intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại đến giá trị các công ty niêm yết Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

46
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài giúp các nhà quản lý, điều hành công ty nhìn nhận rõ hơn về tầm quan trọng của chính sách tín dụng thương mại trong việc gia tăng giá trị công ty cũng như giúp các doanh nghiệp nhận biết các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản phải thu. Từ đó, các nhà quản lý, điều hành công ty có thể hoạch định các chiến lược tài chính thích hợp để tìm các khoản phải thu tối ưu, góp phần tối đa hóa giá trị công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại đến giá trị các công ty niêm yết Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ____________________________ HUỲNH THANH HÙNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI ĐẾN GIÁ TRỊ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ____________________________ HUỲNH THANH HÙNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI ĐẾN GIÁ TRỊ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016
  3. 1 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề tài “Ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại đến giá trị các công ty niêm yết Việt Nam” là kết quả nghiên cứu và làm việc của chính cá nhân tác giả dưới sự dẫn dắt của Tiến Sĩ Nguyễn Thị Uyên Uyên – Giảng viên Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh. TP.HCM, ngày tháng năm 2016 Tác giả Huỳnh Thanh Hùng
  4. 2 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT ..................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................2 1.1 Lý do chọn đề tài ...................................................................................................2 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................................3 1.3 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu .....................................................................4 1.4 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài ...............................................................................4 1.5 Bố cục của Luận văn .............................................................................................5 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ......................6 CHƢƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................21 3.1 Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................. 21 3.2 Mô hình nghiên cứu và các biến .........................................................................21 3.2.1 Mô hình kiểm định mối quan hệ phi tuyến giữa khoản phải thu và giá trị công ty ................................................................................................................................ 22 3.2.2 Mô hình kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định các khoản phải thu của công ty ................................................................................................................28 3.2.3 Mô hình kiểm định ảnh hưởng của sự thay đổi trong khoản phải thu đến giá trị công ty .......................................................................................................................31 3.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................32 3.4 Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................................36
  5. 3 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 37 4.1 Thống kê mô tả....................................................................................................37 4.2 Phân tích tương quan...........................................................................................38 4.3 Kết quả phân tích hồi quy ...................................................................................41 4.3.1 Kết quả phân tích mối quan hệ phi tuyến giữa các khoản phải thu và giá trị công ty. ......................................................................................................................41 4.3.2 Kết quả kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định các khoản phải thu của công ty. ...............................................................................................................51 4.3.3 Kết quả kiểm định sự thay đổi của khoản phải thu đến giá trị công ty ............57 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................61 5.1 Kết quả nghiên cứu .............................................................................................61 5.2 Hạn chế của Luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT EBITDA Thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu hao – Earnings Before Interest Taxes, Depreciation And Amortization FGLS Phương pháp Feasible Generalized Least Squares GMM Phương pháp Two-Step Generalized Method Of Moments GOP Tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp – Gross Operating Profit GROWTH Cơ hội tăng trưởng – Opportunity Growth HNX Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hà Nội HSX Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh LEV Tỷ lệ đòn bẩy – Leverage ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản – Return On Assets ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu – Return On Equity SIZE Quy mô doanh nghiệp – Size VIF Hệ số phóng đại phương sai – Variance Inflation Factor
