intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của báo cáo tài chính tại các cơ quan hành chính - Nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn tỉnh Long An

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:170

28
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài là xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của BCTC tại các cơ quan hành chính nhằm cung cấp một cách đầy đủ các thông tin hữu ích cho tổ chức, cá nhân, nhân dân trên địa bàn dễ dàng tiếp cận, tham gia vào việc kiểm soát quản lý NSNN để giúp các cơ quan hành chính sử dụng ngân sách một cách hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của báo cáo tài chính tại các cơ quan hành chính - Nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- LÊ THỊ BÍCH TUYỀN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH MINH BẠCH CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH- NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- LÊ THỊ BÍCH TUYỀN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH MINH BẠCH CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH- NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN Chuyên ngành: Kế toán Mã số ngành: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN VĂN TÙNG TP.Hồ Chí Minh - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung luận văn và kết quả nghiên cứu là của riêng tôi. Trong quá trình thực hiện luận văn có tham khảo, sử dụng tài liệu và các thông tin được đăng tải trên các tạp chí theo danh mục tham khảo. Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2019 Tác giả Lê Thị Bích Tuyền
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn này, dầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn và tri ân đến Thầy hướng dẫn khoa học PGS.TS Trần Văn Tùng trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, định hướng giúp tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chi Minh, những người đã giảng dạy và trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý giá trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Xin chân thành cảm ơn quý chuyên gia đã góp ý và đưa ra nhiều kiến nghị hữu ích giúp tôi định hướng trong nghiên cứu. Cảm ơn quý Anh Chị thuộc các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Long An đã dành thời gian tham gia khảo sát và phản hồi ý kiến giúp tôi có đủ thông tin thực tế để nghiên cứu. Cuối cùng, tôi chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ, giúp đỡ và luôn động viên tôi giúp tôi hoàn thành luận văn. Lê Thị Bích Tuyền
  5. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT LUẬN VĂN Keyword: Transparency, financial reporting, administrative agencies, state budget PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3 4.2. Đối tượng khảo sát........................................................................................ 3 4.3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3 6. Những đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn .................................. 4 7. Kết cấu luận văn ........................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẾ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 6 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................... 6 1.2. Công trình nghiên cứu trong nước.............................................................. 10 1.3. Nhận xét các công trình nghiên cứu và xác định khoảng trống nghiên cứu .. .................................................................................................................... 14 1.3.1. Nhận xét các công trình nghiên cứu ........................................................... 14
  6. 1.3.2. Xác định khoảng trống nghiên cứu............................................................. 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 17 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................... 18 2.1. Báo cáo tài chính khu vực công.................................................................. 18 2.1.1. Tổng quan về khu vực công ....................................................................... 18 2.1.2. Tổng quan về kế toán công ......................................................................... 20 2.1.3. Nội dung về báo cáo tài chính khu vực công: ............................................ 21 2.1.3.1. Khái niệm: ........................................................................................ 21 2.1.3.2. Phân loại báo cáo tài chính khu vực công: ....................................... 22 2.1.3.3. Nội dung báo cáo tài chính: .............................................................. 23 2.1.3.4. Vai trò của BCTC: ............................................................................ 23 2.1.3.5. Nguyên tắc lập và trình bày:............................................................. 24 2.2. Tổng quan về tính minh bạch BCTC khu vực công: .................................. 24 2.2.1. Khái niệm về tính minh bạch...................................................................... 24 2.2.2. Tầm quan trọng của minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính khu vực công .................................................................................................................... 26 2.2.3. Tiêu chuẩn đánh giá tính minh bạch thông tin báo cáo tài chính khu vực công .................................................................................................................... 26 2.2.4. Tính minh bạch báo cáo tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nước: ...... .................................................................................................................... 27 2.3. Lý thuyết nền .............................................................................................. 29 2.3.1. Lý thuyết đại diện (Agency theory) ............................................................ 29 2.3.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information Theory) ....... 31 2.3.3. Lý thuyết thông tin hữu ích (Decision Usefulness Theory) ....................... 33 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch BCTC tại các cơ quan hành chính: .................................................................................................................... 33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 40 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 41 3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 41
