intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật nuôi dế anh

Chia sẻ: Mao Nguyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

287
lượt xem
114
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay các món ăn chế biến từ dế đang được nhiều người ưa thích và coi là món "đặc sản". Để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của Hội viên Câu lạc bộ khuyến nông phường Quyết tâm và nhiều bạn đọc trong tỉnh; vừa qua, chúng tôi có dịp trao đổi với ông Nguyễn Lân Hùng – chuyên gia của chương trình Nông nghiệp – Đài Truyền hình Trung ương, ông Đào Thái Hoà thôn Ngọc Trì, xã Bình Định, huyện Lương tài tỉnh Bắc Ninh và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên để có những tài liệu cơ bản về kỹ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật nuôi dế anh

  1. Kỹ thuật nuôi dế anh Cập nhật : 19/08/2008 09:52 Hiện nay các món ăn chế biến từ dế đang được nhiều người ưa thích và coi là món "đặc sản". Để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của Hội viên Câu lạc bộ khuyến nông phường Quyết tâm và nhiều bạn đọc trong tỉnh; vừa qua, chúng tôi có dịp trao đổi với ông Nguyễn Lân Hùng – chuyên gia của chương trình Nông nghiệp – Đài Truyền hình Trung ương, ông Đào Thái Hoà thôn Ngọc Trì, xã Bình Định, huyện Lương tài tỉnh Bắc Ninh và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên để có những tài liệu cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi Dế; sau đây xin trân trọng giới thiệu kỹ thuật nuôi Dế cùng bạn đọc: 1. Đặc điểm sinh học của Dế Dế thuộc loại côn trùng ăn tạp và phát triển rất nhanh, từ khi nở ra đến 45 ngày nó đã nặng tới 15 – 17 gram (trùng bình khoảng 700 con/kg), chúng bắt đầu mọc cánh (nếu nuôi dế thương phẩm thì 45 ngày là thời điểm xuất bán hiệu quả tốt nhất). Dế thành thục lúc 60 ngày tuổi, theo kinh nghiệm phân biệt Dế cái khác dế đực ở phần hậu môn: dế cái có “máng đẻ” còn dế đực phần hậu môn tròn hơn. Mỗi Dế cái đẻ khoảng 30 – 40 trứng/ngày 2. Kỹ thuật chăn nuôi: 2.1. Dụng cụ nuôi: Có thể tận dụng các thùng hàng bằng nhựa, chum, vại có đường kính từ 20 – 50 cm, nắp thùng làm bằng bìa cứng, phên tre, tấm ván mỏng…có khoét một lỗ ở giữa khoảng 3 – 4 xm để thông khí và quan sát bên trong và cung cấp ánh sáng. Khay cho dế đẻ có thể làm khay chuyên dùng bằng gỗ như khuôn gói bánh chưng hình vuông cỡ 5cm, cao 2cm; trong khay đẻ để một ít đất ẩm tơi, lượng đất ẩm trong khay dầy khoảng 1,5 cm. 2.2. Thức ăn chăn nuôi Thức ăn cho Dế là các loại cỏ hoà thảo tự nhiên và cám hỗn hợp như cám cho gia cầm úm (chủ yếu cho dế non) Cỏ được rửa sạch, nếu cỏ chuẩn bị từ trước đã ráo nước thì phun nước cho cỏ hơi ướt rồi bó thành từng bó nhỏ cỡ bằng nắm tay (0,1 – 0,2 kg/bó) để trong thùng nuôi cho dế ăn và leo trèo. Bột cám hỗn hợp của gia cầm úm để vào đĩa nhỏ với số lượng bằng 3% trọng lượng Dế cho ăn tự do. Nước uống của dế: có thể sử dụng bình phun nhỏ tưới hoa phun dưới dạng phun bụi vào thành thùng nhựa hoặc chum, vại đang nuôi Dế.
  2. 2.3. Kỹ thuật ấp trứng Mỗi ngày lấy khay đẻ trứng ra một lần và đưa khay mới vào để nhân trứng cho hôm sau. Khi đưa khay trứng vào hộp ấp (dùng cái hộp nhỏ như hộp đựng mì tôm) chuẩn bị khăn bông thấm nước ẩm (loại khăn rửa mặt trẻ em nhỏ, cỡ 10 x 10 cm, 1 cái đặt dưới đáy thùng ấp để đè khay trứng lên và 1 cái phủ lên mặt khay, đậy nắp hộp lại, để trong chuồng nuôi có che xung quanh, nhiệt độ thích hợp nhất từ 22 – 26oC, cứ 3 – 4 ngày thay khăn ướt 1 lần để giữ độ ẩm, sau 9 -10 ngày trứng bắt đầu nở, khi thấy dế đã nở hết (vào ngày thứ 11) thì lấy khay ra đưa Dế con vào hộp nuôi. 2.4. Kỹ thuật nuôi Dế con Tận dụng các hộp, thùng hoặc chum, vại nuôi Dế con cần về sinh sạch sẽ, sau đó xông hơi focmol để khử trùng Ban đầu Dế con ăn ít, cần cho cỏ non và bột cám tổng hợp có 17 – 21 % chất đạm (tương đương cám úm gia cầm), lượng cám tổng hợp khoảng 3 % trọng lượng dế; cho ăn theo bữa, mỗi bữa cách nhau khoảng 4 – 6 giờ, chú ý vệ sinh hộp nuôi, bỏ cỏ cũ ra, đưa cỏ mới vào. Cho Dế uống nước bằng cách phun ướt cỏ non rồi đưa vào thùng nuôi, khi Dế lớn có thể phun nước vào thành dụng cụ nuôi để cho uống. Khi