intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh: nghiên cứu thực nghiệm các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:154

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh: nghiên cứu thực nghiệm các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh: nghiên cứu thực nghiệm các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh: nghiên cứu thực nghiệm các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ THU TUYẾT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SỸ BÌNH DƯƠNG - 2018
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ THU TUYẾT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SỸ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHAN ĐỨC DŨNG BÌNH DƯƠNG - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh: nghiên cứu thực nghiệm các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương” là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi với sự cố vấn của người hướng dẫn khoa học tôi là Phó giáo sư – Tiến sỹ Phan Đức Dũng. Đây là đề tài luận văn Thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành Kế toán. Luận văn này chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được trích dẫn đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình! Bình Dương, ngày tháng năm 2018 Tác giả Nguyễn Thị Thu Tuyết
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tác giả đã không ngừng nỗ lực, cố gắng với sự hỗ trợ nhiệt tình từ nhiều phía đã giúp tác giả hoàn thành luận văn và đạt kết quả nhất định. Trước hết tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học là PGS.TS Phan Đức Dũng đã nhiệt tình hướng dẫn khoa học trong suốt quá trình thực hiên cho tôi hoàn thành Luận văn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy, Cô trong và ngoài trường Đại học Thủ Dầu Một đã tham gia giảng dạy lớp Cao học kế toán khóa 2 và mang đến cho tác giả cũng như các học viên khác nhiều kiến thức vô cùng quý báu trong suốt quá trình học Tác giả xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Quý Anh, Chị đã tham gia đưa ra những góp ý, thông tin hữu ích giúp tác giả thực hiện nghiên cứu của mình. Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và các bạn bè thân thiết đã luôn hỗ trợ mọi mặt cho tôi, giúp tôi hoàn thành Luận văn này. Một lần nữa xin cảm ơn sự làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả của Quý Thầy, Cô khoa Sau đại học Trường Đại học Thủ Dầu Một đã giúp tác giả hoàn thành chương trình học. Xin trân trọng cảm ơn! Bình Dương, ngày tháng năm 2018 Tác giả Nguyễn Thị Thu Tuyết
  5. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ 1 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ......................................................................................... 3 DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... 4 TÓM TẮT ...................................................................................................................... 5 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 7 1.1 Tính cấp thiết ...................................................................................................... 7 1.2 Tổng quan các đề tài nghiên cứu trước đó ....................................................... 8 1.2.1 Nghiên cứu ngoài nước ............................................................................... 8 1.2.2 Nghiên cứu trong nước.............................................................................. 18 1.3 Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khe hỏng trong các nghiên cứu đã trình bày ............................................................................................................... 23 1.4 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 24 1.4.1 Mục tiêu tổng quát .................................................................................... 24 1.4.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 24 1.5 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 25 1.6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 25 1.6.1 Đối tượng .................................................................................................. 25 1.6.2 Phạm vi ...................................................................................................... 25 1.7 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 26 1.8 Đóng góp đề tài ................................................................................................. 27 1.9 Kết cấu luận văn ............................................................................................... 