intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ năng dạy học nêu vấn đề

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

72
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phương pháp dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạy học phù hợp với quan điểm dạy học hiện đại. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này có một số khó khăn trong việc lựa chọn và triển khai “vấn đề” dạy học. Bài viết sẽ đề cập đến một số các kỹ năng để người giáo viên có thể vận dụng phương pháp này trong dạy học đại học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ năng dạy học nêu vấn đề

Đỗ Thị Tám<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 112(12)/1: 237 - 240<br /> <br /> KỸ NĂNG DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ<br /> Đỗ Thị Tám*<br /> Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Phương pháp dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạy học phù hợp với quan điểm dạy học hiện<br /> đại. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này có một số khó khăn trong việc lựa chọn và triển<br /> khai “vấn đề” dạy học. Bài viết sẽ đề cập đến một số các kỹ năng để người giáo viên có thể vận<br /> dụng phương pháp này trong dạy học đại học.<br /> Từ khóa: Vấn đề, hiện đại, kỹ năng, phương pháp dạy học, quá trình giảng dạy.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Trong phương pháp dạy học nêu vấn đề,<br /> nhiệm vụ học tập trở thành các “vấn đề học<br /> tập”, người học sẽ tự giác, chủ động giải<br /> quyết nhiệm vụ học tập dưới sự trợ giúp của<br /> giáo viên [1,2]. Tuy nhiên, thực hiện phương<br /> pháp học tập này tương đối khó khăn với cả<br /> người dạy và người học vì người dạy phải<br /> phát hiện ra “vấn đề” trong dạy học và điều<br /> khiển quá trình nhận thức của người học, còn<br /> sinh viên - để giải quyết một “vấn đề học tập”<br /> phải tự mình trải qua một “công trình nghiên<br /> cứu” nhỏ. Một quá trình dạy học sử dụng<br /> phương pháp nêu vấn đề diễn ra rất giống với<br /> quá trình thực hiện một đề tài nghiên cứu<br /> khoa học. Nó chỉ khác với quá trình nghiên<br /> cứu khoa học ở chỗ, người học không tự mình<br /> độc lập phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề<br /> như một nhà khoa học mà mọi bước đi của<br /> quá trình nhận thức của người học đều có sự<br /> dẫn dắt, chỉ đạo của giáo viên.<br /> LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY<br /> HỌC NÊU VẤN ĐỀ<br /> Bản chất của dạy học nêu vấn đề là giáo viên<br /> đặt ra trước người học các vấn đề của khoa<br /> học (nhiệm vụ nhận thức) và mở ra cho họ<br /> những con đường giải quyết các vấn đề đó;<br /> việc điều khiển quá trình tiếp thu kiến thức<br /> của người ở đây được thực hiện theo phương<br /> pháp tạo ra một hệ thống những tình huống có<br /> vấn đề, những điều kiện bảo đảm việc giải<br /> quyết những tình huống đó và những chỉ dẫn<br /> *<br /> <br /> ĐT: 0915208062; Email: dothitamtnut@gmail.com<br /> <br /> cụ thể cho người học trong quá trình giải<br /> quyết các vấn đề [3].<br /> Quá trình dạy học giải quyết vấn đề là quá<br /> trình giáo viên tổ chức, hướng dẫn sự nghiên<br /> cứu tự lực, tự phát hiện tích cực và sáng tạo<br /> các chân lí khoa học ở người học. Có thể nói<br /> đó là sự nghiên cứu khoa học thu hẹp trong<br /> khuôn khổ của sự dạy học.