intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:164

25
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hàng nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Bình Dương; đề xuất các giải pháp để làm tăng hiệu quả thu từ thuế TNCN tại tỉnh Bình Dương. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Bình Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------- LÊ THỊ THÖY CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KẾT QUẢ THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI TỈNH BÌNH DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kế toán Mã số ngành: 60340301 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN MINH HÀ TP. HCM, tháng 04/2015
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS NGUYỄN MINH HÀ (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Chữ ký:…………………………………………… Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày … tháng … năm … Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) Họ và tên Chức danh Hội đồng TT 1 PGS.TS LÊ QUỐC HỘI Chủ tịch 2 TS. PHAN THỊ HẰNG NGA Phản biện 1 3 TS. PHẠM NGỌC TOÀN Phản biện 2 4 TS. PHAN MỸ HẠNH Ủy viên 5 TS. HÀ VĂN DŨNG Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn
  3. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..… NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: LÊ THỊ THÚY Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 14 / 11 / 1984 Nơi sinh: Lý Sơn, Quảng Ngãi Chuyên ngành: Kế toán MSHV: 1341850048 I- Tên đề tài: “Các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Bình Dƣơng”................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ II- Nhiệm vụ và nội dung: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Bình Dương. ................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ III- Ngày giao nhiệm vụ: 18/8/2014 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/3/2015 V- Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS NGUYỄN MINH HÀ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
  4. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên)
  5. ii LỜI CÁM ƠN Sau những năm tháng học tập chương trình đào tạo sau đại học, tôi đã được trang bị những kiến thức vô cùng quý báu làm hành trang bước vào cuộc sống và ứng dụng trong công tác. Nhân dịp hoàn thành quyển luận văn, tôi xin chân thành gửi lời biết ơn đến: - Quý Thầy Cô Trƣờng Đại Học Công Nghệ Tp. HCM đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi. - Rất cảm ơn Thầy PGS.TS Nguyễn Minh Hà – hiện đang là Trưởng Khoa Sau Đại Học tại Trường Đại Học Mở Tp. HCM đã tận tâm giảng dạy và hướng dẫn khoa học giúp đỡ tận tình để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. - Xin cảm ơn Cục thuế tỉnh Bình Dƣơng, các anh chị phòng Thuế thu nhập cá nhân và tất cả mọi người đã góp ý thảo luận, cung cấp thông tin tài liệu để tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả: LÊ THỊ THÖY
  6. iii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KẾT QUẢ THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI TỈNH BÌNH DƢƠNG” được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm mới có dấu hiệu phục hồi. Đề tài bao gồm ba vấn đề cốt lõi. Thứ nhất, đề tài nghiên cứu sử dụng lý thuyết về thuế TNCN, nghiên cứu các nhân tố tác động đến kết quả thu thuế TNCN, các đề tài nghiên cứu trước. Từ mô hình nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Công Thành (2013), Nguyễn Thị Nụ (2013), Nguyễn Việt Hưng (2013) và Lâm Thanh Hồng (2012) và các nhân tố tác động đến kết quả thu thuế TNCN tác giả đã điều chỉnh mô hình cho phù hợp với nghiên cứu của mình. Thứ hai, qua phân tích dữ liệu điều tra từ người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Cục thuế Bình Dương, nghiên cứu đã cho thấy tất cả các nhân tố đưa ra trong mô hình đều tác động đến kết quả thu thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trong đó, Nhân tố Luật thuế TNCN và