NXB Y học. Hà Nội. 2. Ds.Ths.Võ Văn Bảy và cộng sự (2011). Khảo sát tình hình sử dụng dịch truyền tại khoa Nội tổng hợp B1, bệnh viện Thống Nhất. 3. Đỗ Tất Cường (2009). Cân bằng nước điện giải và nuôi dưỡng dường tĩnh mạch. NXB Y học. Hà Nội. 4. Lê văn Phú (1999). Cẩm nang mất cân bằng dịch điện giải và toan kiềm. NXB Y học. Hà Nội. 5. Bs.Trần Nhân Thắng và cộng sự (2008). Nghiên cứu thực trạng kê đơn thuốc ở người bệnh nội trú bệnh viện Bạch Mai 2008. 6. Dean B, Barber B (2000). what is the prescribing erros. Quality in Healthcare 9, p.232-237 7. Dean B, Chachter M (2002). Prescribing erros in hospital inpatients: their incidence and clinical significanc. Qual saf heath care 11. 8. Riddle SA et al (2004). Precription erros in UK critical care unit. Anaesthesia 59. 9. Robin E (2009). The epidemiology of medication erros: the methodolegical difficulties. Bristish journal of clinical Pharmacology 67. 10. World Health Organization (2004). Safety of injections Question and Anwers Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 63
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2