intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn " HÀNH VI CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MIẾU BÀ CHÚA XỨ-CHÂU ĐỐC "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

153
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong vài thập niên trở lại đây, những danh từ như WTO (World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới), ASEAN (Association of South Eeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), AFTA( ASEAN Free Trade Area - Khu vực Thương mại tự do ASEAN) . . . đã trở nên quá quen thuộc với mọi người dân sống trên khắp thế giới. Các tổ chức hiệp hội này ra đời là kết quả của quá trình thiết lập các mối quan hệ song phương, đa phương về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; đặc biệt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn " HÀNH VI CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MIẾU BÀ CHÚA XỨ-CHÂU ĐỐC "

  1. ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LƯ HOÀNG PHỐ HÀNH VI CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MIẾU BÀ CHÚA XỨ-CHÂU ĐỐC C huyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 06 năm 2007
  2. ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HÀNH VI CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MIẾU BÀ CHÚA XỨ-CHÂU ĐỐC C huyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông nghiệp Sinh viên thực hiện: Lư Hoàng Phố Lớp: DH4KN2 - Mã số sinh viên: DKN030202 Người hướng dẫn: Thạc sĩ Huỳnh Phú Thịnh Long Xuyên, tháng 06 năm 2007
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH T ẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng d ẫn : Thạc sĩ Huỳnh Phú Thịnh (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 1: ...................................... (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2: ...................................... (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Kho á luận được bảo vệ tại Hộ i đ ồng chấm b ảo vệ luận văn Khoa Kinh tế-Qu ản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ……
  4. LỜI CẢM ƠN Sau bốn năm ở giảng đ ường đại học đã giúp tôi trưởng thành rất nhiều về mọi mặt như kiến thức chuyên ngành, kinh nghiệm sống, kỹ năng giao tiếp,... Tuy nhiên, đ ể được như vậy là nhờ vào công giảng dạy nhiệt t ình của thầy, cô trường Đại học An Giang và nhất là thầy, cô khoa Kinh tế-Qu ản trị kinh doanh. Do đó, nhân d ịp ho àn thành khóa luận tốt nghiệp cho tôi gửi lời cảm ơn đ ến tất cả thầy, cô đ ã từng giảng dạy tôi trong suốt bốn năm qua. Đặc biệt, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giảng viên trực tiếp hướng dẫn tôi là thầy Hu ỳnh Phú Thịnh. Người đ ã dành nhiều thời gian để chỉ bảo một cách tận tình và chu đáo, giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận này. Kế tiếp , tôi xin cảm ơn các cô, chú, anh, chị đang làm việc tại Sở du lịch An Giang, phòng kinh tế thị xã Châu Đốc và Ban quản trị Miếu Bà Chúa Xứ đ ã cung cấp đầy đủ những thông tin có liên quan trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cha, mẹ và em trai tôi đã hết lòng ủng hộ, động viên trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Xin chân thành cảm ơn! Lư Hoàng Phố i
  5. TÓM TẮT Mục tiêu chính của đề tài là mô tả hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc. Ngoài ra, còn tìm hiểu về quá trình ra quyết định chọn các địa điểm tham quan ở Miếu. Cuối cùng là biết đặc tính của khách du lịch và mối quan hệ giữa các đặc tính này với hành vi của khách du lịch. Quy trình nghiên cứu của đề tài thực hiện theo ba bước: nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu thăm dò và nghiên cứu chính thức. Trong đó, b ước nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp đ ịnh tính đối với 5 khách du lịch đã tham quan ở Miếu nhằm tìm hiểu, phát hiện các vấn đề có liên quan đến đề tài. Từ đó thiết lập bảng câu hỏi về hành vi của khách du lịch ở Miếu. Bước nghiên cứu thăm dò thực hiện bằng phương pháp định lượng, với bảng câu hỏi chưa chỉnh sửa để phỏng vấn trực tiếp 10 khách du lịch nhằm kiểm tra cấu trúc, tính logic của bảng câu hỏi. Cuối cùng là bước nghiên cứu chính thức cũng sử dụng phương pháp đ ịnh lượng, với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp 100 khách du lịch đ ã tham quan các địa điểm ở Miếu Bà (ít nhất một lần). Mẫu đ ược chọn theo phương pháp phán đoán với cơ cấu là 20% khách ở qua đêm và 80% khách tham quan trong ngày. Kết quả nghiên cứu về hành vi của khách du lịch như sau: hầu hết khách t ham quan ở Miếu Bà vào thời gian diễn ra Lễ Vía (từ 23-27/04 âl, chiếm 55%). Vì lúc này nhộn nhịp, đông vui và có nhiều người đi cùng. Đây là loại hình tham quan cúng bái nên có đ ến 77% khách đ i cùng với gia đình, ngư ời thân. Cũng chính vì lý do này mà tượng Bà được khách du lịch đánh giá là hấp dẫn nhất (TB = 1,63). Các sản phẩm và dịch vụ mà khách sử dụng ở Miếu chủ yếu là ăn (67%) và uống (71%). Số khách còn lại tự mang theo thức ăn và nước uống, do không hợp khẩu vị. Ngoài ra, có đến 90% khách mua vật phẩm để cúng ở miếu và chủ yếu là nhang đèn, áo giấy (83%); trái cây (74%). Mặc dù là điểm tham quan nổi tiếng nhưng khách không mua quà lưu niệm (70%), do các món quà ở đây không có gì mới lạ. Nhìn chung, khách du lịch chi kho ảng 50.000- 100.000đ cho các sản phẩm và d ịch vụ ở Miếu. Nhu cầu của khách du lịch đến tham quan ở Miếu chủ yếu là để cúng bái (chiếm 81%) và nguồn thông tin mà họ biết đến chủ yếu là truyền miệng ( gia đ ình, người thân 68% và bạn bè, đồng nghiệp 75%). Các tiêu chí để khách chọn điểm tham quan ở Miếu chủ yếu là phong cảnh