intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu sử dụng xơ trung tính (NDF-Neutral Detergent Fibre) trong khẩu phần của bò lai hướng thịt (Black Angus, Charolais và Wagyu x lai Zebu)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:163

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Chăn nuôi "Nghiên cứu sử dụng xơ trung tính (NDF-Neutral Detergent Fibre) trong khẩu phần của bò lai hướng thịt (Black Angus, Charolais và Wagyu x lai Zebu)" trình bày khảo sát hàm lượng NDF trong khẩu phần và năng suất của bò thịt tại tỉnh An Giang; Nghiên cứu các mức NDF thích hợp trong khẩu phần đến sự tiêu thụ, tiêu hóa dưỡng chất, môi trường dạ cỏ và tích lũy nitơ trên bò lai trong điều kiện in vivo; Đánh giá sự tăng khối lượng, tiêu tốn thức ăn và hiệu quả kinh tế của 3 giống bò lai Black Angus, Charolais và Wagyu với mức NDF trong khẩu phần thích hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu sử dụng xơ trung tính (NDF-Neutral Detergent Fibre) trong khẩu phần của bò lai hướng thịt (Black Angus, Charolais và Wagyu x lai Zebu)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN BÌNH TRƯỜNG NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG XƠ TRUNG TÍNH (NDF - NEUTRAL DETERGENT FIBRE) TRONG KHẨU PHẦN CỦA BÒ LAI HƯỚNG THỊT (BLACK ANGUS, CHAROLAIS VÀ WAGYU X LAI ZEBU) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH CHĂN NUÔI 62620105 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN BÌNH TRƯỜNG P0416002 NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG XƠ TRUNG TÍNH (NDF - NEUTRAL DETERGENT FIBRE) TRONG KHẨU PHẦN CỦA BÒ LAI HƯỚNG THỊT (BLACK ANGUS, CHAROLAIS VÀ WAGYU X LAI ZEBU) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH CHĂN NUÔI 62620105 NGƯỜI HƯỚNG DẪN GS.TS. NGUYỄN VĂN THU 2022
  3. CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG Luận án này với tựa đề là “NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG XƠ TRUNG TÍNH (NDF - NEUTRAL DETERGENT FIBRE) TRONG KHẨU PHẦN CỦA BÒ LAI HƯỚNG THỊT (BLACK ANGUS, CHAROLAIS VÀ WAGYU X LAI ZEBU)”, do nghiên cứu sinh Nguyễn Bình Trường thực hiện theo sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Văn Thu. Luận án đã báo cáo và được Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ thông qua ngày: 27/02/2022. Luận án đã được chỉnh sửa theo góp ý và được Hội đồng đánh giá luận án xem lại. Thư ký Ủy viên TS. Trương Thanh Trung TS. Lâm Phước Thành Ủy viên Ủy viên PGS.TS. Hồ Quảng Đồ GS.TS. Nguyễn Văn Thu Phản biện 2 Phản biện 1 PGS.TS. Võ Văn Sơn PGS.TS. Nguyễn Văn Đức Người hướng dẫn Chủ tịch Hội đồng GS.TS. Nguyễn Văn Thu PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Khang
  4. LỜI CẢM ƠN Luận án này là kết quả học tập của con, xin kính dâng Cha, Mẹ và Cô Năm. Chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Bộ môn Chăn nuôi đã truyền đạt cho em những kiến thức chuyên môn. Ban Chủ nhiệm Khoa Nông Nghiệp, quý Thầy, Cô Khoa Sau Ðại Học, Truờng Ðại học Cần Thơ đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án. Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học An Giang và gia đình chú Nguyễn Lợi Đức (Công ty TNHH một thành viên SD) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và thực hiện luận án này. Xin ghi nhớ những kiến thức, kinh nghiệm của GS.TS Nguyễn Văn Thu và PGS.TS Nguyễn Thị Kim Đông đã hướng dẫn, định hướng và đào tạo để tôi hoàn thành luận án. Luận án này được tài trợ một phần bởi dự án nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ VN14-P6 bằng nguồn vốn vay ODA từ chính phủ Nhật Bản. Tác giả xin chân thành cảm ơn. Xin cảm ơn ThS. Trần Tiến Hiệp và kỹ sư Huỳnh Văn Mứt, Chi cục Chăn nuôi & Thú y, tỉnh An Giang; TS. Trương Thanh Trung, nghiên cứu sinh Lê Văn Phong, học viên cao học Lê Thị Thu Vân, Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông Nghiệp, Truờng Ðại học Cần Thơ; bác sĩ Thú y Lê Tấn Lợi, cử nhân Chăn nuôi Nguyễn An Khang đã động viên, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận án. Cần Thơ, ngày.…tháng….năm 2022 Nguyễn Bình Trường