  7. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tổng kết các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại đến giá trị doanh nghiệp. .......................................................................16 Bảng 3.1 Kỳ vọng nghiên cứu của các yếu tố tác động đến các giá trị công ty. ......27 Bảng 3.2 Kỳ vọng nghiên cứu của các yếu tố tác động đến các khoản phải thu. .....30 Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến. ...........................................................................37 Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan. .........................................................................39 Bảng 4.3 Hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor – VIF). ...............40 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy mối quan hệ phi tuyến giữa khoản phải thu và giá trị công ty Tobin’s Q . ............................................................................................................41 Bảng 4.5 Kết quả hồi quy mối quan hệ phi tuyến giữa khoản phải thu và giá trị công ty MBOOK. ...............................................................................................................44 Bảng 4.6 Kết quả hồi quy mối quan hệ phi tuyến giữa khoản phải thu và giá trị công ty. ............................................................................................................................... 46 Bảng 4.7 So sánh kết quả hồi quy đối với kỳ vọng của tác giả về các biến tác động lên giá trị công ty. ......................................................................................................51 Bảng 4.8 Kết quả hồi quy mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định các khoản phải thu của công ty. .................................................................................................52 Bảng 4.9 Kết quả hồi quy mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định các khoản phải thu của công ty bằng phương pháp FGLS.........................................................54 Bảng 4.10 So sánh kết quả hồi quy đối với kỳ vọng của tác giả về các biến tác động lên khoản phải thu của công ty..................................................................................57 Bảng 4.11 Kết quả hồi quy sự thay đổi của khoản phải thu đến giá trị công ty. ......58
  8. 1 TÓM TẮT Bài nghiên cứu này sử dụng dữ liệu dạng bảng cân bằng từ 375 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX) và Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hà Nội (HNX) trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, tạo thành bảng gồm 1875 quan sát công ty - năm, nhằm kiểm định ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại đến giá trị các công ty niêm yết Việt Nam. Thông qua việc kiểm định sự ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại đến giá trị các công ty niêm yết Việt Nam, bài nghiên cứu kiểm định giả thuyết có tồn tại một chính sách tín dụng thương mại tối ưu mà tại đó giá trị của các doanh nghiệp Việt Nam là cao nhất. Đồng thời tác giả cũng kiểm định sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến chính sách tín dụng thương mại, từ đó ảnh hưởng đến giá trị các công ty niêm yết Việt Nam và kiểm định sự thay đổi của giá trị công ty trong trường hợp chính sách tín dụng lệch khỏi giá trị tối ưu. Phương pháp ước lượng được sử dụng trong Luận văn là phương pháp Two-Step Generalized Method Of Moments (GMM), phương pháp Fixed Effects, phương pháp Random Effects và phương pháp Feasible Generalized Least Squares (FGLS). Kết quả nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ phi tuyến (hình chữ U ngược) giữa chính sách tín dụng thương mại và giá trị công ty, nghĩa là tồn tại chính sách tín dụng thương mại tối ưu mà tại đó giá trị các doanh nghiệp là cao nhất. Ngoài ra kết quả thực nghiệm cho thấy, quy mô của công ty, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng doanh thu, vòng quay tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận gộp là những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chính sách bán chịu của các công ty. Tác giả xác định được tồn tại mức tỷ lệ khoản phải thu trên tổng tài sản tối ưu để tối đa hóa giá trị công ty. Đồng thời kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy, với mọi giá trị thực tế của tỷ lệ khoản phải thu trên tổng tài sản lệch khỏi các giá trị tối ưu này thì giá trị công ty sẽ giảm xuống. Từ khóa: chính sách tín dụng thương mại, giá trị công ty
  9. 2 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài Tín dụng thương mại là hình thức tín dụng trong đó người bán đồng ý cho người mua trả chậm giá trị hàng hóa đã mua trong một khoảng thời gian nhất định. Thực chất tín dụng thương mại là một hình thức nợ ngắn hạn, phát sinh từ chính sách bán chịu của công ty, được coi là khoản phải thu của người bán và khoản phải trả của người mua. Tín dụng thương mại đóng vai trò quan trọng trong chính sách tài chính của các công ty, có ảnh hưởng đến giá trị của các công ty. Từ đó, các vấn đề liên quan đến tín dụng thương mại đã được nghiên cứu từ rất sớm, khởi đầu là các nghiên cứu của Goff (1957); Nadiri (1969); Schwart (1974); Schwart và Whitcomb (1978); Lewellen và cộng sự (1980); Ferris (1981); Emery (1984); Simth (1987). Các nghiên cứu này đã tạo bước đệm cho hàng loạt các nghiên cứu được thực hiện liên tục sau đó như các nghiên cứu của Brennan và cộng sự (1988); Mian và Smith (1992); Long và cộng sự (1993); Lee và Stowe (1993); Deloof và Jegers (1996); Emery và Nayar (1998); Ng và cộng sự (1999); Wilner (2000)… Đến nay, vấn đề tín dụng thương mại của các công ty vẫn đang thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới với nhiều nghiên cứu của Marotta (2001); Demirguc–Kunt và Maksimovic (2002); Gallego và cộng sự (2002); Burkart và Ellingse (2004); Cheng và Pike (2003); Pike và cộng sự (2005); Niskanen và Niskanen (2006); Cuñat (2007); Kestens và cộng sự (2011); Martínez-Sola và cộng sự (2012)… Hầu hết các bằng chứng thực nghiệm đều cho thấy có tồn tại sự ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại đến giá trị công ty. Từ quan điểm người bán, việc gia tăng các khoản phải thu sẽ giúp công ty nâng cao năng lực cạnh tranh, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn để từ đó tăng doanh thu, tăng khả năng sinh lợi cho công ty. Nhưng như vậy, không có nghĩa là khi công ty duy trì khoản phải thu nhiều là tốt vì khi thực hiện chính sách bán chịu công ty sẽ phải đối mặt với rủi ro tín dụng, với nguy cơ bị mất vốn khi khách hàng không trả tiền.
