intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Phát huy nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh hiện nay

Chia sẻ: Hương Hoa Cỏ Mới | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:207

33
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là luận giải những vấn đề lý luận về phát huy nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ và phân tích thực trạng nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh, luận án đề xuất giải pháp cơ bản phát huy nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Phát huy nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh hiện nay

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả minh chứng trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Văn Hùng
  2. MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10 1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 10 1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình khoa học tiêu biểu đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 26 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ TRONG SỨC MẠNH CHIẾN ĐẤU CỦA TRUNG ĐOÀN BỘ BINH 31 2.1. Quan niệm về nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ và phát huy nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh 31 2.2. Nhân tố cơ bản quy định phát huy nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh 60 Chương 3. THỰC TRẠNG NHÂN TỐ CON NGƯỜI HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ VÀ YÊU CẦU PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ TRONG SỨC MẠNH CHIẾN ĐẤU CỦA TRUNG ĐOÀN BỘ BINH HIỆN NAY 82 3.1. Thực trạng nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh hiện nay 82 3.2. Yêu cầu phát huy nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh hiện nay 115 Chương 4. GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ TRONG SỨC MẠNH CHIẾN ĐẤU CỦA TRUNG ĐOÀN BỘ BINH HIỆN NAY 124 4.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các chủ thể ở đơn vị về phát huy nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh hiện nay 124 4.2. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục, huấn luyện, rèn luyện hạ sĩ quan, binh sĩ ở trung đoàn bộ binh hiện nay 135 4.3. Phát triển các yếu tố khác trong sức mạnh chiến đấu và xây dựng môi trường văn hóa quân sự tích cực, lành mạnh ở trung đoàn bộ binh hiện nay 148 KẾT LUẬN 172 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 174 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 176 PHỤ LỤC 190
  3. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trung đoàn bộ binh là binh đội chiến thuật binh chủng hợp thành, nhân tố trung tâm của mọi lực lượng chiến đấu; lực lượng chủ yếu, trực tiếp đối mặt với kẻ địch trên mặt đất; lực lượng cuối cùng thực hiện nhiệm vụ, quyết định làm chủ chiến trường. Sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh là sức mạnh tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần, con người và vũ khí, trong đó con người giữ vai trò quyết định; tác động, ảnh hưởng to lớn, trực tiếp đến sức mạnh chiến đấu của sư đoàn, quân đoàn, quân khu và Quân đội. Nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh chính là nhân tố con người cán bộ, chiến sĩ của trung đoàn. Trong đó, hạ sĩ quan, binh sĩ là lực lượng đông đảo, xung kích trong các hoạt động của đơn vị; lực lượng chủ yếu, trực tiếp thực hiện các mệnh lệnh, nhiệm vụ của chỉ huy. Do đó, đội ngũ hạ sĩ quan, binh sĩ có vai trò quan trọng, suy đến cùng là lực lượng trực tiếp góp phần hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, quyết định sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Các chú dù là đại đoàn trưởng, trung đoàn trưởng, hay tiểu đoàn trưởng, cũng chỉ là những người đặt kế hoạch và điều khiển đánh trận. Lúc ra trận, việc đặt mìn, phá lô cốt đều do tay anh em đội viên làm” [82, tr. 219]. Phát huy nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh là làm gia tăng, lan tỏa tính tích cực, sáng tạo của hạ sĩ quan, binh sĩ đối với các yếu tố khác trong sức mạnh chiến đấu, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh, bảo đảm cho trung đoàn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Những năm qua, các tổ chức, lực lượng ở trung đoàn bộ binh đã thường xuyên quan tâm, coi trọng, có nhiều chủ trương, biện pháp giáo dục, huấn luyện, rèn luyện kết hợp với bảo đảm tốt chế độ, chính sách, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với đội ngũ hạ sĩ quan, binh sĩ của đơn vị. Vì vậy, phẩm chất, năng lực, thế mạnh và tiềm năng của hạ sĩ quan,
  4. 6 binh sĩ ngày càng được phát huy; trực tiếp góp phần nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh. Tuy nhiên, một bộ phận hạ sĩ quan, binh sĩ còn thụ động, thiếu ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn, gian khổ, tu dưỡng đạo đức cách mạng; trong nâng cao phẩm chất, năng lực chiến đấu, trình độ làm chủ vũ khí kỹ thuật mới được trang bị; còn bị ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội dẫn đến vi phạm kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước… làm hạn chế sức mạnh chiến đấu, ảnh hưởng đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ của trung đoàn. Hơn nữa, sự biến đổi của điều kiện kinh tế xã hội, mặt trái của cơ chế thị trường; thành tựu của cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ quân sự với sự đổi mới về vũ khí, trang bị kỹ thuật,… đã tác động mạnh mẽ, cả tích