intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế hệ thống mô phỏng cơ chế phản ứng hóa hữu cơ ở trường Cao đẳng Sư phạm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:149

110
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế hệ thống mô phỏng cơ chế phản ứng hóa hữu cơ ở trường Cao đẳng Sư phạm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học sử dụng chủ yếu phần mềm tin học Macromedia Flash để minh họa cơ chế của các phản ứng hóa học trong chương trình Hóa hữu cơ hệ Cao đẳng Sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế hệ thống mô phỏng cơ chế phản ứng hóa hữu cơ ở trường Cao đẳng Sư phạm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đặng Việt Hà Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHÚ TUẤN Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
  2. LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả của quá trình học tập tại Đại học Sư phạm Tp.HCM. Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Khoa học công nghệ - Sau đại học, Khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm Tp.HCM. Tác giả xin cảm ơn các bạn cùng lớp đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ, động viên nhau trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Nguyễn Phú Tuấn, TS. Trịnh Văn Biều, những người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tác giả nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ trong thời gian học tập, nghiên cứu để tác giả có thể hoàn thành luận văn này. Đặng Việt Hà
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CĐSP : Cao đẳng Sư phạm CNTT : Công nghệ thông tin ĐC : Đối chứng ĐHSP : Đại học Sư phạm LVTN : Luận văn tốt nghiệp NCKH : Nghiên cứu khoa học THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TN : Thực nghiệm
  4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra với nền giáo dục nước ta hiện nay. Một trong những hướng đổi mới phương pháp dạy học là kết hợp các phương pháp dạy học với các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại (phương tiện nghe nhìn, máy vi tính) nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình. Các cơ chế phản ứng trong chương trình Hóa học hữu cơ ở trường Cao đẳng Sư phạm thường khó tưởng tượng và khó ghi nhớ nên cần có sự cải tiến trong phương pháp dạy học, có thể sử dụng một số phần mềm tin học để hỗ trợ như: Microsoft Powerpoint, Macromedia Flash…..Đặc biệt phần mềm tin học Macromedia Flash, có thể hỗ trợ đắc lực cho việc mô phỏng các cơ chế phản ứng giúp cho việc học cơ chế phản ứng trở nên trực quan và dễ hiểu hơn. Với mong muốn nâng cao chất lượng việc dạy và học Hóa hữu cơ ở trường Cao đẳng Sư phạm chúng tôi đã chọn đề tài: “THIẾT KẾ HỆ THỐNG MÔ PHỎNG CƠ CHẾ PHẢN ỨNG HÓA HỮU CƠ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC.” 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Việc sử dụng phần mềm Macromedia Flash để xây dựng các đoạn phim hoạt hình đã được thiết kế nhiều. Tuy nhiên việc sử dụng những ứng dụng này vào từng bài giảng cụ thể đối với giáo viên là một việc rất khó khăn. Một số khóa luận tốt nghiệp cử nhân hóa học ở trường ĐHSP TP.HCM cũng đã có nghiên cứu việc mô phỏng một số cơ chế phản ứng hóa hữu cơ nhưng chỉ dừng ở mức độ đơn giản dùng trong trường phổ thông. Ví dụ: “Ứng dụng Macromedia Flash trong phương pháp dạy học phức hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học một số bài lên lớp chương hidrocacbon thơm”, khóa
