intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính hợp nhất của các công ty niêm yết tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

16
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp và đưa ra được những nhân tố có ảnh hưởng tới chất lượng TTKT trên BCTCHN, sử dụng nhiều phương pháp phân tích để tăng tính khách quan cho kết quả nghiên cứu, từ đó xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chất lượng TTKT trên BCTCHN của các công ty niêm yết tại TP.HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính hợp nhất của các công ty niêm yết tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ------------------- ĐỖ THỊ HẢI YẾN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ------------------- ĐỖ THỊ HẢI YẾN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Bùi Văn Dương TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luân văn thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính hợp nhất của các công ty niêm yết tại thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ rõ ràng. TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2016 Tác giả Đỗ Thị Hải Yến
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN .................1 1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................................1 1.2. Các nghiên cứu ở trong nước .............................................................................6 1.3. Nhận xét tổng quan các nghiên cứu liên quan và hướng nghiên cứu của luận văn. ..........................................................................................................................15 1.3.1. Nhận xét tổng quan các nghiên cứu.............................................................15 1.3.2. Hướng nghiên cứu của luận văn ..................................................................16 Tóm tắt chương 1 ....................................................................................................16 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .....................................................................18 2.1. Lý thuyết nền ....................................................................................................18 2.1.1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng .................................................................18 2.1.2. Lý thuyết ủy quyền ......................................................................................19 2.1.3. Lý thuyết chủ sở hữu ...................................................................................20 2.1.4. Lý thuyết thực thể phân biệt ........................................................................21 2.1.5. Lý thuyết đề cao lợi ích của công ty mẹ ......................................................21 2.2. Chất lượng thông tin kế toán ............................................................................22 2.2.1. Thông tin ......................................................................................................22 2.2.2. Chất lượng thông tin ....................................................................................22 2.2.3. Chất lượng thông tin kế toán .......................................................................23
  5. 2.2.3.1. Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ - FASB ..............................................................................................................................24 2.2.3.2. Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế - IASB ................26 2.2.3.3. Quan điểm theo dự án hội tụ IASB-FASB .............................................29 2.2.3.4. Quan điểm theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 01 .........................30 2.3. Báo cáo tài chính hợp nhất ...............................................................................31 2.3.1. Khái niệm và mục đích của báo cáo tài chính hợp nhất ..............................31 2.3.2. Nguyên tắc lập và trình bày BCTCHN........................................................33 2.3.3. Phương pháp lập và trình bày BCTCHN .....................................................34 2.3.4. Các đặc điểm chất lượng thông tin do BCTCHN cung cấp ........................36 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính hợp nhất ...................................................................................................................37 Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................41 3.1. