intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Công tác dân vận của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:240

23
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và thực trạng CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay, luận án "Công tác dân vận của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay" đề xuất phương hướng, giải pháp, nhằm tăng cường công tác dân vận của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Công tác dân vận của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN MAI VIỆT BÁCH CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN MAI VIỆT BÁCH CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 9310202 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Phạm Minh Sơn 2. PGS, TS Nguyễn Văn Giang HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Vì thế mà các số liệu, kết quả nghiên cứu của tôi nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Mai Việt Bách
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...................................................................................................... 9 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH CỦA NƯỚC NGOÀI.................................... 9 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH TRONG NƯỚC................................................... 16 1.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU ............................................................................. 31 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY .................................................................................................................. 37 2.1. CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI - KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC, VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM37 2.2. CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI - KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC, VAI TRÒ ........................................................................................................... 63 Chương 3: CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM ......................................................................................... 80 3.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY ..... 80 3.2. NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM .............................................117 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI...................124 4.1. DỰ BÁO NHỮNG YẾU TỐ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI ....124 4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI ............................................................................135 KẾT LUẬN .................................................................................................. 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................159 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................171 PHỤ LỤC ..................................................................................................................173
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CCHC : Cải cách hành chính CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTT : Công nghệ thông tin CNXH : Chủ nghĩa xã hội CTDV : Công tác dân vận CTQG : Chính trị quốc gia CT-XH : Chính trị - xã hội HĐND : Hội đồng nhân dân HTCT : Hệ thống chính trị KNTC : Khiếu nại, tố cáo KT-XH : Kinh tế - xã hội MTTQ : Mặt trận Tổ quốc Nxb : Nhà xuất bản QP-AN : Quốc phòng - An ninh QCDC : Quy chế dân chủ TCCSĐ : Tổ chức cơ sở đảng TTHC : Thủ tục hành chính UBND : Ủy ban nhân dân VH-XH : Văn hóa - Xã hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1 Thống kê diện tích, dân số và đơn vị hành chính cấp xã các quận và thị xã Sơn Tây của Thành phố Hà Nội ............................................................ 43 Bảng 2. 2 Thống kê diện tích, dân số và đơn vị hành chính cấp xã các huyện của Thành phố Hà Nội .................................................................................... 46