28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 29 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......................... 30 2.1 Lý luận chung về CCTCPS .............................................................................. 30 2.1.1 Khái niệm về CCTCPS ............................................................................. 30 2.1.2 Phân loại .................................................................................................... 31 2.1.2.1 Hợp đồng kỳ hạn (HĐKH) ................................................................. 31 2.1.2.2 Hợp đồng tương lai (HĐTL) .............................................................. 31 2.1.2.3 Hợp đồng quyền chọn (HĐQC) ......................................................... 31 2.1.2.4 Hợp đồng Hoán đổi (HĐHĐ) ............................................................. 32 2.1.3 Phòng ngừa rủi ro bằng công cụ tài chính phái sinh ................................. 32 2.1.3.1 Quản trị rủi ro tài chính ......................................................................... 32
  6. 2.1.3.2 Bao thanh toán (Factoring)................................................................. 33 2.1.3.3 Bảo hiểm (Insurance contract) ........................................................... 34 2.1.3.4 Quản trị rủi ro vận hành ..................................................................... 35 2.1.4 Ảnh hưởng của hệ thống định giá đến kế toán công cụ tài chính phái sinh tại doanh nghiệp...................................................................................................... 35 2.1.5 Tổ chức kế toán công cụ tài chính phái sinh ............................................. 38 2.2 Lý thuyết nền liên quan ................................................................................... 40 2.2.1 Lý thuyết hành vi dự định-TPB ................................................................ 40 2.2.2 Lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp (Resource-based view) - RBV .......... 42 2.2.3 Lý thuyết lập quy kinh tế (Theories of economic regulation).................. 44 2.2.4 Lý thuyết thể chế (institutional theory) ..................................................... 45 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán CCTCPS ....................... 46 2.3.1 Hệ thống văn bản pháp luật ...................................................................... 46 2.3.2 Kinh nghiệm và năng lực kế toán ............................................................. 48 2.3.3 Môi trường hoạt động ............................................................................... 49 2.3.4 Đặc điểm doanh nghiệp ............................................................................ 50 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thiết nghiên cứu .................................... 52 2.4.1 Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 52 2.4.2 Giả thiết nghiên cứu .................................................................................. 56 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 58 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 59 3.1 Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 59 3.1.1 Nguồn dữ liệu ................................................................................................ 59 3.1.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 59 3.1.3 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 61 3.2 Nghiên cứu sơ bộ ................................................................................................ 62 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 62 3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính và điều chỉnh thang đo ................................... 62 3.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ...................................................................... 63 3.3 Nghiên cứu chính thức....................................................................................... 66 3.3.1 Mẫu và phương pháp chọn mẫu .................................................................... 66 3.3.2 Thu thập dữ liệu cho nghiên cứu chính thức ................................................. 68 3.3.3 Xử lý và phân tích dữ liệu ............................................................................. 68