  10. 3 Vì tín dụng thương mại thường được trang trải bởi nguồn vốn vay ngân hàng trong ngắn hạn, đồng thời sử dụng từ nguồn các khoản phải trả mà doanh nghiệp chiếm dụng của các nhà cung cấp nên sẽ rất lãng phí nếu chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp dành cho người mua kém hiệu quả. Khoản phải thu có thể sẽ tạo ra rủi ro do người mua không thanh toán đúng hạn dẫn đến nợ khó đòi, nợ xấu, thậm chí trở thành mầm mống cho những trục trặc trong tính thanh khoản của công ty, làm sụt giảm giá trị công ty. Tuy nhiên, nếu chính sách tín dụng thương mại của công ty không cạnh tranh được so với các đối thủ trong cùng ngành, không đáp ứng được nhu cầu của người mua thì công ty sẽ mất khách hàng để từ đó làm sụt giảm khả năng sinh lợi và làm sụt giảm giá trị doanh nghiệp. Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về tín dụng thương mại và chưa có nghiên cứu nào phân tích tác động của chính sách tín dụng thương mại lên trên giá trị công ty. Chính vì lý do đó, tác giả thực hiện đề tài “Ảnh hƣởng của chính sách tín dụng thƣơng mại đến giá trị các công ty niêm yết Việt Nam” cho Luận văn cao học của mình; nhằm tìm ra câu trả lời giúp các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện quản trị chính sách tín dụng thương mại hiệu quả để tối đa hóa giá trị công ty. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại đến giá trị các công ty niêm yết trên thị thường chứng khoán Việt Nam. Với mục tiêu này, bài nghiên cứu sẽ thực hiện các câu hỏi nghiên cứu như sau: Thứ nhất, Chính sách tín dụng thương mại có ảnh hưởng đến giá trị các công ty niêm yết Việt Nam hay không? Thứ hai, Có tồn tại hay không một mức tín dụng thương mại tối ưu mà tại đó giá trị doanh nghiệp cao nhất? Thứ ba, Chính sách tín dụng thương mại lệch khỏi giá trị tối ưu thì giá trị của công ty có thay đổi không?
  11. 4 1.3 Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu này sử dụng dữ liệu dạng bảng cân bằng từ 375 công ty phi tài chính Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, tổng cộng với 1875 quan sát và sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. Tác giả sử dụng phương pháp ước lượng Fixed Effects và phương pháp Feasible Generalized Least Squares để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định các khoản phải thu của công ty niêm yết Việt Nam. Phương pháp ước lượng GMM (Two-Step Generalized Method Of Moments) đối với dữ liệu bảng để tìm ra ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại đến giá trị các công ty niêm yết Việt Nam nhằm loại bỏ các khuyết tật của mô hình như sai dạng hàm hoặc bỏ sót các biến quan trọng khi kiểm định. 1.4 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài Dựa trên bộ dữ liệu của 375 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX) và Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hà Nội (HNX) trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, đề tài đi sâu vào việc nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam có hay không việc tồn tại một mức các khoản phải thu tối ưu làm tối đa hóa giá trị công ty cũng như xác định một số nhân tố ảnh hưởng đến các khoản phải thu của các công ty niêm yết Việt Nam. Từ đó, đề tài có những đóng góp quan trọng như sau: - Về mặt lý luận: Đề tài bổ sung thêm vào các bằng chứng thực nghiệm về tác động của chính sách tín dụng thương mại đến giá trị công ty cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản phải thu của các công ty niêm yết Việt Nam. Đồng thời cũng là một tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu liên quan sau này. - Về mặt phƣơng pháp nghiên cứu: Dựa vào nguồn dữ liệu nêu trên, tác giả đã thực hiện Luận văn theo phương pháp nghiên cứu định lượng cùng với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 12.0. Luận văn sử dụng dữ liệu bảng và phương pháp GMM với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại đến giá trị các công ty niêm yết trên thị thường chứng khoán Việt Nam. Để tăng tính vững chắc cho các kết quả nghiên cứu, đề tài sử dụng hai thước đo khác nhau đại diện cho giá trị công ty là Tobin’s Q và MBOOK.