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................42 3.1.1. Phương pháp chung .....................................................................................42 3.1.2. Khung nghiên cứu của luận văn ..................................................................43 3.2. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................44 3.2.1. Xây dựng thang đo.......................................................................................44 3.2.3. Mẫu nghiên cứu ...........................................................................................46 3.2.3.1. Phương pháp chọn mẫu...........................................................................46 3.2.3.2. Cỡ mẫu ....................................................................................................46 3.2.4. Đối tượng và phạm vi khảo sát ....................................................................47 3.2.5. Thiết kế bảng câu hỏi...................................................................................47 3.3. Phân tích dữ liệu ...............................................................................................51 3.3.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha.......................51 3.3.2. Phân tích khám phá nhân tố EFA ................................................................52 3.3.3. Phân tích hồi quy tuyến tính ........................................................................52 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................54 4.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát ...........................................................................54
  6. 4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha .....................................55 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA .....................................................................59 4.3.1. Phân tích khám phá các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính hợp nhất của các công ty niêm yết tại TP. Hồ Chí Minh ...59 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá thang đo chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính hợp nhất của công ty niêm yết tại TP.Hồ Chí Minh ........................65 4.4. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ........................................................................66 4.5. Kiểm định sự phù hợp của mô hình .................................................................67 4.5.1. Phân tích tương quan ...................................................................................67 4.5.2. Phân tích hồi quy .........................................................................................68 4.6. Kiểm định các giả thuyết ..................................................................................69 4.7. Kiểm định các giả định của mô hình hồi quy ...................................................71 4.7.1. Giả định liên hệ tuyến tính ..........................................................................71 4.7.2. Giả định về phân phối chuẩn của phần dư...................................................72 4.7.3. Giả định về tính độc lập của sai số ..............................................................72 4.7.4. Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập ..........................73 4.8. Bàn luận ...........................................................................................................73 Tóm tắt chương 4 ....................................................................................................73 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................75 5.1. Kết luận và thảo luận kết quả ...........................................................................75 5.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thông tin kế toán trên BCTCHN của các công ty niêm yết tại thành phố Hồ Chí Minh ..........................................................76 5.2.1. Giải pháp về Việc lập và trình bày BCTCHN .............................................76 5.2.2. Giải pháp về Môi trường pháp lý ................................................................77 5.2.3. Giải pháp về Nhà quản trị ............................................................................78 5.2.4. Giải pháp về Rủi ro kiểm toán BCTCHN của công ty kiểm toán với công ty niêm yết .................................................................................................................79 5.2.5. Giải pháp về Sự khác biệt giữa kỳ kế toán của công ty mẹ và công ty con 80 5.2.6. Giải pháp về Chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ ...................................80