đẹp; an ninh, trật tự; nhộn nhịp, đông vu i. Để đáp ứng nhu cầu tham quan của mình nên có đến 5 8% b ản thân khách chọn điểm tham quan ở Miếu. Sau khi tham quan ở Miếu thì đ a số khách du lịch đều hài lòng. Khách tham quan ở Miếu tập trung ở hai nhóm tuổi là thanh niên (từ 25 -40 tuổi) và trung niên (từ 40-55 tuổi).Trình đ ộ của họ chủ yếu là phổ thông cơ sở và phổ thông trung học. Vì đ a số khách du lịch ở trong tỉnh và các tỉnh ĐBSCL có nghề nghiệp là trồng trọt, chăn nuôi và kinh doanh. Hầu hết khách tham quan ở Miếu có sở thích là xem ti vi và đi d u lịch. Có đ ến 8 4% khách theo tôn giáo và chủ yếu là đ ạo Phật, đạo phật giáo Hòa Hảo. Chính vì những đặc tính này đã ảnh hưởng ít nhiều đến hành vi của khách du lịch. Cụ thể là các mối quan hệ sau: giữa phương tiện tham quan và quê quán; giữa thời gian tham quan và nghề nghiệp; giữa số lần tham quan và độ tuổi; giữa số lần tham quan và quê quán. Ngoài ra, còn có sự khác biệt giữa các nhóm trong đặc tính (đ ộ tuổi theo mức hấp dẫn của nhà lưu niệm, trình độ theo mức độ tin cậy của nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân của khách du lịch) của khách du lịch. ii
  6. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i TÓM TẮT ................................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... viii Chương 1 : GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1 1.1. Cơ sở hình thành đề tài .................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ................................ ................................ ......................... 2 1.4. Ý nghĩa nghiên cứu ................................ ................................ ......................... 2 1.5. Kết cấu của đề tài ............................................................................................ 2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 4 2.1. Giới thiệu ........................................................................................................ 4 2.2. Lý thuyết hành vi ............................................................................................ 4 2.2.1. Định nghĩa ................................ ................................ .............................. 4 2.2.2. Mô hình hành vi người tiêu dùng ............................................................ 4 2.2.3. Các đặc tính của người tiêu dùng ............................................................ 4 2.2.3.1. Các yếu tố văn hóa ......................................................................... 5 2.2.3.2. Các yếu tố xã hội................................ ................................ ............ 6 2.2.3.3. Các yếu tố cá nhân ......................................................................... 6 2.2.3.4. Các yếu tố tâm lý ........................................................................... 7 2.2.4. Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng................................ ............ 9 2.3. Khách du lịch và sản phẩm du lịch .................................................................10 2.3.1. Khách du lịch.........................................................................................10 2.3.2. Sản phẩm du lịch ...................................................................................11 2.4. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................11 2.5. Tóm tắt................................................................ ................................ ...........12 Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ MIẾU BÀ CHÚA XỨ-CHÂU ĐỐC .........................13 3.1. Giới thiệu .......................................................................................................13 3.2. Lịch sử hình thành và phát triển ................................ ................................ ......13 3.3. Thời gian và địa điểm diễn ra Lễ Vía Bà.........................................................14 iii
  7. 3.4. Các nghi thức của Lễ Vía Bà ..........................................................................14 3.5. Tóm tắt................................................................ ................................ ...........15 Chương 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................16 4.1. Giới thiệu .......................................................................................................16 4.2. Thiết kế quy trình nghiên cứu .........................................................................16 4.3. Nghiên cứu sơ bộ ...........................................................................................17 4.4. Nghiên cứu thăm dò .......................................................................................18 4.5. Nghiên cứu chính thức ...................................................................................19 4.5 .1. Cỡ mẫu ................................................................ ................................ ..19 4.5.2. Phương pháp chọn mẫu ..........................................................................20 4.5.3. Phương pháp thu mẫu ............................................................................21 4.5.4. Thông tin về đáp viên ............................................................................22 4.6. Các loại thang đo sử dụng trong nghiên cứu chính thức ................................ ..23 4.6.1. Thang đo biểu danh (danh nghĩa) ...........................................................23 4.6.2. Thang đo kho ảng ...................................................................................23 4.6.3. Thang đo tỷ lệ ................................ ................................ ........................24 4.7. Tóm tắt................................................................ ................................ ...........24 Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................25 5.1. Giới thiệu .......................................................................................................25 5.2. Mô tả hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc ....................25 5.2.1. Số lần tham quan của khách du lịch .......................................................25 5.2.2. Thời gian khách du lịch tham quan các địa điểm ở Miếu Bà ...................26 5.2.3. Khách du lịch tham quan với những ai? Và bằng phương tiện nào?........29 5.2.4. Đánh giá của khách du lịch về mức độ hấp dẫn của các địa điểm tham quan ở Miếu Bà ...................................................................................30 5.2.5. Mức độ tiêu tiền của khách du lịch đối với các sản p hẩm và d ịch vụ ở Miếu Bà ...............................................................................................31 5.3. Quá trình ra quyết định chọn các đ ịa điểm tham quan của khách du lịch ở Miếu Bà ........................................................................................................38 5.3.1. Khách du lịch tham quan các địa điểm ở Miếu để đáp ứng nhu cầu gì?...38 5.3.2. Khách du lịch tìm kiếm thông tin về các địa điểm tham quan từ đâu?....38 5.3.3. Khách du lịch dựa vào các tiêu chí nào để chọn các địa điểm tham quan ở Miếu Bà và mức độ quan trọng của các tiêu chí này .............................40 5.3.4. Ai là người quyết định chọn các điểm tham quan ở Miếu Bà và ai là người tác động đến quyết đ ịnh này .................................................................42 iv
  8. 5.3.5. Mức độ hài lòng của khách du lịch sau khi tham quan các địa điểm ở Miếu Bà ........................................................................................................43 5.4. Các đặc tính của khách du lịch........................................................................44 5.4.1. Gia đ ình của khách du lịch thuộc loại nào ..............................................44 5.4.2. Khách du lịch có những sở thích gì ................................ ........................44 5.4.3. Khách du lịch tham khảo ý kiến của những ai .......................................45 5.4.4. Khách du lịch có theo tôn giáo không ................................ ....................46 5.5. Mối quan hệ giữa các đặc đ iểm và hành vi của khách du lịch..........................47 5.5.1. Mối quan hệ giữa p hương tiện tham quan và quê quán ..........................47 5.5.2. Mối quan hệ giữa thời điểm tham quan và nghề nghiệp ..........................48 5.5.3. Mối quan hệ giữa số lần tham quan và độ tuổi .......................................50 5.5.4. Mối quan hệ giữa số lần tham quan và quê quán ....................................51 5.5.5. Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm trong đặt tính khách du lịch .........52 5.6. Tóm tắt................................................................ ................................ ...........55 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................56 6.1. Giới thiệu .......................................................................................................56 6.2. Kết lu ận................................ ..........................................................................56 6.2.1. Tầm quan trọng và phuơng pháp nghiên cứu của đề tài ..........................56 6.2.2. Kết quả nghiên cứu chính của đề tài.......................................................56 6.3. Kiến nghị. ................................ ................................ ................................ ......58 6.3.1. Đối với Ban quản trị Miếu Bà ................................................................58 6.3.2. Đối với Sở du lịch An Giang .................................................................58 6.4. Hạn chế của đề tài ..........................................................................................58 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 v
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Mô hình hành vi người tiêu dùng .................................................................. 4 Hình 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng ................................ 5 Hình 2.3. Thứ bậc của nhu cầu theo Maslow ................................................................ 8 Hình 2.4. Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng ................................................. 9 Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu .....................................................................................12 Hình 3.1. Miếu Bà nhìn từ trên xuống ........................................................................13 Hình 3.2. Miếu Bà khi về đ êm ................................ ................................ ....................14 Hình 4.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài ...................................................................17 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT : Âm lịch âl CĐ, ĐH và sau ĐH : Cao đẳng, đại học và sau đại học CV-NV : Công nhân – nhân viên đ : Đồng ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long : Phổ thông cơ sở PTCS : Phổ thông trung học và trung học chuyên nghiệp PTTH-THCN TB : Trung bình : Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM vi