  12. 5 - Về mặt thực tiễn: Đề tài giúp các nhà quản lý, điều hành công ty nhìn nhận rõ hơn về tầm quan trọng của chính sách tín dụng thương mại trong việc gia tăng giá trị công ty cũng như giúp các doanh nghiệp nhận biết các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản phải thu. Từ đó, các nhà quản lý, điều hành công ty có thể hoạch định các chiến lược tài chính thích hợp để tìm các khoản phải thu tối ưu, góp phần tối đa hóa giá trị công ty. 1.5 Bố cục của Luận văn Kết cấu của Luận văn gồm năm chương, cụ thể như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài. Trong chương này, tác giả nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và bố cục của Luận văn. Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây. Trong chương này, tác giả trưng ra các bằng chứng thực nghiệm trên thế giới liên quan đến chính sách tín dụng thương mại của các công ty. Chương 3: Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu. Trong chương này, tác giả trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, cơ sở dữ liệu và giả thuyết nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Trong chương này, tác giả trình bày kết quả hồi quy, kiểm định giả thuyết nghiên cứu và thảo luận ảnh hưởng chính sách tín dụng thương mại đến giá trị các công ty niêm yết Việt Nam. Chương 5: Kết luận. Trong chương này, tác giả rút ra kết luận, hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.
  13. 6 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY Lý thuyết về tín dụng thương mại được khởi xướng nghiên cứu từ rất sớm bởi Goff (1957). Trong nghiên cứu của mình, Goff cho rằng hình thức tín dụng thương mại đã được sử dụng từ thời Trung Cổ, được hình thành khi những nhà cung cấp hàng hóa, sản phẩm không yêu cầu bên mua thanh toán tiền ngay lập tức khi nhận được hàng hoá. Kể từ đó đến nay, các chủ đề liên quan đến tín dụng thương mại đã được quan tâm và phát triển bởi rất nhiều nhà nghiên cứu như Schwart (1974); Schwart và Whitcomb (1978); Ferris (1981); Smith (1987); Biais và Gollier (1987); Peterson và Rajan (1997)... Các công ty cấp tín dụng thương mại để có thể tăng doanh số bán hàng, dẫn đến khả năng sinh lời cao hơn, cũng như đảm bảo dòng thu nhập trong tương lai. Từ đó, dòng tiền gia tăng phát sinh từ các quyết định gia hạn tín dụng được xem là tài sản có giá trị của các công ty. Do tiền tệ luôn có giá trị theo thời gian nên người được cấp tín dụng sẽ hưởng lợi vì không phải thanh toán ngay lập tức, từ đó cho phép họ đầu tư được nhiều hơn cho các yếu tố sản xuất đầu vào của các công ty. Trong khi đó, người bán hàng lại có thể tiêu thụ được nhiều hàng hóa hơn, điều này khuyến khích người bán gia tăng cấp tín dụng cho khách hàng. Mặt khác, một số công ty có khả năng tiếp cận với thị trường vốn với chi phí sử dụng vốn rẻ hơn khách hàng của họ, nên cũng khuyến khích các công ty cấp tín dụng thương mại nhiều hơn cho khách hàng để hưởng lợi (Schwartz, 1974; Kim và Atkins, 1978). Thực tế cho thấy điều kiện thị trường cạnh tranh không hoàn hảo chính là nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của chính sách tín dụng thương mại của các công ty. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các công ty không thể bán sản phẩm với giá cao hơn, hoặc cũng không thể bán với giá thấp hơn, chính sách tín dụng thương mại không có cơ hội để đem đến các tác động ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của các công ty thông qua các điều khoản tín dụng, do đó không có chính sách tín dụng tối ưu. Nhưng trong một thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, do thông tin không có sẵn nên sẽ làm phát sinh các chi phí liên quan đến việc thẩm định tín dụng và những