  7. 5.2.7. Giải pháp về Trình độ nhân viên kế toán ....................................................81 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo...........................................82 Tóm tắt chương 5 ....................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................84 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT Viết tắt Tên đầy đủ 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 BCTCHN Báo cáo tài chính hợp nhất 3 CMKT Chuẩn mực kế toán 4 HĐQT Hội đồng quản trị 5 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 6 TTKT Thông tin kế toán 7 VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam TIẾNG ANH STT Viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Hệ thống hoạch định nguồn 1 ERP Enterprise Resource Planning lực doanh nghiệp Financial Accounting Hội đồng chuẩn mực kế 2 FASB Standards Board toán tài chính Hoa Kỳ International Accounting Hội đồng chuẩn mực kế 3 IASB Standards Board toán quốc tế International Accounting Chuẩn mực kế toán quốc 4 IAS/IFRS Standards/ International tế/Chuẩn mực báo cáo tài Financial Reporting Standards chính quốc tế
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên bảng Bảng 3.1 Mã hóa thang đo và biến quan sát Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu theo Giới tính Bảng 4.2 Kết quả thống kê mô tả mẫu theo Công việc Bảng 4.3 Kết quả thống kê mô tả mẫu theo Thâm niên Hệ số Cronbach’s Apha của các thang đo nhân tố ảnh hưởng tới Bảng 4.4 chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính hợp nhất Bảng 4.5 Ma trận xoay nhân tố lần thứ ba Bảng 4.6 Các biến quan sát nhân tố Việc lập và trình bày BCTCHN Bảng 4.7 Các biến quan sát nhân tố Môi trường pháp lý Bảng 4.8 Các biến quan sát nhân tố Nhà quản trị Bảng 4.9 Các biến quan sát nhân tố Trình độ nhân viên kế toán Bảng 4.10 Các biến quan sát nhân tố Chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ Các biến quan sát nhân tố Rủi ro kiểm toán BCTCHN của công ty Bảng 4.11 kiểm toán Các biến quan sát nhân tố Sự khác biệt giữa kỳ kế toán của công ty Bảng 4.12 mẹ và công ty con Bảng 4.13 Ma trận hệ số tương quan giữa các nhân tố Bảng 4.14 Tóm tắt mô hình Bảng 4.15 Kết quả phân tích phương sai Anova Bảng 4.16 Kết quả phân tích hồi quy
  10. DANH MỤC HÌNH VẼ STT Tên hình vẽ Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin theo nghiên cứu của Hình 1.1 Hongjiang Xu và cộng sự Hình 1.2 Khung lý thuyết nghiên cứu của Rapina Mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ Hình 1.3 đến chất lượng hệ thống TTKT Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của luận văn Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu của luận văn Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh Hình 4.2 Biểu đồ phân tán của phần dư Hình 4.3 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa
  11. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 01: Danh sách chuyên gia phỏng vấn Phụ lục 02: Phiếu phỏng vấn chuyên gia Phụ lục 03: Bảng câu hỏi khảo sát Phụ lục 04: Kết quả thống kê mô tả Phụ lục 05: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Phụ lục 06: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo hiệu chỉnh Phụ lục 07: Kết quả phân tích nhân tố khám phá Phụ lục 08: Kết quả phân tích tương quan Phụ lục 09: Kết quả phân tích hồi quy
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo cáo tài chính hợp nhất (BCTCHN) ra đời và phát triển ở châu Âu từ đầu thế kỷ 20, khi có sự xuất hiện ngày càng nhiều các tập đoàn và người ta nhận thấy được sự cần thiết phải có tài liệu giúp bao quát tình hình kinh doanh của tập đoàn sở hữu nhiều công ty con. Cho tới ngày nay, việc lập BCTCHN là vô cùng quan trọng vì nó giúp những người quan tâm đến tập đoàn đưa ra đánh giá chính xác và tổng quát hơn về hoạt động của tập đoàn cũng như hỗ trợ cho việc ra quyết định của họ. Mục đích của BCTCHN là trình bày các thông tin về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn trong một kỳ kế toán, bỏ qua sự phân biệt giữa công ty mẹ, công ty con hay tình hình, kết quả kinh doanh riêng rẽ của từng công ty. Ngoài ra, BCTCHN còn là nguồn tài liệu cung cấp thông tin cho các nhiều đối tượng với những mục đích khác nhau như quản trị, kiểm soát, đầu tư… Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều yếu tố tác động làm ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán (TTKT) trên BCTCHN khiến báo cáo này chưa thực sự là nguồn thông tin tin cậy. Là một trong những thành phố phát triển kinh tế mạnh nhất cả nước, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có rất nhiều tập đoàn, các công ty niêm yết lớn sở hữu nhiều công ty con. Các công ty niêm yết tại TP.HCM đều phải công bố các báo cáo tài chính (BCTC), BCTCHN theo quy định. Tuy vậy, để BCTCHN đáng tin cậy hơn thì cần đánh giá các yếu tố ảnh hưởng để làm cơ sở đưa ra các giải pháp giúp cho chất lượng TTKT trên BCTCHN được nâng cao. Nhận thức được vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính hợp nhất của các công ty niêm yết tại thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Bài luận văn thực hiện nhằm 3 mục tiêu sau:
  13. - Thứ nhất: Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng TTKT trên BCTCHN của các công ty niêm yết tại TP.HCM. - Thứ hai: Đo lường và phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới chất lượng TTKT trên BCTCHN của các công ty niêm yết tại TP.HCM. - Thứ ba: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TTKT trên BCTCHN của các công ty niêm yết tại TP.HCM. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu ở trên, luận văn cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây: - Cơ sở lý luận nào có thể dựa vào thể đánh giá được chất lượng TTKT trên BCTCHN? - Những nhân tố nào ảnh hưởng tới chất lượng TTKT trên BCTCHN của các công ty niêm yết tại TP.HCM? - Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tác giả đưa ra ở trên tới chất lượng TTKT trên BCTCHN của các công ty niêm yết tại TP.HCM? - Những giải pháp nào có thể được đề xuất nhằm nâng cao chất lượng TTKT trên BCTCHN của các công ty niêm yết tại TP.HCM? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng TTKT trên BCTCHN cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới chất lượng TTKT trên BCTCHN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu theo không gian: các công ty niêm yết trên địa bàn TP.HCM (bao gồm cả công ty phi tài chính, ngân hàng và các tổ chức tín dụng)
  14. - Phạm vi nghiên cứu theo thời gian: từ giữa tháng 8/2016 tới cuối tháng 9/2016. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng trong luận văn là phương pháp định tính và phương pháp định lượng. - Phương pháp định tính: phỏng vấn chuyên gia để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTCHN, làm cơ sở cho việc lập bảng khảo sát, đồng thời phân tích và bàn luận kết quả nghiên cứu. - Phương pháp định lượng: tác giả thu thập dữ liệu thông qua việc khảo sát, sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đã đưa ra tới chất lượng TTKT trên BCTCHN của các công ty niêm yết tại TP.HCM 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Các nghiên cứu trong quá khứ của các tác giả ở Việt Nam và trên thế giới hầu hết đều đi sâu tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các doanh nghiệp, chưa có nghiên cứu cụ thể nào chú trọng vào đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTCHN, đặc biệt là BCTCHN ở các công ty niêm yết tại TP.HCM. Qua nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp và đưa ra được những nhân tố có ảnh hưởng tới chất lượng TTKT trên BCTCHN, sử dụng nhiều phương pháp phân tích để tăng tính khách quan cho kết quả nghiên cứu, từ đó xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chất lượng TTKT trên BCTCHN của các công ty niêm yết tại TP.HCM. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp với mục đích nâng cao chất lượng TTKT của BCTCHN của các công ty niêm yết tại TP.HCM. Với những đề xuất đó, BCTCHN của các công ty niêm yết tại TP.HCM sẽ có chất lượng tốt
  15. hơn, giảm mức độ sai lệch thông tin do ảnh hưởng của các nhân tố tác động. Như vậy, chất lượng TTKT trên BCTCHN ngày càng trung thực, đáng tin cậy, là cơ sở cho việc ra quyết định của nhà đầu tư, nhà quản lý cũng như việc giám sát, kiểm tra của cơ quan nhà nước. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, nội dung của luận văn gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  16. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Hongjiang Xu và cộng sự (2003) “Key issues of accounting information quality management: Australian case studies” - “ Các vấn đề của quản lý chất lượng thông tin kế toán: nghiên cứu trường hợp của Úc” Bài viết này thảo luận về các kết quả của các nghiên cứu trường hợp của Úc minh họa các vấn đề quan trọng cần được giải quyết để quản lý chất lượng thông tin. Trong các nghiên cứu trước đó từ các tài liệu hiện có, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng thông tin đã được tổng kết. Các bên có liên quan tới chất lượng TTKT bao gồm: người bảo quản thông tin, người sản xuất thông tin, người tiêu dùng thông tin, và người quản lý thông tin. Trong bài báo này, một mô hình cho các vấn đề quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT đã được đề xuất dựa trên các tài liệu. Human issues Accuracy System issues Accounting Timelines information Organisational quality Completeness External issues Consisteney (Nguồn: Hongjiang Xu và cộng sự) Hình 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin theo nghiên cứu của Hongjiang Xu và cộng sự Dựa trên kết quả nghiên cứu các trường hợp, rõ ràng con người, hệ thống, và các vấn đề tổ chức được coi là rất quan trọng đối với thông tin chất lượng cao. Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài có thể có tác động đáng kể đến chất lượng thông tin. Mặc dù các tổ chức không thể tác động trực tiếp trên những yếu tố này, nhưng các
  17. 2 tổ chức có thể chủ động quản lý những thay đổi của những yếu tố đó. Với các kỹ năng quản lý sự thay đổi, các tổ chức có thể sử dụng áp lực bên ngoài để đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng thông tin trong nội bộ doanh nghiệp. Liu Feng và cộng sự (2004), “Can Accounting Standards Enhance Accounting information Quality”- “Các tiêu chuẩn kế toán có thể nâng cao chất lượng thông tin kế toán”. Bài viết này tìm hiểu các mối quan hệ của chuẩn mực kế toán và chất lượng TTKT. Dựa theo nghiên cứu Ball và cộng sự (2000), Liu Feng và cộng sự cho rằng chất lượng TTKT được xác định bởi các tiêu chuẩn kế toán, rủi ro tranh chấp và các ưu đãi bên ngoài. Sự thay đổi của chuẩn mực kế toán sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng TTKT, đặc biệt là nếu các điều kiện của rủi ro tranh chấp thấp. Các bằng chứng thực nghiệm từ các thị trường vốn của Trung Quốc đã chứng minh cho giả thuyết mà nhóm tác giả đưa ra. Nghiên cứu của Nelson và cộng sự (2005) đã dựa trên kết quả nghiên cứu ở mô hình của DeLone và McLean (1992) để nhận định các đặc tính chủ yếu của chất lượng thông tin bao gồm: tính thích hợp, tính chính xác, tính đầy đủ, và có thể hiểu được. Thông qua việc khảo sát các đối tượng là những người sử dụng dữ liệu BCTC, cho thấy trong bốn đặc tính nêu trên thì đặc tính ảnh hưởng nhiều nhất tới chất lượng thông tin trên BCTC là tính chính xác của thông tin được trình bày, đứng thứ hai là tính đầy đủ. Tính chính xác phụ thuộc vào mức độ trung thực của thông tin, còn đầy đủ có nghĩa là người sử dụng biết được tất cả các thông tin có liên quan đến vấn đề đó. Theo mô hình nghiên cứu của Stoderstrom và Sun (2007), các nhân tố tác động tới chất lượng TTKT đó là: Hệ thống pháp luật và chính trị, chuẩn mực kế toán, việc trình bày BCTC. Trong đó, chuẩn mực kế toán là nhân tố chịu sự chi phối của hệ thống pháp luật và chính trị, vì pháp luật quy định các chuẩn mực kế toán được ban hành. Việc trình BCTC bao hàm bốn yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng TTKT: thị trường tài chính, chủ sở hữu, cấu trúc vốn và hệ thống thuế. Bốn đặc tính
  18. 3 chất lượng của TTKT theo chuẩn mực là: tính phù hợp, tính trung lập, đáng tin cậy, và có thể hiểu được. Ferdy van Beest và cộng sự (2009), nhóm nghiên cứu đã dựa vào các đặc tính của chất lượng nêu trong “Khung lý thuyết hoàn thiện cho báo cáo tài chính” của IASB và FASB (2008) để thực hiện nghiên cứu. Các đặc điểm về chất lượng trong nghiên cứu bao gồm: thích hợp, trình bày trung thực, dễ hiểu, có thể so sánh được, kịp thời. Các đặc tính đó được xem là hợp lý khi lấy làm căn cứ trong việc hình thành các công cụ đánh giá về chất lượng BCTC. Các báo cáo thường niên ở Mỹ, Anh và Hà Lan được đem ra để sử dụng cho nghiên cứu (231 báo cáo), nhóm nghiên cứu đã xây dựng bảng khảo sát với 21 biến quan sát dựa vào hai đặc tính chất lượng cơ bản và bốn đặc tính chất lượng nâng cao. Sau quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã đưa ra kết quả nghiên cứu với đặc tính thích hợp là yếu tố quan trọng đứng đầu khi đánh giá chất lượng thông tin, sau đó mới đến hợp lệ, đáng tin cậy. Kết quả nghiên cứu từ việc kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính bội của Ferdy van Beest và cộng sự cũng đưa ra kết luận về sự ảnh hưởng của chuẩn mực kế toán, môi trường pháp lý, quy mô công ty, ảnh hưởng của ngành công nghiệp tới chất lượng BCTC của các công ty niêm yết được khảo sát. Deema A.M Kallob (2013) đo lường chất lượng BCTC của các ngân hàng ở Palestin, nghiên cứu được thực hiện dựa vào các câu hỏi đo lường trong nghiên cứu của Greert Braam và Ferdy van Beest (2013). Tác giả Deema A.M Kallob đã sử dụng phương pháp phân tích nội dung vì tác giả cho rằng phương pháp này tốt nhất để đạt được các mục tiêu của nghiên cứu do phân tích nội dung chuyên về phân tích các văn bản như BCTC. Mục tiêu chính của nghiên cứu là để đánh giá chất lượng của các BCTC sử dụng các thông tin đặc trưng về chất. Kiểu dữ liệu mà tác giả sử dụng cho nghiên cứu của mình là dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Các BCTC của ngân hàng ở Palestine được đưa vào sử dụng cho nghiên cứu, các mẫu báo cáo trong nghiên cứu là BCTC của ngân hàng trong giai đoạn 2006-