  5. TÓM TẮT Mục tiêu của luận án này nhằm tìm ra mức xơ trung tính (NDF) phù hợp trong khẩu phần ăn của bò thịt để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và hiệu quả kinh tế. Luận án được thực hiện thông qua 4 nội dung nghiên cứu gồm (1) khảo sát hàm lượng xơ trung tính trong khẩu phần ảnh hưởng đến năng suất nuôi dưỡng bò thịt tại tỉnh An Giang, (2) nghiên cứu vai trò, nguồn và mức NDF trong khẩu phần ảnh hưởng đến tiêu hóa và sinh khí mêtan trong điều kiện in vitro, (3) ảnh hưởng của mức NDF đến tiêu thụ, tiêu hóa, môi trường dạ cỏ và tích lũy nitơ trên 3 giống bò lai Black Angus, Charolais và Wagyu và (4) đánh giá sự tăng khối lượng, tiêu tốn thức ăn và hiệu quả kinh tế của 3 giống bò lai Black Angus, Charolais và Wagyu với mức NDF trong khẩu phần thích hợp là 55%. Bò trong các thí nghiệm của luận án là bò lai được sinh ra từ bò cái lai Zebu được phối tinh bò chuyên thịt Black Angus, Charolais và Wagyu. Kết quả NC 1 chỉ ra rằng, hàm lượng NDF trong khẩu phần từ 49,7 đến 57,9% tương ứng với bò nuôi ở nông hộ tỉnh An Giang từ 6 đến 36 tháng tuổi có sự hạn chế về khối lượng trong sinh trưởng. Ở NC 2, sự thay đổi cấu trúc NDF của thức ăn thô có tác động đến tiêu hoá vật chất khô và dưỡng chất ở gia súc nhai lại. Trong điều kiện in vitro của nghiên cứu đã cho thấy carbohydrate hòa tan hoặc chiết chất không đạm có ảnh hưởng nhiều hơn là NDF từ các nguồn thức ăn thô đến khí tổng số và sự sản sinh khí CH4. Khi tăng mức NDF từ 35 lên 65% trong hỗn hợp ủ làm tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ giảm dần ở các nghiệm thức (P0,05) giữa các nghiệm thức. Sự tích lũy nitơ và tăng khối lượng bò lai có xu hướng giảm dần khi tăng mức NDF trong khẩu phần (P>0,05) và ở nghiệm thức NDF55 có triển vọng cho sự nghiên cứu ứng dụng. Trong NC 4 kết quả cho thấy, với mức NDF 55% trong khẩu phần thì bò lai Charolais có sự tiêu thụ thức ăn, tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn và hiệu quả kinh tế có xu thế tốt hơn so với bò lai Black Angus và lai Wagyu. Do vậy, khuyến cáo của luận án là mức 55% xơ trung tính (NDF) trong khẩu phần phù hợp với chăn nuôi bò lai hướng thịt. Từ khóa: xơ trung tính, sản xuất thịt bò, tỷ lệ tiêu hóa, môi trường dạ cỏ, động vật nhai lại, tăng trưởng và lợi nhuận. i
  6. ABSTRACT This thesis aiming to find out the appropriate neutral detergent fiber (NDF) levels in the beef cattle diets for improving the fodder utilizations and profits, which was implemented through 4 research contents (RC) including (1) an investigation of neutral detergent fiber (NDF) in the diets effecting on performance of beef cattle in An Giang province of Vietnam, (2) studies of the NDF role, sources and levels in the incubated mixture affecting in vitro digestion and methane production, (3) effects of NDF levels in diets on nutrient intake and in vivo apparent digestibilities, rumen environment and nitrogen retention of the Black Angus, Charolais and Wagyu crossbred cattle, respectively and (4) an evaluation of daily weight gain (DWG), feed conversion ratio (FCR) and economic efficiency among 3 crossbred cattle breeds mentioned above with the appropriate NDF levels in diets of 55%. Crossbred cattle used in the experiments of this thesis were produced from Zebu crossbred cows inseminated by frozen semen of Black Angus, Charolais and Wagyu cattle. Results of the RC1 indicated that NDF content in diets were from 49.7 from 57.9% corresponding to the beef cattle (Zebu crossbred) raised in farmer households of An Giang province from 6 to 36 months of age, which had a limitation of growth. In RC 2, the changing of NDF structures of the roughages affected on the dry matter (DM) and other nutrient digestibilities in ruminants. In in vitro experiment conditions showed that the soluble carbohydrate or nitrogen free extraction (NFE) content of roughages had more affection on gas and CH4 production compared to the NDF one. When increasing NDF contents in the incubated mixtures from 35 from 65%, which gradually reduced the organic matter (OM) digestibility (P
  7. MỤC LỤC Nội dung Trang Tóm tắt ................................................................................................................ i Abstract .............................................................................................................. ii Lời cam đoan .................................................................................................... iii Mục lục ............................................................................................................. iv Danh sách bảng ............................................................................................... viii Danh sách hình.................................................................................................. xi Danh sách sơ đồ và biểu đồ ............................................................................. xii Danh mục từ viết tắt........................................................................................ xiii Chương 1: Giới thiệu ....................................................................................... 