  5. luận tốt nghiệp của SV Vũ Anh Thơ, năm học 2004, mô phỏng cơ chế phản ứng thuộc chương Hiđrocacbon thơm lớp 11, gồm các cơ chế của phản ứng halogen hóa, nitro hóa, sunfo hóa. “Ứng dụng Macromedia Flash trong phương pháp dạy học phức hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học một số bài lên lớp chương hiđrocacbon no”, khóa luận tốt nghiệp của SV Lê Minh Hồng Phương, năm học 2004, mô phỏng cơ chế phản ứng thuộc các bài ankan lớp 11. “Ứng dụng Macromedia Flash trong phương pháp dạy học phức hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học một số bài lên lớp chương anken”, khóa luận tốt nghiệp của SV Nguyễn Bích Duyên, năm học 2004, mô phỏng cơ chế phản ứng thuộc chương anken lớp 11. “ Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash trong dạy học hóa học ở trường THPT”, khóa luận tốt nghiệp của SV Đinh Thị Xuân Thảo, năm học 2005, mô phỏng cơ chế phản ứng thế clo vào metan và thế clo vào benzen. Hai cơ chế này thuộc chương trình Hóa THPT lớp 11. “Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash vào việc thiết kế một số thí nghiệm hóa học trung học phổ thông”, khóa luận tốt nghiệp của SV Trần Thị Kim Trang, năm học 2008, mô phỏng các cơ chế: phản ứng cộng brôm vào etilen, phản ứng cộng HBr vào propilen, phản ứng cộng nước vào propilen (xúc tác axit), phản ứng cộng đihiđroxyl hóa anken (AE), phản ứng cộng 1,2 và cộng 1,4 của đien liên hợp, phản ứng cộng đóng vòng 1,4 của đien liên hợp. Các cơ chế phản ứng này thuộc chương trình Hóa THPT lớp 11. Năm 2005, học viên Phạm Ngọc Sơn đã bảo vệ luận văn tốt nghiệp cao học tại ĐHSP Hà Nội với đề tài: “Ứng dụng CNTT xây dựng một số đồ họa về cơ chế phản ứng trong dạy học Hóa hữu cơ”. Đề tài này đã sử dụng phần mềm Macromedia Flash mô phỏng các cơ chế phản ứng: SN1, SN2, SE1, SE2, SEi, E1, E2, AE, AN, AR, cộng nucleophin AN(CO), thế nguyên tử O trong CO, thế X trong RCOX, thế ở nhân thơm SE(Ar), cộng đóng vòng Đinxơ – Anđơ, crackinh xúc tác,
  6. sự chuyển hóa giữa các dạng cấu tạo của glucozơ trong dung dịch. Tổng cộng có 17 đồ họa. Nhưng các đồ họa này chỉ mô phỏng cơ chế dưới dạng sơ đồ phản ứng dạng chữ, không mô phỏng dưới dạng mô hình 3D của phân tử. Mặt khác, các đồ họa này được thiết kế khá đơn giản, không lôi cuốn cả về màu sắc, bố cục và hiệu ứng hoạt hình. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Sử dụng chủ yếu phần mềm tin học Macromedia Flash để minh họa cơ chế của các phản ứng hóa học trong chương trình Hóa hữu cơ hệ Cao đẳng Sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. 4. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu tổng quan về phần mềm Macromedia Flash. - Dùng Flash mô phỏng cơ chế các phản ứng Hóa hữu cơ chương trình Cao đẳng Sư phạm. - Thiết kế bài giảng điện tử chương Dẫn xuất Halogen. - Thực nghiệm xác định kết quả chất lượng một số bài lên lớp chương “Dẫn xuất Halogen” trong giáo trình Hóa học hữu cơ 2 Cao đẳng Sư phạm. 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học ở trường Cao đẳng Sư phạm. 5.2. Đối tượng nghiên cứu Việc thiết kế hệ thống mô phỏng các cơ chế phản ứng phần Hóa học hữu cơ hệ Cao đẳng Sư phạm. 6. Phạm vi nghiên cứu Các cơ chế phản ứng Hóa hữu cơ trong giáo trình Hóa học hữu cơ 1 và 2 hệ Cao đẳng Sư phạm. Một số bài lên lớp chương Dẫn xuất halogen giáo trình Hóa học hữu cơ 2 hệ Cao đẳng Sư phạm.