  7. 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu .............................. 42 3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 48 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................................. 48 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng: ........................................................ 51 3.3.2.1. Phương pháp chọn mẫu .................................................................... 51 3.3.2.2. Thiết kế bảng câu hỏi ....................................................................... 52 3.4. Mô hình nghiên cứu chính thức:................................................................. 52 3.5. Thực hiện nghiên cứu định lượng............................................................... 56 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 59 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................ 60 4.1. Giới thiệu tổng quan về các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Long An . .................................................................................................................... 60 4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................................ 62 4.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo ....................................................... 65 4.3.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo của nhân tố “Tính minh bạch của BCTC” 65 4.3.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin BCTC của các cơ quan hành chính ............................................... 66 4.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................... 71 4.4.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA của các thang đo đo lường nhân tố “Tính minh bạch của báo cáo tài chính”. ........................................................................ 71 4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA của các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch báo cáo tài chính của các cơ quan hành chính. ........................................... 73 4.4.3 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau khi phân tích nhân tố khám phá ........ 77 4.4.4 Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu ..................................................... 79 4.5 Bàn luận ...................................................................................................... 83 4.5.1 Nhân tố Hệ thống pháp lý ........................................................................... 83 4.5.2 Nhân tố Chính trị ........................................................................................ 84 4.5.3 Nhân tố Văn hóa ......................................................................................... 86 4.5.4 Nhân tố Đặc điểm tài chính ........................................................................ 86 4.5.5 Nhân tố Đặc điểm quản trị.......................................................................... 87
  8. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ....................................................................................... 89 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..................................... 90 5.1. Kết luận ....................................................................................................... 90 5.1.1. Nghiên cứu định tính .................................................................................. 90 5.1.2. Nghiên cứu định lượng ............................................................................... 90 5.2. Hàm ý chính sách ....................................................................................... 90 5.2.1. Đối với nhân tố Hệ thống pháp lý: ............................................................. 90 5.2.2. Đối với nhân tố Chính trị ............................................................................ 92 5.2.3. Đối với nhân tố Văn hóa............................................................................. 95 5.2.4. Đối với nhân tố Đặc điểm tài chính ............................................................ 96 5.2.5. Đối với nhân tố Đặc điểm quản trị ............................................................. 97 5.3. Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................ 97 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ....................................................................................... 99 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ Lục
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính CBPP The Center on Budget and Policy Priorities (Trung tâm về Ngân sách và Ưu tiên chính sách) CNTT Công nghệ thông tin HCNN Hành chính nhà nước HCSN Hành chính sự nghiệp HĐQT Hội đồng quản trị IPSAS International Public Sector Accounting Standards (Chuẩn mực kế toán công quốc tế) KBNN Kho bạc nhà nước KVC Khu vực công MBTT Minh bạch thông tin NSNN Ngân sách nhà nước SPSS Statistical Package for the Social Sciences TCNN Tài chính nhà nước TTTC Thông tin tài chính UBND Ủy ban nhân dân