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Các bước nghiên cứu của đề tài ...................................................................16 Bảng 4.2. Các câu hỏi trước và sau khi chỉnh sửa ................................ ........................19 Bảng 4.3. Số lượng khách du lịch đến Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc năm 2006 ...........20 Bảng 5.1. Kết quả kiểm định Chi-Square (1) (Chi-Square Tests) .................................47 Bảng 5.2. Phần trăm phương tiện tham quan theo qu ê quán của khách du lịch.............48 Bảng 5.3. Kết quả Kiểm định Chi-Square (2) (Chi-Square Tests) ................................49 Bảng 5.4. Phần trăm thời điểm tham quan theo nghề nghiệp của khách du lịch............49 Bảng 5.5. Kết quả kiểm định Chi-Square (3) (Chi-Square Tests) .................................50 Bảng 5.6. Phần trăm số lần tham quan theo độ tuổi của khách du lịch ........................50 Bảng 5.7. Kết quả kiểm định Chi-Square (4) (Chi-Square Tests) .................................51 Bảng 5.8. Phần trăm số lần tham quan theo quê quán của khách du lịch ......................51 Bảng 5.9. Kết quả kiểm định phương sai (1) ...............................................................52 Bảng 5.10. Thống kê mô tả mức độ hấp dẫn của nhà lưu niệm ....................................53 Bảng 5.11. Kết quả kiểm định từng cặp giữa bốn nhóm tuổi.......................................53 Bảng 5.12. Kết quả kiểm định phương sai (2)..............................................................54 Bảng 5.13. Thống kê mô tả mức độ tin cậy của nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân của khách du lịch ......................................................................................54 Bảng 5.14. Kết quả kiểm định từng cặp giữa bốn nhóm trình độ................................ ..54 vii
  11. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Cơ cấu giới tính.......................................................................................22 Biểu đồ 4.2. Cơ cấu trình độ học vấn................................ ................................ ...........22 Biểu đồ 4.3. Cơ cấu nghề nghiệp .................................................................................22 Biểu đồ 4.4. Cơ cấu độ tuổi .........................................................................................22 Biểu đồ 4.5. Cơ cấu thu nhập ......................................................................................23 Biểu đồ 4.6. Cơ cấu quê quán......................................................................................23 Biểu đồ 5.1. Số lần tham quan của khách du lịch .........................................................25 Biểu đồ 5.2. Khách du lịch tham quan ở Miếu Bà bao lâu một lần? .............................26 Biểu đồ 5.3. Khách du lịch tham quan vào d ịp (thời điểm) nào? ................................ ..26 Biểu đồ 5.4. Khách du lịch ngủ ở đ âu? ........................................................................27 Biểu đồ 5.5. Lý do khách du lịch ở qua đ êm................................................................28 Biểu đồ 5.6. Thời điểm tham quan trong ngày của khách du lịch .................................28 Biểu đồ 5.7. Khách du lịch tham quan ở Miếu Bà với những ai? .................................29 Biểu đồ 5.8. Khách du lịch tham quan Miếu Bà b ằng phương tiện nào? ......................30 Biểu đồ 5.9. Đánh giá của khách du lịch về mức hấp dẫn của các đ iểm tham quan ......31 Biểu đồ 5.10. Khách du lịch sử dụng các sản phẩm và d ịch vụ nào ở Miếu ? ................31 Biểu đồ 5.11. Đánh giá của khách du lịch về chất lượng các sản phẩm và dịch vụ .......32 Biểu đồ 5.12. Tỷ lệ khách du lịch có mua vật phẩm để cúng ở Miếu Bà ......................33 Biểu đồ 5.13. Khách du lịch d ùng vật phẩm nào để cúng ở Miếu Bà?..........................33 Biểu đồ 5.14. Nguồn gốc của vật phẩm .......................................................................34 Biểu đồ 5.15. Đánh giá của khách du lịch về chất lượng các vật phẩm ........................35 Biểu đồ 5.16. Khách du lịch mua những qu à lưu niệm gì ở Miếu Bà? .........................36 Biểu đồ 5.17. Mức độ hài lòng của khách du lịch đối với quà lưu niệm .......................36 Biểu đồ 5.18. Mức độ tiêu tiền của khách du lịch đối với các sản phẩm và dịch vụ ......37 Biểu đồ 5.19. Khách du lịch tham quan các đ ịa điểm ở Miếu để đáp ứng nhu cầu gì ...38 Biểu đồ 5.20. Khách du lịch biết đến các điểm tham quan ở Miếu từ đâu? ..................39 Biểu đồ 5.21. Đánh giá của khách du lịch về mức tin cậ y của các nguồn thông tin ......40 Biểu đồ 5.22. Khách du lịch dựa vào tiêu chí nào để chọn điểm tham quan ở Miếu? ...41 Biểu đồ 5.23. Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng của các tiêu chí ........42 Biểu đồ 5.24. Ai là người ra quyết định chọn các điểm tham quan ở Miếu Bà? ...........43 Biều đồ 5.25. Ai là người tác động đến quyết định chọn điểm tham quan ở Miếu? ......43 Biểu đồ 5.26. Mức độ hài lòng của khách du lịch sau khi tham quan ở Miếu Bà ..........44 Biểu đồ 5.27. Khách du lịch sống trong loại gia đ ình nào? ..........................................45 Biểu đồ 5.28. Khách d u lịch có những sở thích gì? ......................................................45 Biểu đồ 5.29. Khách du lịch tham khảo ý kiến những ai? ............................................46 Biểu đồ 5.30. Tỷ lệ khách du lịch theo một tôn giáo ................................ ....................47 viii