  7. 3.3.3.1 Phân tích mô tả ........................................................................................ 68 3.3.3.2 Kiểm định và đánh giá thang đo.............................................................. 68 3.3.3.3 Phân tích hồi quy bội ............................................................................... 71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 74 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.......................................... 75 4.1 Kết quả thống kê mô tả ...................................................................................... 75 4.1.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu quan sát ............................................................ 75 4.1.2 Kết quả thống kê mô tả thang đo ................................................................... 76 4.2 Kết quả kiểm định và đánh giá của thang đo .................................................. 78 4.2.1 Kiểm tra độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach’s Alpha ............................ 78 4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................. 83 4.2.2.1 Kết quả phân tích nhóm biến độc lập: ..................................................... 85 4.2.2.2 Kết quả phân tích biến phụ thuộc ............................................................ 92 4.2.3 Kiểm định tương quan giữa các biến ............................................................. 93 4.2.4 Kết quả phân tích hồi quy .............................................................................. 95 4.2.5 Kiểm định mô hình ........................................................................................ 97 4.2.5.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ...................................................... 97 4.2.5.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình ........................................................ 97 4.2.5.3 Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư ........................................... 98 4.2.5.4 Kiểm định giải định phương sai của sai số (phần dư) không đổi..........101 4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................102 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................106 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................................. 107 5.1 Kết luận .............................................................................................................107 5.2 Khuyến nghị ......................................................................................................108 5.2.1 Đặc điểm doanh nghiệp ...............................................................................108 5.2.2 Hệ thống văn bản pháp luật .........................................................................110 5.2.3 Kinh nghiệm và năng lực kế toán ................................................................ 111 5.2.4 Môi trường hoạt động ..................................................................................113 5.3 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................115 5.3.1 Hạn chế ........................................................................................................115 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................116 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................ 117
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 119 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................ 122 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................ 123 PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................ 126 PHỤ LỤC 4 ................................................................................................................ 129 PHỤ LỤC 5 ............................................................................................................... 134
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG VIẾT ĐẦY ĐỦ I Tiếng Việt 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CCTCPS Công cụ tài chính phái sinh 3 DN Doanh nghiệp 4 GTHL Giá trị hợp lý 5 HĐPS Hợp đồng phái sinh 6 NCA Hội đồng Quốc gia về kế toán 7 NHNN Ngân hàng nhà nước 8 NHTM Ngân hàng thương mại 9 SPPS Sản phẩm phái sinh 10 PNRR Phòng ngừa rủi ro 11 TCTC Tổ chức tài chính 12 VAA Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam II Tiếng Anh 1 ANOVA Analysis of variance 2 ASEAN Association of South East Asian Nations 3 APEC Asia-Pacific Economic Cooperation 4 EFA Exploratory Factor Analysis 5 IAS International Accounting Standard 6 IFRS International Financial Reporting Standards 7 KMO Kaiser – Meyer - Olkin 8 SPSS Statistical Package of the Social Sciences 9 ROA Return on Assets 10 ROE Return on Equity 11 RBV Resource-based view 12 VAS Vietnam Accounting Standard Trang 1