  7. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1 Cơ cấu Huyện ủy, Quận ủy, Thị ủy ở Thành phố Hà Nội ......... 48 Biểu đồ 2. 2 Sơ đồ quan hệ giữa chính quyền cấp huyện với các cấp chính quyền ở Thành phố Hà Nội ............................................................................. 51 Biểu đồ 2. 3 Cơ cấu của Hội đồng nhân dân các huyện, quận, thị xã của Thành phố Hà Nội ........................................................................................... 55 Biểu đồ 2. 4 Cơ cấu của Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thị xã của Thành phố Hà Nội ...................................................................................................... 56 Biểu đồ 3.1 Kết quả khảo sát công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện các nhiệm vụ của chính quyền huyện, quận, thị xã ở Thành phố Hà Nội. ............................................................................................................ 89 Biểu đồ 3.2 Kết quả khảo sát công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư, khiếu nại. ..95 Biểu đồ 3.3 Kết quả khảo sát thái độ thực thi công vụ, tiếp xúc giải quyết công việc của cán bộ, công chức ..................................................................... 97 Biểu đồ 3.4 Kết quả khảo sát về công tác cải cách thủ tục hành chính, phục vụ nhu cầu của nhân dân ở địa phương .............................................................. 103 Biểu đồ 3.5 Kết quả khảo sát về sự tiếp cận của người dân trong công tác tuyên truyền, vận động của chính quyền....................................................... 105 Biểu đồ 3.6 Kết quả khảo sát về công tác phối hợp giữa chính quyền cấp huyện với ban dân vận, ban tuyên giáo huyện ủy, quận ủy, thị ủy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ..................................................... 114
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, công tác dân vận có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nhân tố quan trọng hàng đầu để bảo đảm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng. Chính vì vậy mà, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” [78, tr.234]. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đề quốc Mỹ xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào quần chúng được phát động hết sức mạnh mẽ, là nguồn động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tạo thành sức mạnh tổng hợp, thực hiện hoàn thành sự nghiệp cách mạng vẻ vang, góp phần cùng cả nước thống nhất tiến lên CNXH. Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta tiếp tục khẳng định, ở thời kỳ nào công tác vận động và tổ chức quần chúng làm cách mạng luôn có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước, công tác vận động quần chúng càng cần được tăng cường, củng cố, góp phần xứng đáng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, có nhiều vấn đề mới nảy sinh liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, tâm tư, tình cảm của nhân dân; liên quan đến nhiệm vụ chính trị và mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Tình hình đó, đòi hỏi cần phải tăng cường và đổi mới CTDV, nhằm vận động quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. CTDV của chính quyền là một bộ phận rất quan trọng trong CTDV. “Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03-6-2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” chỉ rõ nhiệm
  9. 2 vụ: Tăng cường và đổi mới CTDV của các cơ quan nhà nước, cụ thể hóa các chủ trương mới của Đảng về công tác dân vận, đồng thời ban hành các văn bản pháp luật để các cấp chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tầng lớp nhân dân thự hiện,.. vì thế mà cần phải “có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, thực hiện phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và thường xuyên đi cơ sở”…[52 ]. Hà Nội là Thủ đô và cũng là thành phố lớn đang phát triển nhanh chóng. Các huyện, quận, thị xã ở Thành phố Hà Nội có nhiều nét đặc thù, trong đó nhiều địa phương đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, đặt ra rất nhiều vấn đề, đòi hỏi phải tăng cường và đổi mới hơn nữa CTDV của chính quyền cấp huyện. Nhận thức rõ chủ trương của Đảng, Nhà nước và yêu cầu của thực tiễn, thời gian qua, từ Thành ủy, chính quyền Thành phố đến các huyện ủy, quận ủy, thị ủy chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội đã từng bước đổi mới và đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ CTDV của chính quyền cấp huyện, bằng nhiều hình thức, phương pháp đổi mới. Để các hình thức, phương pháp tuyên truyền, vận động được đổi mới cho sát với tình hình, đặc điểm của từng đối tượng CTDV; CCHC của chính quyền, nhất là cải cách TTHC được đẩy mạnh; sự quan tâm