intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa - Bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

29
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của bài nghiên cứu là nhận diện và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa - Bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM LÊ HỒNG UYÊN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA - BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HCM, THÁNG 9/2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM LÊ HỒNG UYÊN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA - BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Võ Văn Nhị TP. HCM, THÁNG 9/2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của doanh nghiệp nhỏ và vừa - Bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận” do chính tác giả thực hiện, các kết quả nghiên cứu chính trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả có kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếu một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước khác có trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2018 Tác giả Lê Hồng Uyên
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................... 2 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu........................................................................... 3 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3 2.1.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................... 3 2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 3 2.2. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 3 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4 4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính................................................................... 4 4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................... 4 5. Đóng góp mới của đề tài ...................................................................................... 4 6. Kết cấu luận văn .................................................................................................. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH ................................. 6 1.1. Tổng quan các nghiên cứu trước ...................................................................... 6 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài............................................................................ 6
  5. 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................................... 7 1.2. Nhận xét tổng quan kết quả nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu...... 10 1.2.1. Nhận xét tổng quan các nghiên cứu............................................................... 10 1.2.2. Khe hổng nghiên cứu ..................................................................................... 11 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................. 13 2.1. BCTC và đặc điểm của BCTC trong DNNVV ................................................. 13 2.1.1. Báo cáo tài chính ............................................................................................ 13 2.1.2. Đặc điểm BCTC áp dụng cho DNNVV ......................................................... 14 2.2. Chất lượng BCTC ............................................................................................. 17 2.2.1. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu ....................................................... 17 2.2.2. Theo quan điểm của Hội đồng chuẩn mực KTTC Mỹ (FASB) ..................... 19 2.2.3. Theo quan điểm của chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) .............................. 20 2.2.4. Theo quan điểm hội tụ FASB và IASB .......................................................... 21 2.2.5. Theo quan điểm của chuẩn mực kế toán Việt Nam 01 (VAS 01) ................. 22 2.3. Các lý thuyết nền liên quan ............................................................................... 23 2.3.1. Lý thuyết ủy nhiệm ........................................................................................ 23 2.3.2. Lý thuyết tín hiệu ........................................................................................... 24 2.3.3. Lý thuyết thông tin bất cân xứng ................................................................... 25 2.3.4. Lý thuyết thông tin hữu ích ............................................................................ 26 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến CLBCTC .............................................................. 26 2.4.1. Quyết định của nhà quản trị ........................................................................... 27 2.4.2. Quy mô công ty .............................................................................................. 27 2.4.3. Quy định về thuế ............................................................................................ 28 2.4.4. Trình độ kế toán viên ..................................................................................... 30 2.4.5. Các quy định pháp lý về kế toán .................................................................... 31 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 33 3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 33 3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 35 3.2.1. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 35