cực và tiêu cực đến đời sống bộ đội; đến nhân tố con người, tổ chức biên chế, khoa học nghệ thuật quân sự, phương thức tác chiến của Quân đội nói chung, trung đoàn bộ binh nói riêng. Cùng với đó, yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đòi hỏi phải phát huy nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ để góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, bảo đảm cho trung đoàn bộ binh hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Đến nay, vấn đề này đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, nhưng chưa có công trình nào luận giải, làm rõ có tính hệ thống, chuyên sâu dưới góc độ triết học những vấn đề lý luận và thực tiễn phát huy nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh. Vì vậy, tác giả lựa chọn “Phát huy nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh hiện nay” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận về phát huy nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ và phân tích thực trạng nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh, luận án đề xuất giải pháp cơ
  5. 7 bản phát huy nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, chỉ ra những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết. - Phân tích, luận giải những vấn đề lý luận về phát huy nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh. - Đánh giá thực trạng nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh và xác định yêu cầu phát huy nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh hiện nay. - Đề xuất giải pháp cơ bản phát huy nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu thuộc các đơn vị chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam. - Về không gian: Nghiên cứu, điều tra, khảo sát một số trung đoàn bộ binh đủ quân thuộc Quân khu 1, Quân khu 4, Quân khu 7, Quân đoàn 1 và Quân đoàn 3. - Thời gian: Các tư liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu từ năm 2016 (từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng) đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người và phát huy nhân tố con người, sức mạnh chiến đấu của quân đội.
  6. 8 Cơ sở thực tiễn Luận án dựa vào hoạt động thực tiễn giáo dục, huấn luyện, rèn luyện bộ đội ở đơn vị cơ sở; kết quả điều tra, khảo sát và những vấn đề thực tế liên quan đến nhân tố con người và phát huy nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh ở một số đơn vị; số liệu tổng kết các mặt công tác của một số trung đoàn bộ binh đủ quân, sư đoàn bộ binh và các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án. Phương pháp nghiên cứu Luận án vận dụng hệ thống phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phân tích và tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống - cấu trúc, lôgíc và lịch sử, điều tra xã hội học, phỏng vấn trực tiếp, quan sát, so sánh và phương pháp chuyên gia. 5. Những đóng góp mới của đề tài luận án Đưa ra quan niệm phát huy nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh. Luận giải những nhân tố cơ bản quy định phát huy nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh. Cung cấp các giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm phát huy nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài luận án Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về phát huy nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh; khẳng định đường lối quân sự đúng đắn của Đảng trong xây dựng sức mạnh chiến đấu của quân đội; sự vận dụng sáng tạo lý luận quân sự của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng trong phát huy nhân tố con người trong quân đội nói chung, đội ngũ hạ sĩ quan, binh sĩ nói riêng.
  7. 9 Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chức năng ở các trung đoàn, sư đoàn bộ binh, quân khu, quân đoàn và các chủ thể khác trong phát huy nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh hiện nay. - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học, trong giảng dạy các nội dung có liên quan đến phát huy nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ ở trung đoàn bộ binh. 7. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  8. 10 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến lý luận về phát huy nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh Một là, những công trình khoa học liên quan đến quan niệm nhân tố con người và quan niệm phát huy nhân tố con người Tác giả Trần Thị Thủy trong luận án tiến sĩ triết học Nhân tố con người và những biện pháp nhằm phát huy nhân tố con người trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay [135], quan niệm: Nhân tố con người là một chỉnh thể thống nhất biện chứng giữa các mặt hoạt động và tổng hòa những phẩm chất, năng lực về trí tuệ, thể lực của cá nhân hay cộng đồng người tham gia vào sự biến đổi, phát triển của một quá trình xã hội nhất định với tư cách là chủ thể sáng tạo lịch sử - xã hội, sáng tạo mọi giá trị vật chất và giá trị tinh thần, đồng thời tự hoàn thiện và làm phong phú thêm phẩm giá nhân cách của chính con người [135, tr. 71]. Theo tác giả, phát huy nhân tố con người không chỉ là khơi dậy, khai thác, sử dụng tiềm năng sáng tạo của con người một cách tối đa, tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội, mà đồng thời còn là quá trình đào tạo, bồi dưỡng, kích thích phát triển và nâng cao không ngừng vai trò chủ thể tích cực, tự giác, sáng tạo của con người với tư cách như là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Bởi vì, nhân tố con người tự nó chưa trở thành động lực phát triển của quá trình biến đổi xã hội, mà phụ thuộc vào vai trò của các chủ thể phát huy trong việc khơi dậy, nuôi dưỡng, khai thác và sử dụng một cách có ý thức vào mục đích nhất định, bằng những phương pháp, giải pháp cụ thể. Tác giả Trần Thanh Đức trong luận án tiến sĩ triết học Nhân tố con người trong lực lượng sản xuất với vấn đề đào tạo người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay [49], cho rằng:
  9. 11 “Nhân tố con người là một nhân tố xã hội, nói lên sức mạnh tổng hợp của chủ thể người trong quan hệ với khách thể, mà trong đó hoạt động thực tiễn là quan trọng nhất, đem lại sự phát triển cho xã hội và cho chính bản thân con người” [49, tr. 20]. Theo tác giả, khi luận giải khái niệm nhân tố con người, cần phân biệt và khẳng định nhân tố “người” với các nhân tố khác như: Kinh tế, kỹ thuật, chính trị - xã hội, v.v. trong đời sống xã hội. Tác giả đã đặt nhân tố con người trong sự tác động, kết hợp với các yếu tố cấu thành, qua đó khẳng định nhân tố con người là nhân tố giữ vai trò trung tâm trong lực lượng sản xuất. Chính mặt hoạt động của nhân tố con người đã tạo ra phương thức kết hợp cao nhất giữa các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất. Tác giả Nguyễn Văn Tài trong bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát huy nhân tố con người” [120] cho rằng: Con người trong quan niệm của Hồ Chí Minh là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội; sự thống nhất giữa con người cá nhân và con người xã hội; vừa là mỗi thành viên cụ thể, vừa là những cộng đồng người trong xã hội; là sự thống nhất giữa con người giai cấp, dân tộc và nhân loại. Vì thế, Hồ Chí Minh rất coi trọng sức mạnh cộng đồng người Việt Nam, tìm mọi cách để bồi dưỡng và phát huy sức mạnh đó trong tiến trình của cách mạng Việt Nam. Để giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa con người cá nhân và con người xã hội, Người quan tâm giải quyết mối quan hệ lợi ích. Người đã kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, lợi ích gần và lợi ích xa, lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần… tạo nên động lực nhằm phát huy nhân tố con người. Tác giả Phạm Công Nhất trong cuốn sách Phát huy nhân tố con người trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay [94], quan niệm: Nhân tố con người là tổng thể các yếu tố có liên quan đến con người, là sự thống nhất biện chứng giữa các mặt chủ quan và khách quan để tạo nên năng lực, phẩm chất và trí tuệ của con người được hình thành và phát huy tác dụng vào trong thực tiễn sản xuất vật chất hay quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi cộng đồng, quốc gia trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Tuy nhiên, nhân tố con người tự nó không thể tạo ra được sức mạnh to lớn nếu không được phát huy có hiệu
  10. 12 quả. Theo đó, “Phát huy nhân tố con người là quá trình đào tạo, bồi dưỡng và làm tăng nguồn lực con người về thể lực, trí lực, phẩm chất đạo đức” [94, tr. 7]. Tác giả Nguyễn Văn Thanh và Lê Trọng Tuyến trong bài viết “Quan điểm của Đảng về con người và phát huy nhân tố con người trong Nghị quyết Đại hội XI” [126], đã hệ thống hoá và phân tích quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội từ Đại hội VI đến nay về con người và phát huy nhân tố con người. Theo đó, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng không chỉ đánh giá đúng vai trò, vị trí của con người và nhân tố con người đối với phát triển đất nước, mà còn quan tâm tạo môi trường, động lực cho phát huy nhân tố con người một cách khoa học. Tác giả cho rằng, phát huy nhân tố con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vấn đề bảo đảm lợi ích gắn với việc làm, thu nhập; chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ; môi trường xã hội, trong đó môi trường dân chủ có vị trí rất quan trọng. Để phát huy hiệu quả nhân tố con người, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng chủ trương thực chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người; kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của các tổ chức, đoàn thể, gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội; xây dựng xã hội tích cực, trong sáng, lành mạnh; phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của con người. Đặc biệt, trong thời đại cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, kinh tế tri thức phát triển, sức mạnh của nhân tố con người được biểu hiện tập trung ở trình độ trí tuệ, tri thức khoa học. Do đó, phải gắn với giáo dục - đào tạo; đây chính là tiền đề, điều kiện để phát huy nhân tố con người hiện nay. Đồng thời, thông qua chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng và phát huy nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bởi, phát huy nhân tố con người hiện nay không chỉ là việc khai thác tri thức, trí tuệ, mà còn là khai thác các giá trị văn hoá, niềm tự hào, tự tôn dân tộc, không chịu khuất phục của con người Việt Nam trước sức mạnh của kẻ xâm lược. Cuốn sách Phát huy nhân tố con người, từ tư tưởng Hồ Chí Minh đến thực tiễn Việt Nam hiện nay do tác giả Trần Thị Hợi chủ biên [57], khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những chủ trương, đường lối đúng đắn nhằm phát huy nhân tố con người và đạt được những kết quả to lớn” [57, tr. 5].