của chính quyền cấp huyện đến tạo việc làm, nâng cao thu nhập, điều kiện sống cho nhân dân được quan tâm có hiệu quả hơn,... Tuy nhiên, so với yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, thì CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội vẫn còn bộc lộ không ít hạn chế. Một số nội dung CTDV của chính quyền cấp huyện chưa đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; việc đổi mới hình thức, phương pháp dân vận của chính quyền còn chậm, nhất là trong cải cách TTHC; một bộ phận công chức chính quyền cấp huyện còn chưa thật sự có thái độ chân thành, tôn trọng nhân dân, hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân; ở nhiều nơi công tác giải quyết đơn, thư, khiếu kiện, tố cáo của nhân dân chưa kịp thời. Những hạn chế đó đã làm chậm lại việc thực hiện
  10. 3 nhiệm vụ chính trị ở địa phương của không ít huyện, quận, thị xã, cản trở việc phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng, phát triển Thành phố Hà Nội, giảm sút niềm tin của nhân dân đối với chính quyền, tổ chức đảng trên địa bàn cấp huyện hiện nay. Trong thời gian tới, trước yêu cầu phát triển mạnh mẽ của Thành phố Hà Nội, CTDV của chính quyền cấp huyện cần trở thành một trong những yếu tố đóng góp quan trọng, mang tính quyết định cho việc thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và QP-AN của Thành phố, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội thực sự trở thành “trái tim của cả nước” trên tất cả các lĩnh vực. Để góp phần tăng cường CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội trong thời gian tới, tác giả lựa chọn vấn đề “Công tác dân vận của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích của luận án Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và thực trạng CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay, luận án đề xuất phương hướng, giải pháp, nhằm tăng cường CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án. - Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay. - Đánh giá đúng thực trạng CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội trong thời gian qua, chỉ ra nguyên nhân và kinh nghiệm trong CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội. - Dự báo tình hình, đề xuất phương hướng và giải pháp thực hiện, nhằm
  11. 4 tăng cường CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội. Không gian nghiên cứu: Luận án thực hiện nghiên cứu, khảo sát CTDV của chính quyền các huyện, quận, thị xã ở Thành phố Hà Nội; lựa chọn nghiên cứu 04 huyện, thị xã gồm: huyện Thanh Oai, thị xã Sơn Tây, huyện Hoài Đức, huyện Đông Anh; 04 quận gồm: quận Đống Đa, quận Cầu Giấy, quận Bắc Từ Liêm, quận Hoàng Mai. Lý do lựa chọn nghiên cứu ở các huyện, quận, thị xã này là do số lượng dân cư đông, dân nhập cư nhiều, tốc độ đô thị hóa cao, dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề phức tạp và mâu thuẫn trong xã hội ở Thủ đô. Vì thế, CTDV của chính quyền cấp huyện cần được đẩy mạnh để giải quyết, xử lý kịp thời các vấn đề phức tạp tạo “điểm nóng” và những mâu thuẫn phát sinh ở địa phương. Thời gian nghiên cứu: Khảo sát CTDV của chính quyền các huyện, quận, thị xã ở Thành phố Hà Nội từ khi ban hành Quy chế CTDV của hệ thống chính trị theo Quyết định số 290-QĐ/TW, ngày 25-02-2010 của Bộ Chính trị đến nay và đề xuất giải pháp thực hiện đề tài luận án đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Nghiên cứu của luận án dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CTDV. 4.2. Cơ sở thực tiễn
  12. 5 Luận án được nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn là CTDV của chính quyền huyện, quận, thị xã ở Thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến nay. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, luận án sử dụng phương pháp đa ngành và liên ngành trong nghiên cứu. Tuy nhiên, gắn với từng nội dung nghiên cứu cụ thể, luận án sẽ có sự linh hoạt trong vận dụng đối với từng phương pháp nghiên cứu cụ thể. Sau đây là những phương pháp nghiên cứu chủ yếu luận án sử dụng trong nghiên cứu: Phương pháp kết hợp lịch sử và logic: Luận án sử dụng phương pháp này, nhằm phân tích, đánh giá và so sánh thực trạng CTDV của chính quyền huyện, quận, thị xã ở Thành phố Hà Nội; từ đó, đánh giá những bước phát triển mới CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội (bao gồm cả những ưu điểm cũng như hạn chế, khuyết điểm) về: nhận thức, nội dung, phương thức, kết