Dế lớn cần san bớt đàn sang hộp mới tránh mật độ quá dầy 2.5. Kỹ thuật nuôi Dế bố mẹ Tỷ lệ ghép đôi giao phối đực cái là 1 đực : 1,5 - 2 cái Mật độ nuôi là 30 – 40 con/m2 Thức ăn cho Dế bố mẹ tương tự như Dế con 3. Một số chú ý về phòng chống địch hại Địch hại của Dế là chuột và kiến Đối với kiến cần phòng bằng rành nước xung quanh khu vực nuôi (đối với quy mô chăn nuôi lớn), Nếu nuôi ít có thể đặt các hộp nuôi trên các giá có chân giá ngâm trong bát nước. Đối với chuột cần dùng cả sinh học để diệt chuột. Theo các hộ đã chăn nuôi dế ở Lương Tài, Bắc Ninh và chuyên gia Nguyễn Lân Hùng thì ngoài các thiên địch trên, chưa thấy dế mắc bệnh gì khác. Hiện nay chưa có các công trình nghiên cứu sâu về con Dế, chúng tôi mong nhận được sự bổ sung của bạn đọc cùng chia sẻ kinh nghiệm nuôi Dế qua bản tin khuyến nông. Kỹ thuật nuôi dế I. Giống và đặc điểm giống Tên gọi: Trong tự nhiên có rất nhiều loại dế như: Dế ta, dế mèn, dế cơm, dế mọi, dế chó, dế dũi. . . Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật nuôi dế ta. Tập tính sinh hoạt và môi trường sống: Trong tự nhiên, dế ta sinh trưởng, phát triển và sinh sản quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa. Dế ta có bản tính hung hăng,
  3. nhưng lại thích sống theo bầy đàn, môi trường sống rất đơn giản, không cầu kỳ, có thể ở hang hay trong những đám cỏ khô. . . nên có thể tổ chức chăn nuôi công nghiệp, nhưng phải đảm do chuồng trại nuôi dế tương tự như môi trường thiên nhiên hoang dã. Tuổi thọ: Tuổi thọ của các loại dế khác nhau. Tuổi thọ của dế ta trung bình là 4 tháng Thức ăn: Chủ yếu là rau, cỏ, củ, quả, trái cây, mầm cây, côn trùng nhỏ và bột ngũ cốc các loại... Dế ít uống nước, nhưng phải thường xuyên có đủ nước sạch và mát cho dế uống tự do. Sinh trưởng, phát dục: Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển dế ta trải qua 4 lần lột xác. Sau mỗi lần lột xác dế ta lớn nhanh hơn. Từ lúc nở ra cho đến khoảng 45 ngày tuổi là đã đó thể xuất bán. Từ ngày thứ 45 trở đi để phát triển cánh. Hai tháng tuổi để đã thành thục sinh dục và có thể ghép đôi giao phối cho sinh sản. Với chiều dài cơ thể khoảng 2cm, nặng khoảng 800-1.000 con/kg. Sinh sản: 60 ngày tuổi dế đã trưởng thành và bắt đầu sinh sản. Dế mái có biểu hiện động dục (thích gần dế đực) trước lúc đẻ khoảng 15 ngày. Khi đẻ dế mái tìm đến những chỗ đất tơi xốp và ấm để đẻ trứng, mỗi lần đẻ vài trăm trứng. Giá trị và thị trường: Nhiều nước, nhất là các nước ở châu Á coi một số loại côn trùng là món ăn ngon. Trong những nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng côn trùng có rất nhiều tác dụng bổ ích đối với con người, đặc biệt có thể sử dụng chúng như những món ăn thuộc hàng "đặc sản". Một số món ăn từ dế: Trước khi chế biến các món ăn từ dế, cần rút ruột, bóp bụng dế để bỏ ruột phân, rửa sạch sau đó mới chế biến. Dế có thể chế biến được nhiều món như chiên giòn, chiên bơ, lăn bột, kho tiêu, xào mì, trộn gỏi, tim mặn, lẩu... Hiện nay, dế là một trong nhũng món ăn được các nhà hàng, quán nhậu tiêu thụ rất mạnh với giá 250.000- 300.000 đồng/kg. II. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng dế Chọn giống: Chọn dế giống bố mẹ là tơ mới biết gáy, dế mái chưa sinh sản, to, khỏe mạnh nhất trong đàn, không dịch bệnh, dị tật (đủ râu, chân...). Chuồng trại: Cao ráo, yên tĩnh, thoáng mát có mái che mưa che nắng, xung quanh có lưới đề phòng mèo, chuột bắt dế, có rãnh nước để phòng kiến xâm nhập gây hại cho dế... + Chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi: - Chuồng nuôi: Chuồng nuôi có thể là xô, thau, khay, chậu... có nắp đậy nhưng phải đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát. Nắp đậy, có thể là cái lồng bàn hoặc nắp xô đục nhiều lỗ tạo thông thoáng, ban ngày mở ra, chiều tối đậy lại để phòng tránh dế bay đi và mèo, chuột bắt dế... Trước khi nuôi phải rửa sạch, phơi khô chuồng nuôi và trang thiết bị phục vụ chăn nuôi dế. Tùy theo phương tiện và điều kiện nuôi mà bố trí số lượng nuôi hợp lý. Nuôi dế giống bố mẹ (ép đẻ) trong xô có dung tích 40-50 lít thì thả 20 dế cái, 10 dế đực. Trong xô 70- 80 lít thì thả 30 dế cái và 15 dế đực...