  10. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận văn ......................................................41 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu dự kiến...................................................................48 Hình 3.3 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của BCTC tại các cơ quan hành chính .........................................................................53 Hình 4.1 Sơ đồ các Sở- Ngành trên địa bàn tỉnh Long An ..................................60 Hình 4.2: Mô hình các nhân tố tác động đến tính minh bạch của BCTC tại các cơ quan hành chính-Nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn tỉnh Long An .......79
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng từ các nghiên cứu trước ........................................ 37 Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các nhân tố tác động từ các nghiên cứu trước ................................... 43 Bảng 3.2: Diễn giải và mã hóa các biến trong mô hình nghiên cứu chính thức ....................... 54 Bảng 4.1: Thống kê mẫu chung .................................................................................................... 62 Bảng 4.2 : Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .............................................................................. 63 Bảng 4.3: Phân tích chéo giữa Thời gian công tác & Vị trí công tác ......................................... 64 Bảng 4.4: Phân tích chéo giữa Vị trí công tác & Trình độ chuyên môn ................................... 65 Bảng 4.5: Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố “Tính minh bạch của BCTC” ...................... 66 Bảng 4.6: Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố Chính trị ......................................................... 67 Bảng 4.7: Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố Hệ thống pháp lý ........................................... 68 Bảng 4.8: Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố Đặc điểm quản trị .......................................... 68 Bảng 4.9: Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố Đặc điểm tài chính ......................................... 69 Bảng 4.10: Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố Văn hóa ........................................................ 70 Bảng 4.11: Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố Hội nhập kinh tế .......................................... 71 Bảng 4.12: Kết quả hệ số KMO và kiểm định Barlett của nhân tố “Tính minh bạch của BCTC” ............................................................................................................................................ 72 Bảng 4.13: Kết quả mức độ giải thích của các nhân tố “Tính minh bạch của BCTC”............ 72 Bảng 4.14: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch BCTC của các cơ quan hành chính. .................................................................................... 74 Bảng 4.15: Kết quả tóm lược mô hình.......................................................................................... 80 Bảng 4.16: Kết quả phân tích phương sai (ANOVA).................................................................. 80 Bảng 4.17: Kết quả hồi quy tuyến tính đa biến ........................................................................... 81 Bảng 4.18: Kết quả kiểm định các giả thuyết .............................................................................. 83
  12. TÓM TẮT LUẬN VĂN Báo cáo tài chính là hệ thống các báo cáo cung cấp thông tin về tình hình tài chính của một đơn vị. Tuy nhiên, các thông tin trên báo cáo tài chính có minh bạch không, có phản ánh đúng thực tế hay không phụ thuộc vào nhiều nhân tố, nhất là đối với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của báo cáo tài chính tại các cơ quan hành chính- Nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn tỉnh Long An” nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của báo cáo tài chính tại các cơ quan hành chính. Nghiên cứu được tiến hành qua 2 bước: (1) Nghiên cứu định tính được thực hiện để tổng hợp các nhân tố và thang đo, đề xuất mô hình nghiên cứu giả thuyết. (2) Nghiên cứu định lượng: xây dựng các chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính minh bạch sau đó dùng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu khảo sát thực tế. Thông qua các tài liệu tham khảo và phỏng vấn chuyên gia, tác giả xác định có 6 nhân tố với 32 biến quan sát được cho là có ảnh hưởng đến tính minh bạch của báo cáo tài chính tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Long An Kết quả kiểm định cho thấy các thang đo sau khi đã hiệu chỉnh đều đạt độ tin cậy và giá trị cho phép. Kết quả khẳng định lại sự phù hợp của các thang đo đã được tổng hợp về mức độ ảnh hưởng là phù hợp với thực tiễn. Kết quả kiểm định cho thấy mô hình lý thuyết sau khi điều chỉnh phù hợp với dữ liệu. Trong các nhân tố tác động tới tính minh bạch của báo cáo tài chính tại các cơ quan hành chính thì yếu tố tác động mạnh nhất là “Hệ thống pháp lý” (beta= 0,455), thứ hai là yếu tố “Chính trị” (beta=0,140), thứ ba là yếu tố “văn hóa” (beta=0,133), thứ tư là yếu tố “Đặc điểm tài chính” (beta=0,119) và sau cùng là yếu tố “Đặc điểm quản trị” có tác động yếu nhất (beta =0,109). Kết quả đạt được góp phần giúp cho các cấp quản lý, các cơ quan ban ngành hiểu rõ hơn về mức độ tác động của các nhân tố đến tính minh bạch của báo cáo tài chính. Từ đó nghiên cứu đã đề xuất được 5 nhóm giải pháp nhằm nâng cao tính minh bạch của báo cáo tài chính tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Long An. Từ khóa: tính minh bạch, báo cáo tài chính, cơ quan hành chính, ngân sách nhà nước