  11. 13 Tuy nhiên, sự tác động của cơ chế thị trường đang bộc lộ nhiều bất cập có liên quan đến phát huy nhân tố con người, ảnh hưởng đến sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Cuốn sách cũng nhấn mạnh tính đúng đắn và sự sáng tạo trong quan niệm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của con người; những giá trị lâu bền của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Qua đó giúp chúng ta có nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò của con người, phát huy nhân tố con người trong tiến trình cách mạng, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Tác giả Nguyễn Hiền Lương với bài viết “Quan điểm của Đảng về phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay” [71]. Trên cơ sở luận giải quan điểm của triết học Mác về vai trò của con người trong lịch sử, tác giả đã làm rõ nhận thức mới của Đảng ta về vai trò của nhân tố con người, phát huy nhân tố con người trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, từ đó tác giả chỉ rõ: “Động lực cơ bản phát huy nhân tố con người hiện nay ở Việt Nam là phải quan tâm đến lợi ích của con người, phải thực hiện dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội và nâng cao năng lực trí tuệ cho con người” [71, tr. 3]. Tác giả Đặng Hữu Toàn trong bài viết “Học thuyết về con người, giải phóng và phát triển con người - Một giá trị làm nên sức sống trường tồn của chủ nghĩa Mác” [139], khẳng định: Học thuyết này của C.Mác không chỉ tạo ra bước ngoặt cách mạng trong quan niệm về con người và bản chất con người, về mối quan hệ con người - tự nhiên - xã hội, vị trí và vai trò của con người trong tiến trình phát triển lịch sử nhân loại và sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng nhân loại, phát triển con người toàn diện, mà còn làm nên sức sống trường tồn của chủ nghĩa Mác trong thời đại ngày nay. Theo tác giả, khi nghiên cứu vấn đề con người, C.Mác đã coi con người là một thực thể sinh học - xã hội hiện thực và khẳng định con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở bên ngoài thế giới, mà con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội. Do đó, “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” là “luận điểm
  12. 14 hết sức nổi tiếng và tiêu biểu cho triết học Mác về bản chất con người. Luận điểm này đã trở thành nền tảng lý luận, cơ sở khoa học cho chủ nghĩa Mác và các khoa học khác khi nghiên cứu, giải quyết vấn đề con người” [139, tr. 39]. Tác giả Trương Thị Thanh Quý trong bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người và việc vận dụng của Đảng ta trong quá trình phát triển” [112], cho rằng: Trong triết lí phát triển của Hồ Chí Minh, nhân tố con người là quan trọng nhất, là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Người coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Vì vậy, trong quá trình phát triển xã hội phải phát huy nhân tố con người, phát huy sức sáng tạo của con người, đáp ứng mọi khát vọng chính đáng của con người, tạo điều kiện cho con người ngày càng phát triển toàn diện, hài hoà, như một chủ thể xã hội - chủ thể làm chủ vận mệnh, tương lai của chính mình. Tác giả nhấn mạnh: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân tố con người có thể hiểu là tổng thể các yếu tố, các đặc trưng quy định vai trò tích cực, sáng tạo của con người; sự thống nhất biện chứng giữa mặt chủ quan và khách quan để tạo nên năng lực, phẩm chất và trí tuệ của con người trong hoạt động thực tiễn ở những giai đoạn lịch sử nhất định. Phát huy nhân tố con người là “phát hiện, hình thành và sử dụng tiềm năng sáng tạo của con người”, “chăm lo, tạo ra những điều kiện cần thiết để mỗi người, mỗi cộng đồng người thể hiện tối đa năng lực của mình” [112, tr. 62]. Theo đó, vai trò của nhân tố con người chính là vai trò của quần chúng nhân dân, người sáng tạo chân chính ra lịch sử chứ không phải “vài ba cá nhân anh hùng nào”, được thể hiện trong lao động sản xuất, hoạt động đấu tranh cách mạng và sáng tạo các giá trị văn hoá - tinh thần. Hai là, những công trình khoa học liên quan đến quan niệm nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ và quan niệm phát huy nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh Tác giả Nguyễn Kim Ninh trong cuốn sách Con người - nhân tố quyết định nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội [98], tiếp cận từ góc độ triết học, cho rằng: Nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội là một quá trình tác động tổng hợp nhằm xây dựng, phát triển và giải quyết tốt các yếu tố, mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố, trong đó xây dựng con người là nhân tố
