intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty -Donald Clark

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:248

157
lượt xem
66
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Loạt bài "Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty" được dịch từ cuốn sách nổi tiếng "Leadership" của tác giả Donald Clark - một chuyên gia nhân sự nổi tiếng tại Mỹ. Các nhà lãnh đạo kinh doanh giỏi không tự dưng sinh ra. Nếu có ước mơ và khát vọng, bạn có thể có cơ hội trở thành một nhà lãnh đạo giỏi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty -Donald Clark

  1. Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.1) Loạt bài "Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty" được dịch từ cuốn sách nổi tiếng "Leadership" của tác giả Donald Clark - một chuyên gia nhân sự nổi tiếng tại Mỹ. Các nhà lãnh đạo kinh doanh giỏi không tự dưng sinh ra. Nếu có ước mơ và khát vọng, bạn có thể có cơ hội trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Thực tế đã chứng minh rằng, phần lớn những ông chủ doanh nghiệp thành công nhất hiện nay đều gây dựng năng lực lãnh đạo của mình thông qua sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của bản thân cũng như việc trau dồi kiến thức và kinh nghiệm lãnh đạo. Nghệ thuật và khoa học lãnh đạo là một đề tài bổ ích, thiết thực dành cho các nhà quản lý, các giám đốc công ty, các trưởng bộ phận, phòng ban và bất kỳ ai đang khao khát một ngày nào đó mình sẽ đứng trong hàng ngũ của những người lãnh đạo doanh nghiệp CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO
  2. Không ai sinh ra đã có sẵn trong mình những tố chất lãnh đạo bẩm sinh. Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần phải có ý chí, có nỗ lực quyết tâm, có tích luỹ kinh nghiệm, biết không ngừng trau dồi kiến thức và học hỏi để hoàn thiện mình. Những hướng dẫn sau đây sẽ phần nào giúp bạn vượt qua được quy trình này. Để quản lý và truyền cảm hứng cho nhân viên của bạn làm việc trong một môi trường có năng suất cao nhất, bạn cần "phải thể hiện, phải biết và phải thực hiện". Những yếu tố này không đến một cách tự nhiên, tuy nhiên, bạn có thể làm được điều này thông qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi cũng như quá trình làm việc, kinh doanh thực tế. Những nhà lãnh đạo thành công không bao giờ cảm thấy bằng lòng với kết quả hiện tại, cho dù có thể họ đã đạt được những kết quả mỹ mãn nhất. Trước tiên, bạn hãy xác định cho mình thế nào là năng lực lãnh đạo (Leadership). Năng lực lãnh đạo là cả một quá trình mà tại đó một cá nhân có ảnh hưởng lên những người khác để họ hoàn thành một mục tiêu và một hướng dẫn nào đó theo phương cách nối kết với nhau sao cho có hiệu quả nhất. Các nhà lãnh đạo thực hiện quá trình này bằng chính các kỹ năng leadership của mình, chẳng hạn như lòng tin, sự tôn trọng, cách ứng nhân xử thế, tính cách, kiến thức hoặc kỹ năng. Mặc dù vị trí của bạn với tư cách nhà quản lý, nhà giám sát, trưởng các phòng ban,… sẽ đem lại cho bạn thẩm quyền để chỉ đạo người khác hoàn thành những nhiệm vụ và mục tiêu của công ty, tuy nhiên, quyền lực này không khiến bạn trở thành nhà lãnh đạo theo đúng nghĩa của nó được. Đơn giản, nó chỉ giúp bạn ngồi vào vị trí “sếp” mà thôi. Còn năng lực lãnh đạo đem lại sự khác biệt vì nó khiến tự bản thân các nhân viên có mong muốn đạt được các mục tiêu cao hơn, trong khi “làm sếp” thường chỉ đơn thuần là “sai khiến” người khác. Học thuyết về năng lực lãnh đạo của Bass (công bố vào 1989 & 1990) chỉ ra rằng