  12. Hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1. Cơ sở hình thành đề tài Như chúng ta đã biết, An Giang nằm ở phía Tây Nam tổ quốc, nơi đ ầu nguồn sông Mêkong với hai con sông Tiền và sông Hậu đi qua tạo nên mùa nước nổi vào khoảng tháng 7, 8, 9 (âm lịch) hàng năm và phía Tây Bắc giáp Campuchia với 97 km đường biên giới. Đặc biệt, An Giang là tỉnh duy nhất ở m iền Tây Nam Bộ có nú i non hùng vĩ như vùng Bảy Núi với núi Cấm, núi Két, núi Tô, núi Giài,… Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên như vậy rất phù hợp để An Giang phát triển du lịch về tham quan, mua sắm tại các trung tâm thương mại ở các cửa khẩu quốc tế như Khánh Bình, Vĩnh Xương, Tịnh Biên; về tham quan du ngoạn trên các làng bè cá tra, basa ở Châu Đốc; về tham quan khám phá hay nghỉ dưỡng trên núi Cấm, núi Két, núi Sam,… Bên cạnh những thuận lợi nhất định về điều kiện tự nhiên, An Giang cũng rất nổi tiếng với các lễ hội, làng nghề truyền thống thu hút rất nhiều khách du lịch như lễ Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam ở Châu Đốc (được nâng cấp quốc gia năm 2001), lễ hội đua Bò của người Khmer ở Tri Tôn, ngày hội mùa nước nổi Búng Bình Thiên ở An Phú, lễ hội truyền thống văn hóa thể thao huyện An Phú, dệt Thổ Cẩm của người Chăm ở làng Châu Giang,…Vì vậy, số lượng khách du lịch đến An Giang ngày một tăng (Cụ thể là: năm 2004 với 3,5 triệu lượt khách, năm 2005 với 3,8 triệu lượt khách và năm 2006 là 4,1 triệu lượt khách) nhưng thời gian lưu lại của khách du lịch là rất ngắn, chỉ gần 1,5 ngày vào năm 2006(1). Có thể nói, một trong những lý do làm cho khách du lịch không thể ở lại lâu hơn là cơ sở hạ tầng của An Giang còn kém và các đ ịa điểm du lịch cách xa trung tâm lớn như: t hành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ nhưng đây chỉ là khó khăn tạm thời mà tỉnh có thể khắc phục được trong tương lai không xa. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với du lịch An Giang chính là sự tự phát, làm theo phong trào, cạnh tranh không lành mạnh ở nhiều địa điểm du lịch đ ã làm cho chất lượng dịch vụ du lịch như khách sạn, ăn uống, mua sắm, đi lại, nghỉ ngơi, giải trí,…rất kém. Qua đó, cho thấy ngành du lịch An Giang chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức với tiềm năng du lịch mà tỉnh đang có. Còn khách du lịch sẽ nghĩ gì về các địa điểm du lịch của An Giang? Tại sao khách du lịch chọn các địa điểm này? Các tiêu chí lựa chọn địa điểm du lịch của họ ra sao? Mức độ hài lòng của họ sau khi tham quan?... Để trả lời các câu hỏi này thì cần phải nghiên cứu hành vi của khách du lịch và một trong những điểm du lịch phù hợp nhất cho nghiên cứu là Miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc. Bởi vì, số lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan Miếu Bà hàng năm rất đông (năm 2006 là 2,2 triệu lượt khách chiếm hơn 50% tổng số lượng khách đến An Giang), nhất là vào những ngày diễn ra lễ hội Vía Bà Chúa Xứ (từ 23-27/04 âm lịch hàng năm). Ngoài ra, việc nghiên cứu “Hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam-Châu Đốc” vừa là cơ sở cho ban Quản trị Miếu Bà tham khảo nhằm tìm ra các biện pháp qu ản lí tốt nhất để đáp ứng nhu cầu khách du lịch tham quan Miếu, vừa cung cấp thông tin cho các nhà làm du lịch của Tỉnh hiểu rõ hơn về hành vi của khách du lịch đến An giang. Từ đó, đ ưa ra những chính sách, kế hoạch, chiến lược áp dụng cho các điểm du lịch khác như chùa Vạn Linh, tượng phật Di Lặc ở núi Cấm,….nhằm thu hút khách du lịch ngày càng nhiều hơn. (1) Nguồn: Phòng quản lý khách sạn và du lịch, Sở du lịch An giang Sinh viên thực hiện: Lư Hoàng Phố Trang 1
  13. Hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Với cơ sở hình thành của đề tài thì việc nghiên cứu “Hành vi của khách d u lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc” nhằm đạt được ba mục tiêu: 1) Mô tả hành vi của khách du lịch tham quan ở Miếu Bà Chúa Xứ; 2) Tìm hiểu quá trình ra quyết định chọn các đ ịa điểm tham q uan ở Miếu Bà Chúa Xứ của khách du lịch; 3) Tìm hiểu các đặc tính của khách du lịch và phân tích mối quan hệ giữa các đặc điểm với hành vi của khách du lịch khi tham quan ở Miếu Bà. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là du khách (ở qua đ êm) và khách tham quan (ở trong ngày) trong nước ít nhất đ ã có một lần đến tham quan các địa điểm ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc. Ngoài ra, các địa điểm tham quan ở Miếu Bà được quy định b ao gồm: tượng Bà Chúa Xứ (đặt giữa Chánh điện), nhà lưu niệm của Miếu, khuôn viên Miếu, khu vực chợ phía trước và sau Miếu. Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ ngà y 10/2 – 15/6/2007 tại Miếu Bà Chúa Xứ, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. 1.4. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho Ban quản trị Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc thấy đ ược những phản ứng đáp lại của khách du lịch đối với cách qu ảng bá hình ảnh các điểm tham quan ở Miếu Bà đ ến với mọi người; đối với các ho ạt động trong và xung quanh Miếu Bà như anh ninh trật tự, mua bán, ăn uống,…Từ đó, Ban qu ản trị Miếu sẽ có những điều chỉnh tình hình hoạt động sao cho phù hợp với thị hiếu của khách nhằm thu hút ngày càng đông khách du lịch hơn. Đối với Sở du lịch An Giang thì kết quả nghiên cứu là những thông tin quan trọng về hành vi của khách du lịch khi đến An Giang. Đây cũng là cơ sở giúp Sở du lịch có những chính sách, chiến lược phù hợp cho tất cả hoạt động cuả các địa điểm du lịch trong tỉnh nhằm thu hút khách du lịch. 1.5. Kết cấu của đề tài Chương 1: Giới thiệu một cách tổng quát về cơ sở hình thành đ ề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tế của đề tài và cu ối cùng là phần đang giới thiệu - kết cấu của đề tài. Chương 2: Phần đầu sẽ trình bày về lý thuyết hành vi với định nghĩa hành vi, mô hình hành vi nguời tiêu dùng. Kế đến là lý thuyết du lịch bao gồm định nghĩa d u khách, khách tham quan; sản phẩm du lịch, các thành phần của sản phẩm,… Trên cơ sở hai lý thuyết này, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu cho đề tài. Chương 3: Nội dung chương này sẽ giới thiệu sơ lược về Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc như lịch sử hình thành và phát triển, đ ịa điểm và thời gian diễn ra Lễ Vía Bà, các nghi thức của Lễ Vía. Chương 4: Trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài như thiết kế quy trình nghiên cứu, nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu thăm dò, nghiên cứu chính thức và những Sinh viên thực hiện: Lư Hoàng Phố Trang 2
  14. Hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc thông tin về đáp viên. Đặc biệt, trong bước nghiên cứu chính thức sẽ nói rõ hơn về các loại thang đo, phương pháp chọn mẫu và cơ cấu mẫu. Chương 5 : Đây là chương “kết quả nghiên cứu” và cũng là chương quan trọng nhất của đề tài. Nội dung của chương này bao gồm ba phần: Thứ nhất, mô tả hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà. Thứ hai, tìm hiểu quá trình ra quyết định chọn các địa điểm tham quan ở Miếu. Thứ ba, tìm hiểu đặc tính và mối quan hệ giữa các đặc điểm và hành vi của khách du lịch. Chương 6 : Chương này kết luận, đúc kết lại kết quả của nghiên cứu. Sau đó đưa ra những kiến nghị và nói rõ hạn chế của đề tài. Sinh viên thực hiện: Lư Hoàng Phố Trang 3
  15. Hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu Chương 1 đ ã trình bày một cách tổng quát nhất về đề tài bao gồm: cơ sở hình thành, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và kết cấu của đề tài. Tiếp theo chương 2 sẽ trình bày về cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên c ứu cho đề tài gồm 3 phần: lý thuyết hành vi, lý thuyết du lịch và mô hình nghiên cứu. 2.2. Lý thuyết hành vi 2.2.1. Định nghĩa Hành vi người tiêu dùng là những phản ứng mà các cá nhân biểu lộ trong quá trình đưa ra quyết định mua sản phẩm hay dịch vụ. Các nhà cung cấp, các công ty hay doanh nghiệp lúc nào cũng nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng với mục đích nhận biết các đặc điểm cá nhân, sở thích, nhu cầu, khách hàng của mình là ai? Tại sao mua? Mua khi nào?...Để hiểu rõ các vấn đề này thì cần phải biết mô hình hành vi người tiêu dùng. 2.2.2. Mô hình hành vi người tiêu dùng Khi hiểu rõ người tiêu dùng thì chắc chắn doang nghiệp sẽ cũng cố và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường so với các đối thủ khác. Do đó, điều mà tất cả các nhà kinh doanh quan tâm là đoán xem người tiêu dùng sẽ phản ứng như thế nào đối với các yếu tố kích thích của marketing và các tác nhân kích thích khác. Vì vậy, mô hình hành vi người tiêu dùng chính là kết quả của quá trình tìm tòi của các nhà nghiên cứu. Các yếu tố “Hộp đen” ý Những phản thức của người ứng đáp lại của marketing và các người mua tác nhân kích thích mua Hình 2.1. Mô hình hành vi ng ười tiêu dùng (2) Hình 2.1 cho thấy các yếu tố marketing và các tác nhân kích thích sẽ xâm nhập vào “hộp đen” ý thức của người tiêu dùng và gây ra những phản ứng đáp lại nhất định. Tuy nhiên, nhiệm vụ quan trọng nhất đối với các nhà nghiên cứu là phải hiểu xem “hộp đen” ý thức của người tiêu dùng chuyển biến ra sao khi tiếp nhận các yếu tố và tác nhân kích thích. Hộp đen ý thức của người tiêu dùng bao gồm hai phần: Thứ nhất là các đặc tính của người mua sẽ ảnh hưởng đến hành vi mua sản phẩm của người đ ó. Thứ hai là quá trình thông qua qu yết định mua của người mua. Để hiểu rõ hơn nữa “hộp đen” ý thức của người mua thì phần tiếp theo sẽ phân tích từng bộ phận cấu thành của nó. 2.2.3. Các đặc tính của người tiêu dùng Như chúng ta đ ã biết, người tiêu dùng sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trước khi thông qua quyết định mua sản phẩm. Theo Philip Koter (1998), có bốn yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sản phẩm của người tiêu dùng (Hình 2.2). (2) Nguồn: Marketing căn bản. Philip Kotler. NXB GTVT. 2005 Sinh viên thực hiện: Lư Hoàng Phố Trang 4
  16. Hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc Văn hóa Xã hội Cá nhân Văn hóa. Nhóm tham khảo Tâm lý Độ tuổi và đường đời Động cơ Người Nghề nghiệp. Nhận thức mua Gia đình Sự hiểu biết Nhánh văn hóa. Tình trạng kinh tế Niền tin và thái Phong cách sống độ Cá tính và quan niệm về bản thân Vai trò và địa vị Tầng lớp xã hội Hình 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng 2.2.3.1. Các yếu tố văn hóa Trong b ốn yếu tố trên thì nhóm các yếu tố văn hóa là có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với hành vi của người mua. Các yếu tố văn hóa bao gồm: văn hóa, nhánh văn hóa và tầng lớp xã hội. Văn hoá Văn hóa là một hệ thống những niềm tin, giá trị, chuẩn mực, phong tục, tập quán của cộng đồng. Văn hóa được hình thành và tiến triển qua nhiều thế hệ, được lưu truyền và được hấp thụ ngay từ buổi đầu của cuộc sống con người từ gia đ ình, trường học, tôn giáo, từ các thành viên khác trong cộng đồng xã hội. Văn hóa là yếu tố cơ bản và ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nhu cầu và hành vi của con người, bao gồm hành vi tiêu dùng. Nhánh văn hóa Văn hóa của mỗi cộng đồng chứa đựng những nhóm nhỏ hơn gọi là nhánh văn hóa. Việc phân chia nhánh văn hóa căn cứ vào các yếu tố cơ b ản như dân tộc, vùng đ ịa lý, độ tuổi, giới tính, tôn giáo,… Văn hóa ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng nhưng các nhóm văn hóa nhỏ ảnh hưởng rõ nét đến sở thích, các lựa chọn, đánh giá, mua sắm và tiêu dùng sản phẩm. Giai tầng xã hội Trong mọi xã hội, vấn đề phân định đẳng cấp xã hội là điều tất yếu. Vì thế có thể định nghĩa giai tầng xã hội là một nhóm những nguời có thứ bậc, đẳng cấp tương đương trong một xã hội. Sự hình thành thứ bậc không chỉ phụ thuộc vào thu nhập mà còn phụ thuộc vào trình đ ộ, khả năng, nghề nghiệp, địa vị, nơi sinh sống, mối quan hệ với các thành viên Sinh viên thực hiện: Lư Hoàng Phố Trang 5