  19. 4 2011. Các công cụ đo lường được xây dựng bằng cách sử dụng tài liệu xác định chất lượng BCTC về các đặc điểm định tính cơ bản và nâng cao theo IASB (2008). Nhóm nghiên cứu đưa ra kết quả về tỷ lệ các đặc tính cơ bản và nâng cao được trình bày trong BCTC, nhóm đặc điểm nâng cao bao gồm tính trung thực và thích hợp, còn nhóm đặc điểm cơ bản gồm tính kịp thời với tỷ lệ phần trăm cao nhất là 98,4%, sau đó đến có thể hiểu được (62,4%) và có thể so sánh (51,8%). Kết quả nghiên cứu đưa ra là cơ sở để nhóm tác giả đề xuất các giải pháp giúp nâng cao chất lượng BCTC ở các ngân hàng ở Palestine. Nghiên cứu “The Impact of IFRS Adoption on the Quality of Consolidated Financial Reporting” – “Tác động của việc chấp nhận IFRS lên chất lượng báo cáo tài chính hợp nhất” của Victor-Octavian Müller (2013), nghiên cứu điều tra thông qua một nghiên cứu thực nghiệm liên kết các tác động của việc áp dụng bắt buộc IFRS từ năm 2005 về chất lượng tuyệt đối và tương đối (đo lường thông qua các giá trị liên quan) của thông tin tài chính được cung cấp bởi các BCTCHN cho các công ty niêm yết trên 3 thị trường chứng khoán lớn nhất châu Âu (thị trường chứng khoán London, Paris và Frankfurt – xác định quy mô dựa trên vốn hóa thị trường và khối lượng giao dịch cổ phiếu). Nghiên cứu loại trừ các công ty tài chính và bảo hiểm trong mẫu khảo sát do cấu trúc và công tác kế toán thực hành ở những công ty này có sự khác biệt so với những công ty phi tài chính. Khi phân tích thống kê mô tả kết hợp sử dụng các mô hình kinh tế lượng trong nghiên cứu, có thể thấy rằng có mối tương quan mạnh mẽ giữa biến phụ thuộc (giá cổ phiếu) và các biến giải thích (vốn cổ phần, thu nhập tương ứng trên mỗi cổ phiếu, BCTC riêng và BCTCHN), trong đó cho thấy có cả sự liên quan của giữa giá trị kế toán và giá trị thị trường của công ty. Mối tương quan giữa giá cổ phiếu và giá trị kế toán trên BCTCHN là cao hơn, cho thấy ưu thế của BCTCHN so với BCTC công ty mẹ. Có 2 giả thuyết được đưa ra trong nghiên cứu này. Giả thuyết 1: BCTC được hợp nhất được trình bày theo Chuẩn mực BCTC Quốc tế (IFRS) có chất lượng cao
  20. 5 hơn (tức là giá trị thích hợp hơn) so với BCTCHN được trình bày theo quy định quốc gia. Giả thuyết 2: Chất lượng (giá trị liên quan) thặng dư được cung cấp bởi các BCTCHN (khi so sánh với BCTC công ty mẹ) là cao hơn trong bối cảnh áp dụng Chuẩn mực BCTC Quốc tế (IFRS). Kết quả của việc kiểm định là chấp nhận giả thuyết H1 và H2. Bằng việc áp dụng 3 mô hình hồi quy kinh tế lượng trên một mẫu gồm BCTCHN của các công ty niêm yết từ 2003-2008, nghiên cứu qua 2 giai đoạn trước khi IFRS thông qua (2003-2004) và giai đoạn sau khi thông qua IFRS (2005-2006). Kết quả cho thấy sự gia tăng về chất lượng BCTCHN giữa 2 giai đoạn, do đó cho thấy rằng việc áp dụng IFRS trong các quốc gia châu Âu đã dẫn đến việc tuân thủ tốt hơn của các công ty. Rapina, Padjadjaran University (2014), “Factors Influencing The Quality of Accounting Information System and Its Implications On The Quality of Accouting Information” –“ Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống thông tin kế toán và những hàm ý của nó đối với chất lượng thông tin kế toán”. Mục tiêu của nghiên cứu này là để xác định ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức (cam kết quản lý, văn hóa tổ chức và cơ cấu tổ chức) đến chất lượng của hệ thống TTKT và những tác động của nó đến chất lượng của TTKT. Các đối tượng tham gia trong nghiên cứu này là các nhân viên kế toán của 33 hợp tác xã ở Bandung, Indonesia. Nghiên cứu đã tóm tắt một số quan điểm về chất lượng TTKT của một số tác giả khác. Theo Baltzan (2012) thông tin được coi là đạt yêu cầu về chất lượng nếu có đủ các yếu tố: chính xác, đầy đủ, phù hợp, kịp thời và độc đáo. Theo Gelinas và cộng sự (2012), thông tin có chất lượng khi cung cấp cho lợi ích cho các nhà quản trị, người sử dụng ra quyết định. Người sử dụng có tiêu chí cụ thể đối với chất lượng của thông tin để xác định chất lượng của các quyết định bằng cách cung cấp thêm sự nhấn mạnh về sự liên quan, kịp thời, tính chính xác và đầy đủ. Chất lượng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2