intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Khác biệt giữa mong đợi của xã hội và nhận thức của kiểm toán viên về trách nhiệm trên BCTC được kiểm toán

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là các định sự khác biệt giữa mong đợi mong đợi của xã hội và nhận thức của Kiểm toán viên về trách nhiệm trên BCTC được kiểm toán; nhận diện các nhân tố chính tạo ra sự khác biệt giữa mong đợi của xã hội và nhận thức của Kiểm toán viên về trách nhiệm trên BCTC được kiểm toán... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Khác biệt giữa mong đợi của xã hội và nhận thức của kiểm toán viên về trách nhiệm trên BCTC được kiểm toán

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- TRẦN BÌNH TRỌNG KHÁC BIỆT GIỮA MONG ĐỢI CỦA XÃ HỘI VÀ NHẬN THỰC CỦA KIỂM TOÁN VIÊN VỀ TRÁCH NHIỆM TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐƢỢC KIỂM TOÁN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : KẾ TOÁN Mã số ngành: 60340301 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- TRẦN BÌNH TRỌNG KHÁC BIỆT GIỮA MONG ĐỢI CỦA XÃ HỘI VÀ NHẬN THỰC CỦA KIỂM TOÁN VIÊN VỀ TRÁCH NHIỆM TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐƢỢC KIỂM TOÁN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : KẾ TOÁN Mã số ngành: 60340301 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THỊ HẰNG NGA Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2016
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : Tiến sỹ Phan Thị Hằng Nga Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 27 tháng 03 năm 2016. Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS. TS Phan Đình Nguyên Chủ tịch 2 PGS. TS Lê Quốc Hội Phản biện 1 3 TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh Phản biện 2 4 TS. Nguyễn Quyết Thắng Ủy viên 5 TS. Hà Văn Dũng Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..… NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: ........Trần Bình Trọng................Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: ..................14 / 06 / 1990..............Nơi sinh: Bình Dương Chuyên ngành: ..................Kế Toán..............................MSHV: 1441850050 I- Tên đề tài: KHÁC BIỆT GIỮA MONG ĐỢI CỦA XÃ HỘI VÀ NHẬN THỰC CỦA KIỂM TOÁN VIÊN VỀ TRÁCH NHIỆM TRÊN BCTC ĐƯỢC KIỂM TOÁN. II- Nhiệm vụ và nội dung: - Xác định sự khác biệt giữa mong đợi mong đợi của xã hội và nhận thức của Kiểm toán viên về trách nhiệm trên BCTC được kiểm toán. - Nhận diện các nhân tố chính tạo ra sự khác biệt giữa mong đợi của xã hội và nhận thức của Kiểm toán viên về trách nhiệm trên BCTC được kiểm toán. - Đề xuất những giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của kiểm toán viên giữa kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán tại Việt Nam. IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/01/2016 V- Cán bộ hƣớng dẫn: Tiến Sĩ Phan Thị Hằng Nga CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Trần Bình Trọng
  6. ii LỜI CÁM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu, với sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy, Cô và sự ủng hộ, động viên của gia đình, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ với đề tài “Khác biệt giữa mong đợi của xã hội và nhận thức của Kiểm toán viên về trách nhiệm trên BCTC được kiểm toán”. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô trường Đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến TS. Phan Thị Hằng Nga đã hết lòng hướng dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Cho phép tôi được gởi lời cám ơn đến các bạn học viên cao học của Trường đã nhiệt tình hỗ trợ, động viên và chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị Kiểm toán viên và kế toán doanh nghiệp đã hỗ trợ tôi hoàn thành tốt phần khảo sát định lượng mô hình. Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu đề tài này. Trân trọng! Trần Bình Trọng
  7. iii TÓM TẮT Luận văn nghiên cứu “Khác biệt giữa mong đợi của xã hội và nhận thức của Kiểm toán viên về trách nhiệm trên BCTC được kiểm toán”. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của kiểm toán viên giữa người sử dụng báo cáo tài chính được kiểm toán và kiểm toán viên tại Việt Nam. Để xây dựng thang đo khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của kiểm toán viên giữa người sử dụng báo cáo tài chính được kiểm toán và kiểm toán viên tại Việt Nam và thang đo của các yếu tố tác động đến khoảng cách này, tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia – phỏng vấn tay đôi. Sau khi xây dựng thang đo của vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam, tác giả xây dựng bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát các đối tượng là kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán và người sử dụng báo cáo tài chính. Mẫu thu thập được là 137 bảng trả lời hợp lệ. Tác giả sử dụng phương pháp định lượng gồm thống kê mô tả, đánh giá thang đo (Cronbach’s anpha), phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy: Có 5 yếu tố tác động đến khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của kiểm toán viên giữa người sử dụng báo cáo tài chính được kiểm toán và kiểm toán viên tại Việt Nam gồm: Trách nhiệm của kiểm toán viên khi đánh giá báo cáo tài chính của khách hàng ; Trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc kiểm soát tình hình tài chính của khách hàng; Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với các sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính; Trách nhiệm của kiểm toán viên theo quy định của nghề nghiệp; Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên liên quan đến sơ suất trong quá trình kiểm toán. Kết quả hồi quy cho thấy có các yếu tố trên tác động ngược chiều với khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của kiểm toán viên giữa người sử dụng báo cáo tài chính được kiểm toán và kiểm toán viên. Kết quả này phù hợp với lý thuyết và các nghiên cứu trước đây trên thế giới.