  4. - Thiết bị chăn nuôi: Rế tre, máng đẻ, máng thức ăn, nước uống cho dế đơn giản, có thể dùng vỏ nghêu, hoặc làm bằng xi măng, đồ sành sứ kích thước không quá lớn nhằm hạn chế dế con té chết (đường kính khoảng 10 -15 cm, dày khoảng 1,5 - 2,0 cm, sâu khoảng 0,5-1,0cm). Trong chuồng nuôi, có rế tre (rế để xoong nồi đường kính 15- 20 cm) hay vỉ tre, rế có lỗ nhỏ (dày) nuôi dế con mới nở đến 25 ngày tuổi, loại thưa nuôi tiếp theo đến thu hoạch. Xô loại 45 lít xếp khoảng 10 rế, xô 80 lít thì 15 rế. Rế xếp chồng lên nhau tạo khoảng trống để máng đẻ, máng thức ăn, nước uống cho dế. Đất dùng trong máng đẻ là đất sạch, tơi xốp, ấm vừa phải, có độ dày 3 - 4 cm (có thể dùng đất sạch trộn với xơ dừa xay). Không dùng đất có kiến, đất bị nhiễm hoá chất độc hại... Trên cùng phủ một lớp cỏ cho dế ăn, ở, sinh trưởng phát triển và sinh sản... Thức ăn: Thức ăn chủ yếu của dế là cỏ, cám hỗn hợp (thường dùng cám gà con), nên xay cám thành bột cho dế ăn, bảo quản nơi khô ráo, không mua nhiều một lúc dễ bị mốc. Cho ăn thêm rau xanh, cải ngọt, cà rốt, củ sắn, cỏ tươi... Có thể cho dế ăn thêm miếng dưa hấu (nhớ cắt bỏ phần ruột đỏ), lấy phần sát vỏ, không để nhiều. Cần lưu ý thức ăn chỉ ăn trong ngày, còn dư phải bỏ, không cho dế ăn mầm đậu các loại, chúng sẽ bị rụng râu, chân mà chết. Dế mỗi ngày một trưởng thành, nên lượng thức ăn ngày càng tăng lên tùy thuộc vào sức ăn của dế. Hàng ngày nước được phun sương để giữ ẩm và cho dế uống. Chăm sóc nuôi dưỡng: + Chăm sóc nuôi dưỡng dế sinh sản: - Thả giống: Theo tỷ lệ 1 trống/ 2 mái. Xô nhựa nhỏ thả 15 dế trống và 30 dế mái vừa mới trưởng thành. Xô nhựa lớn 80 lít có thể thả 25 dế trống và 50 dế mái. - Đẻ trứng: Sau khi thả giống 2-3 ngày dế đẻ trứng vào máng đẻ Dấu hiệu dế sắp đẻ: Dế mái thường thụt lùi và chọc cây kim nhọn sau đuôi xuống đáy xô. Lúc này ta đặt máng đẻ vào là dế leo lên đẻ ngay (trong máng đẻ đã để sẵn đất sạch tơi xốp và đủ ẩm). Khi dế có dấu hiệu sắp đẻ ta đặt máng đẻ vào xô nuôi dế bố mẹ hàng đêm cho dế đẻ. Cứ sau mỗi đêm máng đẻ được lấy ra đưa đi ấp, tối đến đưa máng mới vào xô nuôi để dế đẻ tiếp. Mỗi đêm 30 con dế mẹ có thể đẻ hàng nghìn trứng vào máng đẻ. Dế chỉ đẻ trong vòng hai tháng là thải loại. Dế rất nhát, vì vậy ta nên để mảng đẻ vào buổi tối. Mỗi tối để vào một máng đẻ, sáng hôm sau lấy máng đẻ ra để vào xô ấp trứng ở một khu vực khác. - Ấp trứng: Xô ấp trứng được thiết kế như sau: Bỏ một lớp đất xốp vào đáy xô, cao khoảng 1cm, rộng khoảng 3cm. Để 3 máng trứng vào chính giữa xô, phủ lên một lớp cỏ mỏng, mỗi ngày phun nước 1 - 2 lần để giữ ẩm. Hoặc trước khi cho máng trứng vào xô ấp trứng, ta chuẩn bị hai khăn bông vuông (loại khăn lạnh lau mặt ở các nhà hàng), nhúng nước ướt rồi đặt dưới đáy thùng ấp, sau đó đặt máng trứng trên khăn ướt và dùng khăn ướt thứ hai đã nhúng nước đậy lên máng trứng để giữ độ ẩm. Sau khi đã làm xong các việc nói trên đậy nắp thùng lại. Cứ 3-4 ngày, thay khăn ướt một lần để giữ độ ẩm. Nhiệt độ cần cho trứng nở khoảng 25-
  5. 300C (nhiệt độ phòng). Sau 8- 12 ngày là dế nở. Khi thấy dế đã nở hết, ta lấy khay đẻ ra khỏi xô ấp và chuyển dế con vào xô ương nuôi riêng. Để dế đẻ nhiều và dế con khoẻ mạnh, cần lưu ý: Vệ sinh chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi sạch sẽ, khô ráo, máng thức ăn phải được che đậy, tránh nước gây nấm mốc... Sau đó, để máng đẻ vào đáy xô lệch sang một bên, bên kia để một máng thức ăn, một máng nước, úp chồng rế lên, phủ lên rế một ít cỏ tươi. Phun nước dạng sương lên cỏ tươi mỗi ngày 1-2 lần tạo nhiệt độ trong xô 25- 30 0C. Sau khi dế đẻ một ngày, chuyển máng trứng sang thùng ấp và đặt máng đẻ khác vào trong xô nuôi. Có thể dùng thùng các- tông loại dày hoặc khay nhựa có kích thước 60x40x20cm để ấp trứng, mỗi thùng có thể để 8-10 máng trứng. Thùng ấp phải kín, có nắp đậy (dùng lưới muỗi), theo dõi hàng ngày, tránh kiến gây hại... + Ương nuôi dế con: Dế con mới nở, ta chuyển sang ương nuôi riêng trong xô nhựa, trung bình khoảng 1.000 con/xô 80 lít. Lúc này ta để thức ăn của gà con xay nhuyễn vào cho dế mới nở ra ăn, ngày 2-3 lần và bỏ vào xô nuôi một lớp cỏ tươi non cho dế con trú ẩn và nhấm nháp. Mỗi ngày tiếp tục phun nước 1-2 lần để giữ ẩm và cho dế uống. Ương nuôi dế con đến 20 ngày ta chuyển sang nuôi dế thịt thương phẩm. + Nuôi để thịt thương phẩm: Đặt rế, máng thức ăn, nước uống, phủ cỏ tươi như nuôi dế đẻ nhưng số lượng nhiều hơn (400-500 con với xô 80 lít, 