<br /> Dạy học đặt và giải quyết vấn đề có ba đặc<br /> trưng cơ bản sau:<br /> 1. Giáo viên đặt ra trước người học một loạt<br /> những bài toán nhận thức có chứa đựng mâu<br /> thuẫn giữa cái đã biết và cái phải tìm, nhưng<br /> chúng được cấu trúc lại một cách sư phạm,<br /> gọi là những bài tập nêu vấn đề ơrixtic<br /> (những bài toán nêu vấn đề nhận thức và yêu<br /> cầu phải tìm tòi - phát hiện).<br /> 2. Người học tiếp nhận mâu thuẫn của bài<br /> toán ơrixtic như mâu thuẫn của bản thân mình<br /> và được đặt vào hình huống có vấn đề, tức là<br /> trạng thái có nhu cầu bên trong bức thiết<br /> muốn giải quyết bằng được bài toán đó.<br /> 3. Bằng cách tổ chức giải bài toán ơrixtic mà<br /> người học lĩnh hội một cách tự giác và tích<br /> cực cả kiến thức, cả cách thức giải và do đó<br /> có được niềm vui sướng của sự nhận thức<br /> sáng tạo.<br /> VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC<br /> NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC<br /> Kỹ năng xác định vấn đề trong dạy học<br /> Vấn đề học tập là những tình huống về lí<br /> thuyết hay thực tiễn có chứa đựng mâu thuẫn<br /> biện chứng giữa cái (kiến thức, kỹ năng, kĩ<br /> 237<br /> <br /> Đỗ Thị Tám<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> xảo) đã biết với cái phải tìm và mâu thuẫn<br /> này đòi hỏi phải được giải quyết) [4]<br /> Để xác định vấn đề trong dạy học, người giáo<br /> viên có thể dựa vào gợi ý sau:<br /> Dạng 1: Vấn đề được giáo viên và người học<br /> biết cả về nội dung, phương pháp và giải<br /> pháp. Dạng này để kiểm tra những điều người<br /> học đã được học hoặc làm quen;<br /> Ví dụ (VD): Hãy vận dụng cấu trúc của bài<br /> thuyết trình để trình bày một đơn nguyên kiến<br /> thức cụ thể!<br /> Dạng 2: Vấn đề đã được giáo viên và người<br /> học biết về nội dung. Về phương pháp và giải<br /> pháp, giáo viên biết còn người học chưa biết;<br /> VD: Hãy đưa ra các giải pháp nhằm phát triển<br /> tư duy kỹ thuật cho người học!<br /> Dạng 3: Vấn đề đã được giáo viên và người<br /> học biết về nội dung. Về phương pháp và giải<br /> pháp, giáo viên và người học chưa biết;<br /> VD: Làm thể nào để dự báo nghề phát triển<br /> trong 10 năm tới?<br /> Dạng 4: Vấn đề mà cả giáo viên và người học<br /> đều không biết về nội dung, phương pháp và<br /> giải pháp.<br /> VD: Hãy đưa ra vấn đề ảnh hưởng lớn nhất<br /> đến sự phát triển của giáo dục Việt Nam hiện<br /> nay và cách thức giải quyết vấn đề đó!<br /> Cách xây dựng tình huống có vấn đề<br /> Cách thứ nhất<br /> Có thể tạo ra tình huống có vấn đề khi kiến<br /> thức học sinh đã có không phù hợp (không<br /> đáp ứng được) với đòi hỏi của nhiệm vụ học<br /> tập hoặc với thực nghiệm.<br /> Các bước thực hiện:<br /> Bước 1: Tái hiện kiến thức cũ có liên quan;<br /> Bước 2: Đưa ra hiện tượng (có thể làm thí<br /> nghiệm, hoặc nêu ra một hiện tượng, một<br /> kinh nghiệm) mâu thuẫn hoặc trái hẳn với kết<br /> luận vừa được nhắc lại;<br /> Bước 3: Phát biểu vấn đề: “Đi tìm nguyên<br /> nhân của mâu thuẫn hoặc giải thích hiện<br /> tượng đó”.