  7. 7. Giả thuyết khoa học Nếu các mô phỏng cơ chế hóa hữu cơ được thực hiện đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính thẩm mỹ sẽ giúp sinh viên tiếp thu tốt và hiểu rõ cơ chế phản ứng; qua đó nâng cao được chất lượng dạy học môn Hóa hữu cơ hệ Cao đẳng Sư phạm. 8. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu - Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài. - Phân tích, tổng hợp. - Sử dụng máy tính và các phần mềm tin học để thiết kế các mô phỏng cơ chế phản ứng hóa hữu cơ. - Điều tra thực tiễn. - Thực nghiệm sư phạm. - Tổng hợp và xử lý kết quả điều tra, kết quả thực nghiệm sư phạm theo phương pháp thống kê toán học. 9. Đóng góp mới của luận văn Thiết kế hệ thống các mô phỏng cơ chế phản ứng Hóa hữu cơ dưới dạng mô hình phân tử 3D (một số cơ chế có kèm theo mô phỏng sơ đồ phản ứng dưới dạng công thức phân tử) giúp cho việc dạy học cơ chế trở nên sinh động, trực quan và hấp dẫn. Các cơ chế này được thiết kế kèm theo các nút điều khiển nên việc sử dụng trong dạy học trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.
  8. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong dạy học hóa học 1.1.1. Tầm quan trọng của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học hóa học Công nghệ thông tin và truyền thông (công nghệ 4T), (tiếng Anh là information and communication technology – viết tắt là ICT) có ứng dụng vô cùng quan trọng trong dạy học. 1.1.1.1. Nhờ ICT ta có khả năng chọn nhập những thông tin cần thiết và xử lý nhanh để biến thành tri thức [4], [5] Chúng ta đang sống ở đầu thế kỷ 21, thời đại thông tin, nhân loại đang quá độ sang nền kinh tế tri thức mà đặc điểm của nó là sự bùng nổ của thông tin, tri thức. Chính ICT, đặc biệt là ICT mới, đã trực tiếp sinh ra thời đại này, thời đại mà khối lượng thông tin nói chung tăng nhanh theo hàm số mũ. Trong tình hình đó, cũng chỉ nhờ công nghệ thông tin và truyền thông mới mới có khả năng chọn nhập từ bể cả thông tin đó những thông tin cần thiết và xử lý nhanh chóng chúng để biến thành tri thức. Công nghệ thông tin và truyền thông còn là một khía cạnh văn hóa của thế giới mới, và như mọi thứ văn hóa, nó sẽ được tiếp cận tốt nhất ở tuổi trẻ, giúp cho học sinh, sinh viên định hướng tư duy và thái độ của mình trong thời đại mới. Do đó cần làm cho thế hệ trẻ nhanh chóng làm quen với ICT thông qua dạy học và hình thành cho họ phong cách văn hóa mới.
  9. 1.1.1.2. ICT đang tạo ra những thay đổi mang mầm mống của một cuộc cách mạng giáo dục thực sự [6], [7] “Hội nghị Paris về giáo dục đại học trong thế kỷ 21” do UNESCO tổ chức tháng 10/1998 có tổng kết 3 mô hình giáo dục trong bảng 1.1. Bảng 1.1. Mô hình giáo dục MÔ HÌNH TRUNG TÂM VAI TRÒ NGƯỜI HỌC CÔNG NGHỆ Truyền thống Người dạy Thụ động Bảng/ TV/ Radio Thông tin Người học Chủ động PC (máy tính) Tri thức Nhóm Thích nghi PC + mạng Trong các mô hình trên, mô hình “tri thức” là mô hình giáo dục hiện đại nhất hình thành khi xuất hiện thành tựu mới quan trọng nhất của ICT – mạng Internet. Cùng với mô hình mới nhất này những yếu tố thay đổi sâu sắc sau đây trong giáo dục xuất hiện:  Yếu tố thời gian không còn bị ràng buộc chặt chẽ, xuất hiện khả năng giáo dục không đồng bộ;  Yếu tố không gian sẽ không còn ràng buộc quá câu thúc; xuất hiện khả năng sinh viên tham gia học tập mà không cần đến trường đại học;  Giá thành toàn bộ của giáo dục giảm nhiều, vì xuất hiện các lớp ảo có qui mô lớn mà không cần trường lớp kiểu thông thường;  Sự chuyển giao tri thức không còn chiếm vị trí hàng đầu của giáo dục nữa; sinh viên phải học cách truy tìm thông tin họ cần, đánh giá và xử lý thông tin để biến thành tri thức qua giao tiếp;  Mối quan hệ giữa người dạy – người học theo chiều dọc sẽ được thay thế theo chiều ngang, người dạy trở thành thúc đẩy, chuyên gia hướng dẫn hay đồng nghiệp, người học phải chủ động thích nghi. Nhóm trở nên rất quan trọng vì là môi trường để đối thoại, tư vấn, hợp tác;