  8. iv ABSTRACT Research thesis "The difference between social expectations and perceptions of Auditors of responsibility on financial statements audited ". Thesis using qualitative research methods to systematize the rationale of gap expectations of the auditor's responsibility among users of financial statements to be audited and the auditor in Vietnam. To build the scale gap expectations of the responsibilities of auditors among users of financial statements to be audited and the auditor in Vietnam and the scale of the factors affecting this distance , author using professionals - interviewed by a couple. After building the scale of the problem studied in Vietnam, the authors construct a questionnaire and surveyed the objects are auditors and users of financial statements. Samples collected 137 valid replies. The author uses quantitative methods included descriptive statistics, assessment scale (Cronbach's alpha), factor analysis to discover EFA and regression analysis. The study results showed that in Vietnam: There are 5 factors that affect distance of responsibility expected of auditors among users of financial statements to be audited and the auditor in Vietnam include: Responsibility by auditors when assessing the financial statements of the client; Responsibilities of Auditors in controlling the financial situation of the client; Auditor's responsibility for misstatement in the financial statements; Responsibilities of the auditors as prescribed by profession; Liability of auditors related to negligence in the audit process. The regression results show that the above factors with opposite effects expected distance of the responsibilities of auditors among users of financial statements to be audited and the auditor. This result is consistent with theory and previous research in the world.
  9. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................i LỜI CÁM ƠN ......................................................................................................... ii TÓM TẮT .............................................................................................................. iii ABSTRACT ............................................................................................................iv MỤC LỤC ................................................................................................................ v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................ix Chƣơng 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1.1 Vấn đề nghiên cứu............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4 1.5.1 Phương pháp định tính ................................................................................. 4 1.5.2 Phương pháp định lượng .............................................................................. 4 1.6 Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 5 1.7 Đóng góp của nghiên cứu ................................................................................. 5 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................ 7 2.1 Định nghĩa kiểm toán ........................................................................................ 7 2.2 Trách nhiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên ................................................... 7 2.3 Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên ......................................................... 11 2.3.1 Nguyên nhân dẫn đến trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên.................. 11 2.3.2 Quy định của luật về trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên ở một số quốc gia tręn thế giới ................................................................................................... 12 2.3.2.1 Quy định của Mỹ .................................................................................. 12 2.3.2.2 Quy định của Anh ................................................................................. 15 2.3.2.3 Quy định của Úc ................................................................................... 16 2.3.2.4 Quy định của Đức ................................................................................. 17 2.3.2.5 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ........................................................... 17 2.4 Khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của kiểm toán viên giữa người sử dụng Báo cáo tài chính được kiểm toán và kiểm toán viên ............................................ 18 2.4.1 Khái niệm về khoảng cách mong đợi ......................................................... 19 2.4.2 Các nghiên cứu trước đây về khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của kiểm toán viên giữa người sử dụng báo cáo kiểm toán và kiểm toán viên. ......... 21