  14. 7 khoản chi phí dự phòng do xuất hiện các khoản nợ xấu, các khoản nợ khó đòi, để từ đó chính sách tín dụng thương mại có thể tác động đến giá trị của các công ty. Nói cách khác, sự tồn tại của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo có thể ảnh hưởng đến các quyết định tín dụng thương mại của các công ty và tạo cơ hội để chính sách tín dụng thương mại ảnh hưởng đến giá trị công ty, điều này hàm ý rằng có tồn tại một chính sách tín dụng thương mại tối ưu mà tại đó giá trị công ty là cao nhất (Lewellen, McConnell và Scott, 1980). Đồng quan điểm với Lewellen, McConnell và Scott; Emery (1984) tập trung vào một số khiếm khuyết của thị trường vì thị trường có xuất hiện các loại chi phí do tình trạng bất cân xứng thông tin và thuế đánh vào thu nhập của các công ty, Emery (1984) cho rằng tồn tại một mức khoản phải thu tối ưu khi doanh thu cận biên của việc cấp tín dụng thương mại bằng với chi phí biên; bởi vì, người cấp tín dụng thương mại có thể tăng mức giá để nhận được tỷ suất sinh lợi cao hơn sao cho cân bằng lợi ích với việc kéo dài thời gian trả nợ cho người được cấp tín dụng thương mại, lẽ dĩ nhiên là nhà cung cấp tín dụng thương mại đã bị mất cơ hội phí thay vì sử dụng khoản tiền này để đầu tư. Đến năm 1992, Mian và Smith đã trưng ra bằng chứng cho thấy, tín dụng thương mại là một hình thức thỏa thuận giữa người mua và người bán, trong đó người bán cho phép người mua, mua sản phẩm nhưng được thanh toán chậm thay cho việc người mua phải thanh toán ngay cho người bán bằng tiền mặt. Theo đó, tín dụng thương mại chính là khoản phải thu của bên bán, tương ứng với khoản phải trả người bán của bên mua. Bên cạnh đó, các nhà quản trị tín dụng công ty cũng luôn cố gắng giữ cho các khoản phải thu ở mức mục tiêu để tránh làm xói mòn giá trị công ty bởi doanh thu từ bán hàng dưới hình thức nợ phải thu có khả năng không được thanh toán hoặc chuyển thành các khoản nợ khó đòi. Điều này được nhắc đến trong bài nghiên cứu của Pike và Cheng (2001) dựa trên một nghiên cứu về chính sách quản trị tín dụng thương mại của 154 công ty lớn ở Anh, các tác giả nhận thấy các công ty lớn thường đầu tư rất nhiều vào khoản phải thu, vì vậy việc lựa chọn và sử dụng chính sách quản trị tín
  15. 8 dụng thương mại có thể giúp công ty phát hiện và bảo vệ các danh mục đầu tư vào khoản phải thu có chất lượng tốt. Deloof (2003) trong nghiên cứu của mình đã tìm thấy mối tương quan âm và có ý nghĩa về mặt thống kê giữa kỳ thu tiền bình quân với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Nghiên cứu chỉ ra rằng các nhà quản trị doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp bằng cách giảm kỳ thu tiền bình quân đến mức tối thiểu có thể. Bởi vì, mặc dù việc gia tăng các khoản tín dụng thương mại có thể giúp các công ty gia tăng doanh số bán hàng để từ đó gia tăng khả năng sinh lợi cho các công ty. Tuy nhiên, khi gia tăng các khoản tín dụng thương mại đồng nghĩa với việc doanh nghiệp buộc phải gia tăng nguồn tài trợ bổ sung, làm gia tăng chi phí sử dụng vốn. Điều này có thể làm giảm khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Bổ sung thêm vào kết quả nghiên cứu của Deloof (2003) là nghiên cứu của Lazaridis và Tryfonidis (2006). Kết quả thực nghiệm của Lazaridis và Tryfonidis (2006) cho thấy, kỳ thu tiền bình quân có mối tương quan âm đối với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Từ đây cho thấy, những công ty nào bị khách hàng chiếm dụng vốn càng lâu thì khả năng sinh lợi của các công ty đó càng thấp. Điều này cho thấy các nhà quản trị doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp bằng cách quản lý hiệu quả khoản phải thu của khách hàng. Cũng trong năm 2006, một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Padachi trên mẫu gồm 58 doanh nghiệp Sản xuất nhỏ ở Mauritius, sử dụng phân tích dữ liệu bảng cho giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2003. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, kỳ phải thu càng dài thì khả năng sinh lợi của các công ty càng giảm. Cũng tìm thấy mối tương quan âm giữa kỳ thu tiền bình quân và khả năng sinh lợi của các công ty, Raheman và Nasr (2007) đã cho thấy các nhà quản trị công ty có thể gia tăng khả năng sinh lợi cho công ty bằng cách giảm kỳ thu tiền bình quân đến mức tối thiểu hợp lý. Cùng trong năm 2007, nghiên cứu của Garcia và cộng sự sử dụng 8.872 doanh nghiệp Tây Ban Nha trong giai đoạn 1996 – 2002 cũng được tiến hành. Các tác giả đã có kết luận tương tự với Raheman và Nasr (2007), các công ty