  10.  Thị trường giáo dục sẽ được toàn cầu hóa vì không còn bị ràng buộc về không gian. Ngôn ngữ trở thành một yếu tố thúc ép mạnh;  Việc đánh giá không còn dựa vào khả năng thi cử như trước mà dựa nhiều hơn vào quá trình tiêu hóa tri thức để trở thành lành nghề, biểu hiện ở năng lực tiến hành nghiên cứu, thích nghi, giao tiếp, hợp tác…;  Sự khác biệt giữa loại hình và cấp bậc giáo dục (tiểu học, trung học, đại học, dạy nghề…) sẽ ít quan trọng như trước đây, và giáo dục thường xuyên sẽ trở thành quan trọng nhất. Như vậy, ở bước ngoặt đi vào nền văn minh trí tuệ hiện nay, ICT đang tạo ra những thay đổi mầm mống của một cuộc cách mạng giáo dục thực sự, ở đó cơ cấu cứng nhắc theo truyền thống về mối quan hệ “không gian- thời gian – trật tự thang bậc” sẽ bị phá vỡ. 1.1.2. Hướng ứng dụng của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học hóa học [4], [5], [6], [7], [32] - Sử dụng các phương pháp tính số, giải quyết các bài toán lý thuyết hóa học (hóa lượng tử, cơ học thống kê, động lực hóa học, nhiệt động học, động hóa học…). - Ghép nối trợ giúp cho các đo đạc thí nghiệm, nâng cao tính năng các công cụ đo. - Xây dựng các đĩa CD thí nghiệm mô phỏng hoặc thí nghiệm ảo, xây dựng một số trang Web dạy học một số nội dung hóa học có các mô hình xây dựng khái niệm và có thí nghiệm mô phỏng. - Làm các bài giảng tiện nghi để có thể dạy cho lớp học đông người, dạy từ xa, làm các phần mềm quản lý, chấm bài trắc nghiệm…phục vụ dạy học. Hướng thứ nhất rất quan trọng nhưng số người tham gia còn ít, cần được tăng cường; hướng thứ hai, thứ ba và thứ tư đã có nhiều cán bộ ở nhiều bộ môn tham gia. Hướng thứ tư đặc biệt phù hợp với giáo viên hóa học ở các trường trung học.
  11. Trước mắt cần khuyến khích tính sáng tạo trong lĩnh vực này ở nhiều mức độ khác nhau: - Tạo ra các phần mềm mới trong dạy học hay thí nghiệm hóa học bằng tiếng Việt. Ở các nước tiên tiến như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc,…đã tạo ra các phần mềm mới về hóa học bằng tiếng Anh có ý nghĩa khoa học, giáo dục và đào tạo nhưng một số nội dung không phù hợp với nước ta. - Dựa vào các chương trình có sẵn có lập trình hoặc không lập trình để tạo ra các hình ảnh thí nghiệm mới hay các mô hình mới trong dạy học. - Dựa trên các đĩa CD sẵn có ở các nước trên thế giới, lấy đó làm nguồn nguyên liệu (base – date) để xây dựng nên đĩa CD của mình theo nội dung hay một hướng nhất định bằng tiếng Việt (viết được các trang Web để sử dụng các video clip, movies, animation, image, module,…). Với mục đích phi thương mại thì việc sử dụng đĩa CD sẵn có cho dạy học là được phép. Khái niệm sáng tạo thứ ba này có thể phù hợp đối với hóa học vì các CyperChem ở các đĩa CD về hóa học, các CD Chemistry Comes Alives khá tốt, các videoclip, movies, animation, image về nhiều thí nghiệm và các mô hình để xây dựng khái niệm đã có sẵn. 1.1.3. Phần mềm Macromedia Flash [17] 1.1.3.1. Giới thiệu Hình 1.1. Giao diện phần mềm Macromedia Flash 8