300 con ở xô 45 lít). Chăm sóc và phun nước ngày 1- 2 lần, tránh nước đọng, ẩm mốc trong xô, tránh để thức ăn tồn dư, ẩm ướt, hôi mốc và không để máng đẻ trong xô nuôi như nuôi dế đẻ. Ngoài ra, có thể làm chuồng nuôi dế bằng xi măng, kích thước một ô rộng 1 m x dài 1,2 m x cao 0,5 m, mặt tường nhẵn tránh dế bò ra, che đậy bằng lưới phía trên, nuôi 1.000 con/m2. Chuồng xây xong cần ngâm nước cho hết chất xi măng. Xung quanh chuồng làm rãnh nước tránh kiến, côn trùng xâm hại... Chồng vào 25 rế, tạo khoảng không cho dế. Cũng cần chăm sóc như nuôi trong xô, chú ý phun nước (dạng sương) 2- 3 lần/ngày. Thức ăn tinh cho ăn hàng ngày, thức ăn thô xanh rau, củ, quả các loại thì 2-3 ngày mới cho ăn một lần, nhưng chỉ ăn trong ngày, thức ăn còn dư phải bỏ. Riêng cỏ xanh có thể 2-3 ngày mới cho ăn và thay mới một lần. Dế con được 20 ngày, chuyển qua nuôi dế thịt thương phẩm khoảng 45 ngày thì có thể thu hoạch (800-1.000 con được 1 kg), xuất bán thịt hoặc tuyển chọn dế tơ làm giống nuôi đến 60 ngày thì cho phối giống sinh sản. Chú ý: Dế sắp trưởng thành tối đến thường hay bay đi kiếm ăn và hoạt động tình dục... Vì vậy, chiều tối ta nên đậy nắp xô lại sáng sớm mới mở ra cho thoáng mát. Thu hoạch: Dùng vợt nylon nhỏ thu hoạch, cho vào thùng giấy cùng với rế, cỏ tươi di chuyển xa dế không chết. Có thể đông lạnh sau khi rửa sạch dế bằng nước sạch hoặc nước muối 2% và cho vào khay đông lạnh. Chăm sóc nuôi dưỡng dế đơn giản, ít vốn, ít dịch bệnh, dễ thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao, ai cũng có thể nuôi được. Phòng và trị bệnh: Với phương châm phòng bệnh là chính, thực hiện tốt chương trình 3 sạch: Ở sạch, ăn sạch, uống sạch. Đặc biệt, khi thời tiết hoặc môi trường sống thay đổi, cần phải vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng thật tốt để tăng cường sức đề kháng,
  6. chống stress gây hại cho dế... Dế ta thường hay bị một số bệnh, nhất là bệnh đường ruột Bệnh đường ruột: - Nguyên nhân : Có thể do mật độ quá cao, chuồng nuôi quá nóng ẩ m hoặc chuồng nuôi bị nước đổ vào lẫn phân, thức ăn gây ô nhiễm môi trường hoặc thức ăn bị ôi mốc, nước uống lẫn phân, dơ bẩn, mất vệ sinh... - Triệu chứng: Dế đang ăn uống, khỏe mạnh bình thường, đột ngột bỏ ăn chỉ uống nước rồi yếu dần, râu gãy ngang, phân nước trắng gục, 7- 10 ngày sau thì dế chết. Bệnh này rất dễ lây lan sang những con ở cùng một xô, rất khó trị. - Phòng và trị bệnh: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng bệnh là chính bởi, khi chúng ta phát hiện ra triệu chứng thì đã muộn. Tốt nhất nên giữ gìn vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, thức ăn, nước uống phải thay rửa hàng ngày... Kỹ thuật nuôi dế Ngày đăng: 25/06/2008 Theo KS. Đặng Tịnh / Báo Nông Nghiệp Việt Nam Trong tự nhiên có rất nhiều loại dế như: dế ta, dế mèn, dế cơm, dế mọi, dế chó, dế dũi… Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật nuôi dế ta. I. Giống và đặc điểm giống Vóc dáng: Dế ta có kích thước trung bình với chiều dài cơ thể khoảng 2cm. Dế ta có 3 màu đặc trưng như: đen huyền, đỏ hoe và vàng nghệ. Tập tính sinh hoạt và môi trường sống: Trong tự nhiên, dế ta sinh trưởng, phát triển và sinh sản quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa. Dế ta có bản
  7. tính hung hăng, nhưng lại thích sống theo bầy đàn, môi trường sống rất đơn giản, không cầu kỳ, có thể ở hang hay trong những đám cỏ khô… nên có thể tổ chức chăn nuôi công nghiệp, nhưng phải đảm bảo chuồng trại nuôi dế tương tự như môi trường thiên nhiên hoang dã. Môi trường sống tự nhiên, dế sẽ ít dịch bệnh, ít tốn công chăm sóc. Dế leo trèo rất giỏi và có thể nhảy xa chừng nửa mét. Đặc biệt, tối đến dế có thể bay xa hàng mét… Tuổi thọ: Tuổi thọ của các loại dế khác nhau. Tuổi thọ của dế ta trung bình là 4 tháng. Thức ăn: Chủ yếu là rau, cỏ, củ, quả, trái cây, mầm cây, côn trùng nhỏ và bột ngũ cốc các loại… Dế ít uống nước, nhưng phải thường xuyên có đủ nước sạch và mát cho dế uống tự do. Sinh trưởng, phát dục: Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển dế ta trải qua 4 lần lột xác. Sau mỗi lần lột xác dế ta lớn nhanh hơn. Từ lúc nở ra cho đến khoảng 45 ngày tuổi là đã có thể xuất bán. Từ ngày thứ 45 trở đi dế phát triển cánh. Hai tháng tuổi dế đã thành thục sinh dục và có thể ghép đôi giao phối cho sinh sản. Với chiều dài cơ thể khoảng 2cm, nặng khoảng 800-1.000 con/kg. Sinh sản: 60 ngày tuổi dế đã trưởng thành và bắt đầu sinh sản. Thời