  3. có ba con đường để chúng ta trở thành nhà lãnh đạo, trong đó hai con đường đầu tiên tìm cách giải thích tại sao chỉ có một số ít người thành công mà thôi. Học thuyết này là: - Một vài đặc điểm tính cách cá nhân có thể dẫn chúng ta đến vai trò lãnh đạo một cách tự nhiên. Đây là Thuyết Tính Cách (Trait Theory). - Một sự kiện quan trọng hay tình huống khủng hoảng có thể khiến một cá nhân phải vượt lên chính mình, nhờ đó hình thành nên các phẩm chất lãnh đạo khác thường từ một con người bình thường. Đây là Thuyết Sự Kiện Lớn (Great Events Theory). - Mọi người đều có thể trở thành nhà lãnh đạo, nếu muốn. Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể học hỏi các kỹ năng lãnh đạo. Đây là Thuyết Lãnh đạo chuyểnbiến (Transformational Leadership Theory). Thuyết này được chấp nhận rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới, và bài viết này cũng dựa trên quan điểm đó. Khi một cá nhân trong công ty đang quyết định xem liệu mình có tôn trọng bạn như một nhà lãnh đạo thực thụ hay không, cá nhân đó sẽ không nghĩ về đặc điểm của bạn, đúng hơn là, người đó sẽ chỉ quan sát bạn đang làm cái gì để qua đó có thể biết thực sự bạn là ai. Cá nhân đó sẽ sử dụng những quan sát của mình để nhận định xem bạn có đúng là một nhà lãnh đạo có uy tín và đáng tin cậy hay chỉ là một cá nhân lạm dụng quyền lực nhằm thăng tiến và thu lợi cho bản thân. Những nhà lãnh đạo vị kỷ sẽ không thể hoạt động có hiệu quả vì nhân viên của họ sẽ chỉ lo làm sao vừa ý sếp, chứ sẽ không toàn tâm toàn ý với sếp. Ta vẫn thấy có những người như vậy thành đạt trong nhiều lĩnh vực, bởi vì họ đã tạo ra được ấn tượng tốt với cấp trên trong khi cấp dưới của họ sẽ phải chịu thiệt thòi. Yếu tố cơ bản của một năng lực lãnh đạo thành công đó là tính cách ngay thẳng và
  4. phi vụ lợi để phục vụ công ty. Trong con mắt nhân viên của bạn, năng lực lãnh đạo của bạn chính là tất cả những gì bạn làm mà có thể ảnh hưởng đến mục tiêu của tổ chức và đời sống của nhân viên. Những nhà lãnh đạo đáng kính tập trung vào những gì họ đang thể hiện (chẳng hạn như niềm tin và tính cách), những gì họ biết (chẳng hạn như công việc, nhiệm vụ và bản tính con người) và những gì họ làm (chẳng hạn như thực thi công việc, động viên mọi người, và đưa ra những định hướng). Điều gì khiến một cá nhân muốn phục tùng và đi theo một nhà lãnh đạo? Nhiều người trong chúng ta đều muốn được dẫn dắt bởi những người mà mình tôn trọng và những người có khả năng nhận ra đường hướng đúng đắn. Để có được sự tôn trọng của mọi người, các nhà lãnh đạo phải biết cách cư xử hợp đạo lý. Còn khả năng cảm nhận đường hướng đúng đắn sẽ đạt được thông qua việc truyền tải một viễn cảnh rõ ràng của tương lai đến với các nhân viên. Hai chìa khoá quan trọng nhất đối với một nhà lãnh đạo thành công Hay Group - một hãng cung cấp dịch vụ tư vấn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới đã nghiên cứu trên 75 yếu tố then chốt làm nên sự thoả mãn của các nhân viên. Và các chuyên gia của hãng này nhận thấy rằng: 1. Sự tín nhiệm và lòng tin đối với các nhà lãnh đạo hàng đầu là yếu tố đáng tin cậy nhất để dự đoán về sự thỏa mãn của các nhân viên trong công ty. 2. Khả năng giao tiếp hiệu quả của các nhà lãnh đạo trong ba lĩnh vực quan trọng sau đây cũng là chìa khoá để có được lòng tin và sự tín nhiệm của các nhân viên: - Giúp đỡ các nhân viên hiểu được chiến lược kinh doanh tổng thể của công ty.