1 1.1 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2 1.2 Nội dung nghiên cứu.................................................................................... 2 1.3 Ý nghĩa của luận án ..................................................................................... 2 1.4 Điểm mới của luận án .................................................................................. 3 Chương 2: Tổng quan tài liệu ........................................................................ 4 2.1 Giống bò thịt ............................................................................................... 4 2.1.1 Cơ cấu giống bò thịt và các nhóm bò lai hướng thịt trong tổng đàn bò ở Việt Nam .................................................................................... 4 2.1.2 Cơ cấu giống bò thịt và các nhóm bò lai hướng thịt trong vùng nghiên cứu ................................................................................................. 6 2.1.3 Giống bò thịt cao sản ................................................................................ 7 2.2 Vai trò thức ăn thô nuôi bò thịt .................................................................. 10 2.3 Chất xơ ....................................................................................................... 11 2.3.1 Chất xơ trong thức ăn gia súc ................................................................. 11 2.3.2 Thành phần của xơ trung tính – NDF ..................................................... 12 2.3.3 Vai trò NDF trong khẩu phần ................................................................. 14 2.4 Lên men carbohydrate ............................................................................... 15 2.4.1 Quá trình chuyển hóa carbohydrate thành pyruvate ............................... 15 2.4.2 Chuyển hóa pyruvate thành VFA ........................................................... 16 iv
  8. 2.4.3 Chuyển hóa VFA thành năng lượng ....................................................... 17 2.4.4 Chuyển hóa pyruvate thành mêtan ......................................................... 19 2.5 Ảnh hưởng của NDF đến tiêu thụ DM và tiêu hóa .................................... 19 2.5.1 Ảnh hưởng của NDF đến lượng chất khô tiêu thụ .................................. 19 2.5.2 Ảnh hưởng của NDF đến tỷ lệ tiêu hóa NDF ......................................... 21 2.6 Mối liên hệ giữa NDF và ME của thức ăn ................................................. 22 2.6.1 Thức ăn thô ............................................................................................. 22 2.6.2 Thức ăn bổ sung ...................................................................................... 23 2.7 Kết quả nghiên cứu NDF trong khẩu phần ăn của gia súc nhai lại ........... 25 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu ........................................................... 32 3.1 Địa điểm và thời gian ................................................................................. 32 3.2 Nội dung nghiên cứu 1: Khảo sát hàm lượng xơ trung tính trong khẩu phần và năng suất của bò đực lai Zebu nuôi lấy thịt tại tỉnh An Giang ................................................................................................. 32 3.2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................... 32 3.2.2 Ðộng vật thí nghiệm ............................................................................... 33 3.2.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 33 3.2.4 Chỉ tiêu theo dõi ...................................................................................... 33 3.2.5 Phương pháp phân tích ........................................................................... 34 3.2.6 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 34 3.3 Nội dung nghiên cứu 2: Xơ trung tính, cấu trúc, sự thay đổi và ảnh hưởng đến tiêu hóa và sinh khí ở in vitro ............................................... 34 3.3.1 Tổng quan về cấu trúc và sự thay đổi vách tế bào thực vật .................... 35 3.3.2 Thí nghiệm 2A: Ảnh hưởng các nguồn xơ trung tính đến khả năng sinh khí mêtan và khí carbonic trong điều kiện in vitro ................. 