luật khác tác động mạnh nhất; Cơ chế và phương tiện quản lý tác động yếu nhất đến kết quả thu thuế TNCN tai tỉnh Bình Dương. Thứ ba, từ thực trạng của kết quả thu thuế TNCN tại tỉnh Bình Dương đã được phân tích ở trên, đề tài đã đưa ra giải pháp nhằm khắc phục tình trạng hiện tại kết quả thu thuế TNCN tại Bình Dương để phù hợp hơn: Một là, về giải pháp điều chỉnh luật thuế TNCN và các luật khác cho phù hợp thì nên xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm luật thuế TNCN; tăng cường biện pháp quản lý cá nhân cư trú một cách chính xác; phải quản lý chặt đối tượng giảm trừ gia cảnh; Bộ Tài chính cần kiểm tra, chấn chỉnh các văn bản pháp luật bị chồng chéo, mâu thuẩn trong quản lý thuế. Hai là, về giải pháp xây dựng văn hóa tự giác và có ý thức về nghĩa vụ đóng thuế thì phải tuyên truyền, giáo dục cho người dân biết rõ quyền lợi khi họ đăng ký mã số thuế cá nhân; phải nâng cao ý thức người dân trong tỉnh; tổ chức tuyên dương những điển hình tiên tiến có thành tích tốt trong công tác nộp thuế thu nhập cá nhân. Ba là, về giải pháp cho yếu tố kinh tế thì phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, kiểm soát giá thị trường và kiềm chế lạm phát. Bốn là, về giải pháp xây dựng cơ chế hiệu quả và ứng dụng tốt các phương tiện hiện đại vào
  7. iv công tác quản lý thì Cục thuế Bình Dương phải tuyên truyền sâu và rộng đến người dân, và phải sử dụng hiệu quả những phần mềm kê khai thuế. Năm là, giải pháp áp dụng các hình thức thanh toán phù hợp thì khuyến khích chuyển từ giao dịch tiền mặt sang thanh toán bằng dịch vụ ngân hàng.
  8. v ABSTRACT The research "REASONS EFFECT TO REVENUE OF PERSONAL INCOME TAX BINH DUONG PROVINCE" is done in the context of recovery economic. Topics include three core issues. First, the research uses the theory of personal income tax, factors affecting personal income tax revenues, the research of other authors. From model studies of the author as Nguyen Cong Thanh (2013), Nguyen Thi Nu (2013), Nguyen Viet Hung (2013) and Lam Thanh Hong (2012) and factors affect to revenue of personal income tax, author adjusted models to suit my research. Second, by analyzing survey data from the Department of Business and Tax Pacific, studies have shown that all factors set out in the model has affected personal income tax revenues in the province of Binh Duong. Factors personal income tax (PIT) Law and other laws have effected the strongest; Mechanisms and facilities management have effected the weakest to the PIT revenues in Binh Duong Province. Third, the reality of PIT revenues in Binh Duong Province was analyzed above, the subject has a solution to overcome the current personal income tax revenues in the Pacific to better suit: One is, the solution adjust the PIT Law and other laws accordingly should dealt strictly with the case of personal income tax law violations; strengthen measures to manage personal residence correctly; have managed objects family allowances; Finance Ministry inspect and regulate the legal documents are overlapping, contradictory in tax administration. Secondly, the solutions built cultural self- awareness and a sense of duty to pay taxes, they must propagandized and educate for people to know their rights when they register personal income tax law code; to raise awareness of local people; Organization praised the advanced models perform well in the work of individual income tax. Third, the solution to economic factors must create the conditions for businesses, control market prices and inflation. Fourth, the solution build effective mechanisms and applications of modern means shaving in the management of the Pacific to the Tax Department and wide propaganda to the people, and to effectively use the software tax declaration. Fifthly, the solution applies the appropriate form of payment, it encourages moving from cash transactions to pay by card.