<br /> VD: Phương pháp dạy học thuyết trình<br /> 238<br /> <br /> 112(12)/1: 237 - 240<br /> <br /> Bước 1 (Tái hiện kiến thức): Nhắc lại về<br /> nhược điểm khi sử dụng phương pháp thuyết<br /> trình trong dạy học: Thuyết trình trong một<br /> khoảng thời gian dài làm cho người nghe mệt<br /> mỏi; Người học thụ động (nghe, ghi, ...) mà<br /> không được tham gia ý kiến vì thế không<br /> khuyến khích được tính tích cực học tập của<br /> người học, không thể thu được những thông<br /> tin phản hồi để điều chỉnh nội dung thuyết<br /> trình…<br /> Bước 2 (Đưa ra mâu thuẫn nhận thức):<br /> Hiện nay, phương pháp thuyết trình được giáo<br /> viên sử dụng nhiều nhất so với các phương<br /> pháp khác (Kết quả khảo sát của Viện nghiên<br /> cứu giáo dục Việt Nam)<br /> Bước 3 (Phát biểu vấn đề): Tại sao phương<br /> pháp thuyết trình có nhiều điểm không phù<br /> hợp với lý thuyết dạy học tích cực nhưng vẫn<br /> được sử dụng rộng rãi trong các nhà trường<br /> hiện nay?<br /> Cách thứ hai<br /> Có thể tạo ra tình huống có vấn đề khi học<br /> sinh lựa chọn trong những con đường có thể<br /> có một con đường duy nhất bảo đảm việc giải<br /> quyết được nhiệm vụ đặt ra.<br /> Khi đó xuất hiện tình huống lựa chọn hoặc<br /> tình huống bác bỏ (phản bác).<br /> Các bước thực hiện<br /> Bước 1. Tái hiện kiến thức cũ, nêu nhiệm vụ<br /> mới cần giải quyết;<br /> Bước 2. Làm xuất hiện mâu thuẫn, nêu các<br /> giả thuyết;<br /> Bước 3. Phát biểu vấn đề: “Giả thuyết nào là<br /> đúng, các giả thuyết khác vì sao không<br /> đúng?”.<br /> VD: Phương pháp đàm thoại<br /> Bước 1 (Tái hiện kiến thức cũ): Nhắc lại<br /> phương pháp đàm thoại: Đàm thoại là một<br /> hình thức trình bày bài giảng, trong đó giáo<br /> viên dựa vào những tri thức và kinh nghiệm<br /> hoạt động thực tiễn của người học, căn cứ vào<br /> nội dung của bài mà đặt ra một hệ thống các<br /> câu hỏi. Thông qua các câu hỏi này mà giáo<br /> viên trao đổi với người học, hướng dẫn người<br /> <br /> Đỗ Thị Tám<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> học tư duy từng bước để tự mình nắm được tri<br /> thức mới trong bài học.<br /> Bước 2 (Làm xuất hiện các mâu thuẫn và nêu<br /> các giả thuyết): Để tổ chức đàm thoại, có thể<br /> có các cách sau:<br /> Cách 1: Giáo viên chỉ định người trả lời, yêu<br /> cầu chú ý nghe câu hỏi và trả lời;<br /> Cách 2: Giáo viên đặt câu hỏi, dừng lại vài<br /> giây, quan sát và yêu cầu trả lời;<br /> Cách 3: Giáo viên đặt câu hỏi, dừng lại vài<br /> giây, quan sát và đặt câu hỏi theo cách khác<br /> khi thấy cần thiết, chọn người học chủ động<br /> trả lời, yêu cầu bổ sung khi câu trả lời sai<br /> hoặc thiếu, nhận xét và kêt luận cho câu hỏi<br /> Bước 3 (Phát biểu vấn đề): Hãy lựa chọn cách<br /> tổ chức đàm thoại đúng trong ba cách trên và<br /> đưa ra lý giải phù hợp.<br /> Cách thứ ba<br /> Có thể tạo ra tình huống có vấn đề khi học<br /> sinh phải tìm đường ứng dụng kiến thức trong<br /> học tập, trong thực tiễn hoặc tìm lời giải đáp<br /> cho câu hỏi “tại sao”.<br /> Lúc đó xuất hiện tình huống “vận dụng” hoặc<br /> tình huống “tại sao”.<br /> Các bước thực hiện<br /> Bước 1. Nêu ra những kiến thức đã học có<br /> liên quan đến một vấn đề;<br /> Bước 2. Đưa ra hiện tượng có chứa mâu thuẫn<br /> với kiến thức cũ gây ra lúng túng bế tắc khi<br /> giải quyết vấn đề trong học tập hay trong thực<br /> tiễn;<br /> Bước 3: Tìm nguyên nhân của bế tắc, lúng<br /> túng và tìm những con đường khác nhằm vận<br /> dụng kiến thức đã học để có thể giải quyết<br /> được nhiệm vụ đặt ra.<br /> VD: Dạy học theo quan điểm hiện đại<br /> Bước 1 (tái hiện kiến thức cũ): Nhắc lại khái<br /> niệm về quan điểm dạy học tích cực: “Dạy<br /> học là một quá trình trong đó dưới vai trò chủ<br /> đạo của thầy (vai trò tổ chức, lãnh đạo, điều<br /> khiển), người học tự giác, tích cực, độc lập<br /> nhận thức nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ<br /> dạy học.