  12. Ngày nay, Flash đã trở thành một phần mềm đồ họa hoạt hình chuẩn trên web. Với Flash, bạn sẽ được bổ sung các hiệu ứng thú vị cho trang Web, làm cho trang Web có tính tương tác cao hơn và hấp dẫn hơn bởi những hình ảnh động gọi là hoạt cảnh (Animation). Những hình ảnh tạo ra từ các công cụ của Flash là hình ảnh Vector, tuy nhiên Flash vẫn cho phép ta đưa cả các hình ảnh Bitmap vào trong các hoạt cảnh. Bên cạnh đó, Flash không những cho phép lồng âm thanh vào hoạt cảnh và mà còn được phép hiệu chỉnh về trường độ âm thanh trong đó. Ở cấp độ cao hơn, Flash có thể hỗ trợ cho các lập trình viên trên ngôn ngữ kịch bản Javasript, do đó tự thân Flash có thể thiết kế được cả một Website hoàn chỉnh. 1.1.3.2. Công dụng của Flash a. Tạo các hình ảnh cho Web Word Wide Web – nói ngắn ngọn là Web, là một thành phần của Internet, nó đòi hỏi có tính sáng tạo trực quan. Khi lướt Web bạn sẽ thấy rất nhiều ý tưởng khác nhau làm cho Website trở nên hấp dẫn. Với các hình ảnh của Flash có một chương trình thể hiện Flash (Flash Player), thường được cài đặt sẵn trên các trình duyệt của người dùng. Khi trình duyệt gặp một đoạn phim Flash trong một trang Web, trình duyệt sẽ tự động tải chương trình thể hiện Flash để bạn có thể xem được đoạn phim Flash (và các hình ảnh có trong đoạn phim). b. Hoạt hình website của bạn Flash làm cho việc tạo hoạt hình trở nên dễ dàng bằng cách sử dụng một quá trình được gọi là biến hình. Về bản chất trong quá trình này bạn sẽ báo cho Flash biết nơi bạn muốn hoạt hình bắt đầu và nơi hoạt hình kết thúc. Khi thực hiện xong điều này, Flash sẽ tự động phát sinh tất cả các khung hình trung gian. Vì thế nếu bạn cần tạo ra 24 khung hình để hoàn tất hoạt hình của mình, có thể bạn chỉ cần tạo ra 2 khung hình và Flash tự động tạo ra 22 khung hình còn lại.
  13. c. Xây dựng các đoạn phim tương tác Ngoài hoạt hình đơn giản, bạn có thể sử dụng Flash để xây dựng các Website tương tác. Ví dụ, bạn có tạo một đoạn phim Flash cho phép người dùng chọn một trong số video-clip hoặc một trong các đoạn âm thanh. Vì Flash xây dựng theo hướng đối tượng, đoạn phim của bạn cũng biết cách tương tác với người dùng. Tất cả những gì cần làm là báo cho đoạn phim về những gì bạn muốn chúng thực hiện khi người dùng thực hiện một điều gì đó, ví như nhấp vào một nút. Một số điều có thể thực hiện trong các đoạn phim Flash: - Cho phép người dùng chọn đoạn phim mà họ muốn xem. - Tạo các trò chơi cho phép người dùng kéo và thả các đối tượng. - Bổ sung nút quay ngược và các nút kiểm soát khác cho phép người sử dụng kiểm soát quá trình phát lại đoạn phim. - Tải các đoạn phim khác nhau tùy thuộc vào thời điểm người sử dụng truy cập Website của bạn. - Cho phép người sử dụng tắt âm thanh của đoạn phim. - Gửi thông tin của người sử dụng đến một địa chỉ thư điện tử. d. Hiển thị các nút nhấn (Buttons) Các nút nhấn là các phần tử giao diện mọi người đều hiểu mà không cần phải giải thích với người dùng về cách sử dụng các nút nhấn đó. Nhờ đó, ta có thể cho đoạn film hoạt động, dừng lại hoặc chọn cảnh cần quan sát một cách rất dễ dàng và đơn giản chỉ với một cái click chuột vào nút nhấn. e. Biến đổi hình dạng (Shape tween) Một trong những kỹ thuật của hoạt hình trong Flash cho phép bạn thay đổi một đối tượng từ một hình dạng này sang một hình dạng hoàn toàn khác. Quá trình này gọi là quá trình biến dạng.