  17. Hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc khác trong xã hội. Hành vi tiêu dùng của các giai tầng khác nhau biểu hiện qua nhu cầu, thị hiếu về sản phẩm, về nhãn hiệu, về địa điểm mua hàng,… Trong xã hội có nhiều giai tầng bao gồm giai tầng thượng lưu, giai tầng trung lưu, giai tầng hạ lưu,… 2.2.3.2. Các yếu tố xã hội Trong cộng đồng cá nhân có nhiều mối liên hệ ràng buộc, ảnh hưởng lẫn nhau. Do đó, hành vi tiêu dùng của cá nhân cũng chịu tác động từ các yếu tố xã hội như nhóm tham khảo, gia đ ình, vai trò và đ ịa vị. Nhóm tham khảo Theo Philip Kotler, nhóm tham khảo là những nhóm có ảnh trực tiếp hay gián tiếp đến thái độ và cách ứng xử của người nào đó. Nhóm tham khảo ảnh hưởng trực tiếp bao gồm gia đình, b ạn bè, láng giềng, đồng nghiệp hoặc các tổ chức tôn giáo, đoàn thể, hiệp hội công đoàn,… Còn nhóm tham khảo ảnh hưởng gián tiếp là những nhóm mà b ản thân người chịu ảnh hưởng không phải là thành viên của nhóm bao gồm nhóm ngưỡng mộ, nhóm tẩy chay. Các nhóm tham khảo thường ảnh hưởng đến q uan điểm, cách ứng xử, phong cách sống và cả hành vi tiêu dùng của một người. Gia đình Gia đ ình là nhóm xã hội ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi tiêu dùng cá nhân. Có thể phân biệt gia đình thành hai loại: gia đ ình đ ịnh hướng và gia đình hôn phối. Gia đ ình định hướng là loại gia đình gắn với khái niệm huyết thống bao gồm ông bà, cha mẹ, con cái. Từ ông bà, cha mẹ mà m ỗi người có những định hướng về tôn giáo, chính tr ị, kinh tế, phẩm chất khác nhau. Những ảnh hưởng từ loại gia đ ình này mang tính chất vô thức hoặc mang tính chất quyết định. Gia đ ình hôn phối bao gồm vợ chồng, con cái là nhóm tiêu dùng quan trọng nhất. Vai trò quyết định của vợ chồng hoặc con cái thay đổi tùy thu ộc vào lo ại sản phẩm, trình đ ộ hiểu biết, kinh nghiệm về sản phẩm, vai trò và đ ịa vị trong gia đ ình. Vai trò và địa vị Một người có thể là thành viên của nhiều nhóm trong xã hội như thành viên của một gia đình, một câu lạc bộ, một tổ chức đoàn thể,…Trong từng nhóm họ có một vai trò và địa vị khác nhau, mỗi vai trò đều chứa đựng một địa vị phản ánh sự kính trọng của xã hội. Vai trò và đ ịa vị của một người ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người đó. Ví dụ: Các giám đốc công ty sẽ sử dụng phương tiện cao cấp, mua sắm hàng hóa đ ắt tiền, tham gia vào các ho ạt động giải trí thời thượng,… 2.2.3.3. Các yếu tố cá nhân Quyết định mua sắm của một người còn chịu ảnh hưởng bởi những đặc điểm cá nhân của người đó như độ tuổi, đường đời, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, lối sống, cá tính và quan niệm bản thân. Sinh viên thực hiện: Lư Hoàng Phố Trang 6
  18. Hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc Độ tuổi và đường đời Con người thay đổi hàng hóa và dịch vụ mà họ mua sắm qua các giai đoạn khác nhau trong cu ộc đời. Ví dụ: Những người trẻ tuổi thích ăn mặc các bộ trang phục hợp thời trang, trong khi người già chỉ mặc quần áo đơn giản, màu sắc phù hợp với độ tuổi của họ. Hành vi tiêu dùng cũng khác nhau qua các giai đoạn của chu kỳ đời sống gia đình. Các giai đo ạn của gia đ ình được phân biệt nhờ vào các biến cố chính xảy ra như mới kết hôn, có con, con cái trưởng thành và sống tự lập. Nghề nghiệp Nghề nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến tính chất của hàng hóa và dịch vụ được chọn. Ví dụ: Sự lựa chọn quần áo, giày dép, thức ăn, các hình thức giải trí của một công nhân rất khác biệt so với vị giám đốc của công ty nơi họ làm việc. Tình trạng kinh tế Tình trạng kinh tế củ a một người có thể đánh giá qua thu nhập, tài sản tích tụ, khả năng vay mượn, quan điểm về chi tiêu và tích lũy. Tình trạng kinh tế của người tiêu dùng ảnh hưởng rất lớn đến loại hàng hóa và số lượng hàng hóa mà họ lựa chọn, mua sắm. Phong cách sống Phong cách sống của một người có liên quan đến kết cấu sinh hoạt của người ấy trong cuộc sống và được diễn đạt thành những hoạt động, mối quan tâm và quan điểm của người ấy. Phong cách sống mô tả tổng thể một người trong sự tác động qua lại giữa người ấ y với môi trường sống Nếu biết đ ược cá tính của một người thuộc loại gì, thì ta có thể suy ra một số điều về những đặc điểm tâm lý nổi bật của người đó, nhưng không thể suy ra đ ược ít nhiều về hành đ ộng, mối quan tâm và quan điểm của người đó. Phong cách sống cố gắng kết hợp cấu trúc to àn thể về hành động và sự ảnh hưởng qua lại trong cuộc sống của một người. Cá tính và quan niệm về bản thân Cá tính là những đặc tính tâm lý nổi bật của mỗi con người tạo ra thế ứng xử có tính ổ n định và nhất quán đối với môi trường xung quanh. Cá tính thường đ ược mô tả bằng những đặc tính vốn có của cá thể như tính tự tin, tính thận trọng, tính tự lập, tính khiêm nhường, tính hiếu thắng, tính ngăn nắp, tính dễ d ãi, tính năng động, tính bảo thủ, tính cởi mở,… 2.2.3.4 . Các yếu tố tâm lý Hành vi mua hàng của một người còn chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố tâm lý cơ bản đó là động cơ, nhận thức, tri thức, niềm tin và thái độ. Động cơ Động cơ là lực lượng điều khiển cá nhân và thúc đẩy họ hành động để thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn nào đó. Mọi người đều có nhiều nhu cầu và nhu cầu trở thành đ ộng cơ khi nhu cầu đó gây sức ép mạnh mẽ thúc đẩy con người kiếm cách để thỏa mãn nhu cầu đó. Sinh viên thực hiện: Lư Hoàng Phố Trang 7