quả, sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối kết hợp,... Phương pháp kết hợp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để thu thập, tổng hợp và phân tích các tư liệu và dữ liệu khoa học liên quan đến đề tài luận án bao gồm: sách, báo, tạp chí đề cập đến CTDV của chính quyền; những văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, văn bản hành chính của Nhà nước và các địa phương, đơn vị về vấn đề này. Phương pháp điều tra xã hội học: Với tiêu chí lựa chọn mẫu ngẫu nhiên, tác giả thăm dò ý kiến, điều tra bằng phiếu khảo sát tại 08 huyện, quận, thị xã gồm: huyện Thanh Oai, huyện Hoài Đức, huyện Đông Anh và thị xã Sơn Tây; quận Đống Đa, quận Hoàng Mai, quận Cầu Giấy, quận Bắc Từ Liêm. Các huyện, quận, thị xã được lựa chọn mang tính đại diện theo các yếu tố như: chọn các quận có dân số đông, dân nhập cư nhiều, có tốc độ đô thị hóa cao, phức tạp trong cơ cấu dân cư, dễ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong tuân thủ pháp luật, trong đời sống xã hội; các huyện và thị xã Sơn Tây có dân
  13. 6 số đông, đang trong quá trình chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế, tốc độ đô thị hóa cao, chuyển đổi đất đai đáp ứng nhu cầu của cư dân và phát triển kinh tế lớn, là các huyện cửa ngõ của Thủ đô; có dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng đa dạng, phong phú. Phiếu điều tra được thực hiện với 02 đối tượng, mẫu phiếu số 1 khảo sát cán bộ, công chức cấp huyện với số lượng 200 phiếu, mẫu phiếu số 2 khảo sát người dân trên địa bàn của 08 huyện, quận, thị xã, chọn điều tra với số lượng 400 phiếu. Với quy mô 600 phiếu dành cho cán bộ, công chức chính quyền và người dân thuộc các thành phần, trình độ khác nhau đang sinh sống, làm việc trực tiếp trên địa bàn các huyện, quận, thị xã ở Thành phố Hà Nội sẽ bảo đảm tính khách quan, đại diện khi khảo sát thực tiễn về CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay. Phương pháp thống kê, so sánh: Luận án sử dụng các số liệu thống kê để phân tích và so sánh, nhằm đưa ra những kết luận về thực trạng CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội. Ngoài ra, phương pháp so sánh còn nhằm đối chiếu hiện thực CTDV của chính quyền huyện, quận, thị xã ở Thành phố Hà Nội với hiệu quả của từng thành tố trong hệ thống chính trị đối với việc thực hiện CTDV. Phương pháp dự báo: Trên cơ sở kết hợp phương pháp dự báo định tính và định lượng, luận án dự báo những tác động từ những biến động của tình hình quốc tế và trong nước đến thực hiện CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội. Từ đó, đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm thực hiện tốt CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội trong thời gian tới. - Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn sâu 04 nhà hoạt động thực tiễn, các nhà khoa học, các chuyên gia có kiến thức lý luận và thực tiễn về CTDV. Lựa chọn phỏng vấn sâu 01 lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương, 01 lãnh đạo nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương, 01 lãnh đạo Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
  14. 7 Minh, 01 lãnh đạo Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội. Thông qua các phỏng vấn sâu luận án tiến hành thu thập, tổng hợp thông tin, đánh giá, đề xuất về những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Một là, luận án làm rõ khái niệm, nội dung và phương thức CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay. Hai là, rút ra các kinh nghiệm thực hiện CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội. Ba là, đề xuất một số giải pháp khả thi để thực hiện tốt CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội đến năm 2030: Thứ nhất: nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp huyện về vai trò của công tác dân vận chính quyền Thứ hai: tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền cấp huyện với chính quyền cấp xã trong thực hiện công tác dân vận chính quyền Thứ ba: tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của chính quyền Thành phố Hà Nội với chính quyền cấp huyện trong thực hiện công tác dân vận 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội, góp phần thực hiện tốt công tác này trong thực tiễn. Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập về CTDV trong các cơ sở nghiên cứu, đào tạo cán bộ.
  15. 8 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 04 chương, 09 tiết.