  10. vi 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................ 28 Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 30 3.1 Nghiên cứu định tính ....................................................................................... 30 3.2 Nghiên cứu định lượng .................................................................................... 31 3.3 Xây dựng thang đo .......................................................................................... 32 3.3.1 Đo lường thang đo các nhân tố tồn tại khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và người sử dụng BCTC được kiểm toán ................ 32 3.3.2 Đo lường thang đo nhân tố khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và người sử dụng BCTC được kiểm toán ........................................... 34 Chƣơng 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 35 4.1 Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 35 4.1.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................................ 35 4.1.2 Đánh giá thang đo ...................................................................................... 37 4.1.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................... 39 4.1.3.1 Phân tích EFA đối với các yếu tố tác động đến khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và người sử dụng BCTC được kiểm toán. 39 4.1.3.2 Phân tích EFA đối với thang đo khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và người sử dụng BCTC được kiểm toán ......................... 41 4.1.4 Kết quả hồi quy đa biến ............................................................................. 42 4.1.5 Phân tích phương sai Anova....................................................................... 44 4.1.5.1 So sánh khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán của KTV theo giới tính ............ 44 4.1.5.2 So sánh khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán của KTV theo tiêu chí Bằng cấp liên quan đến kế toán ........................................................................................ 45 4.1.5.3 So sánh khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán của KTV theo tiêu chí Kinh nghiệm liên quan đến kế toán ........................................................................... 46 4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu ......................................................................... 46 Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 49 5.1 Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 49 5.2 Hạn chế của đề tài ........................................................................................... 54 5.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................ 54 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 57 PHỤ LỤC
  11. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải KTV Kiểm toán viên BCTC Báo cáo tài chính UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước BCKT Báo cáo kiểm toán
  12. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước của các tác giả ................................ 26 Bảng 4.1 Phân loại mẫu khảo sát ............................................................................. 36 Bảng 4.2 Bảng thống kê mô tả các biến định lượng ................................................ 37 Bảng 4.3 Bảng kết quả Cronbach Alpha các thang đo yếu tố tác động khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và người sử dụng BCTC được kiểm toán. ......................................................................................................................... 38 Bảng 4.4 Bảng kết quả Cronbach Alpha thang đo khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và người sử dụng BCTC được kiểm toán ..................... 39 Bảng 4.4 Bảng kết quả Cronbach's Alpha đối với thang đo trách nhiệm của kiểm toán viên theo quy định của nghề nghiệp sau khi loại biến D4 ................................ 40 Bảng 4.5 Tổng hợp các nhân tố tác động đến khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và người sử dụng BCTC được kiểm toán................................ 41 Bảng 4.6 Bảng kết quả EFA cho 3 biến quan sát đối với nhóm khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và người sử dụng BCTC được kiểm toán . 41 Bảng 4.7 Mức độ tác động của các nhân tố ............................................................. 44
  13. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 28
