intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Nhân tố cản trở tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:166

144
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu chung của Luận án là nhằm đánh giá các nhân tố gây trở ngại tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo. Cụ thể, Luận án xem xét tác động của các yếu tố Hạn chế nguồn nhân lực có tay nghề, Hạn chế về công nghệ, Hạn chế về vốn, Hạn chế, bất cập các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, Hạn chế, bất cập chính sách và văn hoá quốc tế, Hạn chế từ phía doanh nghiệp chủ chuỗi cung ứng đối với sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo trên phương diện cản trở.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Nhân tố cản trở tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam

MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án<br /> Những năm gần đây, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sâu, rộng và trải khắp mọi<br /> lĩnh vực kể từ khi Việt Nam kết thúc đàm phán và tiến hành triển khai nhiều hiệp định<br /> thương mại tự do quan trọng với Hàn Quốc; Liên minh Châu Âu (EU); liên minh thuế<br /> quan Nga - Bêlarut - Kazắctan; Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình<br /> Dương (CPTPP)... Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được kỳ vọng sẽ mang<br /> lại rất nhiều lợi ích đối với thương mại Việt Nam: tác động tích cực đến việc tăng thêm<br /> khối lượng trao đổi thương mại với các nước trong khu vực; thay đổi cơ cấu sản phẩm<br /> xuất khẩu theo chiều hướng tích cực, nâng cao cả về chất lượng và giá trị; gia tăng năng<br /> lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu; tác động tích cực đến việc mở rộng thị phần của<br /> hàng hóa Việt Nam trên các thị trường có liên quan, thể hiện rõ nhất là tại các nước<br /> ASEAN thành viên, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mang<br /> lại thì việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng đặt ra không ít<br /> thách thức đối với Việt Nam như việc các doanh nghiệp Việt Nam dễ bị thua thiệt trong<br /> kinh doanh, Việt Nam trở nên lệ thuộc vào các nước phát triển về thị trường, thiết bị<br /> máy móc và công nghệ.<br /> Trong khi đó, ngành công nghiệp chế biến và chế tạo được cho rằng là một trong<br /> các trụ cột phát triển của cả nền kinh tế. Phát triển ngành công nghiệp chế biến và chế<br /> tạo sẽ giúp các quốc gia phát triển bền vững trong tương lai. Công nghiệp chế biến và<br /> chế tạo phát triển sẽ giúp quốc gia tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu hàng hóa, tăng trưởng<br /> GDP, tăng cường phát triển kinh tế nhờ tăng trưởng thặng dư thương mại, giúp các quốc<br /> gia thực hiện quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhanh và mạnh hơn. Tính chung<br /> cả năm 2017, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 9,4% so với năm 2016, cao<br /> hơn nhiều so với mức tăng 7,4% của năm 2016. Trong các ngành công nghiệp, ngành<br /> chế biến và chế tạo tăng 14,5% (mức tăng trưởng cao nhất trong 6 năm trở lại đây), đóng<br /> góp lớn nhất vào tăng trưởng chung toàn ngành công nghiệp với 10,2 điểm phần trăm.<br /> Trong thời gian qua, mặc dù ngành công nghiệp chế biến và chế tạo Việt Nam đã<br /> đạt được những thành tựu đáng khích lệ kể trên nhưng thực tế chúng ta vẫn chỉ đảm<br /> nhận những khâu công việc đơn giản, chủ yếu sử dụng lao động có tay nghề thấp nên<br /> lợi nhuận không cao, bị lệ thuộc nhiều vào bên ngoài. Theo số liệu của Phòng Thương<br /> mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam<br /> trong chuỗi cung ứng toàn cầu còn thấp so với các nền kinh tế có quy mô tương tự trong<br /> khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, mới chỉ 36% doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào<br /> 1<br /> <br /> mạng lưới sản xuất, bao gồm cả xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp, trong khi tỷ lệ này ở<br /> Malaysia, Thái Lan là khoảng 60%. Thực trạng trên cho thấy chuỗi cung ứng ở nền kinh<br /> tế Việt Nam bị phân tán và ít khả năng được hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa vốn đầu tư<br /> nước ngoài, chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và nâng cao năng suất. Theo<br /> VCCI, nguyên nhân chính của thực trạng trên là do Việt Nam chỉ có khoảng 4% doanh<br /> nghiệp lớn và vừa trong tổng số doanh nghiệp nên năng lực cạnh tranh, tham gia vào<br /> chuỗi cung ứng thấp và chỉ hướng vào thị trường trong nước.