  16. 9 càng tốn ít thời gian để thu hồi các khoản phải thu nhanh chóng thì khả năng sinh lợi của các công ty sẽ gia tăng. Năm 2009, Falope và Ajilore đã sử dụng một mẫu gồm 50 doanh nghiệp phi tài chính ở Nigeria trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2005 và tìm thấy mối tương quan âm giữa tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp và kỳ thu tiền bình quân ở các doanh nghiệp này. Điều này ngụ ý rằng việc quản trị khoản phải thu hiệu quả bằng cách rút ngắn kỳ thu tiền sẽ làm cho khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp tăng lên. Nối dài thêm nghiên cứu về chủ đề mối quan hệ giữa quản trị khoản phải thu và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là nghiên cứu của Gill, Biger và Mathur được thực hiện năm 2010. Gill và các cộng sự cũng đã cho thấy, kỳ thu tiền bình quân có mối tương quan âm với khả năng sinh lợi của các công ty. Theo đó, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp bằng cách giảm kỳ thu tiền bình quân thông qua việc thắt chặt chính sách tín dụng. Vì vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị tài sản cho cổ đông bằng cách đưa ra các chiến lược quản trị khoản phải thu tối ưu. Năm 2010, Huỳnh Đông Phương và Su cũng tìm thấy mối tương quan âm giữa khả năng sinh lợi của doanh nghiệp và kỳ thu tiền bình quân của các công ty. Từ đây các nhà quản trị công ty có thể gia tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp bằng cách giảm kỳ thu tiền bình quân. Cũng trong năm 2010, Mathuva đã kết luận rằng, một công ty có thể tạo ra giá trị cho các cổ đông bằng cách thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng và nếu nới lỏng chính sách bán chịu thì phải quản trị tốt khoản phải thu, nghĩa là những công ty nào thu hồi tiền từ khách hàng càng nhanh thì khả năng sinh lợi của công ty sẽ càng cao. Kieschnick, LaPlante và Moussawi (2011) khi tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa giá trị tài sản của cổ đông và quản trị khoản phải thu đã cho thấy, gia tăng đầu tư một đô la trong các khoản phải thu sẽ có tác động lớn hơn so với một đô la gia tăng trong hàng tồn kho. Trong khi đó, Akinlo và Olufisayo (2011) lại tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa kỳ thu tiền bình quân và khả năng sinh lợi của công ty. Theo đó, các nhà quản trị công ty có thể tạo ra giá trị cho các cổ đông bằng cách gia tăng cấp tín dụng thương mại cho khách hàng.
  17. 10 Đi ngược với kết quả kiểm định của Akinlo và cộng sự (2011) là nghiên cứu của Sharma và Kumar (2011). Kết quả thực nghiệm cho thấy, gia tăng kỳ thu tiền bình quân có tác động làm gia tăng khả năng sinh lợi của các công ty. Điều này xuất phát từ việc nền kinh tế Ấn Độ đã được tự do hoá trong những năm 1990, dẫn đến các công ty đa quốc gia ồ ạt đổ vào Ấn Độ. Do đó, sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp Ấn Độ rất khó cạnh tranh với những đối thủ này. Vì vậy, để nâng cao sức cạnh tranh buộc các công ty Ấn Độ phải gia tăng cấp tín dụng thương mại cho khách hàng nhằm duy trì thị phần. Cũng nghiên cứu này, Mustafa (2011) cho thấy, việc quản trị hiệu quả khoản phải thu có tác động lớn đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp. Mẫu nghiên cứu gồm 40 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Pakistan niêm yết trên sàn Karachi trong giai đoạn từ năm 2003 – 2008. Kết quả phân tích tương quan và hồi quy cho thấy, có mối tương quan ngược chiều giữa kỳ thu tiền bình quân với khả năng sinh lợi của các công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi doanh nghiệp thu hồi các khoản nợ của khách hàng quá chậm thì sẽ làm giảm khả năng sinh lợi. Một năm sau, Mansoori và Muhammad (2012) thông qua việc sử dụng mẫu nghiên cứu của 92 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2011. Kết quả thực nghiệm tìm thấy, mối quan hệ nghịch