  13. ABSTRACT Financial reporting is a system of reports that provide information on the financial position of a unit. However, the information on the financial reporting is transparent or not, have properly reflect reality or not depends on many factors, especially with regard to the unit using the state budget. Research on "The factors affecting transparency of financial reporting in administrative agencies of Long An province" to identify and measure the impact of the factors influencing the transparency of financial reporting at administrative agencies. The study was conducted through two steps: (1) Research be undertaken to synthesize the factors and scales, from which the proposed research model. (2) Qualitative research: constructing indicators assess the extend of the influence factors to the transparency of financial reporting, then using the software SPSS 20.0 to handle the actual survey data. Through the references and interviews expert, the author identifies six factors with observable variable 32 are believed to influence the transparency of financial reporting in the local administrative agencies of Long An province. The results of verification of scale show the scale after calibration are gaining credibility and value to allow. The results are intend to confirm the appropriateness of the measuring scales was about the level of is consistent with the practies. The test results also showed that the theoretical model after adjusting the fit data. The factors that affect the transparency of financial reporting in the administrative agencies, the most influential factor is the “legal system” (beta = 0.455), the second is the “political factor” (beta = 0.140), the third is the “cultural factor” (beta = 0.133), the fourth is the “Financial characteristics” (beta =0.119) and finally the “Management characteristics” have the weakest impact (beta = 0.109). The achieved results contribute to help for the management, the agencies to better understand the extend of the impact of these factors to the transparency of financial reporting. From that research has proposed five groups to raise the solutions of the financial reporting transparency in the administrative agencies of Long An province. Keyword: Transparency, financial reporting, administrative agencies, state budget
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Năm 2017 có thể nói là một năm thành công của kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế có nhiều biến chuyển và đạt được những kết quả khả quan. Trong năm 2017, với những cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được một số kết quả nổi bật, bao gồm việc xét xử một số vụ án về tham những mà đối tượng là một bộ phận cán bộ cấp cao. Tuy nhiên vấn đề nợ công và ngân sách thâm hụt chưa được giải quyết triệt để và trở thành đề tài nóng trong dư luận. Theo kết quả được công bố của các tổ chức quốc tế đầu năm 2018 về công khai ngân sách thì Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia ít công khai. Nhóm này được đánh giá như vậy là do các thông tin công bố còn trễ so với thời hạn quy định, các tài liệu về ngân sách công bố chậm, chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được tính kịp thời đúng với yêu cầu và thông lệ quốc tế. Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Long An, thu ngân sách nhà nước 2017 trên địa bàn tỉnh Long An đạt 12.265 tỷ đồng, đạt 108% dự toán Trung ương. Trong đó thu nội địa 10.229 tỷ đồng, đạt 108,2% dự toán; thu thuế xuất nhập khẩu 2.035 tỷ đồng, đạt 106,9% dự toán. Tổng chi ngân sách địa phương là 10.139 tỷ đồng, đạt 105,2% dự toán Trung ương. Công tác quản lý điều hành ngân sách được quan tâm chỉ đạo, tập trung thực hiện các hoạt động về thu- chi ngân sách theo kế hoạch đề ra. Mọi hoạt động về thu- chi ngân sách được kiểm soát chặt chẽ, siết chặt kỷ luật tài chính, ngân sách ở các ngành, các địa phương. Trước tình hình các nguồn tài trợ từ nước ngoài ngày càng khó tiếp cận, Việt Nam nói chung và tỉnh Long An nói riêng sẽ cần sử dụng nhiều hơn nguồn nội lực của mình làm động lực cho tăng trưởng. Để tận dụng được nguồn lực đó đòi hỏi các tổ chức, cơ quan nhà nước của nước ta cần có các thông tin về Ngân sách nhà nước (NSNN) một cách đáng tin cậy, công khai và minh bạch. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2017/NĐ-CP về báo cáo tài chính (BCTC) nhà nước nhằm tạo cơ
  15. 2 sở pháp lý để hoàn thiện hệ thống BCTC nhà nước, giúp nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn lực tài chính nhà nước. BCTC nhà nước sẽ góp phần và tính minh bạch hóa trong quản lý NSNN các cấp. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại các báo cáo vẫn chưa thể hoàn thiện để công bố rộng rãi cho người dân, các tổ chức, cá nhân vẫn chưa thể biết được cụ thể được tình trạng sức khỏe tài chính nhà nước, để biết được liệu NSNN có được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật hay tham nhũng, lãng phí. Tính đến tháng 9 năm 2018 thì việc công bố các báo cáo tài chính tại Long An vẫn chưa được rộng rãi để mọi người có thể tiếp cận được. Các báo cáo này chủ yếu được lập để báo cáo cho Bộ Tài Chính và cơ quan chuyên môn cấp trên. Thực tế, người bên ngoài gặp rất nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian trong việc tiếp cận BCTC của các cơ quan hành chính. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tính minh bạch của các thông tin được trình bày và công bố trong BCTC là rất quan trọng. Việc nghiên cứu những vấn đề trên góp phần giúp nền tài chính công hoạt động bền vững và hiệu quả, tạo niềm tin của người dân đối với sự quản lý ngân sách của nhà nước và giúp các tổ chức, cá nhân có đủ thông tin để quyết định đầu tư vào các lĩnh vực do nhà nước quản lý. Đó là lí do tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của báo cáo tài chính tại các cơ quan hành chính- Nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn tỉnh Long An” để làm đề tài luận văn Thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của BCTC tại các cơ quan hành chính nhằm cung cấp một cách đầy đủ các thông tin hữu ích cho tổ chức, cá nhân, nhân dân trên địa bàn dễ dàng tiếp cận, tham gia vào việc kiểm soát quản lý NSNN để giúp các cơ quan hành chính sử dụng ngân sách một cách hiệu quả. 2.2. Mục tiêu cụ thể Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của BCTC tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Long An.