  6. 3.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 37 3.3. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 37 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ................................................................ 37 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................. 38 3.3.2.1. Xây dựng thanh đo ...................................................................................... 38 3.3.2.2. Mẫu nghiên cứu .......................................................................................... 41 3.3.2.3. Đối tượng và phạm vi khảo sát ................................................................... 42 3.3.2.4. Phân tích dữ liệu ......................................................................................... 42 3.3.2.5. Công cụ phân tích dữ liệu ........................................................................... 43 CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .............................. 45 4.1. Nghiên cứu định tính ........................................................................................ 45 4.2. Nghiên cứu định lượng ..................................................................................... 46 4.2.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát ........................................................................ 46 4.2.2. Phân tích hệ số Cronbach’s alpha .................................................................. 48 4.2.3. Phân tích khám phá nhân tố ........................................................................... 54 4.2.3.1. Phân tích khám phá thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến CL BCTC ............ 54 4.2.3.2. Phân tích khám phá thang đo chất lượng BCTC ......................................... 56 4.2.4. Phân tích hồi quy............................................................................................ 59 4.2.4.1. Phân tích tương quan ................................................................................... 59 4.2.4.2. Phân tích hồi quy ......................................................................................... 60 4.2.4.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình và hiện tượng đa cộng tuyến. ............ 61 4.2.4.4. Phương trình hồi quy tuyến tính bội............................................................ 62 4.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu ............................................................................. 62 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 68 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 68 5.2. Kiến nghị ........................................................................................................... 68 5.2.1. Đối với nhân tố các quy định pháp lý về kế toán ........................................... 69 5.2.2. Đối với nhân tố trình độ KTV ........................................................................ 69 5.2.3. Đối với nhân tố quy mô doanh nghiệp ........................................................... 70
  7. 5.2.4. Đối với nhân tố quy định về thuế ................................................................... 70 5.3. Hạn chế của đề tài ............................................................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCTC Báo cáo tài chính BKS Ban kiểm soát BLCTT Bảng lưu chuyển tiền tệ BTC Bộ Tài chính CEO Giám đốc điều hành CLBCTC Chất lượng báo cáo tài chính CLTT Chất lượng thông tin CLTTKT Chất lượng thông tin kế toán DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNY Doanh nghiệp niêm yết FASB Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ HĐQT Hội đồng quản trị HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ HTTTKT Hệ thống thông tin kế toán IASB Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế KTV Kế toán viên PMKT Phần mềm kế toán SGDCK Sở giao dịch chứng khoán TMBCTC Thuyết minh báo cáo tài chính TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
  9. TTCK Thị trường chứng khoán TTKT Thông tin kế toán VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Mã hóa các thang đo ................................................................................ 38 Bảng 4.1. Thống kê mẫu nghiên cứu ....................................................................... 46 Bảng 4.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo CSKT cho nhân tố quyết định của nhà quản trị ............................................................................................................... 48 Bảng 4.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo CSKT cho nhân tố quyết định của nhà quản trị lần 2 ...................................................................................................... 49 Bảng 4.4. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo CSKT cho nhân tố quy mô doanh nghiệp ....................................................................................................................... 49 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo CSKT cho nhân tố trình độ kế toán viên ................................................................................................................... 50 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định độ tin cật thang đo CSKT cho nhân tố quy định về thuế ........................................................................................................................... 50 Bảng 4.7. Kết quả kiểm định độ tin cật thang đo CSKT cho nhân tố quy định về thuế lần 2 .................................................................................................................. 51 Bảng 4.8. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo CSKT cho nhân tố quy định pháp lý về kế toán ............................................................................................................. 51 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo CSKT cho nhân tố quy định pháp lý về kế toán lần 2 .................................................................................................... 52 Bảng 4.10. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo CSKT cho nhân tố chất lượng BCTC ....................................................................................................................... 52 Bảng 4.11. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo CSKT cho nhân tố chất lượng BCTC lần 2 .............................................................................................................. 53 Bảng 4.12. Ma trận xoay nhân tố ............................................................................. 55 Bảng 4.13. Kết quả phân tích nhân tố ...................................................................... 56 Bảng 4.14. Diễn giải các biến quan sát sau khi xoay nhân tố .................................. 57 Bảng 4.15. Ma trận tương quan giữa các nhân tố .................................................... 59 Bảng 4.16. Kết quả phân tích hồi qui bội ................................................................. 59