  5. - Giúp đỡ các nhân viên hiểu được họ cần cống hiến như thế nào để góp phần thực hiện các mục tiêu kinh doanh chiến lược của công ty - Chia sẻ thông tin với các nhân viên về việc công ty đang hoạt động như thế nào - cũng như việc bộ phận chủ quản của nhân viên đó đang hoạt động như thế nào - trong việc thực thi các mục tiêu kinh doanh chủ chốt. Nói tóm lại, bạn phải là một người đáng tín cậy và bạn phải có khả năng truyền đạt viễn cảnh về tương lai của công ty cho mọi người biết. Phần tiếp theo, “Các nguyên tắc của năng lực lãnh đạo”, sẽ bàn bạc cụ thể hơn về vấn đề này. Các nguyên tắc của năng lực lãnh đạo Để có khả năng thể hiện, hiểu biết và thực hiện năng lực lãnh đạo (leadership), bạn hãy tuân thủ 11 nguyên tắc lãnh đạo sau: 1. Hãy hiểu chính bản thân mình và hãy nỗ lực tự hoàn thiện mình. Để hiểu chính mình, bạn phải hiểu rõ các đặc tính của bản thân: bạn là ai, bạn biết những gì và bạn đang làm gì. Còn việc nỗ lực tự hoàn thiện mình đồng nghĩa với việc không ngừng phát huy các đặc tính đó. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc tự học, qua các khoá học chính thức, qua suy ngẫm chiêm nghiệm và giao tiếp với người khác. 2. Hãy là một người giỏi chuyên môn: Với vai trò là nhà lãnh đạo, bạn phải biết rõ về công việc của mình đồng thời có sự hiểu biết vững vàng về các công việc của nhân viên dưới quyền. 3. Tìm kiếm và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm đối với hành động của bạn: Hãy tìm kiếm các cách để dẫn dắt công ty vươn tới những tầm cao mới. Và khi gặp rắc
  6. rối, mà điều này thì sớm muộn gì chắc chắn cũng sẽ đến với bạn - không bao giờ được đổ lỗi cho người khác. Hãy phân tích tình huống, thực hiện những biện pháp chấn chỉnh, và tiếp tục bước tới để đương đầu với những thách thức tiếp theo. 4. Hãy đưa ra những quyết định hợp lý và kịp thời: Bạn hãy sử dụng các kỹ năng và công cụ tốt để giải quyết vấn đề, ra quyết định và lên kế hoạch. 5. Hãy gương mẫu: Bạn phải là một tấm gương điển hình trong con mắt các nhân viên. Họ không chỉ nghe mà sẽ còn nhìn vào những gì họ mong đợi. Khi đó, hình ảnh của nhà lãnh đạo là rất quan trọng. Việc này thực sự không quá khó, nó chỉ đòi hỏi ở bạn một suy nghĩ cẩn trọng trong công việc. 6. Phải thấu hiểu nhân viên và tìm cách chăm lo cho phúc lợi của họ: Người lãnh đạo giỏi cần thấu hiểu bản chất con người và tầm quan trọng của việc chân thành quan tâm đến nhân viên của mình. 7. Hãy tuyền tải thông tin đầy đủ cho nhân viên của bạn: Bạn phải biết cách giao tiếp và hỗ trợ nhân viên chủ động trong việc liên lạc và cung cấp thông tin cho các nhà lãnh đạo. Việc giao tiếp này không chỉ đơn thuần giữa nhân viên với người phụ trách mà còn giữa nhân viên với các nhà quản lý cấp cao hơn hay với những nhân vật chủ chốt khác trong công ty. 8. Phát triển ý thức tinh thần trách nhiệm của các nhân viên: Điều này giúp phát triển các tính cách tốt của nhân viên và sẽ giúp họ gánh vác tốt hơn trách nhiệm trong công việc của mình. 9. Đảm bảo rằng các nhiệm vụ khi giao phó đã được hiểu, được giám sát và được hoàn thành: Giao tiếp là yếu tố then chốt để thực thi trách nhiệm này.
  7. 10. Tạo ra một tập thể gắn kết thực thụ: Mặc dù nhiều nhà lãnh đạo tìm cách gọi công ty, các bộ phận, phòng ban, … của mình là những tập thể đoàn kết, nhưng thực ra đó vẫn chưa phải là một đội ngũ tập thể thực thụ, mà chỉ đơn thuần là một nhóm người làm chung một công việc mà thôi. Nhà lãnh đạo giỏi phải biết cách tạo ra một tập thể thực thụ. 11. Hãy sử dụng một cách toàn diện mọi năng lực của công ty bạn: Bằng việc đẩy mạnh tinh thần tập thể, bạn sẽ có thể tận dụng toàn bộ năng lực của công ty, của các phòng ban, bộ phận và nhân viên.