  13. 15 quyết định nhất. Theo tác giả, nhiệm vụ xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đang đặt ra yêu cầu mới về xây dựng nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu của quân đội. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng nhân tố con người trong nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội ta hiện nay. Tác giả Vũ Quang Tạo trong cuốn sách Quan hệ giữa con người và vũ khí trong chiến tranh hiện đại [122] khẳng định, mối quan hệ con người và vũ khí là một trong những phương diện thể hiện sức mạnh chiến đấu của quân đội. Nhận thức và giải quyết đúng đắn, khoa học mối quan hệ này sẽ góp phần xây dựng niềm tin của Quân đội và nhân dân vào đường lối, nghệ thuật quân sự Việt Nam, vào sức mạnh của con người Việt Nam và tính năng, tác dụng của vũ khí trang bị hiện có. Theo đó, để ngăn ngừa và sẵn sàng đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược bằng vũ khí công nghệ cao của địch, cần phải hoàn thiện hơn nữa mối quan hệ giữa con người và vũ khí, nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội. Trên cơ sở luận giải, làm rõ vai trò của con người và vũ khí, mối quan hệ giữa con người và vũ khí, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đề tài khoa học Phát huy nhân tố con người trong giải quyết mối quan hệ giữa con người và vũ khí trang bị của Quân đội ta hiện nay do tác giả Ngô Minh Tuấn chủ nhiệm [151], đã chỉ ra những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhân tố con người và phát huy nhân tố con người trong giải quyết mối quan hệ con người và vũ khí, trang bị; đặc điểm vũ khí, trang bị của Quân đội ta hiện nay. Theo đó, các tác giả quan niệm: “Phát huy nhân tố con người trong mối quan hệ con người và vũ khí trang bị là quá trình giáo dục, huấn luyện và tổ chức các hoạt động làm gia tăng và khai thác có hiệu quả các phẩm chất, năng lực của quân nhân đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” [151, tr. 21]. Tác giả Trần Huỳnh Hoàng Vũ trong luận án tiến sĩ triết học Phát huy nhân tố con người lực lượng vũ trang Quân khu 9 trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay [156] cho rằng: Xem xét nhân tố con người phải
  14. 16 luôn gắn liền với hoạt động thực tiễn và trong tính toàn diện; nhấn mạnh vai trò của con người - chủ thể một quá trình phát triển xã hội với những tiềm năng “không cạn kiệt” về phẩm chất, năng lực và khả năng hoạt động cải tạo xã hội; nhân tố con người phải được đặt vào vị trí trung tâm quan hệ với các nhân tố khác. Theo đó, phát huy nhân tố con người không chỉ là khai thác, sử dụng mà còn phải tính đến việc chăm sóc, bồi dưỡng, phát triển năng lực sáng tạo của con người nhằm tạo ra giá trị vật chất và tinh thần để phát triển xã hội. Tác giả Lê Thị Hiền trong bài viết “Quan điểm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu của Quân đội” [56], đã thông qua các trích dẫn từ một số tác phẩm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết về vấn đề quân đội để luận giải quan điểm của Đại tướng về phát huy nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu của Quân đội trên một số nội dung. Tác giả cho rằng, theo quan điểm của Đại tướng, sức mạnh chiến đấu của quân đội chính là: “Trình độ giác ngộ cách mạng, tinh thần chiến đấu, bản lĩnh lãnh đạo chỉ huy, tư tưởng và tổ chức… tất cả yếu tố đó nói đến những đặc trưng về năng lực của con người, chỉ có trong con người. Còn các yếu tố khác…, có thể gọi chung là vũ khí” [56, tr. 40-41]. Sức mạnh đó là biện chứng giữa con người và vũ khí, chính trị và kỹ thuật, khoa học quân sự và phương tiện chiến tranh, tư tưởng và tổ chức. Trong mối quan hệ giữa con người và vũ khí thì con người là cơ bản nhất, quyết định; vũ khí, trang bị kỹ thuật có vai trò quan trọng. Theo tác giả, từ thực tiễn chỉ đạo, huấn luyện, chỉ huy chiến đấu cũng như sự trải nghiệm thực tế trên chiến trường, Đại tướng đã đúc kết thành những bài học kinh nghiệm phát huy nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu của Quân đội góp phần vào thắng lợi của chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. Thứ nhất, giác ngộ phẩm chất chính trị - tinh thần cho quân đội. Thứ hai, bồi dưỡng, nâng cao trình độ hiểu biết về quân sự, khoa học và nghệ thuật quân sự cho cán bộ, chiến sĩ. Thứ ba, nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật cho cán bộ, chiến sĩ quân đội. Thứ tư, nâng cao trình độ hiểu biết về vũ khí trang bị và không ngừng cải tiến vũ khí trang bị. Thứ năm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật; hiện đại hoá vũ khí, trang bị kỹ thuật giúp con người tự tin hơn, tăng thêm sức mạnh chiến đấu cho các chiến sĩ.