  11. Bảng 4.17. Model Summary .................................................................................... 61 Bảng 4.18. ANOVAa ................................................................................................ 61
  12. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1. Khung nghiên cứu của luận văn ............................................................... 34 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu Nguyễn Xuân Hưng & Phạm Quốc Thuần ............... 35 Hình 3.3. Mô hình nghiên cứu. ................................................................................... 37
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Doanh nghiệp nhỏ và vừa (gọi tắt là DNNVV) có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế nước ta, đặc biệt trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Loại hình doanh nghiệp này tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện chiếm gần 98% số doanh nghiệp của Việt Nam, đóng góp 40% vào GDP, 30% tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết 50% công ăn việc làm cho xã hội (Tô Hoài Nam, 2014). Tại Ninh Thuận hiện nay, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. BCTC của các DNNVV này chủ yếu phục vụ cho cơ quan thuế và ngân hàng. Vì vậy để các doanh nghiệp này phát triển thì việc tạo ra một báo cáo tài chính có chất lượng là hết sức cần thiết. Theo nghiên cứu của Le, Venkatesh, and Nguyen (2006) cho rằng sự không phù hợp giữa giá trị thực và các số liệu trong BCTC của DNNVV và kế hoạch kinh doanh. Thêm vào đó các báo báo tài chính của DNNVV thường không thể hiện các thông tin liên quan đến giao dịch kinh doanh của công ty và không nhất quán từ năm này sang năm khác. Ngoài ra, ở DNNVV thường sử dụng nhân viên kế toán thiếu kỹ năng trong việc lập kế hoạch kinh doanh cũng như BCTC. Kết quả là, các thông tin về lợi ích và lợi nhuận triển vọng có thể không được thể hiện một cách đầy đủ hoặc thiếu chính xác. Hơn nữa, Pettit and Singer (1985) cho rằng các DNNVV thường rất linh hoạt, đặc biệt trong phản ứng với những thay đổi trong công nghệ hoặc các điều kiện kinh doanh. Sự linh hoạt này làm cho các DNNVV có thể đáp ứng với một môi trường kinh doanh thay đổi bằng cách chuyển giao tài sản để sử dụng với mục đích khác, và dẫn đến thay đổi mức độ rủi ro của công ty và gây ảnh hưởng xấu cho các ngân hàng. Một báo cáo tài chính có chất lượng sẽ là một công cụ hữu ích cho việc đánh giá giá trị hiện trạng của doanh nghiệp, đánh giá so sánh giữa các doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư hiểu được các con số và các chỉ số tài chính dựa vào thông tin tài chính mà báo cáo tài chính đáng tin cậy cung cấp để hỗ trợ cho việc ra quyết định tốt hơn. Nghiên cứu này nhằm nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến CLBCTC, từ đó
  14. 2 kế toán làm cơ sở để lập được BCTC có chất lượng, thông tin đáng tin cậy, giúp cho các DNNVV tiếp cận nguồn vốn vay từ tổ chức tín dụng được thuận lợi hơn. Ngoài ra các nhà quản trị có thể sử dụng kết quả nghiên cứu các nhân tố quyết định CLBCTC để tăng hiểu biết của họ về các thông tin trên BCTC trước khi đưa ra các quyết định can thiệp về kinh tế. 1. Vấn đề nghiên cứu Đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa thì tài chính có một vai trò rất quan trọng cho việc mở rộng hoặc đa dạng hóa của các doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu và vốn vay là hai nguồn tài chính chủ yếu hỗ trợ cho các doanh nghiệp tăng trưởng. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp hình thành tại các tỉnh nhỏ thì nguồn vay từ các tổ chức tín dụng đóng vai trò chủ yếu trong việc duy trì hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc tiếp cận với nguồn vốn vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó khăn. Vì vậy, câu hỏi “Làm thế nào để cải thiện tình hình tiếp cận các nguồn tài chính ngân hàng của DNNVV?” đã tạo được sự chú ý rất lớn từ các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới (Blackwell & Winter 2000; Deakins & Hussain, 1994). Cũng theo đó (Deakins & Husain, 1994) cho rằng các BCTC đóng vai trò quan trọng trong các quyết định cho vay của các ngân hàng, đó là nguồn tài chính chủ yếu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nguyễn Văn Thắng (2005) cho rằng điều kiện tiên quyết để các DNNVV có thể tăng khả năng tiếp cận nguồn tài chính từ các tổ chức tín dụng là các doanh nghiệp phải có một chế độ báo cáo tài chính minh bạch và các thông tin công bố đáng tin cậy. Nguyên nhân chính mà các tổ chức tín dụng hạn chế cho các DNNVV vay là do các tổ chức này phải đối mặt với một mức độ rủi ro cao do thông tin không đối xứng, dẫn đến tăng chi phí trong việc thu thập thông tin để đưa ra quyết định cho vay và giám sát hành vi khách hàng (Howrth, Carole, & Moro., 2006). Để lập được một báo cáo tài chính có chất lượng thì người lập cần nhận biết được các yếu tố tác động đến CLBCTC nhằm xây dựng được hệ thống kế toán phù hợp cho từng loại hình doanh nghiệp, đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản như: phù hợp, kịp thời, đầy đủ, tin cậy và so sánh được.
  15. 3 Từ các vấn đề nêu trên hình thành bài nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa - Bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Ninh Thuận”. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của bài nghiên cứu là nhận diện và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến CLBCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa bàn tỉnh Ninh Thuận. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu có hai mục tiêu: (1) Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến CLBCTC của các DNNVV tại địa bàn tỉnh Ninh Thuận. (2) Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CLBCTC của các DNNVV tại địa bàn tỉnh Ninh Thuận. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Có hai câu hỏi nghiên cứu như sau: (1) Các nhân tố ảnh hưởng đến CLBCTC của DNNVV tại Ninh Thuận? (2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này như thế nào? 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là CLBCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến CLBCTC của các DNNVV. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Các DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2018.