  16. 3 Đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của BCTC tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Long An. 3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu 1: Những nhân tố nào tác động đến tính minh bạch của BCTC tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Long An? Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ tác động của từng nhân tố đến tính minh bạch của BCTC tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Long An như thế nào? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố tác động đến tính minh bạch của BCTC tại các cơ quan hành chính. 4.2. Đối tượng khảo sát Lãnh đạo, kế toán của đơn vị, những chuyên viên phụ trách công việc nghiên cứu tài chính của đơn vị và có liên quan đến việc lập BCTC. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu và thực hiện khảo sát tại một số cơ quan đại diện không phải tất cả các đơn vị HCSN trên địa bàn tỉnh Long An. Phạm vi nghiên cứu là các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Long An, gồm: 01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện. Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện thông qua điều tra khảo sát tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Long An. Thời gian nghiên cứu từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 02 năm 2019. 5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng để đo lường mức độ tác động của các yếu tố. Phương pháp nghiên cứu định tính: Sử dụng để nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu các văn bản, các quy định pháp luật, phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo cơ quan, các
  17. 4 chuyên viên trong lĩnh vực kế toán, tài chính, ngân sách. Tổng hợp các nghiên cứu trước làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu và bảng câu hỏi chi tiết trong nghiên cứu chính thức (định lượng) để đo lường các nhân tố liên quan đến tính minh bạch của BCTC. Các nhân tố, các biến trong thang đo được thừa kế các nghiên cứu trước sẽ được hiệu chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế địa phương nghiên cứu sau khi thực hiện nghiên cứu định tính. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát. Sau khi thu thập xong dữ liệu, các bảng phỏng vấn được xem xét và loại đi những bảng không đạt yêu cầu, mã hóa, nhập liệu và làm sạch bằng phần mềm SPSS 20.0. Tiếp theo là thực hiện phân tích dữ liệu bằng các công cụ như thống kê mô tả, bảng tần số, kiểm định độ tin cậy cronbach alpha của các thang đo, phân tích các nhân tố khám (EFA), phân tích hồi qui. Thang đo của tất cả các biến quan sát của các nhân tố được xây dựng dựa trên thang đo Likert với 5 mức độ (theo mức độ đồng ý tăng dần): (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Không có ý kiến; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý. 6. Những đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn Về mặt khoa học: Đề tài đã vận dụng được lý thuyết nền vào nghiên cứu, đánh giá được mức độ tác động của từng nhân tố đến tính minh bạch của BCTC tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Long An. Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp một phần nhỏ giúp các cơ quan hành chính nhà nước nhận định rõ hơn về các nhân tố ảnh hưởng và giúp họ có biện pháp nhằm nâng cao tính minh bạch của BCTC tại đơn vị mình. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, đề tài bao gồm 05 chương theo trình tự từ lý thuyết đến thực nghiệm: − Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu − Chương 2: Cơ sở lý thuyết
  18. 5 − Chương 3: Phương pháp nghiên cứu − Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận − Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