chiều giữa kỳ thu tiền bình quân và khả năng sinh lợi của các công ty, được đánh giá thông qua tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA). Theo đó, các nhà quản trị công ty có thể tạo ra giá trị cho chủ sở hữu công ty thông qua việc quản trị khoản phải thu hiệu quả. Dù có thể có suy nghĩ và nhìn nhận khác nhau khi xem xét về chính sách tín dụng thương mại, nhưng tất cả các nhà nghiên cứu đều nhất quán cho rằng, chính sách tín dụng thương mại đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược tài chính của các công ty. Pedro J và cộng sự (2012) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến giá trị công ty, đã khẳng định rằng, từ góc nhìn của người bán, sự đầu tư vào các khoản phải thu là một chiến lược có tác động quan trọng đến bảng cân đối kế toán của các công ty. Chính vì hiểu được vai trò quan trọng của tín dụng
  18. 11 thương mại, nhiều công ty cung cấp tín dụng thương mại luôn cố gắng tìm kiếm chính sách đầu tư vào khoản phải thu sao cho đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty, để từ đó gia tăng giá trị cho doanh nghiệp. Một nghiên cứu khác của Iluta A. và cộng sự (2012) đã tiến hành trên 182 doanh nghiệp ở Latvian trong giai đoạn 2004 – 2010. Các tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích tương quan Pearson, hồi quy đa nhân tố và kết luận rằng, có mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ thu tiền bình quân và khả năng sinh lợi của các công ty, nghĩa là các công ty nên có chính sách thu hồi nợ đúng hạn, rút ngắn thời hạn bán chịu cho khách hàng để gia tăng khả năng sinh lợi. Trong khi đó, nghiên cứu của Mathias Bernard Bavel (2012) với mẫu dữ liệu gồm 37 doanh nghiệp Hà Lan đã chỉ ra mối tương quan cùng chiều giữa khoản phải thu và tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp. Vì vậy, các doanh nghiệp lớn có thể gia tăng lợi ích lâu dài thông qua việc gia tăng khoản phải thu, mở rộng chính sách bán chịu. Mặc dù có nhiều bài nghiên cứu trên thế giới về chính sách tín dụng thương mại, nhưng lại có rất ít các bằng chứng kiểm định khoản phải thu của khách hàng ảnh hưởng như thế nào đến giá trị công ty từ quan điểm của nhà cung cấp tín dụng. Cristina Martínez-Sola, Pedro J. García-Teruel và Pedro Martínez-Solano (2012) đã tìm ra mối quan hệ phi tuyến giữa khoản phải thu và giá trị công ty. Theo đó, khi các khoản phải thu được giữ ở mức độ thấp hơn khoản phải thu tối ưu, lợi ích từ tín dụng thương mại sẽ chiếm ưu thế, một sự gia tăng các khoản phải thu kéo theo sự gia tăng giá trị công ty. Ngược lại, khi các khoản phải thu được giữ cao hơn mức khoản phải thu tối ưu, khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán và cơ hội phí sẽ giảm đi, việc gia tăng mức khoản phải thu sẽ làm giảm giá trị công ty. Năm 2013, Daniel và Ambrose đã phân tích tác động của quản trị khoản phải thu đến khả năng sinh lợi của các công ty ở Kenya trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2012. Mẫu nghiên cứu gồm 10 doanh nghiệp Sản xuất và Xây dựng được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Nairobi (NSE). Tương quan Pearson và mô hình hồi quy OLS được sử dụng để thiết lập các mối quan hệ giữa quản trị khoản phải thu và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Nghiên cứu cho thấy tồn tại mối tương
  19. 12 quan ngược chiều giữa khả năng sinh lợi và kỳ thu tiền bình quân. Dựa trên các kết quả chính của nghiên cứu này có thể kết luận rằng quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp bằng cách rút ngắn kỳ thu tiền khách hàng có thể tạo ra giá trị tài sản cho cổ đông. Tauringana và Afrifa (2013) sử dụng mẫu nghiên cứu bao gồm 133 doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc Vương quốc Anh trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến 2009, nhằm nghiên cứu tầm quan trọng của chiến lược quản trị khoản phải thu đối với khả năng sinh lợi của các công ty. Kết quả thực nghiệm tìm thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa kỳ thu tiền bình quân với khả