  9. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ i LỜI CÁM ƠN ................................................................................................. ii TÓM TẮT ...................................................................................................... iii ABSTRACT .................................................................................................... v MỤC LỤC ....................................................................................................... v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................ vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ................ viii CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ........................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................. 1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................... 2 1.3. Mục tiêu của đề tài .......................................................................................................... 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3 1.5. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................................... 4 1.6. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu ............................................................................... 4 1.6.1. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 5 1.6.2. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................. 5 1.7. Những điểm mới của luận văn ........................................................................................ 5 1.8. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn ....................................................................................... 6 1.9. Kết cấu luận văn ............................................................................................................. 7 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT.......................................................... 8 2.1. Tổng quan về thuế thu nhập cá nhân .............................................................................. 8 2.1.1. Nguồn gốc ra đời của thuế thu nhập cá nhân .......................................................... 8 2.1.2. Khái quát về thuế thu nhập cá nhân ........................................................................ 9 2.1.2.1. Khái niệm về thu nhập cá nhân ....................................................................... 9
  10. v 2.1.2.2. Khái niệm về thuế thu nhập cá nhân ............................................................. 10 2.1.2.3. Đặc điểm của thuế TNCN ............................................................................. 10 2.1.2.4. Vai trò của thuế TNCN ................................................................................. 11 2.1.3. Nội dung cơ bản của chính sách thuế thu nhập cá nhân ....................................... 14 2.1.3.1. Đối tượng nộp thuế:....................................................................................... 14 2.1.3.2. Thu nhập chịu thuế: ....................................................................................... 15 2.1.3.3. Thu nhập miễn thuế: ...................................................................................... 19 2.1.3.4. Căn cứ tính thuế: ........................................................................................... 19 2.1.3.5. Khấu trừ tại nguồn ......................................................................................... 25 2.1.3.6. Hoàn thuế thu nhập cá nhân .......................................................................... 26 2.2. Các lý do ảnh hưởng đến nguồn thu thuế TNCN ......................................................... 27 2.2.1. Yếu tố luật thuế TNCN và luật khác ..................................................................... 27 2.2.2. Yếu tố kinh tế ........................................................................................................ 28 2.2.3. Yếu tố văn hóa xã hội ........................................................................................... 29 2.2.4. Yếu tố cơ chế và phương tiện quản lý................................................................... 30 2.2.5. Yếu tố hình thức thanh toán .................................................................................. 31 2.3. Chính sách thuế TNCN của một số quốc gia ................................................................ 31 2.4. Các nghiên cứu trước .................................................................................................... 33 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................................... 36 2.6. Tóm tắt .......................................................................................................................... 36 CHƢƠNG 3: TÌNH HÌNH THU THUẾ TNCN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC LÝ DO ẢNH HƢỞNG ĐẾN NGUỒN THU THUẾ TNCN TẠI TỈNH BÌNH DƢƠNG .............................................................. 38 3.1.Tình hình thu thuế TNCN của Việt Nam ....................................................................... 38 3.1.1 Khái quát tình hình thu thuế thu nhập ở nước ta từ năm 1991 đến năm 2008 ....... 38 3.1.1.1. Ưu điểm ......................................................................................................... 38 3.1.1.2. Nhược điểm ................................................................................................... 40