kỳ sinh sản của dế ta diễn ra quanh năm. Khi trưởng thành chúng cất tiếng gáy “tè tè” rất êm tai để mời gọi bạn tình. Dế mái có biểu hiện động dục (thích gần dế đực) trước lúc đẻ khoảng 15 ngày. Khi đẻ dế mái tìm đến những chỗ đất tơi xốp và ẩm để đẻ trứng, mỗi lần đẻ vài trăm trứng. Dế mới nở có màu đen, một tháng tuổi mới thể hiện màu đặc trưng của dế, hai tháng tuổi thì dế ta đã trưởng thành. Giá trị và thị trường: Nhiều nước, nhất là các nước ở châu Á coi một số loại côn trùng là món ăn ngon. Ở nước ta các loại côn trùng như dế, cào cào, châu chấu, sâu chít, nhộng tằm, rươi, bọ xít, bọ cạp, bọ hung, sâu đục thân, kiến… là những loại côn trùng phổ biến trên các loại cây trồng, chỉ cần nghe tên thôi cũng làm cho nhiều người “ghê sợ”. Thế nhưng, trong những nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng côn trùng có rất nhiều tác dụng bổ ích đối với con người, đặc biệt có thể sử
  8. dụng chúng như những món ăn thuộc hàng “đặc sản”. Một số món ăn từ dế: Trước khi chế biến các món ăn từ dế, cần rút ruột, bóp bụng dế để bỏ ruột phân, rửa sạch sau đó mới chế biến. Dế có thể chế biến được nhiều món như chiên giòn, chiên bơ, lăn bột, kho tiêu, xào mì, trộn gỏi, rim mặn, lẩu... ăn cùng với bánh phồng tôm, bánh tráng hoặc cuốn bánh tráng với rau sống là những món ăn đặc sản từ dế. Hiện nay, dế là một trong những món ăn được các nhà hàng, quán nhậu tiêu thụ rất mạnh với giá 250.000- 300.000 đồng/kg. II. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡngdế Chọn giống: Chọn dế giống bố mẹ là tơ mới biết gáy, dế mái chưa sinh sản, to, khỏe mạnh nhất trong đàn, không dịch bệnh, dị tật (đủ râu, chân…). Chuồng trại: Cao ráo, yên tĩnh, thoáng mát có mái che mưa che nắng, xung quanh có lưới đề phòng mèo, chuột bắt dế, có rãnh nước đề phòng kiến xâm nhập gây hại cho dế… + Chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi: - Chuồng nuôi: Chuồng nuôi có thể là xô, thau, khay, chậu… có nắp đậy nhưng phải đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát. Nắp đậy, có thể là cái lồng bàn hoặc nắp xô đục nhiều lỗ tạo thông thoáng, ban ngày mở ra, chiều tối đậy lại để phòng tránh dế bay đi và mèo, chuột bắt dế… Trước khi nuôi phải rửa sạch, phơi khô chuồng nuôi và trang thiết bị phục vụ chăn nuôi dế. Tùy theo phương tiện và điều kiện nuôi mà bố trí số lượng nuôi hợp lý. Nuôi dế giống bố mẹ (ép đẻ) trong xô có dung tích 40-50 lít thì thả 20 dế cái, 10 dế đực. Trong xô 80- 80 lít thì thả 30 dế cái và 15 dế đực… - Thiết bị chăn nuôi: Rế tre, máng đẻ, máng thức ăn, nước uống cho dế đơn giản, có thể dùng vỏ nghêu, hoặc làm bằng xi măng, đồ sành sứ kích thước không quá lớn nhằm hạn chế dế con té chết (đường kính khoảng 10-15 cm, dày khoảng 1,5-2,0 cm, sâu khoảng 0,5-1,0 cm). Trong chuồng nuôi, có rế tre (rế để xoong nồi đường kính 15-20 cm) hay vỉ tre, rế có lỗ nhỏ (dày) nuôi dế con mới nở đến 25 ngày tuổi, loại thưa nuôi tiếp theo đến thu hoạch. Xô loại 45 lít xếp khoảng 10 rế, xô 80 lít thì 15 rế. Rế xếp chồng lên nhau tạo khoảng trống để máng đẻ, máng thức ăn, nước uống cho dế. Đất dùng trong máng đẻ là đất sạch, tơi xốp, ẩm vừa phải, có độ dày 3 - 4 cm (có thể dùng đất sạch trộn với xơ dừa xay). Không dùng đất có kiến, đất bị nhiễm hóa chất độc hại... Trên cùng phủ một lớp cỏ cho dế ăn, ở, sinh trưởng phát triển và sinh sản…
  9. Thức ăn: Thức ăn chủ yếu của dế là cỏ, cám hỗn hợp (thường dùng cám gà con), nên xay cám thành bột cho dế ăn, bảo quản nơi khô ráo, không mua nhiều một lúc dễ bị mốc. Cho ăn thêm rau xanh, cải ngọt, cà rốt, củ sắn, cỏ tươi... Có thể cho dế ăn thêm miếng dưa hấu (nhớ cắt bỏ phần ruột đỏ), lấy phần sát vỏ, không để nhiều. Cần lưu ý thức ăn chỉ ăn trong ngày, còn dư phải bỏ, không cho dế ăn mầm đậu các loại, chúng sẽ bị rụng râu, chân mà chết. Dế mỗi ngày một trưởng thành, nên lượng thức ăn ngày càng tăng lên tùy thuộc vào sức ăn của dế. Hàng ngày nước được phun sương để giữ ẩm và cho dế uống. Chăm sóc nuôi dưỡng: + Chăm sóc nuôi dưỡng dế sinh sản: - Thả giống: Theo tỷ lệ 1 trống/2 mái. Xô nhựa nhỏ thả 15 dế trống và 30 dế mái vừa mới trưởng thành. Xô nhựa lớn 80 lít có thể thả 25 dế trống và 50 dế mái. - Đẻ trứng: Sau khi thả giống 2-3 ngày dế đẻ trứng vào máng đẻ. Dấu hiệu dế sắp đẻ: Dế mái thường thụt lùi và chọc cây kim nhọn sau đuôi xuống đáy xô. Lúc này ta đặt máng đẻ vào là dế leo lên đẻ ngay (trong máng đẻ đã để sẵn đất sạch tơi xốp và đủ ẩm). Khi dế