  8. Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.2) Các yếu tố khác nhau sẽ tác động khác nhau đến nhân tố lãnh đạo, chẳng hạn như mối quan hệ giữa bạn với cấp trên, kỹ năng của các nhân viên và cơ cấu tổ chức của công ty. Các nhân tố lãnh đạo: 1. Nhân viên (Follower) Tùy từng nhân viên mà bạn sẽ cần có các phong cách lãnh đạo khác nhau. Ví dụ, một nhân viên mới sẽ cần sự giám sát nhiều hơn một nhân viên lâu năm. Một cá nhân thiếu động cơ làm việc sẽ đòi hỏi ở nhà lãnh đạo có một phương pháp tiếp cận khác so với một cá nhân có động cơ làm việc lớn. Điều quan trọng là bạn cần hiểu nhân viên của mình! Điểm khởi đầu quan trọng là phải có sự hiểu biết sâu sắc về bản chất con người, chẳng hạn như về các nhu cầu, tình cảm và động cơ. Bạn cần phải hiểu rõ các yếu tố tạo nên tính cách nhân viên của mình: THỂ HIỆN - HIỂU BIẾT và THỰC HIỆN. 2. Nhà lãnh đạo (Leader)
  9. Bạn cần nhìn nhận và hiểu một cách trung thực bạn là ai, bạn biết những gì và bạn có thể làm những gì. Đồng thời, bạn cần biết rằng chính các nhân viên chứ không phải các nhà lãnh đạo cấp trên sẽ là người quyết định xem bạn có thực sự là một nhà lãnh đạo thành công hay không. Nếu các nhân viên không tin tưởng hay thiếu lòng tin với nhà lãnh đạo của mình, họ sẽ dễ cảm thấy chán nản. Để thành công, bạn cần phải thuyết phục được các nhân viên, chứ không phải bản thân bạn hay cấp trên của bạn, rằng bạn xứng đáng để các nhân viên toàn tâm toàn ý nghe theo mình. 3. Sự giao tiếp (Communication) Bạn sẽ lãnh đạo thông qua việc giao tiếp hai chiều mà chủ yếu không phải bằng lời nói. Ví dụ, khi muốn “làm gương” để mọi người noi theo, bạn sẽ phải chứng tỏ cho họ thấy rằng bạn sẽ không yêu cầu họ làm những gì mà bản thân bạn không muốn làm. Việc bạn chuyển tải đến họ những thông điệp gì và như thế nào đóng một vài trò quan trọng trong mối quan hệ với họ. Nó có thể giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh, tuy nhiên, nó cũng có thể huỷ hoại những gì bạn đã dày công vun đắp trong các mối quan hệ đó.. 4. Hoàn cảnh (Situation) Nên nhớ rằng, mọi thứ đều khác biệt. Những gì bạn làm được trong một vài trường hợp không đồng nghĩa với việc bạn sẽ thành công trong những trường hợp khác. Bạn phải tự cân nhắc quyết định cách hành động tốt nhất và cung cách lãnh đạo phù hợp nhất trong từng tình huống. Ví dụ, bạn cần nhắc nhở một nhân viên vì những hành vi không phù hợp của người đó, nếu việc nhắc nhở diễn ra quá sớm hay quá muộn, quá nghiêm khắc hay quá xuề xòa, có thể những lời nhắc nhở của bạn sẽ chẳng mang lại kết quả gì. Các yếu tố khác nhau sẽ tác động khác nhau đến nhân tố lãnh đạo, chẳng hạn như mối quan hệ giữa bạn với cấp trên, kỹ năng của các nhân viên và cơ cấu tổ chức của công ty. Các đặc trưng
  10. Nếu thực sự bạn là một nhà lãnh đạo có thể tin cậy được, bạn sẽ nhận được sự kính trọng của mọi người xung quanh. Dưới đây là Khuôn mẫu về năng lực lãnh đạo giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo như vậy. THỂ HIỂN - BIẾT - THỰC HIỆN THỂ HIỆN bạn là một người chuyên nghiệp. Ví dụ: cho thấy mình trung thành với tổ chức, thực hiện sự cống hiến bất vụ lợi, sẵn sàng gánh vác trách nhiệm cá nhân. THỂ HIỆN bạn là một người chuyên nghiệp với những tính cách cá nhân tốt. Ví dụ: Thật thà, có năng lực, chính trực, gắn bó, ngay thẳng, can đảm, thẳng thắn, có đầu óc. BIẾT bốn nhân tố chính của năng lực lãnh đạo – nhân viên, nhà lãnh đạo, khả năng giao tiếp và hoàn cảnh. BIẾT bản thân bạn. Ví dụ: điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách của bạn, kiến thức và các kỹ năng của bạn. BIẾT bản chất con người. Ví dụ: nhu cầu, tình cảm của nhân viên và cách nhân viên phản ứng với áp lực (xì-trét) như thế nào. BIẾT công việc của bạn. Ví dụ: hãy chứng minh cho các nhân viên thấy bạn rất thông thạo công việc và hoàn toàn có thể hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ của họ. BIẾT công ty của bạn. Ví dụ: phải gặp ai khi cần sự giúp đỡ, văn hoá và bầu không khí trong công ty, ai là người lãnh đạo không chính thức. THỰC HIỆN việc đưa ra các định hướng. Ví dụ: đặt ra mục tiêu, tháo gỡ vướng mắc, ra quyết định, lập kế hoạch. THỰC HIỆN các công việc triển khai. Ví dụ: giao tiếp, điều phối, hỗ trợ nhân viên và đánh giá.