  10. 13 VIF Total Variance Explained 14 WTO World Trade Organization Trang 2
  11. DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH Sơ đồ 1.1: Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991) Sơ đồ 2.1: mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán CCTCPS Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu Sơ đồ 4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán CCTCPS của các doanh nghiệp: nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Hình 4.1. Đồ thị Histogram của phần dư đã chuẩn hóa Hình 4.2 Đồ thị P-P Plot của phần dư đã chuẩn hóa Hình 4.3 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy Trang 3
  12. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Kế thừa nghiên cứu trước Bảng 3.1 Kết quả ý kiến chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng Bảng 3.2 Thang đo đánh giá mức độ áp dụng kế toán CCTCPS Bảng 4.1 Thống kê thông tin mẫu khảo sát Bảng 4.2 Thống kê mô tả thang đo Bảng 4.3 Hệ thống văn bản pháp luật có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.748 Bảng 4.4 Kinh nghiệm và năng lực kế toán có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.819 Bảng 4.5 Môi trường hoạt động có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.825 Bảng 4.6 Đặc điểm doanh nghiệp có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.811 Bảng 4.7 Đặc điểm doanh nghiệp có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.841 Bảng 4.8 Quyết định áp dụng kế toán CCTCPS có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.820 Bảng 4.9 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Bảng 4.10 Tổng phương sai trích của các biến độc lập Bảng 4.11 Ma trận xoay nhân tố (Rotated Component Matrixa ) Bảng 4.12 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Bảng 4.13 Tổng phương sai trích của các biến độc lập Bảng 4.14 Ma trận xoay nhân tố Bảng 4.15 Bảng tổng hợp thang đo các nhóm Bảng 4.16 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's cho biến AD Bảng 4.17 Kết quả rút trích nhân tố biến phụ thuộc Bảng 4.18 Ma trận nhân tố biến phụ thuộc Bảng 4.19 Hệ số tương quan Pearson Bảng 4.20 Kết quả hồi quy Bảng 4.21 Hệ số VIF (Hệ số phóng đại phương sai) Bảng 4.22 Hệ số R2 điều chỉnh Bảng 4.23 ANOVA cho kiểm định F Trang 4
  13. TÓM TẮT Trong nghiên cứu này tác giả trình bày đề tài về: “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh: Nghiên cứu thực nghiệm các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Nội dung chính trình bày trong 5 chương:  Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu  Chương 2: Cở sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu  Chương 3: Phương pháp nghiên cứu  Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận  Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách Về nội dung tác giả đã giới thiệu các nghiên cứu trong nước và ngoài nước những vấn đề liên quan đến CCTCPS. Xác định khoảng trống từ nghiên cứu đã lược thảo tác giả đưa ra hướng nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán CCTCPS nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tác giả đã trình bày khái quát công cụ tài chính phái sinh về một số vấn đề liên quan đến đặc điểm, khái niệm vêf kế toán CCTCPS. Và phân tích bốn lý thuyết nền liên quan là lý thuyết hành vi dự định TPB, lý thuyết nguồn lực (Resource-based view) RBV, lý thuyết lập quy (Regulatory theory) và lý thuyết thể chế. Từ đó, giúp tác giả có cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo cho các nhân tố. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để xây dựng và phân tích mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán CCTCPS nghiên cứu thực nghiệm trên đại bàn tỉnh Bình Dương. Phương pháp nghiên cứu định tính được dùng để mô tả, bao gồm việc tổng hợp, phân tích, so sánh về nội dung những nghiên cứu trước, các lý thuyết nền liên quan về kế toán CCTCPS và kết hợp với lấy ý kiến chuyên gia. Phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên kỹ thuật phân tích thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA),… Mô hình nghiên cứu được xây dựng trong nghiên cứu này gồm 4 biến độc lập là: hệ thống văn bản pháp luật, kinh nghiệm và năng lực kế toán, môi trường hoạt động, đặc điểm doanh nghiệp và 1 biến phụ thuộc là quyết định áp dụng kế toán CCTCPS. Qua quá trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh trên địa Trang 5