  14. 1 Chƣơng 1. MỞ ĐẦU Trên cơ sở tình hình thực tế tại Việt Nam, chương 1 của nghiên cứu sẽ giới thiệu khái quát lý do chọn đề tài và vấn đề nghiên cứu. Nội dung của chương 1 bao gồm 7 phần: (1) Vấn đề nghiên cứu, (2) Mục tiêu nghiên cứu, (3) Câu hỏi nghiên cứu, (4) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, (5) Phương pháp nghiên cứu, (6) Kết cấu của luận văn, (7) Đóng góp của nghiên cứu. 1.1 Vấn đề nghiên cứu Thông tin tài chính của các công ty, đặc biệt là các công ty niêm yết được rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng, vì vậy thông tin tài chính có chất lượng giúp người sử dụng ra được những quyết định thích hợp. Các thông tin tài chính này không chỉ bị ảnh hưởng bởi các đối tượng bên trong công ty như người quản lý, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban điều hành và kiểm toán nội bộ mà còn chịu sự ảnh hưởng các đối tượng bên ngoài công ty như UBCKNN, Hội nghề nghiệp, Bộ Tài chính, cơ quan thuế, kiểm toán nhà nước và một đối tượng rất quan trọng đó là kiểm toán độc lập. Vì vậy, trong thời gian vừa qua Việt Nam đã ban hành các quy định về kiểm toán độc lập như hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, luật và nghị định về kiểm toán độc lập, trong đó cũng rất chú trọng đến các quy định về trách nhiệm của kiểm toán viên trong kiểm toán BCTC. Cụ thể, VSA 200 “Mục đích và các nguyên tắc chi phối kiểm toán BCTC” (Bộ Tài chính, 1999a) trong đó nêu rõ mục đích kiểm toán, trách nhiệm của KTV cũng như giải thích các khái niệm hạn chế tiềm tàng, bảo đảm hợp lý. VSA 240 “Gian lận và sai sót” (Bộ Tài chính, 2001) trong đó quy định KTV chỉ có trách nhiệm xem xét liệu gian lận hoặc sai sót có gây sai lệch trọng yếu trên BCTC, VSA 250 “Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán BCTC” trong đó quy địch trách nhiệm của KTV trong xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định của đơn vị được kiểm toán, VSA “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán” (Bộ Tài chính, 2005) trong đó quy định các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp mà KTV phải có trách nhiệm tuân thủ và một số chuẩn mực kiểm toán khác
  15. 2 quy định trách nhiệm của KTV cụ thể cho từng phần hành. Các quy định về luật liên quan đến trách nhiệm của KTV mà Bộ Tài chính cũng đã ban hành như nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập ban hành ngày 30/03/2004, thông tư 64/2004/TT-BTC ban hành ngày 29/06/2004 hướng dẫn một số điều của nghị định 105/2004/NĐ-CP, Luật số 67/2011/QH12 Luật kiểm toán độc lập ban hành ngày 8/4/2011 và mới đây nhất vào ngày 13/03/2012 Chính phủ đã ban hành nghị định số 17/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật kiểm toán độc lập thay thế nghị định 105/2004/NĐ-CP cũng đã quy định rõ hơn về trách nhiệm của KTV trong kiểm toán BCTC. Ngoài ra, Ủy ban chứng khoán nhà nước cũng đã ban hành nghị đị - ủa Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong đó có quy định về xử lý vi phạm đối với KTV về kiểm toán tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua xã hội đang rất lo ngại đến chất lượng BCTC mặc dù những BCTC này đã được kiểm toán, điều này có thể bắt nguồn từ một số vụ tai tiếng liên quan đến kiểm toán như Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết, Công ty Cổ Phần Dược Viễn Đông và Công ty Cổ Phần Bibica… Và một vấn đề được đặt ra là những sai phạm của những công ty này có trách nhiệm của KTV và công ty kiểm toán không, nếu có thì mức độ đến đâu, trách nhiệm của họ với cổ đông và nhà đầu tư thế nào? và gần đây trong tháng 1/2012 UBCKNN cũng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một số kiểm toán viên vì không đưa ra một số sai phạm trên BCTC đã kiểm toán của một số công ty niêm yết, trên cơ sở nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán cho các tổ chức niêm yết…Hậu quả của những sự kiện trên đã gây nhiều thiệt hại cho các nhà đầu tư và họ đã nảy sinh nhiều nghi ngờ về chất lượng, tính trung thực của BCKT. Nhằm minh bạch hóa thông tin tài chính cho các công ty đặc biệt là các công ty niêm yết, Bộ Tài chính cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống chuẩn mực kiểm toán, các quy định về luật liên quan đến kiểm toán độc lập trong đó vấn đề trách nhiệm của KTV cũng cần được chú trọng. Để thực hiện tốt được điều này, chúng ta cũng
  16. 3 cần xem xét hiện nay nhận thức của KTV về trách nhiệm của họ là gì? Nhận thức của người sử dụng BCTC được kiểm toán về trách nhiệm của KTV là gì? Và liệu có tồn tại sự khác biệt về nhận thức này giữa hai bên hay không? Nếu có thì cần phải có những giải pháp để thu hẹp khoảng cách mong đợi về nhận thức của họ như thế nào? Với những lý do nêu trên, tác giả giới thiệu đến độc giả một nghiên cứu về “Khác biệt giữa mong đợi của xã hội và nhận thức của Kiểm toán viên về trách nhiệm trên BCTC được kiểm toán”, đây là vần đề mang tính thời sự nhằm ổn định và phát triển thị trường chứng khoán trong tiến trình hội nhập vào khu vực và quốc tế của Việt Nam. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Xác định sự khác biệt giữa mong đợi mong đợi của xã hội và nhận thức của Kiểm toán viên về trách nhiệm trên BCTC được kiểm toán. Nhận diện các nhân tố chính tạo ra sự khác biệt giữa mong đợi của xã hội và nhận thức của Kiểm toán viên về trách nhiệm trên BCTC được kiểm toán. Đề xuất những giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của kiểm toán viên giữa kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán tại Việt Nam. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Trách nhiệm nghề nghiệp và trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên trong kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Các nhân tố nào tạo nên sự khác biệt giữa mong đợi xã hội và nhận thức của KTV? Có tồn tại khoảng cách giữa mong đợi của xã hội và nhận thức của KTV về trách nhiệm của mình khi kiểm tra BCTC hay không? 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến khoảng cách mong đợi của xã hội về trách nhiệm của KTV và nhận thức của KTV trên BCTC được kiểm toán.