  16. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH CỦA NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Các công trình liên quan đến công tác vận động quần chúng Hồ Nham (2010), “Nghiên cứu kinh nghiệm xử lý vấn đề dân tộc của Trung Quốc” [80]. Đây là tài liệu dùng để giảng dạy cho lớp cán bộ cấp Cục, Vụ của Đảng và Nhà nước, được Đảng Cộng sản Trung Quốc dùng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy. Bài viết đề cập 10 quan điểm lý luận của đối với vấn đề dân tộc. Những kinh nghiệm chủ yếu của Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra trong xử lý các vấn đề dân tộc, đó là: kiên trì bình đẳng dân tộc và tất cả xuất phát từ thực tế; kiên trì và hoàn thiện chế độ tự trị khu vực dân tộc; đặc biệt là cần thiết phải tuyên truyền và vận động người dân chấp hành các chính sách, quy định pháp luật về dân tộc. Ngô Trung Dân (2010), “Đẩy nhanh thúc đẩy xây dựng xã hội lấy cải thiện dân sinh làm trọng điểm” [36]. Thông qua bài viết của tác giả, giúp chúng ta hiểu rõ những vấn đề cần chú ý của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong quá trình cải thiện dân sinh, sau khi phân tích những vấn đề chủ yếu còn tồn tại về mặt dân sinh trong giai đoạn hiện nay, đó là: 1. Cần phải đặt công bằng xã hội vào vị trí càng nổi bật hơn; 2. Ra sức thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển; 3. Xây dựng một chính phủ mô hình phục vụ; 4. Xây dựng cơ chế điều hòa lợi ích công bằng, khoa học, hiệu quả; 5. Cần bắt tay vào xây dựng một hệ thống bảo đảm công bằng xã hội. Việc Đảng cộng sản Trung Quốc thực hiện thành công vấn đề cải thiện dân sinh của mình đã góp phần rất quan trọng, là minh chứng kinh nghiệm để Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, giải quyết tốt nhu cầu dân sinh ở Việt Nam, góp phần thực hiện tốt nguyên tắc
  17. 10 Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân ở nước ta hiện nay. Đây là những nội dung quan trọng mà tác giả luận án có thể tham khảo, vận dụng vào nghiên cứu. Khương Dược (2010), “Nghiên cứu vấn đề quy luật cầm quyền và xây dựng Đảng cầm quyền” [37]. Tài liệu đã lý giải một loạt các vấn đề đặt ra đối với đảng cầm quyền: 1. Cần phải làm thế nào để mở rộng dân chủ trong Đảng và dân chủ xã hội, để nâng cao sức cuốn hút và tầm ảnh hưởng quan trọng của Đảng?; 2. Cần phải làm thế nào để củng cố và mở rộng nền tảng xã hội của Đảng, đồng thời giành lấy sự ủng hộ ngày càng rộng rãi hơn của người dân?; 3. Cần phải làm thế nào để tìm kiếm sự cân bằng giữa hiệu quả và công bằng, nhằm xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững và xã hội hài hòa?; 4. Cần phải làm thế nào để xây dựng hình ảnh của Đảng đối với việc tăng cường sức mạnh trong việc giành lấy niềm tin của nhân dân bằng chính sách phù hợp để thực hiện ý đồ chính trị khi đứng trước những khó khăn về ý thức hệ?; 5. Cần phải làm thế nào để ứng phó với thách thức của phương tiện thông tin đại chúng, học cách phát triển trong điều kiện xã hội thông tin?; 6. Cần phải làm thế nào để chống tham nhũng, đề xướng liêm khiết, duy trì hình tượng trong sạch liêm khiết với công chúng? Theo đó, một chính đảng có thể duy trì địa vị cầm quyền hay không là do năng lực quản lý và điều hành đất nước, có được sự tín nhiệm và ủng hộ của dân chúng. Khi đó, để giành lấy lòng dân, giành được sự ủng hộ của nhân dân, thì cũng chính là vấn