có dấu hiệu sắp đẻ ta đặt máng đẻ vào xô nuôi dế bố mẹ hàng đêm cho dế đẻ. Cứ sau mỗi đêm máng đẻ được lấy ra đưa đi ấp, tối đến đưa máng mới vào xô nuôi để dế đẻ tiếp. Mỗi đêm 30 con dế mẹ có thể đẻ hàng nghìn trứng vào máng đẻ. Dế chỉ đẻ trong vòng hai tháng là thải loại. Dế rất nhát, vì vậy ta nên để máng đẻ vào buổi tối. Mỗi tối để vào một máng đẻ, sáng hôm sau lấy máng đẻ ra để vào xô ấp trứng ở một khu vực khác. - Ấp trứng: Xô ấp trứng được thiết kế như sau: Bỏ một lớp đất xốp vào đáy xô, cao khoảng 1cm, rộng khoảng 3cm. Để 3 máng trứng vào chính giữa xô, phủ lên một lớp cỏ mỏng, mỗi ngày phun nước 1- 2 lần để giữ ẩm. Hoặc trước khi cho máng trứng vào xô ấp trứng, ta chuẩn bị hai khăn bông vuông (loại khăn lạnh lau mặt ở các nhà hàng), nhúng nước ướt rồi đặt dưới đáy thùng ấp, sau đó đặt máng trứng trên khăn ướt và dùng khăn ướt thứ hai đã nhúng nước đậy lên máng
  10. trứng để giữ độ ẩm. Sau khi đã làm xong các việc nói trên đậy nắp thùng lại. Cứ 3-4 ngày, thay khăn ướt một lần để giữ độ ẩm. Nhiệt độ cần cho trứng nở khoảng 25- 30oC (nhiệt độ phòng). Sau 8-12 ngày là dế nở. Khi thấy dế đã nở hết, ta lấy khay đẻ ra khỏi xô ấp và chuyển dế con vào xô ương nuôi riêng. Để dế đẻ nhiều và dế con khỏe mạnh, cần lưu ý: Vệ sinh chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi sạch sẽ, khô ráo, máng thức ăn phải được che đậy, tránh nước gây nấm mốc... Sau đó, để máng đẻ vào đáy xô lệch sang một bên, bên kia để một máng thức ăn, một máng nước, úp chồng rế lên, phủ lên rế một ít cỏ tươi. Phun nước dạng sương lên cỏ tươi mỗi ngày 1-2 lần tạo nhiệt độ trong xô 25-30oC. Sau khi dế đẻ một ngày, chuyển máng trứng sang thùng ấp và đặt máng đẻ khác vào trong xô nuôi. Có thể dùng thùng các-tông loại dày hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 40 x 20 cm để ấp trứng, mỗi thùng có thể để 8-10 máng trứng. Thùng ấp phải kín, có nắp đậy (dùng lưới muỗi), theo dõi hàng ngày, tránh kiến gây hại… + Ương nuôi dế con: Dế con mới nở, ta chuyển sang ương nuôi riêng trong xô nhựa, trung bình khoảng 1.000 con/xô 80 lít. Lúc này ta để thức ăn của gà con xay nhuyễn vào cho dế mới nở ra ăn, ngày 2-3 lần và bỏ vào xô nuôi một lớp cỏ tươi non cho dế con trú ẩn và nhấm nháp. Mỗi ngày tiếp tục phun nước 1-2 lần để giữ ẩm và cho dế uống. Ương nuôi dế con đến 20 ngày ta chuyển sang nuôi dế thịt thương phẩm. + Nuôi dế thịt thương phẩm: Đặt rế, máng thức ăn, nước uống, phủ cỏ tươi như nuôi dế đẻ nhưng số lượng nhiều hơn (400-500 con với xô 80 lít, 300 con ở xô 45 lít). Chăm sóc và phun nước ngày 1-2 lần, tránh nước đọng, ẩm mốc trong xô, tránh để thức ăn tồn dư, ẩm ướt, hôi mốc và không để máng đẻ trong xô nuôi như nuôi dế đẻ. Ngoài ra, có thể làm chuồng nuôi dế bằng xi măng, kích thước một ô rộng 1 m x dài 1,2 m x cao 0,5 m, mặt tường nhẵn tránh dế bò ra, che đậy bằng lưới phía trên, nuôi 1.000 con/m2. Chuồng xây xong cần ngâm nước cho hết chất xi măng. Xung quanh chuồng làm rãnh nước tránh kiến, côn trùng xâm hại… Chồng vào 25 rế, tạo khoảng không cho dế. Cũng cần chăm sóc như nuôi trong xô, chú ý phun nước (dạng sương) 2-3 lần/ngày. Thức ăn tinh cho ăn hàng ngày, thức ăn thô xanh rau, củ, quả các loại thì 2-3 ngày mới cho ăn một lần, nhưng chỉ ăn trong ngày, thức ăn còn dư phải bỏ. Riêng cỏ xanh có thể 2-3 ngày mới cho ăn và thay mới một lần. Dế con được 20 ngày, chuyển qua nuôi dế thịt thương phẩm khoảng 45 ngày thì có thể thu hoạch (800-1.000 con được 1 kg), xuất bán thịt hoặc tuyển chọn dế tơ làm giống
  11. nuôi đến 60 ngày thì cho phối giống sinh sản. Chú ý: Dế sắp trưởng thành tối đến thường hay bay đi kiếm ăn và hoạt động tình dục... Vì vậy, chiều tối ta nên đậy nắp xô lại sáng sớm mới mở ra cho thoáng mát. Thu hoạch: Dùng vợt nylon nhỏ thu hoạch, cho vào thùng giấy cùng với rế, cỏ tươi di chuyển xa dế không chết. Có thể đông lạnh sau khi rửa sạch dế bằng nước sạch hoặc nước muối 2% và cho vào khay đông lạnh. Chăm sóc nuôi dưỡng dế đơn giản, ít vốn, ít dịch bệnh, dễ thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao, ai cũng có thể nuôi được. Phòng và trị bệnh: Với phương châm phòng bệnh là chính, thực hiện tốt chương trình 3 sạch: ở sạch, ăn sạch, uống sạch. Đặc biệt, khi thời tiết hoặc môi trường sống thay đổi, cần phải vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng thật tốt để tăng cường sức đề kháng, chống stress gây hại cho dế… Dế ta thường hay bị một số bệnh, nhất là bệnh