35 3.3.3 Thí nghiệm 2B: Ảnh hưởng các mức xơ trung tính đến khả năng tiêu hóa in vitro chất hữu cơ của khẩu phần bò thịt ................................ 37 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 40 3.4 Nội dung nghiên cứu 3: Ảnh hưởng các mức xơ trung tính trong khẩu phần đến khả năng tiêu thụ, tiêu hóa dưỡng chất, môi trường dạ cỏ và tích lũy nitơ của ba nhóm bò lai Black Angus, Charolais và Wagyu ................................................................................ 40 3.4.1 Thí nghiệm 3A: Ảnh hưởng các mức xơ trung tính trong khẩu phần đến khả năng tiêu thụ, tiêu hóa dưỡng chất, môi trường dạ cỏ và tích lũy nitơ của bò lai (Black Angus x lai Zebu) ......................... 40 v
  9. 3.4.2 Thí nghiệm 3B: Ảnh hưởng các mức xơ trung tính trong khẩu phần đến khả năng tiêu thụ, tiêu hóa dưỡng chất, môi trường dạ cỏ và tích lũy nitơ của bò lai (Charolais x lai Zebu) ............................... 46 3.4.3 Thí nghiệm 3C: Ảnh hưởng các mức xơ trung tính trong khẩu phần đến khả năng tiêu thụ, tiêu hóa dưỡng chất, môi trường dạ cỏ và tích lũy nitơ của bò lai (Wagyu x lai Zebu)................................... 47 3.5 Nội dung nghiên cứu 4: Ảnh hưởng của mức 55% NDF trong khẩu phần đến tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn và hiệu quả kinh tế của 3 nhóm bò lai Black Angus, Charolais và Wagyu ............... 49 3.5.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................... 49 3.5.2 Ðộng vật thí nghiệm ............................................................................... 50 3.5.3 Bố trí thí nghiệm ..................................................................................... 50 3.5.4 Chỉ tiêu theo dõi ...................................................................................... 52 3.5.5 Phương thức nuôi dưỡng ........................................................................ 52 3.5.6 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 53 Chương 4: Kết quả và thảo luận .................................................................. 54 4.1 Nội dung nghiên cứu 1: Khảo sát hàm lượng xơ trung tính trong khẩu phần của bò đực lai Zebu nuôi lấy thịt tại tỉnh An Giang .............. 54 4.1.1 Hiện trạng chăn nuôi bò thịt tỉnh An Giang ........................................... 54 4.1.2 Thành phần dưỡng chất các loại thức ăn trong khẩu phần ăn của bò ............................................................................................................. 54 4.1.3 Tỷ lệ nguyên liệu khẩu phần bò thịt nuôi tại nông hộ ............................ 56 4.1.4 Lượng vật chất khô tiêu thụ của bò tại chuồng nuôi .............................. 58 4.1.5 Lượng dưỡng chất tiêu thụ và mức dưỡng chất khẩu phần bò thịt ......... 60 4.1.6 Kết luận nghiên cứu 1 ............................................................................. 63 4.2 Nội dung nghiên cứu 2: Xơ trung tính, cấu trúc, sự thay đổi và ảnh hưởng đến tiêu hóa và sinh khí ở in vitro ............................................... 64 4.2.1 Cấu trúc và sự thay đổi NDF ở thức ăn thô ............................................ 64 4.2.2 Thí nghiệm 2A: Ảnh hưởng các nguồn xơ trung tính đến khả năng sinh khí mêtan và khí carbonic trong điều kiện in vitro ................. 69 4.2.3 Thí nghiệm 2B: Ảnh hưởng các mức xơ trung tính đến khả năng tiêu hóa in vitro chất hữu cơ của khẩu phần bò thịt ................................ 74 4.3 Nội dung nghiên cứu 3: Ảnh hưởng các mức xơ trung tính trong khẩu phần đến khả năng tiêu thụ, tiêu hóa dưỡng chất, môi trường dạ cỏ và tích lũy nitơ của ba nhóm bò lai Black Angus, Charolais và Wagyu ................................................................................ 80 vi
  10. 4.3.1 Thí nghiệm 3A: Ảnh hưởng các mức xơ trung tính trong khẩu phần đến khả năng tiêu thụ, tiêu hóa dưỡng chất, môi trường dạ cỏ và tích lũy nitơ của bò lai (Black Angus x lai Zebu) ......................... 80 4.3.2 Thí nghiệm 3B: Ảnh hưởng các mức xơ trung tính trong khẩu phần đến khả năng tiêu thụ, tiêu hóa dưỡng chất, môi trường dạ cỏ và tích lũy nitơ của bò lai (Charolais x lai Zebu) ............................... 86 4.3.3 Thí nghiệm 3C: Ảnh hưởng các mức xơ trung tính trong khẩu phần đến khả năng tiêu thụ, tiêu hóa dưỡng chất, môi trường dạ cỏ và tích lũy nitơ của bò lai (Wagyu x lai Zebu)................................... 