  14. bàn tỉnh Bình Dương kết quả cho thấy 4 nhân tố mà tác giả đưa ra đều tác động đến việc áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh theo mức động tác động mạnh giảm dần: đặc điểm doanh nghiệp, hệ thống văn bản pháp luật, kinh nghiệm và năng lực kế toán, môi trường hoạt động. Kết quả này sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra một số khuyến nghị và hàm ý chính sách quản trị cho từng nhân tố tác động giúp cho các doanh nghiệp tại Bình Dương có thể áp dụng kế toán CCTCPS được rộng rãi hơn. Trang 6
  15. Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết Hoạt động sản xuất kinh doanh trong xu hướng hội nhập bên cạnh những lợi ích mang lại là những rủi ro song hành cho doanh nghiệp (DN). Đó là một số rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là những rủi ro về lãi suất, tỷ giá và giá cả hàng hóa. Đứng trước những khó khăn đó DN có xu hướng tìm kiếm, lựa chọn và sử dụng một giải pháp phù hợp cho việc phòng ngừa rủi ro, trong đó việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh (CCTCPS) là một giải pháp được các DN khá quan tâm hiện nay. Thực chất, CCTCPS là những hợp đồng tài chính không có giá trị ban đầu và giá trị của nó phụ thuộc một hợp đồng mua bán ban đầu được xác định vào ngày đáo hạn của hợp đồng. Tại những quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Úc,… CCTCPS đã phát triển mạnh với các nghiệp vụ phái sinh rất đa dạng và thị trường CCTCPS đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Sự thành công này là do sử dụng các CCTCPS đem lại lợi ích cho DN trong việc giảm thiểu, phòng ngừa và có thể loại bỏ rủi ro; các nhà đầu cơ cũng được nhắc đến là những người linh hoạt sử dụng các công cụ này để hưởng lợi từ việc chênh lệch giá. Tình hình hiện tại, một số DN Việt Nam nói chung và các DN tại địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng bên cạnh hoạt động của mình thì rủi ro luôn là bạn song hành. Thì việc phát triển thị trường phái sinh được xem là lá chắn quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro trong xu hướng hội nhập và phát triển kinh tế là rất cần thiết. Thực tế, thị trường phái sinh đã hình thành nhưng còn nhỏ bé và chưa phổ biến, có sàn giao dịch nhưng cũng chỉ có một số ngành được thực hiện như: cà phê, thép, cao su. Xuất phát từ những lợi ích mà CCTCPS này mang lại cho nền kinh tế và tình hình sử dụng của các DN tại Việt Nam và DN tại Bình Dương còn hạn chế thì việc xem xét giải pháp để các DN tiến gần hơn đến công cụ này. Từ những nguyên nhân trên tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh là điều tất yếu. Chính vì thế tác giả đã chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh: nghiên cứu thực nghiệm các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương” làm đề tài luận văn. Trang 7
  16. Qua nghiên cứu luận văn góp phần xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán CCTCPS của các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đồng thời đề xuất một số khuyến nghị đến các đối tượng liên quan nhằm nâng cao hiệu quả đến việc sử dụng các CCTCPS. 1.2 Tổng quan các đề tài nghiên cứu trước đó 1.2.1 Nghiên cứu ngoài nước Bài báo của các nhóm tác giả Lil E. Crawford và cộng sự (1997): Sử dụng và hạch toán các sản phẩm phái sinh: Mối quan tâm quốc tế. - CCTCPS giúp quản lý rủi ro, giảm chi phí tài trợ, đầu cơ, …Một số vấn đề về công cụ này được tác giả đưa ra: Không có hướng dẫn thống nhất, toàn diện đưa ra để giải quyết cho CCTCPS. Như là công cụ này không có giá trị ban đầu nên khó khăn trong việc ghi nhận như những đối tượng kế toán khác; Chi phí và lợi ích là mối quan tâm nếu chi phí thực hiện lớn hơn lợi ích mang lại nó có thể là khó khăn cho việc chấp nhận công cụ này; CCTCPS dù có nhiều lợi ích mang lại nhưng nó được đánh giá là khá phức tạp. Để vận dụng tốt công cụ này đòi hỏi phải có thời gian và nguồn lực để phát triển nó. Một là khi có đội ngũ nhân lực chất lượng nhà quản trị đưa ra dự báo tình hình rủi ro thêm đáng tin cậy và nhân viên kế toán đủ năng lực ghi nhận thông tin kế toán. Hai là các nhà lập quy, tổ chức nghề nghiệp ban hành những hướng dẫn, cải cách cho công cụ này dễ sử dụng hơn từ đó được áp dụng rộng rãi hơn. - Kết quả cho thấy rằng việc sử dụng các sản phẩm phái sinh bị tác động bởi hệ thống văn bản pháp luật, chi phí sử dụng cao, mức độ phức tạp, đòi hỏi nguồn nhân lực tốt đồng bộ từ những nhà lập quy đến người sử dụng. Nghiên cứu chưa đưa ra nhân tố nào tác động mạnh nhất. Nghiên cứu của Hoa Nguyen, Robert Faff (2000): Bằng chứng thêm về việc sử dụng các công cụ phái sinh ở Úc: Trường hợp các công cụ tỷ giá tiền tệ và lãi suất ngoại tệ. - Nghiên cứu xem xét 469 quan sát trong một năm của các doanh nghiệp từ năm 1999-2000 về các nhân tố quyết định sử dụng CCTCPS của các công ty Úc. Dựa trên hai câu hỏi đó là quyết định sử dụng các CCTCPS và mức độ sử dụng nó. Họ kết luận Trang 8