đề quan trọng giải quyết tính hợp pháp chính trị của đảng cầm quyền. Sôm phon Su văn na (2013), “Công tác vận động quần chúng trong xây dựng, củng cố sự ổn định về chính trị, yếu tố bảo đảm cho sự ổn định của Tổ quốc” [88]. Tác giả bài viết đã xác định rõ vị trí, vai trò là rất quan trọng đối với sự ổn định về chính trị, là yếu tố bảo đảm và quyết định quan trọng đến sự tồn tại, phát triển của mỗi đất nước, của mỗi chế độ. Bài viết đã tập trung nhấn mạnh và khái quát đầy đủ về tính tất yếu khách quan trong xây dựng và
  18. 11 củng cố sự ổn định về chính trị; đồng thời, nêu rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung và cách thức tiến hành công tác vận động quần chúng trong xây dựng và sự ổn định về chính trị của Tổ quốc. Melissa Michelson (2014), “How to mobilize reluctant voters” (tạm dịch: Cách vận động cử tri đang lưỡng lự) đăng trên báo điện tử Bưu điện Washington, Hoa Kỳ [120]. Tác giả chỉ ra rằng, Đảng Dân chủ của Hoa Kỳ đã phân tích thực trạng các nhóm cư dân tại Mỹ đi bầu cử, trong đó người Mỹ thuộc các sắc tộc khác nhau bỏ phiếu với tỷ lệ rất khác nhau. Người da trắng và da đen có xu hướng bỏ phiếu thường xuyên hơn người latinh và châu Á. Những người lớn tuổi và những người giàu có đi bầu cử thường xuyên hơn những người trẻ tuổi và người nghèo. Việc tăng cử tri đi bầu giữa các nhóm có xu hướng bỏ phiếu với tỷ lệ thấp hơn không chỉ có thể làm tăng quyền lực chính trị của họ mà còn thay đổi kết quả của các cuộc bầu cử. Đây là lý do chính mà Đảng Dân chủ đang tập trung rất nhiều vào việc huy động những cử tri không bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử giữa kỳ và đã tạo ra sự khác biệt trong kết quả bầu cử. The Guardian (Báo Người Bảo vệ) (2022), “Labour says it is now the true party of patriotism and British values” (tạm dịch: Đảng Lao động tuyên bố là Đảng của lòng yêu nước và giá trị Anh chân chính hiện nay) [121]. Đảng Lao động Anh cho rằng, Thủ tướng Anh hiện nay, ông Boris Johnson không còn được công chúng coi là nhà lãnh đạo duy trì các tiêu chuẩn của Anh về sự liêm chính, lễ phép và trung thực mà đất nước này từ lâu đã được ngưỡng mộ trên toàn thế giới. Bài báo cũng cho biết, một cuộc khảo sát nhanh trên toàn chính trường Anh ngày nay cho rằng không phải Đảng Bảo thủ tôn vinh những nguyên tắc yêu nước của người Anh mà là Đảng Lao động. Bài viết cũng phỏng vấn nhiều người dân Anh về vấn đề của họ với Chính phủ, trong đó nhiều người cho rằng, họ đã chán ngấy với Chính phủ vì Chính phủ không hành động vì cuộc sống của người dân khi chi phí sinh hoạt tăng và
  19. 12 cuộc sống của người dân gặp khó khăn. Bài viết đã chỉ ra nguyên nhân Chính phủ Anh, đặc biệt là người đứng đầu Chính phủ, đã khiến người dân mất niềm tin vì xa rời lợi ích của đa số người dân, vi phạm các tiêu chuẩn của người lãnh đạo về sự liêm chính và trung thực. David Love (2022), “Republican Party is waging a nationwide assault on voting rights” (tạm dịch: Đảng Cộng hòa đang tiến hành một cuộc tấn công trên toàn quốc về quyền bầu cử), đăng trên báo điện tử The Newyork Times, Hoa Kỳ [117]. Trong bài viết, tác giả đã đề cập đến quyền đi bầu cử của cử tri trong bối cảnh cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp tới ở Hoa Kỳ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì tương lai của nền dân chủ đa chủng tộc ở nước này đang ở trong thế