  14. f. Hiển thị băng văn bản cuộn (Scrolling) Bạn đã từng thấy các băng văn bản cuộn trên một số Website. Các băng văn bản này thường được sử dụng để tạo ra kết quả mong muốn. Bạn bắt đầu với một biến hình chuyển động để di chuyển một khối văn bản ngang qua stage. Sau đó, bạn bổ sung một mặt nạ kiểm soát lượng văn bản thấy được tại thời điểm bất kỳ. Khi bạn thực hiện điều này, người dùng không thể nói rằng toàn bộ khối văn bản đang chuyển động. Tất cả những gì họ thấy là phần của khối văn bản đang được nhìn thấy thông qua một mặt nạ. 1.1.3.3. Các phần tử cơ bản của Flash và cách sử dụng Lớp (Layer) Bảng tiến trình (Timeline) Các bảng điều khiển (Panels) Hộp công cụ (Toolbox) Stage Hình 1.2. Giao diện sử dụng của phần mềm Macromedia Flash 8
  15. a. Stage Stage là nơi trình diễn các hoạt cảnh hay còn gọi là sân khấu. Người dùng sẽ định ra công việc của mình như: vẽ các hình ảnh trực tiếp bằng công cụ của Flash hoặc nhập các file hình ảnh của các phần mềm đồ họa khác như: Photoshop, Corel, Ilustrator... Để đưa các File hình ảnh của những phần mềm đồ họa khác vào Flash, ta thực hiện bằng cách: vào Menu File  Import  xuất hiện cửa sổ và chọn File cần đưa vào. Trong một hoạt cảnh có thể có nhiều cảnh (Scene). Mỗi cảnh có thể có nhiều chuyển động và được quản lý trên nhiều Layer khác nhau. Để chèn thêm một cảnh vào Insert  Scene. b. Layer Dùng để quản lý các đối tượng trên một cảnh hay hoạt cảnh theo từng lớp hoặc theo từng chuyển động. Trong một hoạt cảnh có thể có nhiều Layer. Chúng ta có thể chọn các tùy chọn của một Layer hoặc tất cả các Layer như: - Show/hide all Layers: Hiện hoặc ẩn tất cả các Layer. - Lock /Unlock all Layer: Khóa hoặc mở khóa tất cả các Layer. - Show all layer as outline: Chỉ trình bày đường của tất cả các Layer hoặc ngược lại. - Insert Layer: Chèn thêm một Layer mới. - Insert Layer Folder: Chèn một hạng mục để quản lý Layer theo nhóm hay trật tự. - Add Guide Layer: Chèn thêm một Layer mới làm đường dẫn cho một chuyển động ở Layer khác. - Delete Layer: Xoá một Layer.