  15. 17 Tác giả Bùi Bảo Kiếm trong luận án tiến sĩ triết học Phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng cảnh sát cơ động hiện nay [64], quan niệm: “Sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động là tổng thể các nhân tố vật chất, tinh thần quy định trạng thái và khả năng thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng ngừa, trấn áp tội phạm của lực lượng này” [64, tr. 30]. Cấu trúc sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động, bao gồm: Nhân tố con người; vũ khí, trang bị; cơ cấu tổ chức biên chế…; các nhân tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên sức mạnh chiến đấu. Cùng với khẳng định vai trò quyết định của nhân tố con người, nhân tố cơ bản, quan trọng nhất, là điều kiện, tiền đề để xây dựng các yếu tố khác, tác giả cũng khẳng định các nhân tố khác có vai trò quan trọng, không thể thiếu. Tác giả Trịnh Anh Tuấn trong luận án tiến sĩ triết học Phát huy nhân tố con người trong nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh [152] đã luận giải, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực trạng, đề xuất giải pháp phát huy nhân tố con người trong nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo tác giả, sức mạnh chiến đấu của quân đội là tổng hợp các yếu tố vật chất, tinh thần trong sự tương tác biện chứng với nhau tạo ra sức mạnh trong quan hệ với sức mạnh chiến đấu của đối phương trong từng điều kiện, hoàn cảnh thực hiện mục đích, nhiệm vụ chiến đấu của quân đội. “Nhân tố con người trong nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội bao gồm tổng thể các yếu tố thuộc bên trong con người và được tiếp cận qua hai mặt vật chất và mặt tinh thần” [152, tr. 33]. Mặt vật chất bao gồm số lượng con người, trạng thái sức khỏe, sức chịu đựng khó khăn, gian khổ; mặt tinh thần bao gồm tri thức, tình cảm, thái độ, niềm tin, ý chí, quyết tâm, lòng căm thù giặc, v.v.. Cùng với đó, tác giả luận giải làm rõ những nhân tố quy định phát huy nhân tố con người trong nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Nội dung, giá trị khoa học được khai thác và sự hoàn thiện quan điểm chỉ đạo, chủ trương định hướng cho quân đội; những tiền đề vật chất, phương tiện và sự tác động đồng thuận giữa các
  16. 18 chủ thể ở từng giai đoạn cụ thể; tính tích cực, tự giác của mỗi cán bộ, chiến sĩ chuyển hóa những nội dung, yêu cầu có tính khách quan thành nhân tố chủ quan và hoạt động thực tiễn của mình. Tác giả Lưu Duy Toàn trong cuốn sách Năng lực thực hiện dân chủ trực tiếp của hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở trong Quân đội hiện nay [140], đã luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực thực hiện dân chủ trực tiếp của hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở trong Quân đội. Trong đó tác giả đã làm rõ đặc điểm của hạ sĩ quan, binh sĩ nói chung, hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ ở nói riêng; đặc điểm, vai trò, nhiệm vụ của đơn vị cơ sở,... Tác giả khẳng định, thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở sẽ tạo ra động lực trực tiếp để quân nhân nói chung, hạ sĩ quan, binh sĩ nói riêng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, qua đó góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của đơn vị, của Quân đội. Tác giả Nguyễn Đức Thuận trong luận án tiến sĩ triết học Phát huy nhân tố con người của sĩ quan chỉ huy tham mưu trong xây dựng hệ thống thông tin liên lạc quân sự hiện nay [134] đã đi sâu luận giải làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về phát huy nhân tố con người của sĩ quan chỉ huy tham mưu trong xây dựng hệ thống thông tin liên lạc quân sự, trên cơ sở đó đề xuất hệ thống giải pháp phát huy nhân tố con người của sĩ quan chỉ huy tham mưu trong xây dựng hệ thống thông tin liên lạc quân sự hiện nay. Với phương pháp tiếp cận hệ thống, cấu trúc, tác giả quan niệm: “Nhân tố con người của sĩ quan chỉ huy tham mưu trong xây dựng hệ thống thông tin liên lạc quân sự là tổng hòa những yếu tố đặc trưng về hoạt động với phẩm chất và năng lực quy định vai trò chủ thể chủ động, tích cực, sáng tạo của họ trong xây dựng hệ thống thông tin liên lạc quân sự” [134, tr. 39] và luận giải trên các phương diện: Mặt hoạt động và tổng hòa phẩm chất, năng lực của sĩ quan chỉ huy tham mưu thông tin; làm nổi bật vai trò chủ thể chủ động, tích cực, sáng tạo của sĩ quan chỉ huy tham mưu trong xây dựng hệ thống thông tin liên lạc quân sự.