cân bằng. Khi công dân Mỹ tìm cách thực hiện quyền bầu cử của mình, Đảng Cộng hòa đã tiến hành một cuộc tấn công trên toàn quốc về quyền bầu cử. Những nỗ lực của Đảng Cộng hòa nhằm ngăn cản một số người Mỹ bỏ phiếu là một phần trong nỗ lực lớn hơn, nhằm xóa bỏ các quyền cơ bản và tạo ra một nhà nước chuyên quyền dựa trên chủ nghĩa dân tộc Cơ đốc giáo da trắng. Đến nay, ít nhất 27 bang đã ban hành 250 điều luật được thiết kế để hạn chế quyền bỏ phiếu của cử tri da màu, trong đó có 19 bang của Hoa Kỳ đã ban hành 34 luật bỏ phiếu hạn chế vào năm 2021. Những luật này, có tác động không cân xứng đối với cử tri da màu, là những biện pháp ngấm ngầm được thiết kế để cản trở quyền kinh doanh và cản trở sự tiếp cận và tham gia của cử tri. Tác giả dự báo, nếu Đảng Dân chủ không mạnh mẽ, quyết đoán trong việc ngăn cản thông qua các điều luật bỏ phiếu tại các bang của Hoa Kỳ, thì người dân, cử tri đa sắc tộc của Hoa Kỳ trong tương lai sẽ không còn quyền bỏ phiếu bình đẳng như người da trắng trong việc bỏ phiếu để chọn ra các nghị sĩ, các tổng thống của đất nước trong tương lai. 1.1.2. Các công trình liên quan đến công tác dân vận Bun hôm Sụ văn phêng (2010), “Một số thành tựu bước đầu trong chương trình xây dựng bản và cụm, bản phát triển toàn diện của tỉnh Ắt Ta
  20. 13 Pư” [30]. Việc Lào xây dựng cụm, bản là quan trọng và rất cần thiết. Trong bài viết của tác giả đã nêu những điều kiện thuận lợi, khó khăn trong thực tế cuộc sống của nhân dân và tiềm năng thế mạnh về tự nhiên; đồng thời, nêu nên một số đặc điểm về vị trí địa lý, dân cư, dân số. Tác giả đã đánh giá và đưa ra một số biện pháp thực hiện cơ bản, nhằm xây dựng các bản, cụm dân cư ở Ắt Ta Pư mạnh về kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Chăn thi đươn Sa vẳn (2010), “Công tác dân vận của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền về chính trị và có sự hậu thuẫn bằng vũ trang” [31]. Thông qua bài viết, tác giả xác định chủ trương đấu tranh giành chính quyền về tay nhân nhân bằng sự linh hoạt, sáng tạo trong đấu tranh cách mạng; nhấn mạnh tính cấp thiết phải thực hiện đồng bộ, thống nhất giữa đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang của Đảng, là biện pháp quan trọng quyết định thắng lợi trong cuộc đấu tranh cách mạng tranh giành chính quyền để thành lập Nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Vì vậy, viêc xây dựng hình thức và nội dung phù hợp, để tiến hành công tác tuyên truyền, vận động đến các tầng lớp nhân dân lắng nghe, tiếp thu, hưởng ứng tích cực các chủ trương đấu tranh của Đảng. Mo Mương Khổng (2010), “Công tác dân vận của Tỉnh ủy Xà La Văn gắn với xây dựng, củng cố và kiện toàn hệ thống tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh” [74]. Bài viết của tác giả là nhằm xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh; đồng thời, khẳng định tính cấp thiết cuả công tác dân vận là phải thường xuyên được củng cố. Bởi vì, thông qua việc xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ là rất quan trọng và cần thiết của tổ chức đảng các cấp, là nhân tố hàng đầu để bảo đảm sự lãnh đạo về mọi mặt hoạt động của các cơ quan, ban ngành trong toàn tỉnh; đồng thời, đặc biệt nhấn mạnh tới việc coi trọng, phát huy vai trò công tác dân vận gắn chặt với xây dựng, củng cố và kiện toàn hệ thống tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2