92 4.4 Nội dung nghiên cứu 4: Ảnh hưởng của mức 55% NDF trong khẩu phần đến tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn và hiệu quả kinh tế của 3 nhóm bò lai Black Angus, Charolais và Wagyu ............... 97 4.4.1 Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ .................................................... 97 4.4.2 Tăng khối lượng và hệ số chuyển hóa thức ăn bò thịt ............................ 99 4.4.3 Phân tích chênh lệch chi thu nuôi bò thịt .............................................. 100 4.4.4 Kết luận nội dung nghiên cứu 4 ............................................................ 101 4.5 Nhận định kết quả luận án ....................................................................... 101 Chương 5: Kết luận và đề xuất .................................................................. 102 5.1 Kết luận .................................................................................................... 102 5.2 Đề xuất ..................................................................................................... 102 Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 103 Danh mục các công trình đã công bố............................................................. 117 Phu lục ........................................................................................................... 118 vii
  11. DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1: Tỷ lệ đàn bò lai từ năm 1995 đến 2017 ............................................. 4 Bảng 2.2: Cơ cấu giống bò trong vùng khảo sát ................................................ 6 Bảng 2.3: Khối lượng bê lai Kobe giai đoạn sơ sinh đến 18 tháng tuổi .......... 10 Bảng 2.4: Giá trị dinh dưỡng (%DM) một số loại thức ăn thô ........................ 22 Bảng 2.5: Giá trị dinh dưỡng (%DM) một số loại thức ăn bổ sung ................ 24 Bảng 2.6: Lượng dưỡng chất tiêu thụ và tỷ lệ tiêu hoá các mức NDF khẩu phần trên trâu .................................................................................. 26 Bảng 2.7: Thành phần duỡng chất và tỷ lệ tiêu hoá các khẩu phần trên dê ............................................................................................................. 28 Bảng 2.8: Công thức, thành phần dưỡng chất và tỷ lệ tiêu hoá các khẩu phần trên cừu .................................................................................. 29 Bảng 2.9: Công thức, lượng dưỡng chất tiêu thụ và tỷ lệ tiêu hoá các mức NDF trên bò .................................................................................... 30 Bảng 3.1. Thành phần hóa học (%DM) của các thực liệu dùng trong TN 2A...................................................................................................... 36 Bảng 3.2: Công thức (%DM) các nghiệm thức của TN 2B ............................. 37 Bảng 3.3: Thành phần (%DM) hóa học của thức ăn trong TN 2B .................. 38 Bảng 3.4: Thành phần (%DM) dưỡng chất các NT trong TN 2B ................... 38 Bảng 3.5: Công thức (%DM) của các nghiệm thức trong TN 3A ................... 41 Bảng 3.6: Thành phần dưỡng chất (%DM) các loại thực liệu TN 3A ............. 41 Bảng 3.7: Thành phần dưỡng chất (%DM) các NT thí nghiệm 3A ................ 42 Bảng 3.8: Thành phần dưỡng chất (%DM) các loại thực liệu TN 3B ............. 46 Bảng 3.9: Công thức (%DM) các nghiệm thức trong TN 3C .......................... 48 Bảng 3.10: Thành phần dưỡng chất (%DM) các thực liệu TN 3C .................. 48 Bảng 3.11: Thành phần dưỡng chất (%DM) của các nghiệm thức TN 3C ............................................................................................................ 48 Bảng 3.12: Thành phần hóa học (%DM), năng lượng trao đổi của các loại thức ăn NC 4 .................................................................................... 50 Bảng 3.13: Thành phần thức ăn (%) và dinh dưỡng của khẩu phần đầu thí nghiệm................................................................................................ 51 Bảng 4.1: Thành phần (%DM) hóa học thức ăn nuôi dưỡng bò thịt nông hộ ................................................................................................... 55 viii