<br /> <br /> 112(12)/1: 237 - 240<br /> <br /> Bước 2: Đưa ra hiện tượng mâu thuẫn<br /> Giáo viên A vận dụng quan điểm dạy học trên<br /> như sau: Giáo viên A đến lớp học yêu cầu<br /> người học tự đọc bài (tự giác), tự làm bài tập,<br /> có thể trao đổi bài với giáo viên nếu thấy cần<br /> thiết.<br /> Kết quả: Người học không học bài, không<br /> hiểu bài<br /> Câu hỏi: Phải chăng áp dụng quan điểm dạy<br /> học hiện đại không mang lại hiệu quả dạy<br /> học?<br /> Bước 3: Tìm nguyên nhân dẫn đến giờ học<br /> không hiệu quả<br /> Giả thuyết 1: Người học không chăm chỉ, tự<br /> giác học tập<br /> Kiểm tra giả thuyết 1: Người học chăm chỉ tự<br /> học, không làm việc riêng<br /> Loại giả thuyết 1<br /> Giả thuyết 2: Giáo viên không quan tâm, nhắc<br /> nhở nội dung cần học cho người học;<br /> Kiểm tra giả thuyết 2: Giáo viên đã yêu cầu<br /> người học đọc lý thuyết và làm các bài tập cụ<br /> thể phù hợp với bài học<br /> Loại giả thuyết 2<br /> Giả thuyết 3: Giáo viên không phối hợp, điều<br /> khiển quá trình nhận thức của người học;<br /> Kiểm tra giả thuyết: Giáo viên đã không sử<br /> dụng các phương pháp dạy học nhằm điều<br /> khiển quá trình nhận thực và vận dụng kiến<br /> thức của , đã “buông trôi” để tự sinh viên đọc<br /> và làm bài nên không đạt hiệu quả giáo dục<br /> Kết luận: Quan niệm dạy học tích cực mang<br /> lại hiệu quả trong giáo dục, nhưng người giáo<br /> viên vận dụng sai quan điểm này.<br /> KẾT LUẬN<br /> Khi vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn<br /> đề trong giảng dạy cần đặc biệt chú ý đến việc<br /> lựa chon “vấn đề” trong dạy học, cách phát<br /> triển, giải quyết “vấn đề” cho phů hợp với<br /> nhận thức vŕ tâm lý của người học; Bài viết<br /> trên đây đưa ra những bước thực hiện phương<br /> pháp này một cách đơn giản và cụ thể, nhằm<br /> giúp người đọc có thể sử dụng phương pháp<br /> này dễ dàng và hiệu quả.<br /> 239<br /> <br /> Đỗ Thị Tám<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Nguyễn văn Bính, Trần Sinh Thành, Nguyễn<br /> Văn Khôi (1990), Phương pháp dạy học kỹ<br /> thuật công nghiệp, NXB giáo dục, Hà Nội;<br /> [2]. Trần Khánh Đức (2002), Sư phạm kỹ thuật,<br /> NXB giáo dục Hà Nội;<br /> <br /> 112(12)/1: 237 - 240<br /> <br /> [3]. Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức, Phan Văn<br /> Kha (1996), Phương pháp nghiên cứu giáo<br /> dục kỹ thuật và nghề nghiệp, NXB Giáo Dục,<br /> Hà nội;<br /> [4]. Sổ tay phương pháp luận dạy học (2002), Tài<br /> liệu của chương trình hỗ trợ LNXH;<br /> <br /> SUMMARY<br /> <br /> TEACHING METHODOLOGY RAISE A PROBLEM<br /> Do Thi Tam*<br /> College of Technology – TNU<br /> <br /> “Teaching methodology raise a problem” is consistent with opinion profess modern. However, It is<br /> difficult to use this method for chosing and developing teaching problem.This article refers to<br /> some skills for the teacher to be able to manage this method in the teaching process.<br /> Key words: Problem, modern, skill, teaching methodology, teaching process.<br /> <br /> Phản biện khoa học: ThS. Lê Thị Quỳnh Trang – Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp – ĐHTN<br /> <br /> *<br /> <br /> ĐT: 0915208062; Email: dothitamtnut@gmail.com<br /> <br /> 240<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2