  16. 4 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến BCTC của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. 4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Phỏng vấn các chuyên gia, thảo luận để lựa chọn các thước đo CLTT trình bày trên BCTC phù hợp, cũng như thảo luận nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLBCTC của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. 4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Thiết kế bảng câu hỏi, khảo sát và thu thập dữ liệu. Sử dụng phần mềm SPSS để tiến hành phân tích dữ liệu: dựa vào độ tin cậy Cronbach’s alpha và nhân tố EFA, phân tích hồi quy bội để đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến CLBCTC của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. 5. Đóng góp mới của đề tài Ngoài những nghiên cứu đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT, tính minh bạch thông tin trên BCTC của doanh nghiệp niêm yết, các doanh nghiệp lớn, các tác giả Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CLTT trên BCTC của các DNNVV như Trần Đình Nguyên (2010), Nguyễn Thành Trung (2014) và Đặng Thị Kiều Hoa (2016). Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ thực hiện tại các DNNVV trên địa bàn các thành phố lớn và chưa có nghiên cứu nào thực hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Vì vậy, tác giả thực hiện đề tài này để nâng cao CLBCTC của các DNNVV, giúp cho người sử dụng BCTC của các DNNVV trên địa bàn tỉnh chủ yếu là cơ quan thuế và ngân hàng gia tăng sự tin cậy đối với chất lượng của BCTC và nâng cao tính trung thực, chính xác của BCTC. 6. Kết cấu luận văn Phần mở đầu: Vấn đề nghiên cứu Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CLBCTC Chương 2: Cơ sở lý thuyết
  17. 5 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận
  18. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Tổng quan các nghiên cứu trước 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài Theo nghiên cứu về các yếu tố có tác động đến CLBCTC của Heidi (2001) đã nêu ra những nhân tố bao gồm: mục đích và nhu cầu của người sử dụng BCTC (nhà đầu tư, ngân hàng, chủ sở hữu, nhà cung cấp, nhân viên, khách hàng…), quyết định của nhà quản trị (như chính sách kế toán…), cơ chế quản lý nội bộ, cơ chế quản lý ngoài doanh nghiệp (như chính phủ, chất lượng kiểm toán…), các quy định về BCTC. Dựa vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến CLTT (AIS) trên BCTC trong các công ty tại Australia của Hongjiang Xu (2003), tác giả đã bổ sung thêm cho nghiên cứu của Heidi (2001) những nhóm nhân tố bên trong và bên ngoài có liên quan gồm: hệ thống kiểm soát doanh nghiệp (quy mô doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp), nhân tố con người (đào tạo và huấn luyện nhân viên), nhân tố bên ngoài (sự thay đổi công nghệ, các quy định của chính phủ, các thay đổi về pháp lý…). Theo nghiên cứu của Soderstrom & Sun (2007), chất lượng của TTKT Châu Âu khi áp dụng IFRS bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài phát triển từ các nghiên cứu trước gồm: hệ thống pháp luật và chính trị của một quốc gia, chuẩn mực kế toán, động cơ thực hiện BCTC, trong đó pháp luật và chính trị của một nước có ảnh hưởng trực tiếp đến CLTT trên BCTC. Theo Muhamad và cộng sự (2009) nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT công bố tại 159 công ty niêm yết ở Malaysia thì thấy rằng các yếu tố bên ngoài tiếp tục có tác động đến CLTT trên BCTC công bố bao gồm đòn bẩy kinh tế, quy mô doanh nghiệp và ngành công nghiệp. Tác giả Hassan (2013) nghiên cứu về ảnh hưởng của các đặc điểm giám sát (tách rời quyền lực của hội đồng quản trị và cơ quan kiểm toán độc lập) đối với CLBCTC tại các doanh nghiệp sản xuất tại Nigeria. Kết quả cho thấy rằng đặc