  17. 4 Phạm vi nghiên cứu: Bài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi nghiên cứu các khảo sát của một số kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán đang làm việc tại các công ty về kiểm toán lớn tại Hồ Chí Minh và các kế toán trưởng, phó tại 1 số doanh nghiệp tại địa bàn Hồ Chí Minh và Bình Dương. 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu Với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu trên, nghiên cứu trên được thực hiện thông qua các phương pháp nghiên cứu sau: 1.5.1 Phƣơng pháp định tính Dựa vào các lý thuyết và các công trình nghiên cứu trên thế giới đã thực hiện về sự tồn tại khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của kiểm toán viên giữa kiểm toán viên và người sử dụng báo cáo kiểm toán; dựa vào tình hình của Việt Nam, đề tài hình thành các chỉ tiêu, các biến trong mô hình nghiên cứu. Cụ thể: - Tổng quan lý thuyết và các công trình nghiên cứu trước, từ đó đề ra mô hình nghiên cứu dự kiến. - Bằng phương pháp thảo luận nhóm và tham thảo ý kiến của các chuyên gia giúp hoàn thiện các thang đo cho các yếu tố tác động vào biến mục tiêu trong mô hình nghiên cứu. - Thiết kế bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu. - Điều tra thí điểm nhằm kiểm tra tính tương thích của bảng câu hỏi và các biến đã xác định bằng phương pháp định tính. 1.5.2 Phƣơng pháp định lƣợng Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức, kiểm định mô hình nghiên cứu đã đề ra. - Thực hiện điều tra không toàn bộ. - Phân tích dữ liệu: Sử dụng các kỹ thuật phân tích sau: + Thống kê mô tả: mô tả sơ bộ các đặc điểm của mẫu. + Kiểm định độ tin cậy của các thang đo: bằng hệ số Cronbach Alpha để phát hiện những chỉ báo không đáng tin cậy trong quá trình nghiên cứu. + Phân tích nhân tố khám phá EFA
  18. 5 + Sử dụng phân tích hồi quy để xác định mức độ cũng như chiều tác động của các yêu tố tác động đến khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của kiểm toán viên giữa người sử dụng báo cáo tài chính được kiểm toán và kiểm toán viên tại Việt Nam. + Sử dụng ANOVA để phân tích phụ trợ biến nhân khẩu học 1.6 Kết cấu của luận văn. Kết cấu dự kiến của đề tài gồm có 5 chương: Chương 1: Mở đầu Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả và thảo luận. Chương 5: Kết luận và kiến nghị. 1.7 Đóng góp của nghiên cứu. Đóng góp về mặt lý luận Nghiên cứu sẽ bổ sung thêm mô hình lý thuyết về các nhân tố có tồn tại khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán, làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan. Đóng góp về mặt thực tiễn Trên cơ sở kiểm định mô hình về các nhân tố có tồn tại khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán làm cơ sở khoa học cho việc đưa ra các giải pháp nhằm thu hẹp khoảng các mong đợi này. Giả định qua kết quả của nghiên cứu, các giả thiết trong mô hình nghiên cứu đều đúng, ngoài ra qua kết qủa phân tích cũng có tồn tại khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán giữa những người có kiến thức kế toán và không có kiến thức kế toán, giữa những người thời gian kinh nghiệm về kế toán khác nhau. Nghiên cứu đề xuất một số giải