<br /> Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp FDI lớn hiện đang đổ vốn đầu tư lớn vào các<br /> nhà máy sản xuất tại Việt Nam và tiến hành tìm kiếm các nhà cung ứng nội địa nhằm<br /> mục đích cắt giảm chi phí sản xuất, giảm thời gian lưu kho và tăng tỉ lệ nội địa hóa của<br /> sản phẩm để hạ giá thành, tăng cường khả năng cạnh tranh và tận dụng lợi thế của các<br /> hiệp định thương mại tự do (CPTPP, AEC,…). Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với<br /> các tập đoàn này vẫn là việc tìm được đơn vị cung ứng trong nước đủ năng lực về sản<br /> lượng, chất lượng cũng như tiến độ để trở thành nhà cung ứng cấp một cho các tập đoàn<br /> nước ngoài này. Một ví dụ điển hình là trường hợp của công ty Fuji Xerox Hải Phòng<br /> đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất máy in, máy in màu và máy in phức hợp tại Khu công<br /> nghiệp Việt Nam - Singapore tại Hải Phòng với số vốn 9 tỷ Yên cho rằng không thể có<br /> cách nào tìm được một nhà cung ứng nội địa đạt tiêu chuẩn. Hay một trường hợp khác<br /> là Tập đoàn hàng đầu thế giới về lĩnh vực điện tử Samsung tìm kiếm doanh nghiệp Việt<br /> Nam sản xuất vỏ điện thoại, ốc vít, xạc điện thoại - những bộ phận rất cơ bản của sản<br /> phẩm - cho hai nhà máy lắp ráp điện thoại nhưng hầu hết các doanh nghiệp nội địa đều<br /> thừa nhận chưa thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện cung cấp khắt khe do tập đoàn đặt ra,<br /> vì vậy Samsung đang có kế hoạch đưa thêm 200 nhà cung ứng nước ngoài vào Việt Nam<br /> để hỗ trợ cho công ty này.<br /> Trong khi đó, theo nhận định của nhiều chuyên gia thì Việt Nam đang được xem<br /> là có triển vọng cao trong việc trở thành trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới.<br /> Nhận định này xuất phát từ các lý do sau: Thứ nhất, Việt Nam nằm trên trục giao thương<br /> quốc tế, thuận lợi để phục vụ sản xuất và xuất khẩu hàng hóa quy mô lớn. Thứ hai, Việt<br /> Nam đã và đang tích cực, chủ động hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới và khu<br /> vực. Thứ ba, hoạt động sản xuất công nghiệp của Việt Nam luôn tăng trưởng ổn định so<br /> với các trung tâm chế tạo khác trong khu vực. Thứ tư, hoạt động xuất khẩu của các<br /> doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng trưởng rất khả quan. Thứ năm,<br /> Việt Nam đang ở ngưỡng dân số vàng với một lực lượng lao động dồi dào, trẻ và chi<br /> phí thấp trong mối tương quan với các nước trong khu vực. Cuối cùng, dòng vốn đầu tư<br /> <br /> 2<br /> <br /> quốc tế đang có sự dịch chuyển từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, trong đó<br /> có Việt Nam.<br /> Song, cho tới nay, mặc dù ở Việt Nam đã có nhiều các nghiên cứu về chuỗi cung<br /> ứng như Huỳnh Thị Thu Sương (2013) tìm hiểu về những yếu tố tác động đến việc phối<br /> hợp trong chuỗi đồ gỗ ở vùng Đông Nam Bộ; Đoàn Thị Hồng Vân và cộng sự (2011) đi<br /> sâu vào chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực (đồ gỗ, cà phê, dệt may);<br /> Đỗ Thị Đông (2011) phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết của các doanh<br /> nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam; Nguyễn Thành Hiếu và cộng sự (2015) nghiên cứu<br /> sự hợp tác của các bộ phận cung ứng nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của<br /> doanh nghiệp… nhưng chưa có một nghiên cứu nào đánh giá mức độ tác động của những<br /> nhân tố cản trở sự tham gia của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến và chế<br /> tạo Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu, để trên cơ sở đó sẽ giúp các cơ quan nhà<br /> nước có cái nhìn thấu đáo hơn và có những định hướng, quyết sách thuận lợi hơn nhằm<br /> hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng; cũng như giúp các doanh<br /> nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo nhìn nhận lại được chính<br /> bản thân mình, nhận ra và khắc phục được những thiếu sót, hạn chế mà mình đang mắc<br /> phải và tăng cường những lợi thế mình đang có nhằm mục tiêu giành được thế chủ động<br /> trong kinh doanh, tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thu được lợi nhuận cao,<br /> giúp cho ngành công nghiệp chế biến và chế tạo Việt Nam phát triển bền vững, góp<br /> phần nâng cao vị thế Việt Nam trên thương trường quốc tế… Góp phần giải quyết vấn<br /> đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nhân tố cản trở tham gia vào chuỗi cung ứng toàn<br /> cầu của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam”<br /> để nghiên cứu.<br /> <br /> 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài<br /> Trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu đã làm rõ lý luận về những nhân<br /> tố ảnh hưởng đến việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời cũng đã minh chứng<br /> cho các luận giải đó bằng các nghiên cứu thực nghiệm cho nhiều trường hợp của nhiều<br /> nước khác nhau. Khi nghiên cứu về các yếu tố tác động đến việc tham gia chuỗi cung<br /> ứng toàn cầu của các doanh nghiệp trên quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng, đa<br /> phần các tác giả đều có tiếp cận xem xét các yếu tố này trên cả 2 mặt (thuận và nghịch)<br /> bao gồm mặt thúc đẩy và mặt cản trở. Từ đó xem xét tác động tích cực của mặt thúc đẩy<br /> và tác động tiêu cực của mặt cản trở. Tuy nhiên, dù một yếu tố nào đó có thể được xem<br /> xét ở cả hai mặt nhưng rõ ràng ở mỗi một yếu tố đó sẽ có một khía cạnh ảnh hưởng<br /> mang tính thúc đẩy hoặc mang tính cản trở nổi trội hơn khía cạnh còn lại.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Nhiều nghiên cứu và thực tiễn ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển đã chỉ ra có<br /> rất nhiều những nhân tố cản trở đối với doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh nói<br /> chung. Đi sâu vào phân tích thị trường Đông Á, Harvie (2010) đã tổng hợp từ các nghiên<br /> cứu trước đó và đưa ra danh sách các nhân tố gây nhiều cản trở đến hoạt động sản xuất<br /> và kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp đó là: Khả năng tiếp cận đất đai; Khả năng<br /> tiếp cận vốn; Chi phí theo quy định; Khuôn khổ pháp lý; Khả năng tiếp cận công nghệ,<br /> thông tin, thị trường và các dịch vụ trợ giúp doanh nghiệp; Cạnh tranh quốc tế; Chi phí<br /> vận chuyển tương đối cao; Chi phí kiểm định; Thất bại của thị trường; Các vấn đề liên<br /> quan đến thuế của công ty tư nhân; Nguồn nhân lực trình độ cao; Huấn luyện và đào tạo<br /> cấp độ công ty; Quan điểm của xã hội; Cơ sở hạ tầng; Chi phí của việc trở thành chính<br /> thức chứ không còn là duy trì không chính thức; Sự phân biệt.<br /> Tập trung vào phân tích sự tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp, nhiều<br /> nhà nghiên cứu trong thời gian qua dành nhiều thời gian và công sức trong việc phân<br /> tích và nhận định các nhân tố tác động. Tuy nhiên, theo Kamal và Irani (2014) thì tính<br /> đến nay, dường như chưa có sự thống nhất về việc khẳng định những nhân tố tác động<br /> (tích cực và tiêu cực) đến sự tham gia vào chuỗi cung ứng bởi sự không đồng nhất của<br /> các nền kinh tế. Alfalla – Luque và cộng sự (2013) đã đưa ra một khung khái niệm dựa<br /> trên việc tổng quan lý thuyết các nghiên cứu về sự tham gia chuỗi cung ứng và đã hỗ trợ<br /> cho các nhà nghiên cứu chuỗi cung ứng hiểu rõ hơn các biến số và nhân tố khác nhau<br /> của chuỗi cung ứng thông qua các nghiên cứu định lượng. Tuy nhiên, các biến số và<br /> phạm vi trong khung nghiên cứu của họ đã được nghiên cứu bởi rất nhiều tác giả trước<br /> đấy (Swink và cộng sự, 2007) và có hạn chế là có ít biến số tích cực. Phân tích của<br /> Kamal và Irani (2014) đã phân chia các nhân tố tác động thành bảy nhóm đó là Chiến<br /> lược, Quản lý, Tổ chức, Điều hành; Kỹ thuật; Tài chính và Môi trường kinh doanh.<br /> Trong khi đó, theo quan điểm và nghiên cứu của Kamal và Irani (2014), bốn nhân tố<br /> gây cản trở nhiều đến sự tham gia chuỗi cung ứng có thể là Hạn chế về hạ tầng công<br /> nghệ thông tin; Hạn chế về nguồn lực kỹ thuật, kỹ năng và kiến thức; Ngại thay đổi;<br /> Thiếu hụt về nguồn nhân lực có kinh nghiệm.