đường ruột. Bệnh đường ruột: - Nguyên nhân: Có thể do mật độ quá cao, chuồng nuôi quá nóng ẩm hoặc chuồng nuôi bị nước đổ vào lẫn phân, thức ăn gây ô nhiễm môi trường hoặc thức ăn bị ôi mốc, nước uống lẫn phân, dơ bẩn, mất vệ sinh… - Triệu chứng: Dế đang ăn uống, khỏe mạnh bình thường, đột ngột bỏ ăn chỉ uống nước rồi yếu dần, râu gãy ngang, phân nước trắng đục, 7-10 ngày sau thì dế chết. Bệnh này rất dễ lây lan sang những con ở cùng một xô, rất khó trị. - Phòng và trị bệnh: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng bệnh là chính bởi khi chúng ta phát hiện ra triệu chứng thì đã muộn. Tốt nhất nên giữ gìn vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, thức ăn, nước uống phải thay rửa hàng ngày… Địa chỉ mua bán dế: - Trại dế Thanh Tùng, ấp Bến Đò 2, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP HCM. ĐT: 08 7961753 - Trại dế Huỳnh Như, 4/21, ấp 2, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP HCM. ĐT: 08 7114150
  12. - Trại dế Tấn Tài, Địa chỉ: 56/5 KP1, Chương Dương, Thủ Đức, TP.HCM. ĐT: 0919. 285183… Nhiều nước, nhất là các nước ở Châu Á coi một số loại côn trùng là món ăn ngon.  Ở nước ta các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, dế, tằm, sâu chit, nhộng  tằm, rươi. là những loại côn trùng được dùng làm món ăn, một số nơi được coi là  món ăn quý. Với loài dế cũng có nhiều giống như: dế ché, dế cơm to con, thân  màu nâu đen, hai chân sau to có màu nâu sẩm.  AGV­Trong tự nhiên có rất nhiều loại dế như: dế ta, dế mèn, dế cơm, dế mọi, dế  chó, dế dũi… Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật nuôi dế ta.  I. Giống và đặc điểm giống  Vóc dáng: Dế ta có kích thước trung bình với chiều dài cơ thể khoảng 2cm. Dế ta  có 3 màu đặc trưng như: đen huyền, đỏ hoe và vàng nghệ.  Tập tính sinh hoạt và môi trường sống: Trong tự nhiên, dế ta sinh trưởng, phát triển  và sinh sản quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa. Dế ta có bản tính  hung hăng, nhưng lại thích sống theo bầy đàn, môi trường sống rất đơn giản,  không cầu kỳ, có thể ở hang hay trong những đám cỏ khô… nên có thể tổ chức  chăn nuôi công nghiệp, nhưng phải đảm bảo chuồng trại nuôi dế tương tự như môi  trường thiên nhiên hoang dã. Môi trường sống tự nhiên, dế sẽ ít dịch bệnh, ít tốn  công chăm sóc. Dế leo trèo rất giỏi và có thể nhảy xa chừng nửa mét. Đặc biệt, tối  đến dế có thể bay xa hàng mét…  Tuổi thọ: Tuổi thọ của các loại dế khác nhau. Tuổi thọ của dế ta trung bình là 4  tháng.  Thức ăn: Chủ yếu là rau, cỏ, củ, quả, trái cây, mầm cây, côn trùng nhỏ và bột ngũ 
  13. cốc các loại… Dế ít uống nước, nhưng phải thường xuyên có đủ nước sạch và mát  cho dế uống tự do.  Sinh trưởng, phát dục: Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển dế ta trải qua 4  lần lột xác. Sau mỗi lần lột xác dế ta lớn nhanh hơn. Từ lúc nở ra cho đến khoảng  45 ngày tuổi là đã có thể xuất bán. Từ ngày thứ 45 trở đi dế phát triển cánh. Hai  tháng tuổi dế đã thành thục sinh dục và có thể ghép đôi giao phối cho sinh sản.  Với chiều dài cơ thể khoảng 2cm, nặng khoảng 800­1.000 con/kg.  Sinh sản: 60 ngày tuổi dế đã trưởng thành và bắt đầu sinh sản. Thời kỳ sinh sản  của dế ta diễn ra quanh năm. Khi trưởng thành chúng cất tiếng gáy “tè tè” rất êm  tai để mời gọi bạn tình. Dế mái có biểu hiện động dục (thích gần dế đực) trước lúc  đẻ khoảng 15 ngày. Khi đẻ dế mái tìm đến những chỗ đất tơi xốp và ẩm để đẻ  trứng, mỗi lần đẻ vài trăm trứng. Dế mới nở có màu đen, một tháng tuổi mới thể  hiện màu đặc trưng của dế, hai tháng tuổi thì dế ta đã trưởng thành.  Giá trị và thị trường: Nhiều nước, nhất là các nước ở châu Á coi một số loại côn  trùng là món ăn ngon. Ở nước ta các loại côn trùng như dế, cào cào, châu chấu,  sâu chít, nhộng tằm, rươi, bọ xít, bọ cạp, bọ hung, sâu đục thân, kiến… là những  loại côn trùng phổ biến trên các loại cây trồng, chỉ cần nghe tên thôi cũng làm cho  nhiều người “ghê sợ”. Thế nhưng, trong những nghiên cứu mới đây, các nhà khoa  học đã phát hiện ra rằng côn trùng có rất nhiều tác dụng bổ ích đối với con người,  đặc biệt có thể sử dụng chúng như những món ăn thuộc hàng “đặc sản”.  Một số món ăn từ dế: Trước khi chế biến các món ăn từ dế, cần rút ruột, bóp bụng  dế để bỏ ruột phân, rửa sạch sau đó mới chế biến. Dế có thể chế biến được nhiều  món như chiên giòn, chiên bơ, lăn bột, kho tiêu, xào mì, trộn gỏi, rim mặn, lẩu... ăn  cùng với bánh phồng tôm, bánh tráng hoặc cuốn bánh tráng với rau sống là những  món ăn đặc sản từ dế. Hiện nay, dế là một trong những món ăn được các nhà  hàng, quán nhậu tiêu thụ rất mạnh với giá 250.000­ 300.000 đồng/kg. Hieu qua kt 