  16. Insert Layer Show/hide all Layers Lock /Unlock all Layer Show all Layer as outline Add Motion guide Insert Layer Folder Delete Layer Hình 1.3. Giao diện hộp thoại layer c. Timeline Là nơi quản lý từng khung hình và định thời gian chuyển động cho hoạt cảnh. Để bật tắt Timeline, ta vào View  Timeline. Các thuật ngữ về khung hình trên Timeline:  Frame: Khung hình.  Keyframe: Khung hình chủ.  Blank keyframe: Khung hình chủ rỗng.  Tween animation : Chuyển động nội suy giữa 2 khung hình chủ. Blank KeyFrame KeyFrame Frame Tween animation Hình 1.4. Giao diện hộp thoại timeline
  17. d. Toolbox (hộp công cụ) Công cụ Selection Công cụ Subselection Công cụ Free Transform Công cụ Fill Transform Công cụ Line Công cụ Lasso Công cụ Pen Công cụ Text Công cụ Oval Công cụ Rectangle Công cụ Pencil Công cụ Brush Công cụ Ink Bottle Công cụ Paint Bucket Công cụ Eyedropper Công cụ Eraser Công cụ Hand Công cụ Zoom Màu nét vẽ Màu tô Màu mặc định Chuyển đổi màu Màu nét vẽ Ô tùy chọn Hình 1.5. Giao diện hộp thoại toolbox 1) Công cụ Selection (mũi tên): Sử dụng công cụ này để chọn đối tượng. Bạn có thể nhấp vào một đối tượng để chọn nó, nhấp đúp để chọn một đối tượng và tất cả các thành phần của nó hoặc kéo công cụ mũi tên để tạo một hộp chọn nhằm chọn tất cả những gì nằm trong phạm vi hộp chọn này. 2) Công cụ Line (vẽ đường): Sử dụng công cụ này để vẽ các đường. Giữ phím Shift khi bạn vẽ các đường nằm ngang, thẳng đứng hoặc nghiêng 45 độ.
  18. 3) Công cụ Pen (bút mực): Sử dụng công cụ này để vẽ các đường cong. Công cụ Pen sẽ vẽ các đường cong Bezier (là những đường cong với các nút kiểm soát mà bạn có thể dùng để kiểm soát đường cong). 4) Công cụ Oval: Sử dụng công cụ này để vẽ các đối tượng hình ôval. Giữ phím Shift để vẽ các đường tròn. 5) Công cụ Pencil (bút chì): Sử dụng công cụ này để vẽ từng điểm hoặc các đường tự do. 6) Công cụ Free Transform (biến đổi tự do): Sử dụng công cụ này để thay đổi hình dạng của đối tượng. 7) Công cụ Ink Bottle (hộp mực): Sử dụng công cụ này để bổ sung hoặc sửa đổi màu của một đường. 8) Công cụ Eyedropper (ống nhỏ mắt): Sử dụng công cụ này để chọn màu từ một đối tượng, để bạn có thể chọn được cùng một màu cho các hình vẽ của mình. 9) Công cụ Hand (bàn tay): Sử dụng công cụ này để kéo stage (và tất cả các đối tượng) tới các vị trí khác. Điều này có thể sẽ rất hữu dụng nếu bạn phóng quá lớn và không thấy được toàn bộ stage và bạn muốn làm việc với các phần khác nhau của stage. 10) Màu vẽ: Nhấp vào biểu tượng này để mở hộp chọn màu, bạn có thể chọn màu dùng cho nét vẽ từ hộp này. 11) Màu tô: Nhấp vào biểu tượng này để chọn hộp màu tô hoặc một màu gradient dùng để tô phía trong các đối tượng đã được vẽ. 12) Các màu mặc định: Nhấp vào biểu tượng này để chuyển màu nét vẽ thành màu đen và màu tô thành màu trắng. 13) Không màu: Nhấp vào đây để thay đổi màu vẽ hoặc màu tô hiện tại (phụ thuộc vào màu đang được chọn) thành không màu. Bạn không thể chọn tùy chọn này trong một số trường hợp nếu điều đó không có ý nghĩa (chẳng hạn như thiết lập màu nét vẽ thành không màu khi bạn vẽ một đường thay vì cho một đối tượng được tô).