<br /> Nhiều nhà khoa học đã tập trung vào việc xác định và phân tích các nhân tố tác<br /> động đến sự tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, ví dụ: quy mô doanh nghiệp<br /> (Pagell, 2004), đối tác chiến lược (Ramanathana và Gunasekaran, 2012), sự phụ thuộc<br /> lẫn nhau trong chuỗi cung ứng (Vachon và Klassen, 2006), sự phối hợp và liên lạc hiệu<br /> quả (Paulraj và cộng sự, 2008). Tuy nhiên có rất ít nghiên cứu liệt kê được một danh<br /> sách hoàn chỉnh những nhân tố. Một trong số rất ít các nghiên cứu hiện có đó là của<br /> Bernon và cộng sự (2013) đã đưa ra một danh sách các lợi ích tập trung xoay quanh mối<br /> 4<br /> <br /> liên hệ giữa việc tham gia chuỗi cung ứng và hiệu quả trong quá trình sản xuất – kinh<br /> doanh của đơn vị tham gia chuỗi, ví dụ: cho phép các bên tham gia chuỗi nâng cao quy<br /> trình liên kết sản xuất, tiết kiệm thời gian, giảm lượng hàng tồn kho, nâng cao chất lượng<br /> dịch vụ khách hàng, đầu ra của sản phẩm và tăng cường thông tin. Sau đấy, Pagell<br /> (2004) cung cấp và làm rõ hơn những nhân tố gây ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến<br /> sự tham gia chuỗi cung ứng (trong hoạt động vận hành, mua sắm, hậu cần), ví dụ như<br /> hiệu quả hoạt động được cải thiện, sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao, phát triển sản<br /> phẩm và thông tin liên lạc được nâng cao. Một số nghiên cứu đã làm rõ các nhân tố khác<br /> nhau thúc đẩy tham gia chuỗi cung ứng. Chen và cộng sự (2013) khẳng định rằng trong<br /> số rất nhiều những nhân tố đã được chỉ ra thì nổi bật lên là ba nhân tố: trình độ công<br /> nghệ thông tin (IT), sự trao đổi kiến thức và niềm tin giữa các thành viên trong chuỗi<br /> cung ứng. Hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào nghiên cứu các nhân tố tác động<br /> tích cực đến việc tham gia vào chuỗi cung ứng, cũng có một số nghiên cứu tập trung<br /> vào những nhân tố gây trở ngại đến sự tham gia chuỗi cung ứng, chẳng hạn như sự thiếu<br /> vắng cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin thống nhất (Khare và cộng sự, 2012), hiệu<br /> ứng bullwhip1 (Vanpoucke và cộng sự, 2009) và trở ngại sự thay đổi (Hertz, 2006).<br /> Những nhân tố gây ảnh hưởng tích cực nhất đến sự tham gia chuỗi cung ứng đó là hiệu<br /> suất doanh nghiệp cải thiện, chia sẻ thông tin, lợi thế cạnh tranh, sự nâng cao giao tiếp<br /> và sự thuận tiện và hiệu quả của các nguồn lực.<br /> Có rất ít các công trình nghiên cứu khai thác một cách trực diện vào mối liên hệ<br /> giữa các doanh nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu (Harvie và cộng sự, 2010; Rasiah và<br /> cộng sự, 2010). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các điểm đặc trưng của doanh nghiệp<br /> trong các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo khác nhau là rất không giống nhau.<br /> Những doanh nghiệp liên quan đến xuất khẩu hay mạng lưới sản xuất thường lớn hơn,<br /> hiệu quả hơn và có các kĩ năng khác tốt hơn so với các doanh nghiệp khác. Những<br /> nghiên cứu liên quan sẽ được thảo luận dưới đây nhằm hình thành nên các giả thuyết<br /> cho luận án.<br /> Ở trong nước, đã có nhiều nghiên cứu về chuỗi cung ứng của nhiều mặt hàng, lĩnh<br /> vực, ngành nghề khác nhau như chuỗi dệt may, chuỗi cá ba sa, chuỗi cung ứng điện tử,<br /> chuỗi cung ứng cà phê, chuỗi cung ứng đồ gỗ… (Huỳnh Thị Thu Sương, 2013; Đoàn<br /> Thị Hồng Vân và cộng sự, 2011; Đỗ Thị Đông, 2011; Nguyễn Thành Hiếu và cộng sự,<br /> 2015;…). Các nghiên cứu này đã làm sâu sắc thêm lý luận và thực tiễn về chuỗi cung<br /> 1<br /> <br /> Hiện tượng này xuất hiện trong quá trình dự đoán nhu cầu của các kênh phân phối trong Chuỗi cung ứng. Biểu<br /> hiện cụ thể là thông tin về nhu cầu thị trường cho một sản phẩm bị bóp méo hay khuếch đại lên qua các khâu.<br /> Điều này dẫn đến sự dư thừa tồn kho, ảnh hưởng đến chính sách giá và tạo ra các phản ánh không chính xác<br /> trong nhu cầu thị trường.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2