  12. Bảng 4.2: Những khẩu phần sử dụng phổ biến trong chăn nuôi bò đực ......... 57 Bảng 4.3: Tỷ lệ (%) các nguyên liệu trong khẩu phần bò thịt ......................... 57 Bảng 4.4: Mức tiêu thụ chất khô (kgDM) của các loại thức ăn trong khẩu phần ................................................................................................ 59 Bảng 4.5: Lượng dưỡng chất tiêu thụ và mức dưỡng chất khẩu phần (%DM) của bò thịt .................................................................................. 60 Bảng 4.6: Thành phần và cấu trúc của cellulose, hemicellulose và lignin ....................................................................................................... 65 Bảng 4.7: Thành phần và cấu trúc vách tế bào của cỏ và cây họ đậu ............. 67 Bảng 4.8: Tổng thành phần đường trong vách tế bào của thức ăn thô ............ 68 Bảng 4.9: Tỷ lệ tiêu hóa OM, lượng khí tổng số, CH4 và CO2 sinh ra ở 72 giờ TN 2A1 ........................................................................................ 69 Bảng 4.10: Tỷ lệ tiêu hóa OM, lượng khí tổng số, CH4 và CO2 sinh ra ở 72 giờ TN 2A2 ..................................................................................... 71 Bảng 4.11: Quan hệ hồi qui tuyến tính đa biến giữa lượng khí CH 4 và dưỡng chất ở 72 giờ của TN 2A.............................................................. 73 Bảng 4.12: Tỷ lệ tiêu hoá in vitro chất hữu cơ (%) giữa các nghiệm thức từ 0-72 giờ ....................................................................................... 74 Bảng 4.13: Tỷ lệ tiêu hoá xơ trung tính ở in vitro (%) giữa các nghiệm thức .......................................................................................................... 76 Bảng 4.14: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của bò trong TN 3A ......... 80 Bảng 4.15: Tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất của bò TN 3A ................................ 82 Bảng 4.16: Giá trị pH, nồng độ N-NH3 và tổng số VFA ở thời điểm 0 và 3 giờ sau khi ăn của dịch dạ cỏ bò trong TN 3A ................................ 84 Bảng 4.17: Cân bằng nitơ và tăng khối lượng của bò trong TN 3A ................ 85 Bảng 4.18: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của bò trong TN 3B ......... 87 Bảng 4.19: Tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất của bò TN 3B ................................ 89 Bảng 4.20: Giá trị pH, nồng độ N-NH3 và tổng số VFA ở thời điểm 0 và 3 giờ sau khi ăn của dịch dạ cỏ bò trong TN 3B ................................ 90 Bảng 4.21: Cân bằng nitơ và tăng khối lượng của bò trong TN 3B ................ 91 Bảng 4.22: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của bò trong TN 3C ......... 92 Bảng 4.23: Tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất của bò TN 3C ................................ 94 Bảng 4.24: Giá trị pH, nồng độ N-NH3 và tổng số VFA ở thời điểm 0 và 3 giờ sau khi ăn của dịch dạ cỏ bò trong TN 3C ................................ 96 Bảng 4.25: Cân bằng nitơ và tăng khối lượng của bò trong TN 3C ................ 97 Bảng 4.26: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ (kgDM/con/ngày) của bò trong thí nghiệm .......................................................................... 98 ix
  13. Bảng 4.27: Tăng khối lượng (kg) và hệ số chuyển hóa thức ăn bò trong thí nghiệm ...................................................................................... 99 Bảng 4.28: Phân tích chênh lệch thu chi nuôi bò thịt (đồng/con/ngày)......... 100 x
  14. DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Bò cái lai Zebu ................................................................................... 7 Hình 2.2: Bò Black Angus x lai Zebu................................................................ 8 Hình 2.3: Bò Charolais x lai Zebu ..................................................................... 9 Hình 2.4: Bò Wagyu x lai Zebu ......................................................................... 9 Hình 3.1: Bò lai Zebu trong nông hộ ............................................................... 33 Hình 3.2: Dây lá bìm bìm dài 50 cm (3.2a) và đoạn 301-350 cm (3.2b) trong TN 2B ............................................................................................ 39 Hình 3.3: Thí nghiệm tiêu hóa in vivo bò Black Angus x lai Zebu ................. 42 Hình 3.4: Chuồng nuôi tiêu hóa bò thí nghiệm trong nghiên cứu 3 ................ 43 Hình 3.5: Cân điện tử cho đại gia súc .............................................................. 45 Hình 3.6: Thí nghiệm tiêu hóa in vivo bò Charolais x lai Zebu ...................... 47 Hình 3.7: Bò Wagyu x lai Zebu trong thí nghiệm tiêu hóa in vivo 3C ............ 49 Hình 3.8: Nuôi dưỡng cá thể 3 nhóm bò lai trong NC 4 ................................. 51 xi