năng sinh lợi của các công ty vừa và nhỏ được đánh giá thông qua tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA). Bài nghiên cứu chỉ ra rằng việc gia tăng tín dụng thương mại cho khách hàng dẫn đến sự sụt giảm trong khả năng sinh lợi của các công ty. Điều này có thể xuất phát từ thực tế, việc gia tăng tín dụng thương mại cho khách hàng, đồng nghĩa các công ty buộc phải gia tăng các nguồn tài trợ, làm gia tăng chi phí sử dụng vốn. Ngoài ra, để tài trợ cho việc gia tăng này, các công ty đã phải yêu cầu các nhà cung cấp mở rộng các khoản tín dụng thương mại, tuy nhiên việc này lại làm phát sinh chi phí trả chậm, đồng thời các công ty cũng bị mất đi các khoản chiết khấu thương mại từ nhà cung cấp. Năm 2014, Muscettola bằng cách sử dụng mẫu 4.226 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ý đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa kỳ thu tiền và khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp, được đánh giá thông qua tỷ lệ EBITDA trên doanh thu thuần. Theo đó, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bằng cách gia tăng chính sách bán chịu. Điều này có thể xuất phát từ thực tế là gia tăng tín dụng thương mại sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng, đồng thời cũng giúp cải thiện mối quan hệ và tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng. Như vậy, việc thực hiện chính sách tín dụng thương mại không đơn giản đem đến lợi ích mà cũng tạo ra các chi phí gây tốn kém cho doanh nghiệp. Do đó, công ty sẽ phải cân bằng lợi ích từ việc cấp tín dụng thương mại với các chi phí khi đầu tư vào các khoản phải thu. Các nhà nghiên cứu cho rằng trước tiên phải xem xét lợi ích của việc thực hiện tín dụng thương mại:
  20. 13 Thứ nhất, sử dụng chính sách tín dụng thương mại giúp làm giảm tình trạng bất cân xứng thông tin giữa người mua và người bán. Theo Smith (1987), các điều khoản tín dụng thương mại được thiết kế để làm cơ sở cho người mua lựa chọn giữa việc nhận chiết khấu giảm giá khi thanh toán ngay hay kéo dài thời gian trả chậm cho nhà cung cấp. Đồng thời, người bán hàng sẽ được cảnh báo về nguy cơ vỡ nợ của người mua trước khi cung cấp tín dụng thương mại, dựa vào các thông tin có trên thị trường tài chính. Người bán được quyền đưa ra các điều khoản phụ thuộc vào rủi ro vỡ nợ của người mua. Long và cộng sự (1993) nhận thấy, tình trạng bất cân xứng thông tin đã thúc đẩy các công ty bán hàng gia hạn tín dụng thương mại để người mua có thể kiểm tra chất lượng hàng hoá trước khi thanh toán, từ đó, làm giảm các vấn đề rủi ro đạo đức giữa công ty và khách hàng. Điều này có ý nghĩa cao đối với các sản phẩm và dịch vụ mất nhiều thời gian để xác minh chất lượng. Mặt khác, tín dụng thương mại còn được sử dụng như một cách để người bán báo hiệu và đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình (Lee và Stowe, 1993; Long và cộng sự, 1993; Deloof và Jegers, 1996; Emery và Nayar, 1998). Các nhà nghiên cứu cho rằng chính sách tín dụng thương mại được xem như sự bảo lãnh ngầm cho chất lượng sản phẩm. Sẽ có khác biệt giữa giá thanh toán ngay và giá trả chậm, và sự chênh lệch này có thể được hiểu là giá của việc bảo hành kèm theo sản phẩm. Tương tự, sẽ có một sự giảm giá nhiều hay ít phụ thuộc vào thông tin về chất lượng sản phẩm. Người bán sẽ so sánh chất lượng sản phẩm và các nguy cơ thanh khoản để đưa ra mức giảm giá phù hợp nhằm thu hút khách hàng. Thứ hai, chính sách tín dụng thương mại có thể được xem như một phần của chính sách giá cả nhằm kích thích nhu cầu của khách hàng. Các công ty có thể kéo dài thời gian trả chậm hoặc tăng chiết khấu giảm giá, từ đó làm giảm giá bán hàng hóa để kích thích bán hàng (Pike và cộng sự, 2005). Tương tự, Brennan và cộng sự (1988) chỉ ra rằng, các nhà cung cấp tín dụng thương mại có thể phân biệt giá cả hàng hóa giữa việc thanh toán ngay và thanh toán chậm của khách hàng. Việc sử dụng tín dụng thương mại được xem như một chiến thuật nhằm thu hút khách hàng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2