  17. 19 1.1.2. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến thực trạng nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ và giải pháp phát huy nhân tố con người hạ sĩ quan, binh sĩ trong sức mạnh chiến đấu của trung đoàn bộ binh Tác giả Trần Văn Phòng trong bài viết “Một số giải pháp đột phá nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển đất nước” [102], cho rằng: “Đảng và Nhà nước ta sớm nhận thức rõ vai trò quyết định của nhân tố con người và luôn đặc biệt quan tâm xây dựng con người Việt Nam mới và phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước” [102, tr. 7]. Cùng với những kết quả đạt được thì việc phát huy nhân tố con người Việt Nam trong xây dựng, phát triển đất nước thời gian qua chưa đáp ứng yêu cầu, vẫn còn không ít những hạn chế, yếu kém. Theo đó, cần thực hiện một số giải pháp đột phá như: Thống nhất nhận thức về phát huy nhân tố con người; giải quyết thỏa đáng lợi ích chính đáng, thiết thực của con người; đổi mới mạnh mẽ về tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả, thiết thực, tạo cơ hội cho mỗi người dân phát huy tối đa năng lực, sở trường đóng góp vào sự nghiệp đổi mới đất nước; phát huy dân chủ cùng sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giải quyết tốt vấn đề tôn giáo, dân tộc. Tác giả Trần Sĩ Phán trong bài viết “Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay” [99] nhấn mạnh, để phát huy nhân tố con người, chúng ta phải tạo được môi trường kinh tế, văn hóa, chính trị - xã hội trong sạch, lành mạnh; giải quyết tốt vấn đề việc làm; vấn đề lợi ích chính đáng, hợp pháp; nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo và thực hiện chính sách xã hội đúng đắn. Công trình khoa học trên đã cung cấp cho tác giả luận án những giải pháp cơ bản phát huy nhân tố con người trong một lĩnh vực cụ thể, đó là trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay. Tác giả Ngô Xuân Lịch trong bài viết “Giữ trọn niềm tin với Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam mài sắc ý chí, nâng cao sức mạnh chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ quốc” [70], cho rằng: Trong giai đoạn hiện nay, sự nghiệp đổi mới đất nước đang đứng trước thời cơ, thách thức đan xen; nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
  18. 20 đang đặt ra cho Quân đội nhiệm vụ rất nặng nề. Theo đó, toàn quân cần tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị, đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, quản lý tư tưởng; không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tiếp tục quán triệt và thực hiện phương hướng xây dựng Quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa Quân đội, tạo bước đột phá về trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, sức mạnh chiến đấu của Quân đội; sắp xếp, điều chỉnh tổ chức, biên chế theo hướng “tinh, gọn, mạnh”. Tác giả Phan Văn Giang trong bài viết “Xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ngang tầm nhiệm vụ” [50], khẳng định: Đây là chủ trương nhất quán, đúng đắn, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng, là cơ sở để Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Quân đội vững mạnh toàn diện, thực sự là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, công cụ bạo lực sắc bén để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ được giao [50, tr. 1]. Trên cơ sở đánh giá khái quát kết quả xây dựng Quân đội vững mạnh toàn diện trong những năm qua; dự báo tình hình thế giới, khu vực và trong nước tác động đến sự nghiệp xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong những năm tới, tác giả yêu cầu cấp uỷ, chỉ huy các cấp trong toàn quân tiếp tục quán triệt sâu sắc phương hướng xây dựng Quân đội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, nắm vững và thực hiện nghiêm túc một số nội dung, biện pháp cơ bản: Một là, kiên định nguyên tắc xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, giữ vững bản chất cách mạng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội. Hai là, tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp xây dựng Quân đội “tinh, gọn, mạnh”. Ba là, không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, diễn tập, …đáp ứng yêu