  15. DANH SÁCH SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Trang Sơ đồ 2.1: Thành phần dưỡng chất thức ăn ..................................................... 13 Sơ đồ 2.2: Chuyển hóa carbohydrate thành pyruvate trong dạ cỏ ................... 16 Sơ đồ 2.3: Chuyển hóa từ pyruvate thành VFA trong dạ cỏ ........................... 16 Biểu đồ 2.1: Mối tương quan giữa NDF và ME trên thức ăn thô .................... 23 Biểu đồ 2.2: Mối tương quan giữa NDF và ME trên thức ăn bổ sung ............ 24 Biểu đồ 2.3: Mối tương quan giữa NDF và ME .............................................. 25 Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ NDF khẩu phần bò thịt giai đoạn 6 đến 36 tháng tuổi........................................................................................................... 62 Biểu đồ 4.2: Thể tích khí tổng số, CH4 và CO2 sinh ra theo thời gian của TN 2A1 ............................................................................................. 70 Biểu đồ 4.3: Thể tích khí, thể tích CH4 và thể tích CO2 sinh ra theo thời gian của TN 2A2 .............................................................................. 72 Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ tiêu hóa OM giữa các NT theo thời gian ủ ở in vitro ........ 75 Biểu đồ 4.5: Mối tương quan giữa mức NDF và OMD thời điểm 72 giờ ....... 76 Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ tiêu hoá NDF theo thời gian ủ mẫu ..................................... 77 Biểu đồ 4.7: Mối quan hệ tuyến tính giữa mức và tỷ lệ tiêu hóa NDF............ 78 Biểu đồ 4.8: Sự quan hệ giữa tỷ lệ tiêu hóa OM và NDF ................................ 79 xii
  16. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết Từ nguyên bản Nghĩa tiếng việt tắt Xơ không tan trong dung môi axit ADF Acid detergent fiber (xơ axit) ADFD Acid detergent fiber digestibility Tỷ lệ tiêu hóa ADF CF Crude fiber Xơ thô CP Crude protein Đạm thô CPD Crude protein digestibility Tỷ lệ tiêu hóa đạm thô DLBB Operculia turpethum vines Dây lá bìm bìm DM Dry matter Vật chất khô DMD Dry matter digestibility Tỷ lệ tiêu hóa chất khô DMI Dry matter intake Chất khô tiêu thụ ĐNLT Soybean meal Đậu nành ly trích EE Ether extract Béo thô FCR Feed conversion rate Hệ số chuyển hóa thức ăn iNDF Indigestible NDF NDF khó tiêu hóa KL Body weight Khối lượng cơ thể M Mean Giá trị trung bình ME Metabolizable energy Năng lượng trao đổi N Nitrogen Nitơ NC Study Nghiên cứu Xơ không tan trong dung môi NDF Neutral detergent fiber trung tính (xơ trung tính) Neutral detergent fiber NDFD Tỷ lệ tiêu hóa NDF digestibility NE Net energy Năng lượng thuần NEg Net energy for growth Năng lượng thuần cho tăng trưởng NFC Non fiber carbohydrate Carbohydrate phi cấu trúc NFE Nitrogen free extract Chiết chất không đạm NT Treatment Nghiệm thức OM Organic matter Chất hữu cơ OMD Organic matter digestibility Tỷ lệ tiêu hóa OM P Probability value Trị số P trong thống kê pdNDF Potentially digestible NDF Khả năng tiêu hóa NDF SD Standard deviation Độ lệch chuẩn SEM Standard error of the mean Sai số chuẩn của trung bình TABS Feed supplements Thức ăn bổ sung TAHH Concentrate Thức ăn hỗn hợp TN Experiment Thí nghiệm VFA Volatile fatty acids Axit béo bay hơi xiii
  17. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã Zebu hóa đàn bò địa phương trong thời gian dài, con giống được cải tạo nhằm nâng cao khối lượng và chất lượng thịt. Bò lai Zebu là nhóm kiêm dụng, sinh sản vừa phải và thích nghi tốt với điều kiện nuôi khó khăn như khẩu phần nhiều xơ và protein thấp. Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đã được chú trọng đầu tư vào chăn nuôi là yếu tố quyết định con lai chất lượng cao. Trong thời gian gần đây, đầu tư nâng cao chất lượng con giống của bò lai Zebu địa phương với tinh bò chuyên thịt như Black Angus, Charolais, Wagyu... tạo ra bò lai hướng thịt cung cấp cho thị trường chăn nuôi đang diễn ra. Tuy nhiên, sự hạn chế trong phát triển chăn nuôi bò thịt là giống bò chuyên dụng nuôi thịt, chế biến thức ăn theo từng giai đoạn sinh lý, theo nhóm giống và đặc biệt quan trọng vào giai đoạn vỗ béo (Giao, 2018). Bò thịt có thể tận dụng tốt nguồn thức ăn thô, chuyển hóa chất xơ thành năng lượng hữu dụng cho vật chủ bởi sự lên men của hệ vi sinh vật (McDonald et al., 2010). Xơ trung tính (Neutral