  11. THỰC HIỆN công tác động viên. Ví dụ: phát triển tinh thần và đạo đức công tác trong công ty, đào tạo, huấn luyện, khuyên răn. Môi trường Mỗi tổ chức đều có một môi trường làm việc riêng biệt. Môi trường này sẽ có tác động khá lớn đến việc các nhà lãnh đạo phản ứng với những vấn đề và cơ hội như thế nào. Điều này được tạo ra bởi ảnh hưởng kế thừa từ những nhà lãnh đạo trong quá khứ và những nhà lãnh đạo hiện nay. Mục tiêu, Giá trị và Quan điểm Các nhà lãnh đạo tạo ra ảnh hưởng và tác động tới môi trường thông qua ba kiểu hành động sau: 1. Các mục tiêu và những tiêu chuẩn hành động mà họ thiết lập. 2. Các giá trị mà họ thiết lập cho công ty. 3. Những quan điểm về con người và công cuộc kinh doanh mà họ thiết lập. Những công ty thành công thường có các nhà lãnh đạo luôn biết cách đặt ra các tiêu chuẩn và mục tiêu cao về mọi mặt, như chiến lược, sự thống lĩnh thị trường, các kế hoạch, các cuộc họp và thuyết trình, năng suất, chất lượng và độ tin cậy. Các giá trị phản ánh mối quan tâm của công ty đối với các nhân viên, khách hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp và cộng đồng xung quanh. Những giá trị này sẽ xác định cung cách tiến hành các hoạt động kinh doanh. Các quan điểm sẽ xác định rõ những sản phẩm hay dịch vụ mà công ty đưa ra, cũng như các phương pháp và quy trình tiến hành hoạt động kinh doanh. Những mục tiêu, giá trị và quan điểm này tạo ra “phong cách riêng” của công ty hay sự nhìn nhận về công ty qua quan sát bởi những người bên ngoài cũng như các nhân viên trong nội bộ công ty. Đặc trưng riêng này sẽ xác định các vai trò, mối quan hệ, phần
  12. thưởng và các nghi thức diễn ra trong nội bộ công ty. Chức vụ và mối quan hệ Chức vụ là các vị trí được xác định bởi một tập hợp những mong đợi về cung cách hành xử của một người giữ một cương vị nào đó. Mỗi chức vụ có một loạt các nhiệm vụ và trách nhiệm có thể hoặc không thể được mô tả một cách rõ ràng. Chức vụ có một ảnh hưởng lớn đến hành vi trong công việc vì nhiều lý do, chẳng hạn mức lương được trả gắn với mức độ đóng góp cho công việc, hay uy thế đi cùng với vị trí công tác, hoặc cảm nhận về sự hoàn thành hay thách thức trong công việc. Các mối quan hệ được xác định bởi các nhiệm vụ của một chức vụ nhất định. Trong khi một vài nhiệm vụ có thể được thực hiện một cách đơn lẻ thì phần lớn các nhiệm vụ khác được thực hiện trong những mối quan hệ với mọi người xung quanh. Các nhiệm vụ sẽ xác định người nắm giữ chức vụ cần tiếp xúc với các cá nhân nào, thường xuyên hay không thường xuyên, và theo hướng kết thúc như thế nào. Thông thường thì nếu giao tiếp với nhau càng nhiều, người ta sẽ càng thấy mến nhau hơn dẫn đến việc họ muốn được tiếp xúc thường xuyên hơn. Trong cách cư xử của con người, sẽ rất khó để có thể thích một người nào đó mà ta không hề có tiếp xúc gì với họ, và chúng ta có xu hướng tìm những ai mà mình thích. Phần lớn mọi người đều có xu hướng làm những gì mà họ mong sẽ được đền đáp, và tình bạn chính là một phần thưởng lớn. Rất nhiều nhiệm vụ và hành vi gắn với một chức vụ đã được giải quyết nhờ những mối quan hệ như vậy. Vậy là khi bạn nắm giữ một chức vụ, người ta sẽ trông đợi ở bạn những nhiệm vụ và cách hành xử mới, dựa trên những mối quan hệ tốt đẹp đã được xây dựng từ trước bởi nỗ lực của bạn hay của người tiền nhiệm chức vụ này trước bạn. Văn hoá và bầu không khí trong công ty (Culture & Climate) Hai yếu tố đặc biệt có tác động đến việc nhà lãnh đạo cần hành động như thế nào trong công ty, đó là: văn hoá (culture) và bầu không khí (climate). Mỗi công ty có một văn hoá riêng. Đó là sự phối hợp của nhiều yếu tố như các thành viên sáng lập, các cựu lãnh đạo, nhà lãnh đạo hiện tại, các sự kiện và các cuộc khủng hoảng, lịch sử và tầm cỡ công ty mà kết quả chính là sự tạo ra các nghi thức: những