  11. v 3.1.2. Khái quát tình hình thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2013 ....................................................................................................................... 42 3.2. Giới thiệu về tỉnh Bình Dương và tình hình thu thuế TNCN tại tỉnh Bình Dương ...... 44 3.2.1. Giới thiệu về tỉnh Bình Dương.............................................................................. 44 3.2.2. Tình hình thu thuế TNCN tại tỉnh Bình Dương .................................................... 46 3.3. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................................... 47 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 47 3.3.1.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 47 3.3.1.2. Nghiên cứu định tính ..................................................................................... 50 3.3.1.3. Nghiên cứu định lượng .................................................................................. 50 3.3.2. Mô hình nghiên cứu .............................................................................................. 50 3.3.2.1. Nguồn dữ liệu nghiên cứu ............................................................................. 54 3.3.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ...................................................................... 54 3.4. Tóm tắt .......................................................................................................................... 54 CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC LÝ DO ẢNH HƢỞNG ĐẾN NGUỒN THU THUẾ TNCN TẠI TỈNH BÌNH DƢƠNG ......................................................................................................... 56 4.1. Phân tích thống kê mô tả............................................................................................... 57 4.1.1. Luật thuế TNCN và luật khác ............................................................................... 58 4.1.2. Yếu tố kinh tế ........................................................................................................ 59 4.1.3. Văn hóa xã hội ...................................................................................................... 60 4.1.4. Cơ chế và phương tiện quản lý ............................................................................. 62 4.1.5. Hình thức thanh toán ............................................................................................. 63 4.1.6. Nguồn thu thuế trung bình .................................................................................... 64 4.2. Phân tích thang đo......................................................................................................... 65 4.2.1. Phân tích độ tin cậy (Cronbach‟s Alpha) .............................................................. 65 4.2.2. Phân tích nhân tố (EFA)........................................................................................ 70
  12. v 4.3. Mô hình nghiên cứu tổng quát ...................................................................................... 75 4.3.1. Mô hình nghiên cứu .............................................................................................. 75 4.3.2. Các giả thuyết........................................................................................................ 77 4.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu .................................................................................... 77 4.4.1. Phân tích tương quan hệ số Pearson...................................................................... 77 4.4.2. Phân tích hồi quy................................................................................................... 79 4.4.2.1 Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội ............................. 79 4.4.2.2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình .............................................................. 80 4.4.2.3 Giải thích phương trình hồi quy ..................................................................... 82 4.4.3. Giải thích ý nghĩa của từng biến ........................................................................... 82 4.4.3.1. Nhân tố Luật thuế TNCN và luật khác: ......................................................... 82 4.4.3.2. Nhân tố văn hóa và xã hội ............................................................................. 83 4.4.3.3. Nhân tố Kinh tế ............................................................................................. 84 4.4.3.4. Nhân tố Cơ chế và phương tiện quản lý ........................................................ 