  19. 6 pháp sau nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán như sau: Bộ Tài chính sớm hoàn thiện và ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trong đó bao gồm các chuẩn mực liên quan đến trách nhiệm của KTV) mới hội nhập với hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Chính phủ cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện luật kiểm toán độc lập, các nghị định hướng dẫn luật, Bộ Tài chính cần sớm ban hành thông tư hướng dẫn các nghị định này nhằm quy định cụ thể hơn nữa trách nhiệm của KTV, các hình thực xử phạt đối với KTV trong trường hợp họ bị vi phạm. UBCKNN cũng tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các quy định liên quan đến xử phạt KTV liên quan đến vi phạm trách nhiệm của mình trong kiểm toán BCTC. Bộ Tài chính tiếp tục tăng cường đào tạo , tập huấn cho đội ngũ KTV trong việc nâng cao tách nhiệm của mình trong khi thực hiện công việc kiểm toán. Ngoài ra Bộ tài chính cũng cần có những chương trình đào tạo cho các đối tượng sử dụng BCTC được kiểm toán những kiến thức cơ bản về kiểm toán, kiến thức cơ bản đọc và hiểu được BCTC và BCKT. Các Công ty kiểm toán cần thực hiện kỹ việc đánh giá, lựa chọn khách hàng trước khi ký kết hợp đồng kiểm toán, quy định rõ trách nhiệm của công ty kiểm toán đối với khách hàng trong hợp đồng. Người sử dụng BCTC được kiểm toán cần ý thức được việc tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết sử dụng trong việc đọc, phân tích BCTC và BCKT phục vụ trong việc quyết định đầu tư cũng như việc đánh giá trách nhiệm kiểm toán viên trong kiểm toán BCTC.
  20. 7 Chƣơng 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương 2 sẽ tập trung trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến kiểm toán và trách nhiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên, các quy định về trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên ở một số nước trên thế giới và tại Việt Nam. Chương 2 cũng đề cập đến khái niệm về khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của kiểm toán viên và các nghiên cứu trước đây về khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của kiểm toán viên. Cuối cùng, đề xuất về mô hình nghiên cứu cho nghiên cứu tại Việt Nam. 2.1 Định nghĩa kiểm toán Về phương diện lịch sử, từ “kiểm toán” có nguồn gốc từ chữ Latin “audire” có nghĩa là “nghe” (Mahdi Salehi & Mahadevaswamy, 2008). Thuật ngữ đó diễn tả cách ứng xử của kiểm toán trong thời cổ đại. Tuy nhiên, qua một thời gian, cách ứng xử của kiểm toán đã trải qua nhiểu thay đổi lớn. Theo (Adeniji, 2010); (Semiu & Johnson, 2011), kiểm toán là: “ Sự đánh giá độc lập và diễn đạt ý kiến về sự tuân thủ những quy định của báo cáo tài chính của một tổ chức bởi một kiểm toán viên được chỉ định”. Cùng quan điểm đó, theo (Semiu Babatunde & John Kolawole Olookere, 2011), (Mahdi Salehi & Mahadevaswamy, 2008) cho rằng kiểm toán báo cáo tài chính là kiểm toán viên trình bày ý kiến của mình là liệu báo cáo tài chính được lập có tuân thủ theo khuôn mẫu đã quy định về báo cáo tài chính không. Đồng thời, kiểm toán viên cũng trình bày ý kiến của mình về sự chính xác, độ tin cậy, không gian lận trong trình bày thông tin trên báo cáo tài chính của một tổ chức. Ý kiến này của kiểm toán hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài. Như vậy, mục tiêu chính của kiểm toán là đưa ra ý kiến về sự trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. 2.2 Trách nhiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên Trước năm 1840: Trong giai đoạn này, kiểm toán viên bắt buộc phải kiểm tra tất cả các giao dịch của đơn vị và trách nhiệm chủ yếu của kiểm toán viên là xác minh tính trung thực của người chịu trách nhiệm tài chính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2