  19. 14) Bảng tùy chọn: Nhiều công cụ có các thiết lập tùy chọn xuất hiện trong bảng tùy chọn ở hộp công cụ. Để xem các tùy chọn làm gì, hãy giữ con trỏ chuột phía trên biểu tượng của mỗi tùy chọn một thời gian cho đến khi một hộp giải thích nhỏ xuất hiện kế bên con trỏ chuột. 15) Công cụ Subselect: Công cụ này dùng để sửa đổi các đường mà bạn đã vẽ bằng công cụ bút mực. 16) Công cụ lasso (dây thòng lọng): sử dụng công cụ này để tạo một vùng chọn tùy ý. Điều này giúp bạn chọn bất kỳ đối tượng nào có trong vùng chọn. 17) Công cụ text (văn bản): sử dụng công cụ này để bổ sung một hộp văn bản. Nhấp một lần để tạo ra một hộp văn bản, bạn có thể mở rộng theo hướng ngang hoặc kéo để tạo ra một hộp văn bản có chiều rộng cố định. 18) Công cụ Rectangle (hình chữ nhật): sử dụng công cụ này để vẽ hình chữ nhật. Giữ phím shift để vẽ hình vuông. Phụ thuộc vào tùy chọn bạn đã chọn, hình chữ nhật này sẽ có góc vuông hoặc bo tròn. 19) Công cụ brush (cọ vẽ): sử dụng công cụ này để vẽ tự do. Công cụ này có một số tùy chọn kiểm soát hiệu ứng được tạo ra bằng cách sử dụng nó. 20) Công cụ Fill Transform: sử dụng công cụ này để thay đổi hình dạng và vị trí tô màu gradient. 21) Công cụ paint Bucket (hộp sơn): sử dụng công cụ này để bổ sung hoặc sửa đổi màu tô hoặc màu gradient. 22) Công cụ Eraser (tẩy xóa): sử dụng công cụ này để xóa các vùng trên bản vẽ. 23) Công cụ Zoom(thu phóng): sử dụng công cụ này để phóng to hoặc thu nhỏ bản vẽ. 24) Hoán chuyển màu: Nhấp vào biểu tượng này để hoán chuyển màu nét và màu tô.
  20. 1.1.3.4. Tổng quan về cách dùng layer a. Giới thiệu Layer giống như các tờ giấy trong suốt xếp chồng lên nhau. Khi bạn tạo ra một đoạn phim mới trong Flash, nó tạo một Layer. Bạn có thể thêm vào nhiều Layer để sắp xếp các ảnh, ảnh chuyển động và các thành phần khác trong đoạn phim. Bạn có thể vẽ và hiệu chỉnh các đối tượng trong một Layer mà không ảnh hưởng đến các đối tượng trong những Layer khác. Khi không có đối tượng nào trên Layer đầu tiên, bạn có thể thấy xuyên qua Layer bên dưới nó. Số lượng Layer bạn có thể tạo ra không giới hạn, chỉ tùy thuộc vào bộ nhớ máy tính của bạn và không làm tăng kích thước file khi bạn xuất đoạn phim. Bạn có thể làm ẩn, khóa hoặc cho hiển thị nội dung. Khi làm việc với các cảnh và sự chuyển động phức tạp ta nên dùng Layer để tổ chức quản lý. Bằng cách đặt các phần tử khác biệt (như ảnh nền, các biểu tượng, các sự chuyển động) trên các lớp riêng biệt để sắp xếp thứ tự của sự chuyển động theo nhiều cách khác nhau. Ngoài ra, Layer còn được dùng để làm đường dẫn cho một đối tượng chuyển động theo (Guide layer) hoặc dùng làm bản che hay còn gọi là mặt nạ (Mask layer). b. Các công dụng của Layer (lớp) Khi tạo một phép biến hình, tất cả các đối tượng trên lớp có chứa phép biến hình đó phải di chuyển với nhau. Nếu bạn muốn các các đối tượng tĩnh trong phim phải được bố trí trên các lớp không chứa các phép biến hình. Nếu bạn có các phép biến hình khác nhau, chúng phải nằm trên các lớp riêng biệt. Nếu bạn muốn tạo một phim nơi mà các đối tượng chỉ thấy một phần của stage, bạn cần phải sử dụng một lớp đặc biệt có tên là lớp mặt nạ (Mask).Có thể sử dụng lớp này tạo hiệu ứng một ký tự di chuyển phía sau một cửa sổ. Khi tạo một phép biến hình chuyển động, các đối tượng làm hoạt hình nhìn chung di chuyển theo một đường thẳng. Nếu muốn chúng di chuyển theo một
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2