85 4.4.3.5. Nhân tố Hình thức thanh toán ....................................................................... 85 CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NGUỒN THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG ................................................... 87 5.1. Đánh giá chung ............................................................................................................. 87 5.2. Mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương trong những năm tới ............................. 88 5.3. Các giải pháp nâng cao nguồn thu thuế TNCN Tỉnh Bình Dương ............................... 90 5.3.1. Điều chỉnh luật thuế TNCN và các luật khác cho phù hợp ................................... 90 5.3.2. Xây dựng văn hóa tự giác và có ý thức về nghĩa vụ đóng thuế ............................ 91 5.3.3. Giải pháp cho nhân tố kinh tế ............................................................................... 92 5.3.4. Xây dựng cơ chế hiệu quả và ứng dụng tốt các phương tiện hiện đại vào công tác quản lý thuế TNCN .............................................................................................................. 93 5.3.5. Áp dụng các hình thức thanh toán phù hợp .......................................................... 93 5.4. Ý nghĩa và hạn chế của đề tài ....................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 95
  13. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TNCN : Thu nhập cá nhân NSNN : Ngân sách nhà nước BTC : Bộ tài chính BĐS : Bất động sản VNĐ : Việt Nam đồng BH : Bảo hiểm BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp GD & ĐT: Giáo dục và đào tạo SXKD : Sản xuất kinh doanh HĐND : Hội đồng nhân dân UBND : Ủy ban nhân dân KTQT : Kinh tế quốc tế DN : Doanh nghiệp TN : Thu nhập
  14. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tổng số thu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao từ năm 1991 đến năm 2008. Bảng 3.2. Tổng thu thuế TNCN năm 2012-2013 Bảng 3.3. Tổng thu thuế TNCN năm 2012 – 2013 tại tỉnh Bình Dương Bảng 3.4. Mã hóa thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế TNCN Bảng 4.1. Thu nhập mẫu nghiên cứu Bảng 4.2. Kêt quả thu nhập mẫu nghiên cứu Bảng 4.3. Thống kê mô tả Luật thuế TNCN và luật khác Bảng 4.4. Thống kê mô tả nhân tố kinh tế Bảng 4.5. Thống kê mô tả Văn hóa xã hội Bảng 4.6. Thống kê mô tả Cơ chế và phương tiện quản lý Bảng 4.7. Thống kê mô tả Hình thức thanh toán Bảng 4.8. Thống kê mô tả Kết quả thu thuế TNCN Bảng 4.9. Kết quả phân tích hệ số Cronbach‟s Alpha nhân tố Bảng 4.10. Phân tích độ tin cậy của nhân tố kinh tế Bảng 4.11. Bảng phân tích độ tin cậy của nhân tố văn hóa xã hội Bảng 4.12. Kết quả phân tích độ tin cậy của cơ chế và phương tiện quản lý Bảng 4.13. Kết quả phân tích độ tin cậy của nhân tố hình thức thanh toán Bảng 4.14. Ma trận nhân tố sau khi xoay Bảng 4.15. Phân tích hệ số Pearson Bảng 4.16. Kết quả đánh giá sự phù hợp của mô hình Bảng 4.17. Kết quả phân tích phương sai ANOVA Bảng 4.18. Các thông số thống kê trong phương trình
  15. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu tổng quát đưa vào phân tích hồi qui
  16. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam lần đầu tiên được ban hành vào năm 1990 dưới hình thức Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12, được Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/11/2007 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 thay cho Pháp lệnh thuế đối với người có thu nhập cao. Luật số 26/2012/QH13, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12. Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2013. Sau gần 6 năm thực hiện, Luật thuế TNCN đã chứng tỏ được những ưu điểm của nó, đặc biệt đã góp phần làm tăng số thu cho Ngân sách nhà nước. Tuy nhiên việc thi hành Luật thuế TNCN cũng nãy sinh nhiều vướng mắc bằng chứng là Bộ tài chính đã phải ban hành rất nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật và những văn bản sửa đổi bổ sung để phù hợp với tình hình phát triển của nước ta: Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008, Thông tư số 164/2009/TT- BTC ngày 13/8/2009, Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010, Thông tư số 113/2011/TT-BTC ngày 04/8/2011, ngày 15/8/2013 thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật, Nghị Định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2013 thay cho tất cả các thông tư hướng dẫn trước đó. Đối với các nước trên thế giới, số tiền thu được từ thuế TNCN chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng tiền thu từ thuế. Việt Nam qua thời gian dài thực hiện pháp lệnh thuế thu nhập cao đã mang lại những kết quả khả quan nhưng kết quả thu vẫn còn rất hạn chế và chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu thu từ thuế so với các nước khác. Tỉnh Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, với tiềm năng và môi trường đầu tư thuận lợi đã thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước tập trung vào tỉnh, tổng nhu cầu lao động của các thành phần kinh tế đòi hỏi rất nhiều, cùng với thu nhập bình quân đầu người tương đối cao. Bình Dương sẽ là địa bàn mang lại kết quả thu thuế TNCN