  17. rằng các công ty lớn hơn có nhiều khả năng sử dụng các CCTCPS hơn vì chi phí thiết lập của nó. Hơn nữa, họ kết luận rằng một khi quyết định sử dụng các CCTCPS được thực hiện, công ty sẽ sử dụng nó khi đòn bẩy của nó sẽ tăng lên. Kết quả tổng thể tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận của các công ty thay vì tăng lợi nhuận của các nhà quản lý. Họ cũng ghi nhận rằng các tập đoàn chủ yếu nêu rõ các chính sách phái sinh để giảm chi phí khủng hoảng tài chính dự kiến và cũng để quản lý dòng tiền dự kiến cho tổ chức. Nghiên cứu của DaDalt, Gerald D. Gay (2002): Thông tin bất đối xứng và sử dụng các CCTCPS của công ty. - Nghiên cứu được khảo sát trên 486 công ty phi tài chính của Hoa Kỳ trong giai đoạn 1993-1995 rằng các công ty có cơ hội đầu tư được nâng cao, họ sẽ sử dụng các CCTCPS cao hơn. Các công ty đầu tư chi tiêu khi tương quan nghịch với dòng tiền nội bộ của công ty, việc sử dụng CCTCPS sẽ cao hơn. Các doanh nghiệp có vấn đề đầu tư thấp, cơ hội tăng trưởng cao và nguồn tài chính bên ngoài tốn kém hơn chi phí cơ hội của tài chính nội bộ, sau đó việc sử dụng các CCTCPS sẽ cao hơn. Nghiên cứu của Abolhassan Jalilvand (2003): Tại sao doanh nghiệp sử dụng phái sinh: Bằng chứng thực nghiệm từ Canada. - Nghiên cứu này sử dụng giải thích bảo hiểm rủi ro của công ty để kiểm tra sự khác biệt bằng việc quan sát trong việc sử dụng các CCTCPS của các tập đoàn phi tài chính của Canada. Những phát hiện của nghiên cứu này cho thấy quy mô, hiệu quả hoạt động và mức độ tích hợp của hoạt động ngân quỹ là những yếu tố quyết định quan trọng để xác định người sử dụng ở Canada và quốc tế của các CCTCPS. Người dùng CCTCPS ở Canada có tỷ lệ đòn bẩy cao hơn và xếp hạng tín dụng thấp hơn so với người không dùng. Sự tăng trưởng của nợ cũng kéo dài hơn đối với người sử dụng các CCTCPS, cho thấy rằng các CCTCPS có thể được sử dụng để làm giảm các tác động bất lợi của chuyển giao tài sản từ các cổ đông cho các chủ sở hữu trái phiếu. Kết quả của nghiên cứu này cung cấp hỗ trợ yếu cho tầm quan trọng của thuế doanh nghiệp đối với các quyết định bảo hiểm rủi ro. Nhưng không tìm thấy bằng chứng nào Trang 9
  18. cho thấy quản lý rủi ro và tập trung quyền sở hữu ảnh hưởng đến việc sử dụng các CCTCPS của công ty ở Canada. Bài viết của Afza, T. and A. Alam (2011): CCTCPS doanh nghiệp và quản lý rủi ro ngoại hối: Nghiên cứu đối với các công ty phi tài chính của Pakistan. - Mục đích của nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng các CCTCPS của doanh nghiệp. Nghiên cứu điển hình duy nhất từ Pakistan mà trên thị trường truy cập được phân tích cho mục đích bảo hiểm rủi ro tính đến thời điểm công bố. Họ sử dụng dữ liệu của 86 công ty phi tài chính được niêm yết trên sàn chứng khoán Karachi trong giai đoạn 2004-2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng những doanh nghiệp có doanh số bán hàng nước ngoài cao hơn có thể sử dụng các CCTCPS ở mức cao hơn. Hơn nữa, các công ty có quy mô tài chính và các công ty có quy mô lớn, các công ty bị hạn chế về tài chính và những công ty có ít tài sản quản lý có nhiều khả năng sử dụng các CCTCPS ngoại hối để bảo hiểm rủi ro. Họ tiếp tục cho rằng thị trường phái sinh chưa chính thức ở Pakistan, nên ưu tiên đầu tư liên kết với thị trường phái sinh để phòng hộ nhằm giảm chi phí dự kiến của các khoản nợ, chi phí vốn chủ sở hữu và hạn chế tài chính. Dữ liệu bắt buộc được thu thập từ các báo cáo hàng năm của các công ty niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán Karachi. Kiểm tra phi tham số được sử dụng để kiểm tra sự khác biệt trung bình giữa người dùng và đặc điểm hoạt động không phải của người dùng. Mô hình Logit được áp dụng để phân tích tác động của chi phí khủng hoảng tài chính, vấn đề đầu tư, tăng thuế phải nộp khi lợi nhuận tăng lên, lợi nhuận, quyền sở hữu quản lý và tiếp xúc ngoại hối đối với quyết định của công ty sử dụng các công cụ phái sinh ngoại hối để bảo hiểm rủi ro. - Các hạn chế nghiên cứu: Các yêu cầu công bố tài chính không đầy đủ đã hạn chế các nhà nghiên cứu sử dụng biến nhị phân làm biến phụ thuộc thay vì giá trị hay giá trị hợp lý của việc sử dụng CCTCPS. Các nghiên cứu cho thấy rằng trong sự hiện diện của thị trường phái sinh chưa hoàn chỉnh, các công ty Pakistan sở hữu chi phí nợ cao hơn, chi phí đại lý vốn chủ sở hữu và các ràng buộc tài chính sẽ được hưởng lợi nhiều hơn bằng cách xác định chính sách bảo hiểm gắn liền với công ty về chính sách đầu tư và chính sách tài chính để nâng cao giá trị công ty. Trang 10