  13. thói quen, lễ nghi, và “cách mà chúng ta làm”. Những nghi thức này tác động lên thái độ và cách cư xử của các nhân viên, hướng dẫn họ có những hành vi đúng đắn và hợp thức trong từng hoàn cảnh. Bầu không khí thể hiện sự cảm nhận của mọi người trong công ty, những tri giác cá nhân và cộng đồng và thái độ của các thành viên trong tổ chức. Trong khi văn hoá công ty thể hiện một bản chất có gốc rễ sâu xa của công ty và là kết quả hình thành lâu dài của các hệ thống, quy tắc, truyền thống và tập quán (chính thức và không chính thức), thì bầu không khí công ty là những hiện tượng ngắn hạn được tạo ra bởi công tác lãnh đạo hiện hành. Bầu không khí thể hiện lòng tin về “cảm nhận công ty” của các nhân viên. Những tri giác cá nhân của “cảm nhận công ty” này nảy sinh từ những gì mọi người thấy và tin vào các hoạt động mà lãnh đạo đang thực hiện trong công ty. Những hoạt động đó ảnh hưởng đến các động cơ và sự thoả mãn của các cá nhân và tập thể, chẳng hạn như: • Các nhà lãnh đạo có nêu ra một cách rõ ràng các ưu tiêu và mục tiêu của công ty không? Họ mong đợi gì ở các nhân viên? • Công ty có hệ thống đánh giá năng lực làm việc, thưởng công và kỷ luật không? • Các nhà lãnh đạo có là người xứng đáng không? • Các nhà lãnh đạo có quyền đưa ra quyết định không? • Chuyện gì sẽ xảy ra nếu nhân viên mắc lỗi? Bầu không khí về tổ chức công ty (Organizational climate) có mối liên hệ trực tiếp với năng lực lãnh đạo và phong cách quản lý của các nhà lãnh đạo, nó dựa trên các giá trị, các đặc trưng, các kỹ năng, hoạt động cũng như những công việc ưu tiên của nhà lãnh đạo. Hãy so sánh “không khí về tổ chức” này với “không khí về đạo đức – ethical climate” là cảm nhận của công ty về những hoạt động có nội dung đạo đức hay những khía cạnh của môi trường làm việc gắn với hành vi đạo đức. Không khí về đạo đức là sự cảm nhận về những gì ta đang làm có đúng không, hoặc những gì ta đang biểu hiện có phù hợp hay không. Hành vi (tính cách) của người lãnh đạo là nhân tố quan trọng
  14. nhất ảnh hưởng đến bầu không khí này. Trên một phương diện khác, văn hoá công ty là một hiện tượng lâu dài và khá phức tạp. Văn hoá thể hiện những mong đợi của tập thể và sự tự nhận thức về công ty. Đó là những giá trị lâu bền tạo ra “truyền thống” hay “cách mà ta làm ở đây”. Mọi thứ được thực hiện một cách khác biệt trong các tổ chức khác nhau. Viễn cảnh tập thể và truyền thống chung, vốn xác định nên công ty, đều là sự phản ánh của văn hoá công ty. Cá nhân nhà lãnh đạo không thể dễ dàng tạo ra hay thay đổi văn hoá vì văn hoá là một phần của công ty. Văn hoá ảnh hưởng đến đặc điểm của bầu không không khí công ty vì nó tác động đến quá trình hoạt động và suy nghĩ của nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, tất cả những gì bạn làm với tư cách một nhà lãnh đạo sẽ đều tác động đến bầu không khí của công ty.