  19. Hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc Có nhiều lý thuyết về động cơ của con người và lý thuyết được nhắc đến nhiều nhất là của Abraham Maslow. Theo lý thuyết này thì tùy theo mức độ quan trọng của các nhu cầu mà được sắp xếp theo thứ tự khác nhau (Hình 2.3). Nhu cầu tự khẳng định mình (Tự phát triển và thể hiện mọi tiềm năng) Nhu cầu được tôn trọng (Tự trọng, sự công nhận, địa vị) Nhu cầu xã hội (Cảm giác thân mật, tình yêu) Nhu cầu an toàn (An ninh, sự bảo vệ) Nhu cầu sinh lý (Đói, khát) Hình 2.3. Thứ bậc của nhu cầu theo Maslow Nhìn vào hình này cho thấy, con người sẽ cố gắng thỏa mãn trước hết những nhu cầu quan trọng nhất và khi đã đáp ứng đ ược một nhu cầu quan trọng nào đó, thì lập tức trong một thời gian nào đó sẽ xuất hiện một nhu cầu mới tiếp theo và được xếp theo mức độ quan trọng Nhận thức (Tri giác) Động cơ thúc đ ẩy con người hành động nhưng hành động của con người lại phụ thu ộc vào nhận thức của họ về môi trường xung quanh. Do đó, nhận thức là khả năng tư duy của con người, là một quá trình thông qua đó một cá nhân lựa chọn, tổ chức và giải thích các thông tin để tạo nên mộ t b ức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh. Nhận thức không chỉ phụ thuộc vào tính chất của các tác nhân kích thích vật lý, mà còn phụ thuộc vào mối quan hệ của các tác nhân kích thích đó với môi trường xung quanh. Các cá nhân có thể nhận thức khác nhau đối với cùng một hiện tượng, do ba yếu tố thuộc về nhận thức của mỗi người đó là: sự chú ý có chọn lọc, sự chỉnh sửa có chọn lọc và sự lưu giữ có chọn lọc. Sự hiểu biết Sự hiểu biết diễn tả những thay đổi trong hành vi của một người, do kết quả của kinh nghiệm có đ ược từ sự học hỏi và sự từng trải về cuộc sống. Sự hiểu biết giúp người tiêu dùng có thể tổng quát hóa khi tiếp xúc với những kích thích và phân biệt những kích thích khác nhau. Ví dụ: Một người đ ã mua ti vi của hãng Sony và biết rõ chất lượng của nó sau khi sử dụng. Khi đó, họ có xu hướng tin rằng các sản phẩm máy ảnh, cassatte,… của Sony cũng rất tốt. Đặc biệt, nếu so sánh với các nhãn hiệu ti vi khác thì người đó sẽ dễ dàng nhận ra những đặc điểm khác biệt của hai loại. Sinh viên thực hiện: Lư Hoàng Phố Trang 8
  20. Hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc Niềm tin và thái độ Thông qua thực tiễn và sự hiểu biết mà con người có đ ược niềm tin và thái đ ộ. Sau đó, niềm tin và thái độ ảnh hưởng đến hành vi của họ. Niềm tin là những ý nghĩa cụ thể mà con người có được về một sự vật hay một vấn đề nào đó. Ví dụ: Nhiều người tin tưởng xe máy Honda có chất lượng cao. Từ đó, niềm tin tạo ra hình ảnh sản phẩm hoặc hình ảnh nhãn hiệu, do đó nó sẽ ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng. Thái độ là những đánh giá tốt, xấu những xu hướng tương đối nhất quán của cá nhân, có tính chất thuận lợi hay bất lợi về sự vật hay vấn đề nào đó. Những quyết định mua sản phẩm được dựa trên những thái độ vào lúc đó về sản phẩm, cửa hàng hoặc người bán. Thái độ dẫn dắt con người xử sự theo một thói quen bền vững trước những kích thích tương đồng mà không cần phải giải thích và đáp ứng bằng một phuơng cách mới. Chính vì vậy mà thái độ rất khó thay đổi, muốn thay đổi thái độ của người đòi hỏi phải mất nhiều phí tổn, công sức và thời gian. 2.2.4. Quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng Người tiêu dùng trước khi đi đến quyết định mua thường phải trải qua một quá trình gồm 5 giai đoạn (Hình 2.4). Nhận biết Tìm kiếm Đánh giá các Quyết định Hành vi sau nhu cầu lựa chọn thông tin mua khi mua Hình 2.4. Quá trình ra quyết định của ng ười tiêu dùng Phân tích các giai đoạn này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng trong mỗi thời điểm, bối cảnh riêng biệt. Tuy nhiên, trong việc mua sắm thông thường người tiêu dùng có thể bỏ qua một vài giai đo ạn hoặc không theo thứ tự các b ước của quá trình. Nhận biết nhu cầu Bước đầu tiên trong quá trình mua là sự nhận biết về một nhu cầu muốn đ ược thỏa mãn của chính người tiêu dùng. Như vậy nhu cầu là gì? Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Nhu cầu phát sinh do những yếu tố kích thích b ên trong và những yếu tố kích thích bên ngoài. Ví dụ: Một người muốn ăn vì người đó cảm thấy đói (kích thích bên trong) nhưng cũng có thể vì nhìn thấy một món ăn đ ược b ày bán hấp dẫn trong cửa tiệm (kích thích bên ngoài). Tuy nhiên, khi nhận biết nhu cầu thì những phản ứng xảy ra ngay lập tức hay không thì còn tùy thuộc vào các nhân tố khác như tầm quan trọng của nhu cầu, sự cấp bách và khả năng kinh tế. Tìm kiếm thông tin Khi sự thôi thúc của nhu cầu đủ mạnh, người tiêu dùng b ắt đầu tìm kiếm thông tin để hiểu biết về sản phẩm. Mức độ tìm kiếm thông tin nhiều hay ít còn tùy theo sức mạnh của sự thôi thúc, khối lượng thông tin có sẵn lúc đầu, sự dễ dàng của việc tìm kiếm, mức độ hài lòng của việc tìm kiếm,… Sinh viên thực hiện: Lư Hoàng Phố Trang 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2