  19. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẾ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Nghiên cứu của Archambault và cộng sự (2003) với đề tài “Một thử nghiệm đa quốc gia về công bố công khai báo cáo tài chính công ty ”, là nghiên cứu kế thừa và phát triển trên cơ sở nghiên cứu của White (1980). Nghiên cứu này của tác giả được tiến hành điều tra thực nghiệm tại 33 quốc gia có cái nhìn rộng hơn, kết hợp nhiều yếu tố được xem xét từ các tài liệu hiện có để phát triển một mô hình toàn diện hơn về quyết định công bố công khai BCTC. Tác giả sử dụng phân tích hồi quy nhiều lần để kiểm tra ý nghĩa của các yếu tố quyết định công khai thông tin BCTC. Kết quả cho thấy rằng việc công khai thông tin bị ảnh hưởng bởi các yếu tố từ mỗi hệ thống được xác định ngay cả khi kiểm soát tất cả các hệ thông cùng một lúc. Tác giả sử dụng các thử nghiệm F, kết quả cho thấy công khai thông tin BCTC phụ thuộc vào các nhân tố văn hóa, hệ thống chính trị và kinh tế quốc gia, hệ thống tài chính và điều hành công ty. Ngoài ra, các nhân tố quyết định khác như tôn giáo, tự do chính trị, kiểm toán viên và đòn bẩy tài chính. Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến công khai thông tin trên BCTC làm cơ sở đánh giá tính minh bạch như sau: Tran= f(văn hóa+ chính trị+ kinh tế+ tài chính+ đặc điểm hoạt động) - Nhân tố văn hóa: xác định theo văn hóa 4 chiều của Hofstede (1991) bao gồm khoảng cách quyền lực, chủ nghĩa cá nhân, né tránh rủi ro, chủ nghĩa nam tính. Văn hóa dân tộc ảnh hưởng đến cách mọi người cảm nhận tình huống và tổ chức các thể chế. Ngoài ra tác giả cũng nghiên cứu trình độ văn hóa và tín ngưỡng tôn giáo cũng ảnh hưởng đến sự công khai thông tin BCTC. - Nhân tố chính trị: Hệ thống chính trị, quyền tự do tiếp cận BCTC, phương tiện truyền thông. - Nhân tố kinh tế: Mức độ phát triển kinh tế, lạm phát và thị trường vốn. - Nhân tố tài chính: Quyền sở hữu, tình trạng niêm yết, cổ tức, chất lượng kiểm toán, đòn bẩy tài chính.
  20. 7 - Đặc điểm hoạt động của đơn vị: Quy mô công ty, kết quả tài chính, lĩnh vực hoạt động. Nghiên cứu của Yasuhiro Yamada (2007) “Mục tiêu của báo cáo tài chính và vấn đề trong kế toán khu vực công”, nghiên cứu tập trung vào mục tiêu của BCTC vì các mục tiêu này là yếu tố chính quyết định bản chất của hệ thống BCTC, có tác động đáng kể đến nội dung của BCTC. Tác giả nêu bật lên các đặc trưng của BCTC khu vực công Nhật Bản bằng cách so sánh chúng với các báo cáo của Hoa Kỳ. Cả hai quốc gia này có điểm đặc biệt giống nhau là đều cho rằng nhóm người dùng thông tin đầu tiên trên BCTC là công dân và đều hướng đến mục tiêu của BCTC là trách nhiệm giải trình, cung cấp thông tin minh bạch, hữu ích cho người ra quyết định. Tuy nhiên, mức độ nhận thức về tầm quan trọng của BCTC ở hai quốc gia là khác nhau. Người dân Hoa Kỳ được cho là có mức độ nhận thức cao hơn người Nhật, họ thường xuyên theo dõi cách mà Chính phủ sử dụng tiền thuế của họ và nhanh chóng phàn nàn khi họ cảm thấy không hài lòng. Hành vi đó là bắt nguồn từ sự tự nhận thức được họ chính là người cung cấp nguồn kinh phí mà Chính phủ cần để điều hành đất nước. Người Nhật Bản họ không quan tâm nhiều như vậy, họ nghĩ một khi họ nộp đủ số tiền thuế thì họ cảm thấy họ không còn gì để làm với số tiền này, và ít quan tâm đến việc Chính phủ sử dụng như thế nào nên ngay cả khi BCTC của Chính phủ ở Nhật Bản được phát hành vẫn còn nghi ngờ về việc liệu BCTC có thực hiện đầy đủ vai trò mà đáng lẽ nó phải có hay không. Nghiên cứu cũng đề cập đến vấn đề rủi ro đạo đức, vì lợi ích riêng của bộ phận nhân viên khi lợi dụng quyền lực thực hiện lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm của họ. Do nhu cầu sử dụng thông tin BCTC khác nhau ở hai quốc gia nên mục tiêu của BCTC khu vực công của Nhật Bản trong tương lai là đề ra mục tiêu cung cấp thông tin đánh giá trách nhiệm giải trình làm mục tiêu cơ bản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2