  15. Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.3) Năng Lực Lãnh Đạo và Hành Vi Con Người Năng Lực Lãnh Đạo và Hành Vi Con Người Với tư cách một nhà lãnh đạo, hàng ngày hàng giờ bạn sẽ luôn phải giao tiếp với các nhân viên, đồng nghiệp, cấp trên và nhiều người khác, vì bạn cần sự trợ giúp của họ trong việc hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ của mình. Để được họ hỗ trợ thì bạn phải có khả năng hiểu và động viên họ. Và để hiểu và động viên được mọi người, bạn cần hiểu rõ bản chất con người. Bản chất con người là những đặc trưng chung của tất cả mọi người. Mọi người cư xử với nhau dựa trên một số nguyên tắc nhất định của bản chất con người. Những nguyên tắc này chi phối hành vi của chúng ta. Tháp nhu cầu của Maslow Nhu cầu là một phần quan trọng trong bản chất của con người. Mọi giá trị, niềm tin và tập tục của
  16. con người là khác biệt tuỳ theo từng quốc gia hay từng nhóm người, tuy nhiên tất cả mọi người có những nhu cầu chung giống nhau. Với cương vị là một nhà lãnh đạo, bạn cần hiểu các nhu cầu đó vì chúng sẽ giúp bạn thúc đẩy động cơ làm việc của nhân viên một cách hiệu quả nhất. Vào năm 1954, Abraham Maslow đã đưa ra đưa ra quan điểm về nhu cầu của con người và nhu cầu này được sắp xếp theo các thứ bậc khác nhau. Học thuyết của ông được dựa trên những con người khoẻ mạnh, sáng tạo, những người sử dụng tất cả tài năng, tiềm năng và năng lực trong công việc. Vào thời điểm đó, phương pháp này khác biệt với các công trình nghiên cứu tâm lý con người khác được dựa trên việc quan sát con người bị chi phối bởi các phiền muộn là chủ yếu. Có hai nhóm nhu cầu chính của con người: Nhu cầu cơ bản (basic needs) và Nhu cầu bậc cao (meta needs) Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý như thức ăn, nước uống, ngủ nghỉ và các yếu tố tâm lý như cảm xúc, cảm giác an toàn, lòng tự tôn. Những nhu cầu cơ bản này cũng được gọi là các nhu cầu thiếu hụt (deficiency needs) vì nếu con người không có đủ những nhu cầu này, họ sẽ đấu tranh để có được nó, bù đắp bằng được sự thiếu hụt. Các nhu cầu cao hơn được gọi là nhu cầu bậc cao hay nhu cầu hiện hành (nhu cầu phát triển).
  17. Những nhu cầu này bao gồm sự công bằng, lòng tốt, vẻ đẹp, thứ bậc, sự đồng lòng nhất trí, v.v… Các nhu cầu cơ bản thông thường bao giờ cũng được ưu tiên hơn những nhu cầu phát triển này. Ví dụ, một người nếu thiếu thức ăn hay nước uống sẽ không quan tâm đến các nhu cầu về sự công bằng hay vẻ đẹp. Những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp. Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp nhu cầu (từ 1-4)phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Bốn nhu cầu bậc cao (từ 5-8)có thể được thoả mãn không theo trình tự, tuỳ từng trường hợp nhất định trong từng hoàn cảnh hay mong muốn khác nhau của con người, miễn là tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới đã được đáp ứng đầy đủ. Tháp nhu cầu của Maslow: 8. Nhu cầu về tự tôn bản ngã (Self-transcendence) - một trạng thái siêu vị kỷ (xem Chú giải ở dưới) hướng đến trực giác siêu nhiên, lòng vị tha, hòa hợp bác ái. 7. Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (Self-actualization) - biết chính xác bạn là ai, bạn đang đi đâu và bạn muốn hoàn thành những gì. Một trạng thái của sự thành đạt. 6. Nhu cầu về thẩm mỹ (Aesthetic) - sự yên bình, ham muốn hiểu biết về những gì thuộc nội tại. 5. Nhu cầu về nhận thức, hiểu biết (Cognitive) - Học để hiểu biết, góp phần vào kiến thức chung. 4. Nhu cầu được quý trọng, kính mến (Esteem) - cảm thấy được thăng tiến trong đời, được công nhận và ít băn khoăn về năng lực bản thân. 3. Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (Belongingness and love) - muốn được thuộc về một nhóm, muốn có gia đình, bạn bè thân hữu tin cậy. 2. Nhu cầu về an toàn (Safety) - cảm giác yên tâm không phải lo sợ trước những nguy hiểm cận kề. 1. Nhu cầu về Sinh lý (Physiological) - thức ăn, nước uống, nơi trú chân, tình dục.