  17. 2 cao cho ngân sách của nước Việt Nam, tuy nhiên trong hai năm qua kết quả thu thuế TNCN của tỉnh Bình Dương vẫn còn rất hạn chế, số thu thuế TNCN năm 2012- 2013 vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số thu ngân sách của tỉnh 9,19% - 9,76% chưa tương xứng với tốc độ phát triển của tỉnh nhà. Năm 2012 thu từ thuế TNCN là 2.279 tỷ đồng chiếm 9,19% tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh là 24.796 tỷ đồng (Cục Thuế tỉnh Bình Dương, 2013). Năm 2013 thu từ thuế TNCN khoảng 2.830 tỷ đồng chiếm 9,76% tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh là 29.000 tỷ đồng (Cục thuế tỉnh Bình Dương, 2014). Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay việc thu thuế rất quan trọng cho một tỉnh thành đang phát triển như Bình Dương. Bên cạnh đó, kinh tế quốc tế hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế quốc tế nên nhiều loại thuế ngày càng bị cắt giảm theo lộ trình cam kết với những tổ chức kinh tế thế giới. Chính vì thế việc thu thuế thu nhập cá nhân sẽ là ngân sách rất quan trọng cho Bình Dương. Bởi thế việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế thu nhập cá nhân để từ đó tìm ra các giải pháp giúp tăng kết quả thu từ thuế TNCN là rất cần thiết cho tỉnh Bình Dương. Kêt quả thu từ thuế thu nhập cá nhân bắt đầu đã có những khả quan tăng dần số thu qua các năm, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề xem xét do đó tôi chọn đề tài:“Các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Bình Dƣơng ” làm đề tài nghiên cứu để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế thu nhập cá nhân và đề xuất các giải pháp để tăng số tiền thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 1.2. Câu hỏi nghiên cứu Dựa vào những vấn đề vừa được đề cập ở trên, đề tài này cần trả lời câu hỏi sau đây: Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Bình Dương? 1.3. Mục tiêu của đề tài Đề tài nghiên cứu với các mục tiêu như sau:
  18. 3 - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Bình Dương. - Đề xuất các giải pháp để làm tăng hiệu quả thu từ thuế TNCN tại tỉnh Bình Dương. 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu theo ý kiến của Cán bộ công chức ngành thuế và người nộp thuế thông qua phiếu khảo sát tại địa bàn tỉnh Bình Dương. Để thuận lợi cho việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế TNCN tại tỉnh Bình Dương đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2014.
  19. 4 1.5. Quy trình nghiên cứu Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý luận về thuế TNCN và mô hình lý thuyết Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế TNCN Từ kết quả khảo sát bảng câu hỏi, thu thập dữ liệu. Đánh giá thực tế để tìm ra những nhân tố chính ảnh hưởng đến kết quả thu thuế TNCN. Xử lý số liệu: - Phân tích độ tin cậy - Phân tích nhân tố - Phân tích hệ số - Phân tích hồi quy - Xác lập mô hình tổng hợp - Kiểm định giả thuyết Đánh giá kết quả và xác định nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu Giải pháp Nguồn: tác giả xây dựng
  20. 5 1.6. Phƣơng pháp và dữ liệu nghiên cứu 1.6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu định tính kết hợp định lượng dựa trên số liệu thu thập được từ bảng khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế TNCN tại tỉnh Bình Dương, lựa chọn các biến có liên quan đến đề tài để xây dựng mô hình hồi quy đa biến thể hiện các nhân tố tác động đến kết quả thu thuế TNCN tại tỉnh Bình Dương. Dựa trên kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế TNCN, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần thu thuế TNCN tại địa bàn tỉnh Bình Dương được hiệu quả hơn. 1.6.2. Dữ liệu nghiên cứu Đề tài sử dụng số liệu của 323 phiếu trả lời câu hỏi hợp lệ được sử dụng làm dữ liệu nghiên cứu, số phiếu hợp lệ này có được là từ phát ra 400 phiếu khảo sát cho các cán bộ công chức ngành thuế và người nộp thuế trên địa bàn thị xã Thuận An, Thủ Dầu Một tỉnh Bỉnh Dương từ ngày 01/9/2014 đến 31/10/2014. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng số liệu thống kê từ các báo cáo thuế TNCN của Cục thuế tỉnh Bình Dương, Tổng cục thuế, báo cáo cân đối thu chi ngân sách nhà nước của Bộ Tài Chính,... nhằm có cơ sở để đánh giá hiệu quả các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế TNCN tại tỉnh Bình Dương. 1.7. Những điểm mới của luận văn Đề tài nghiên cứu lý thuyết về thuế TNCN. Đề tài đã đánh giá khách quan và có cơ sở về cảm nhận của người nộp thuế đối với chính sách thuế TNCN của Việt Nam dựa trên kết quả khảo sát đối với người nộp thuế. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kết quả thu từ thuế TNCN tại tỉnh Bình Dương. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế TNCN được lựa chọn dựa trên lý thuyết và mô hình của các tác giả Lâm Thanh Hồng (2012) với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu thuế thu nhập cá nhân: Mẫu khảo sát tại địa bàn tỉnh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2