  19. 7 điểm giám sát của doanh nghiệp ảnh hưởng đến CLBCTC của các doanh nghiệp này tại Nigeria. Tác giả Onuorah, Anastasia Chi-Chi (2015) nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp và CLBCTC tại các công ty ở Nigeria, phát triển từ nghiên cứu của Hassan (2013) đã thì chỉ ra rằng mục tiêu quản trị doanh nghiệp và chất lượng kiểm toán ảnh hưởng đến CLBCTC trong ngắn hạn giữa các doanh nghiệp tại Nigeria. 1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Trong đề tài nghiên cứu cấp bộ của Võ Văn Nhị và cộng sự (2011) về thực trạng áp dụng các quy định pháp lý về kế toán và công tác kế toán của doanh nghiệp Việt Nam. Kết luận cho thấy nguyên nhân hệ thống pháp lý về kế toán còn yếu kém do thực hành kế toán tại doanh nghiệp. Tác giả cũng chỉ ra rằng, khi nâng cao chất lượng hệ thống pháp lý, nâng cao chất lượng công tác kế toán tại doanh nghiệp thì sẽ nâng cao CLTTKT. Theo nghiên cứu về vấn đề giải pháp nâng cao chất lượng cho DNNVV ở Việt Nam của Võ Văn Nhị và Trần Thanh Hải (2013) bổ sung thêm các nhân tố khác ảnh hưởng đến CLBCTC của DNNVV ngoài những nhân tố từ nghiên cứu cấp bộ của Võ Văn Nhị và cộng sự (2011) như sau: tổ chức quản lý, người thực hiện công việc kế toán, các quy định về kế toán, nhu cầu thông tin cần cung cấp cho đối tượng sử dụng. Nghiên cứu cho thấy công tác kế toán tại DNNVV hiện nay còn nhiều yếu kém, kế toán viên chỉ là thực hiện nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ tại doanh nghiệp chứ không thực hiện phân tích và kiểm tra tính hiệu quả của doanh nghiệp. Chính việc yếu kém trong công tác quản lý của chủ doanh nghiệp, yếu kém trong công tác kế toán đã làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thông tin trên BCTC. Theo Đào Ngọc Hạnh (2014) nghiên cứu về đánh giá các yếu tố tác động đến chất lượng HTTTKT tại DNNVV trên địa bàn TP HCM. Tác giả đưa ra mô hình hồi quy gồm biến phụ thuộc là CLTTKT và 8 biến độc lập bao gồm: cam kết của nhà quản trị, kiến thức về sử dụng công nghệ HTTTKT của nhà quản trị, kiến thức về kế toán của nhà quản trị, hiệu quả của phần mềm và quy trình ứng dụng kế toán, chất lượng dữ liệu, đào tạo và hiệu quả tham gia của các nhân viên, huấn luyện và
  20. 8 đào tạo, văn hóa của doanh nghiệp. Qua phân tích các bước như: kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích tương quan hệ số Pearson, phân tích hồi quy…từ dữ liệu thu thập thực tế tại 200 DNNVV trên địa bàn TPHCM, tác giả đã chỉ ra 3 nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT gồm: sự tham gia của nhân viên, cam kết của nhà quản trị và kiến thức sử dụng công nghệ HTTTKT của nhà quản trị, trong đó sự tham gia của nhân viên là nhân tố có ảnh hưởng nhất. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hồng (2014) về các nhân tố ảnh hưởng đến CLBCTC của DNNY trên TTCK tại Việt Nam. Mô hình nghiên cứu được tác giả xây dựng với các nhân tố ảnh hưởng đến CLBCTC gồm 23 biến độc lập (nhân tố) và biến phụ thuộc chia là 5 nhóm nhân tố bao gồm: (1) Nhóm nhân tố liên quan cơ cấu sở hữu (2) Nhóm nhân tố liên quan, (3) nhóm nhân tố liên quan cơ cấu vốn, (4) nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm thị trường và (5) nhóm nhân tố liên quan hiệu quả công ty. Kết quả cho thấy có 17 nhân tố có tác động đến CLBCTC. Theo nghiên cứu về đánh giá các yếu tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến CLTTKT trên BCTC của DNNY ở SGDCK TPHCM của tác giả Cao Nguyễn Lệ Thu (2014). Tác giả đã kế thừa các nghiên cứu có liên quan đến yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến CLTTKT và đưa ra 10 nhân tố của đặc điểm tài chính thuộc về nhân tố bên trong doanh nghiệp. Đồng thời nhân tố kết cấu vốn nhà nước được tác giả bổ sung vào mô hình nghiên cứu đã cho thấy CLTTKT trên BCTC của DNNY trên SGDCK TPHCM bị tác động bởi 3 nhân tố: tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành của DN (tỷ lệ thành viên độc lập), quy mô doanh nghiệp và kết cấu vốn của nhà nước. Theo nghiên cứu về tác động của quản trị doanh nghiệp đến CLTT BCTC tại các DNNY ở Việt Nam của Nguyễn Trọng Nguyên (2015). Tác giả thấy rằng tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị trong tổng số hội đồng quản trị tỷ lệ thuận với chất lượng BCTC, thành viên HĐQT có kiến thức và kinh nghiệm về kế toán tài chính có ảnh hưởng tích cực đến CLBCTC, tỷ lệ thành viên BKS có chuyên môn kế toán
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2