  18. Maslow cho rằng con người muốn và luôn đấu tranh để thoả mãn những nhu cầu khác nhau. Xuất phát từ việc những mức nhu cầu bậc thấp bao giờ cũng cấp thiết và quan trọng hơn, nên chúng sẽ đóng vai trò như nguồn và định hướng của một mục tiêu cá nhân nếu những nhu cầu này không được thoả mãn. Sau khi những nhu cầu bậc thấp được thoả mãn, những nhu cầu cao hơn sẽ là động cơ hành động. Những nhu cầu chưa được thỏa mãn ở bậc dưới sẽ lấn át những nhu cầu chưa được thỏa mãn ở bậc cao hơn, và chúng cần được thỏa mãn trước khi một cá nhân tiến lên các bậc cao hơn của tháp nhu cầu. Việc biết được một cá nhân ở vị trí nào trong tháp nhu cầu sẽ giúp nhà lãnh đạo rất nhiều trong việc xác định các biện pháp thúc đẩy động cơ làm việc của nhân viên. Ví dụ, khích lệ tinh thần làm việc của một cá nhân bậc trung (người đứng ở cấp thứ 4 trong tháp nhu cầu) bằng một tấm giấy khen sẽ có tác dụng tốt hơn hẳn so với việc cũng áp dụng cách động viên này cho một nhân viên khác có mức lương tối thiểu đang phải sống một cách chật vật tại khu nhà ổ chuột. Cũng cần phải lưu ý rằng không có ai chịu dừng tại một cấp độ trên tháp nhu cầu trong một thời gian dài. Con người luôn luôn đấu tranh để tiến lên, trong khi cùng lúc rất nhiều yếu tố khác nhau ngoài tầm kiểm soát của họ lại luôn tác động theo hướng đẩy họ xuống các bậc thấp hơn. Những người đang ở các bậc cao đôi khi bị tụt bậc trong một giai đoạn ngắn nào đó, chẳng hạn như khi họ bị mất người thân, hay khi một ý tưởng mà họ tâm đắc đã không thành hiện thực. Còn những người ở bậc dưới phía đáy có thể lại ngoi lên bậc trên vì lý do nào đó, chẳng hạn như khi họ trúng thưởng xổ số. Do vậy, mục tiêu của các nhà lãnh đạo phải là giúp đỡ mọi người có được những kỹ năng và kiến thức cần thiết để họ có thể vươn tới những cấp bậc cao hơn trong tháp nhu cầu và trụ được ở đó. Những người nào mà các nhu cầu cơ bản đã được thoả mãn sẽ trở thành những nhân viên tốt hơn nhiều bởi giờ đây họ có thể tập trung vào việc thực thi nhiệm vụ giúp họ tiến lên phía trước, hơn là lo toan kiếm cho đủ sống hàng ngày. Tính cách của những người muốn thể hiện bản thân: • Có những am hiểu về hoàn cảnh và thực tiễn xung quanh, và cảm thấy bằng lòng với thực tại.
  19. • Chấp nhận bản thân và tính cách cá nhân của mình. • Không giả tạo • Họ tập trung vào những vấn đề bên ngoài bản thân và quan tâm tới những chủ đề cơ bản và những vấn đề vĩnh hằng. • Họ thích sự riêng tư và có xu hướng thoát ly. • Dựa vào sự phát triển của chính bản thân và trưởng thành liên tục. • Cảm kích trước những niềm vui cơ bản của cuộc sống. • Có cảm xúc sâu đậm về mối quan hệ với mọi người xung quanh • Có tính dân chủ sâu sắc và không thực sự nhận thấy hết sự khác biệt. • Tôn trọng các chuẩn mực đạo đức và khuôn mẫu xử thế. • Đôi chút lập dị, sáng tạo, ít hẹp hòi và tươi vui hơn người khác. Chú giải: Trạng thái siêu vị kỷ (Transegoic) có nghĩa là trạng thái phát triển tinh thần cao hơn, huyền bí, tâm linh. Chữ trans có liên quan đến transcendence (tính vượt trội, siêu việt), trong khi chữ ego (cái tôi) có liên quan đến công trình của Freud. Chúng ta đi từ mức preEGOic (cái tôi sơ khởi) tới mức EGOic (cái tôi) để rồi đến transEGOic (cái tôi vượt trội). Từ EGO (cái tôi) trong cả ba khái niệm đều được sử dụng trong sự tự nhận thức, đối lập với tiềm thức. Cái tôi tương tự như tính cách cá nhân, nhân cách. Lúc đầu, trong mô hình của Maslow, mục tiêu cuối cùng của cuộc sống là thể hiện bản thân (self- actualization), đây là mức không bao giờ có được một cách đầy đủ nhưng là điều gì đó con người luôn đấu tranh để có được.
  20. Maslow sau này phát triển lý thuyết rằng, mức này chưa phải là tận cùng, tháp tiếp tục được nâng thêm một bậc nữa là sự vượt trội hơn mọi người(self-transcendence), nó đưa chúng ta đến mức tối cao về tinh thần như Gandhi, mẹ Theresa, Đạt Lai Lạt Ma, hay thậm chí các nhà thơ, chẳng hạn như Robert Frost. Mức cao nhất này của Maslow ghi nhận những nhu cầu của con người dành cho luân lý, sáng tạo, lòng trắc ẩn và tâm linh. Nếu không có cảm giác tâm linh hay transegoic (cái tôi vượt trội), chúng ta đơn giản chỉ là động vật hay những máy móc mà thôi. Thêm vào đó, giống như đối với sự thể hiện bản thân nhất thời (temporary self-actualizations); chúng ta cũng có đỉnh điểm kinh nghiệm với sự vượt trội của cái tôi (self-transcendence). Đó chính là những khoảnh khắc sáng tạo tâm linh của chúng ta.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2