Detergent Fiber - NDF) hay còn gọi là vách tế bào thực vật gồm có hemicellulose, cellulose và lignin được xem như là chỉ tiêu đánh giá chính xác chất xơ cho thức ăn gia súc (Mertens, 2014). Thức ăn nhiều NDF có một lượng lớn cellulose làm cho tốc độ tiêu hóa ở dạ cỏ chậm lại nên lượng chất khô tiêu thụ của bò giảm (Ngoan & Hằng, 2014). Theo Kodeš et al. (2015), xơ trung tính có vai trò quan trọng trong khẩu phần và cung cấp năng lượng từ thức ăn. Bởi vì, quá trình lên men dạ cỏ phân giải chất xơ tạo ra các axit béo bay hơi trở thành nguồn năng lượng cho bò phát triển. Đối với bò lai F1 (Droughtmaster x Lai Sind) giai đoạn 18-21 tháng tuổi, sử dụng khẩu phần hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh (TMR) có mức NDF tăng từ 18 đến 36% cho kết quả tăng khối lượng giảm từ 1,19 xuống 1,04 kg/con/ngày (Vân và ctv., 2015). Sự gia tăng mức NDF từ 37 đến 66% trong TMR thì tiêu hóa chất khô (DM) giảm dần từ 71,5 xuống 59,4% cho bò lai Sind (Chí, 2015). Theo kết quả của Arelovich et al. (2008) thể hiện, giữa DM và NDF tiêu thụ có mối quan hệ tuyến tính theo phương trình y = 0,160x + 6,093 (R2 = 0,965). Sự gia tăng hàm lượng NDF trong khẩu phần thức ăn làm giảm khả năng tận dụng thức ăn, tỷ lệ tiêu hoá và năng suất của bò thịt (Mô & Thu, 2008a; Cương và ctv., 2009). Bên cạnh đó, Cittadini et al. (2021) kết luận rằng giống và chế độ ăn thích hợp có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng bò thịt. 1
  18. Do sự tăng giá của ngũ cốc nên chăn nuôi bò thịt cần tận dụng nguồn thức ăn thô từ các loại cỏ tự nhiên, cỏ trồng hay các phụ phẩm nông nghiệp như rơm, thân cây bắp... có thể sản xuất tại địa phương nhằm giảm chi phí thức ăn, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và nâng cao thu nhập cho người nuôi bò lai hướng thịt. Từ các nghiên cứu trên cho thấy, mức NDF liên quan đến lượng thức ăn tiêu thụ, dưỡng chất tiêu thụ và tỷ lệ tiêu hóa của bò thịt. Do đó, nghiên cứu mức NDF trong khẩu phần phù hợp cho bò lai hướng thịt là rất cần thiết để phát triển bền vững nghề chăn nuôi bò thịt. 1.1 Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hàm lượng NDF trong khẩu phần ăn liên quan đến năng suất bò thịt được nuôi trong điều kiện nông hộ tại An Giang. Xác định cấu trúc và ảnh hưởng của nguồn, mức NDF trong khẩu phần lên sự tiêu hóa và sinh khí trong điều kiện in vitro. Xác định hàm lượng NDF thích hợp trong khẩu phần ở điều kiện in vivo đối với các giống bò lai Black Angus, lai Charolais và lai Wagyu. Đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng NDF trong khẩu phần đến tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn và hiệu quả kinh tế của 3 giống bò lai Black Angus, Charolais và Wagyu. 1.2 Nội dung nghiên cứu: Khảo sát hàm lượng NDF trong khẩu phần và năng suất của bò thịt tại tỉnh An Giang. Nghiên cứu cấu trúc, nguồn và mức NDF của khẩu phần đến sự sinh khí và tiêu hóa ở in vitro. Nghiên cứu các mức NDF thích hợp trong khẩu phần đến sự tiêu thụ, tiêu hóa dưỡng chất, môi trường dạ cỏ và tích lũy nitơ trên bò lai trong điều kiện in vivo. Đánh giá sự tăng khối lượng, tiêu tốn thức ăn và hiệu quả kinh tế của 3 giống bò lai Black Angus, Charolais và Wagyu với mức NDF trong khẩu phần thích hợp. 1.3 Ý nghĩa của luận án: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo về cấu trúc và mức NDF hợp lý trong khẩu phần không những ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa dưỡng chất thức ăn mà còn là nguồn cung cấp năng lượng cho bò thịt. Sử 2
  19. dụng các nguồn thức ăn thô sẵn có tại địa phương với mức NDF thích hợp trong khẩu phần để đảm bảo năng suất bò lai hướng thịt và tăng thu nhập của người chăn nuôi. 1.4 Điểm mới của luận án: Xác định và đánh giá được mức NDF trong khẩu phần ảnh hưởng đến năng suất của đàn bò lai Zebu nuôi thịt trong nông hộ tại tỉnh An Giang. Sự thay đổi cấu trúc NDF của thực vật có tác động tới tiêu hoá dưỡng chất ở gia súc nhai lại và sự khác nhau về nguồn NDF ảnh hưởng đến khí thải CH4 chịu tác động của NFC (carbohydrate không xơ) hoặc NFE (chiết chất không đạm) lớn hơn so với NDF, ADF (xơ axit), CP (đạm thô) và EE (béo thô) theo thứ tự. Tăng mức NDF từ 35 lên 65% đã làm giảm dần tỷ lệ tiêu hóa OM (chất hữu cơ) và NDF trong điều kiện in vitro. Trong khẩu phần nuôi bò lai hướng thịt có mức 55% NDF phù hợp yêu cầu về tiêu hóa dưỡng chất, ổn định môi trường dạ cỏ, tăng khối lượng và hiệu quả kinh tế. 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2