  14. THÀNH TỶ PHÚ TỪ NGHỀ NUÔI DẾ (4/26/2009 9:29:52 AM) Từ đôi bàn tay trắng, với chí cầu tiến, lao động cần cù, người thanh niên đất Củ Chi - Lê Thanh Tùng đã vươn lên, gây dựng trang trại nuôi dế nổi tiếng khắp cả nước và trở thành tỷ phú ở độ tuổi ngoài hai mươi. lưu dế Phiêu cùng mèn Từ nhiều năm nay, trại dế Thanh Tùng ở ấp Bến Đò 2, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh là điểm hẹn quen thuộc của những thực khách nghiện món côn trùng. Đây cũng là đầu mối thu mua, phân phối các loại dế cho nhiều nhà hàng của thành phố. Là người tiên phong trong nghề nuôi dế thương phẩm, Tùng "dế" thật thà kể về những ngày đầu khởi nghiệp. Cả nhà Tùng sống theo nghề nông nhưng lại chỉ có vỏn vẹn 700m2 đất. Phải nghỉ học sớm bươn chải kiếm sống, trong một lần xem truyền hình, nhìn những du khách nước ngoài hào phóng chi tiền để thưởng thức dế, bò cạp, rết… Tùng nảy ra ý tưởng nuôi côn trùng để phục vụ thực khách Việt! Khi Tùng bày tỏ ý định nuôi dế, cả nhà đều tưởng cậu nói đùa, nhưng rồi thấy anh chàng lôi mấy cái nồi, thau to đùng ra hì hục nuôi thật thì ai cũng choáng! Cản ngăn không được, ba mẹ anh đành thở dài chấp nhận. Vậy là, trong suốt hơn hai năm Tùng âm thầm thử nghiệm nuôi dế. Lúc đó, khoảng năm 2000, nghề nuôi dế còn quá mới mẻ, anh dò hỏi khắp nơi tìm học kỹ thuật nhưng ai cũng tròn mắt trước cái nghề lạ hoắc, ngay cả cán bộ Trung tâm Khuyến nông cũng lắc đầu "không có tài liệu". Không mấy ai tin cậu nông dân trẻ có thể làm nên chuyện. Ngày ngày, Tùng cần mẫn đi làm phụ hồ từ sáng đến tối mịt, làm cả những ngày nghỉ để kiếm thêm tiền. Ăn uống dè sẻn, bao nhiêu tiền tích góp được anh mua xô, thùng nhựa cho dế ở và khắp nhà rả rích tiếng dế gáy. Nhiều người trong xóm thấy sự lạ còn trêu cợt Tùng "trẻ con". Cũng từ ngày đó, dân ấp Bến Đò gọi cậu là Tùng "dế". Hành trình lập nghiệp của Tùng tựa như cuộc phiêu lưu cùng chú dế mèn với bao vui buồn. Dần dần Tùng tự mày mò, hoàn thiện kỹ thuật nuôi dế và trở thành bậc thầy trong nghề khi mới ngoài hai mươi tuổi. Tỷ phú nhà nông Tiếng thơm đồn xa, cái tên Tùng "dế" mọi người gọi đùa năm nào, nay đã là thương hiệu sáng giá. Nhiều nông dân các địa phương khác tìm đến trại dế Thanh Tùng mua con giống đều được chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật
  15. tận tình. Cứ thế, nhiều trại dế lan tỏa khắp các miền đất nước: Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ... thậm chí ra tận vài tỉnh phía Bắc. Từ một ít dế giống ban đầu, nay trại dế Thanh Tùng có đến vài trăm ngàn con; mỗi ngày xuất bán hơn chục ki- lô-gam dế thương phẩm với giá 200-375.000 đồng/kg. Thịt dế giàu đạm, can-xi, vị ngon ngọt không kém thịt cua nên ngày càng được nhiều thực khách ưa chuộng. Gần đây, nhu cầu các nhà hàng, quán đặc sản càng tăng nên Tùng đã phát triển thêm nhiều trại dế "vệ tinh", chuyển giao con giống về một số tỉnh để nuôi gia công, sau đó bao tiêu thu mua toàn bộ sản phẩm. Trong các loại dế, dế cơm bán cao giá nhất (375.000 đồng/kg, ước lượng khoảng 250 con), những chú dế cơm vàng nâu mập tròn múp míp to cỡ ngón tay cái người lớn có thể làm hơn chục món ngon tuyệt: xào mì, gỏi, chiên giòn, chiên bơ, kho tiêu… Dế ta (còn gọi là dế đá, gộp chung tất thảy họ dế than, dế lửa) mình đen trũi, có giá thấp nhất (200.000 đồng/kg, khoảng 750 con). Nhưng làm nên thương hiệu của Tùng chính là loại dế sữa. Dế sữa được chọn lọc từ các loại dế thông thường, nuôi đúng bí quyết kỹ thuật, dế non vừa qua giai đoạn lột xác thân trắng nõn, mọng căng nhìn rất bắt mắt. Dế sữa ngoài vị ngọt, còn béo ngậy, nhiều dinh dưỡng nên giá bán khá cao (250.000 đồng/kg, khoảng 850 con). Sau gần 10 năm phiêu lưu cùng con dế, nhẩm lại Tùng trở thành tỷ phú lúc nào không nhớ. Ngoài căn nhà đầy đủ tiện nghi ngay tại trung tâm thị trấn Củ Chi, Tùng mua để phụng dưỡng ba mẹ; anh còn có trại dế Thanh Tùng ở ấp Bến Đò trị giá vài trăm triệu đồng, một trại nuôi bò cạp, rết trong cùng huyện. Chưa kể, Tùng đang đầu tư tiền tỷ mua thêm vài công đất trong ấp để chuẩn bị mở rộng trại Thanh Tùng. Cách nghĩ của chàng tỷ phú nghe giản đơn nhưng đầy nghị lực: "Mình là nông dân thì phải bám đất, bám đồng mà làm giàu chứ!".
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2