  19. - Nhìn chung, những nghiên cứu nước ngoài quan tâm khá nhiều đến đặc điểm DN (quy mô, khả năng tăng trưởng, khó khăn tài chính, khả năng sinh lời). Vấn đề khác cũng được nhắc đến như: pháp lý, nhân lực, môi trường hoạt động. Nghiên cứu của Bahrain Pasha Irawan (2012): Phân tích các yếu tố hoạt động ảnh hưởng đến việc sử dụng CCTCPS bảo hiểm rủi ro ngoại hối Trong công ty sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán giai đoạn 2009-2012. - Mục đích của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho các DN sản xuất tại Indonesia giai đoạn 2009-2012. Các mẫu trong nghiên cứu này là 92 công ty và chọn mẫu có chủ đích. Nghiên cứu trên 5 biến là: đòn bẩy (LEV), quy mô doanh nghiệp (FS), tỷ lệ giữa giá thị trường và giá sổ sách (MTBV), Tỷ lệ thanh khoản (LQ1), và KNTT ( khả năng thanh khoản ngắn hạn) Ngắn hạn (LQ2). - Đòn bảy tài chính – ROE: Việc sử dụng nợ để cải thiện hiệu suất công ty. Tính sẵn có của các quỹ này sẽ giúp hoạt động các công ty trong một loạt các nhu cầu, chẳng hạn như nhu cầu hoạt động, mở rộng kinh doanh,… Tuy nhiên, nếu cao hơn tỷ lệ cân bằng, phải đối mặt càng nhiều nguy cơ. Việc sử dụng nợ lớn hơn số lượng vốn đầu tư làm tăng những vấn đề mới cụ thể là việc tăng chi phí phá sản, chi phí quản lý, mức độ lợi nhuận lãi suất cao hơn, và tạo ra sự bất đối xứng thông tin. Với sự lớn hơn rủi ro mà các nhu cầu công ty để đưa ra quyết định chiến lược liên quan đến quản lý rủi để chống cho rủi ro công ty bị phá sản. Một trong những hành động trong quản lý rủi ro là việc sử dụng các CCTCPS cho các hoạt động bảo hiểm rủi ro. Tỷ lệ đòn bẩy công ty càng cao, lớn hơn hàng rào bảo vệ mà cần phải được thực hiện để giảm tác động tiêu cực của rủi ro, vì vậy tỷ lệ này càng lớn thì cơ hội cho các công ty quyết định sử dụng các sản phẩm phái sinh như bảo hiểm rủi ro càng cao. - Quy mô DN: Sự gia tăng các hoạt động của công ty sẽ làm công ty đối mặt thêm nhiều rủi ro, đặc biệt là nếu công ty thực hiện các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế. Rủi ro biến động trong tỷ giá hối đoái không thể dự đoán trước trở thành một loại rủi ro mà công ty phải đối mặt. Một hành động cụ thể là quản lý rủi ro Trang 11
  20. bằng CCTCPS. Vì thế quy mô công ty càng lớn có xu hướng tích cực hơn đến việc quản trị rủi ro. - Tỷ lệ giá thị trường và giá trị sổ sách: Tình hình tài chính bên ngoài là rất quan trọng đối với công ty vì nó là một nguồn lực để tài trợ hoạt động đầu tư công ty. Nguồn tài chính bên ngoài thường là rất tốn kém. Do đó, có một khả năng cho công ty để không làm dự án này (Chi phí đầu tư cao) mà sau đó sẽ không làm tăng giá trị của công ty. Để giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài cao có thể gây ra thiếu đầu tư, Công ty có thể sử dụng các CCTCPS bảo hiểm rủi ro để tối đa hóa đầu tư. Tỷ lệ giá trị thị trường-to-book (MTBV) được sử dụng như là một đại diện để đo lường cơ hội đầu tư của công ty và nó ảnh hưởng tích cực đối với quyết định bảo hiểm rủi ro. - Tỷ lệ thanh khoản – LQ 1 và KNTT ngắn hạn – LQ 2: Tỷ lệ này thường được sử dụng bởi các công ty và các nhà đầu tư xác định mức độ khả năng của công ty để đáp ứng nghĩa vụ. Các khoản nợ ngắn hạn (ví dụ như: thanh toán hóa đơn tiện ích, tiền lương, hoặc nợ mà đã đến hạn). Tỷ lệ thanh khoản ngắn hạn Tỷ lệ có thể được đại diện bởi Tiền mặt (Tỷ lệ tiền mặt) và tỷ lệ hiện hành. Tỷ lệ tiền mặt (tỷ lệ tiền mặt) và một tỷ lệ hiện hành cao của một công ty sẽ giảm sự không chắc chắn cho các nhà đầu tư. Đó là sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền ngắn hạn, nếu giao dịch thanh toán được thực hiện bằng cách sử dụng mệnh giá tỷ giá hối đoái ngoại hối, giá trị của nó sẽ lớn hơn nếu trao đổi với nước ngoài giá của đồng nội tệ, vì vậy nguy cơ tăng lên. Do đó, giá trị cao hơn, tính thanh khoản thấp các hoạt động bảo hiểm rủi ro được thực hiện vì nguy cơ khó khăn tài chính dường như có khả năng là thấp. - Kết quả nghiên cứu là những nhân tố thứ cấp: đòn bẩy (LEV) +, quy mô doanh nghiệp (FS) +, tỷ lệ giữa giá thị trường và giá sổ sách (MTBV) + , Tỷ lệ thanh khoản (LQ1) - , và KNTT - ( khả năng thanh khoản ngắn hạn) Ngắn hạn (LQ2). Nghiên cứu của Septama Hardanto Putro (2012) Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng công cụ phái sinh cho quản trị rủi ro tại tại các công ty sản xuất và liên quan đến ô tô niêm yết trên thị trường chứng khoán giai đoạn 2006-2010. Trang 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2