  19. 21 cầu, nhiệm vụ trong mọi tình huống. Bốn là, tăng cường xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo chuyển biến toàn diện, vững chắc về chấp hành kỷ luật Quân đội, pháp luật Nhà nước. Năm là, xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng hiện đại, lưỡng dụng, vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, vừa góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tác giả Huỳnh Chiến Thắng trong bài viết “Nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội hiện nay” [130], đánh giá: Những năm qua, các đơn vị trong toàn quân đã thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu và đạt nhiều kết quả tương đối toàn diện. Nổi bật là: Quân đội đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn, giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; nhiều tấm gương dũng cảm hy sinh trong thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn đã góp phần tô thắm phẩm chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới [130, tr. 6]. Tuy nhiên, công tác giáo dục chính trị, quản lý tư tưởng, kỷ luật, pháp luật, bảo đảm an toàn giao thông tuy có chuyển biến, nhưng chưa vững chắc; một số nội dung, chương trình huấn luyện, đào tạo, nhất là huấn luyện làm chủ vũ khí, trang bị mới chưa theo kịp thực tiễn nhiệm vụ của đơn vị... Từ đó, tác giả yêu cầu toàn quân: Tập trung xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu; nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược cho Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, bảo vệ Tổ quốc; từng bước hoàn thành điều chỉnh tổ chức lực lượng, xây dựng Quân đội “tinh, gọn, mạnh”; đột phá đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu và chú trọng bảo đảm công tác hậu cần, kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, qua đó tăng cường sức mạnh chiến đấu, bảo đảm đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống. Tác giả Phạm Văn Minh trong bài viết “Phát huy nhân tố con người trong hoạt động quân sự theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [88] đã phân tích, chỉ ra rằng Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò quyết định của con người đối với sự
  20. 22 tồn tại và phát triển của xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự, con người càng có vai trò quyết định. Vì vậy, trong xây dựng lực lượng vũ trang, phải “người trước súng sau”. Theo đó, để xây dựng và phát huy nhân tố con người trong hoạt động quân sự, cần tập trung bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân: Tinh thần yêu nước, suốt đời trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; ý chí quyết tâm, tinh thần dũng cảm, quyết chiến, quyết thắng vì Tổ quốc, vì nhân dân; nâng cao đạo đức cách mạng, tinh thần học tập, trình độ kỹ thuật, chiến thuật, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực hoạt động thực tiễn. Tác giả Đồng Anh Dũng trong bài viết “Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò con người trong hoạt động quân sự và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc ở nước ta hiện nay” [34] chỉ rõ: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định con người là yếu tố xét đến cùng quyết định thành bại trong hoạt động quân sự. Người đặc biệt quan tâm xây dựng và phát huy nhân tố con người, nhất là việc lựa chọn, huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ. Theo Người, phải xây dựng phẩm chất toàn diện cho con người trên tất cả các mặt như tư tưởng, chính trị, kỹ thuật, thể lực, trí lực, tính kỷ luật, phẩm chất đạo đức, năng lực thực tiễn hoạt động quân sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Vì vậy, cần giáo dục, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ; từng bước đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng huấn luyện giúp cho bộ đội thành thạo kỹ, chiến thuật, có sức khỏe dẻo dai, tâm lý vững vàng; đồng thời, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội để họ yên tâm học tập, công tác, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tác giả Vũ Văn Khải trong bài viết “Bàn về xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu cho bộ đội trong giai đoạn hiện nay” [62] khẳng định: Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp, bảo đảm cho Quân đội có sức mạnh niềm tin chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Tác giả cho rằng, trong tương lai, “chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra) sẽ là cuộc chiến tranh công nghệ cao, với quy mô lớn và tính chất ác liệt, sự hủy diệt do vũ khí công nghệ cao sẽ gây tâm lý, tư tưởng lo lắng, làm suy giảm ý chí, quyết tâm chiến đấu của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ Quân đội” [62, tr. 40]. Theo đó, tác giả đề xuất một số biện pháp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2