intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI ​tại các nước đang phát triển khu vực Châu Á và Châu Ph

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm khám phá các nhân tố tác động tới dòng vốn FDI vào 25 nước đang phát triển thuộc khu vực châu Á và châu Phi trong khoảng thời gian 14 năm từ năm 1998 – 2011. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI ​tại các nước đang phát triển khu vực Châu Á và Châu Ph

  1. 1 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DÒNG VỐN FDI TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN KHU VỰC CHÂU Á VÀ CHÂU PHI Tóm tắt Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn FDI tại các nước đang phát triển khu vực châu Á và châu Phi. Kết quả nghiên cứu cho thấy: qui mô thị trường, tốc độ tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại, tính kinh tế nhờ liên kết có tương quan dương với FDI. Trong khi đó, độ biến động tỷ giá, lạm phát và nợ nước ngoài có tương quan âm với FDI. Nhân tố mới KOPEN khi đưa vào mô hình có ý nghĩa thống kê, hệ số KOPEN càng cao hàm ý rằng quốc gia đó càng thu hút nhiều vốn FDI hơn. Trong nhóm biến độc lập: biến chi phí lao động có tương quan âm với FDI do một phần ngoài giá nhân công rẻ, nhà đầu tư nước ngoài còn hướng đến lực lượng lao động chất lượng cao. Ngoài ra, nguồn tài nguyên dồi dào, hệ thống pháp luật hiệu quả cũng là điểm thu hút nhà đầu tư. Riêng thị trường tài chính càng phát triển, lượng vốn nội địa tài trợ cho nền kinh tế càng dồi dào khi đó vốn FDI sẽ không được khuyến khích nhiều ở quốc gia đó.
  2. 2 1. Giới thiệu 1.1 Xu hướng chung của dòng vốn FDI Từ khi xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào khoảng thế kỷ thứ 19 đến nay, hoạt động đầu tư nước ngoài có những biến đổi sâu sắc. Xu hướng chung là ngày càng tăng lên về số lượng, quy mô, hình thức, thị trường, lĩnh vực đầu tư và thể hiện vị trí, vai trò ngày càng to lớn trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Tổng số vốn lưu chuyển quốc tế trong những năm gần đây tăng mạnh, khoảng 20-30% một năm, nhưng chủ yếu tập trung vào các nước công nghiệp phát triển. Điều đó phản ánh xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế phát triển mạnh mẽ, các nước ngày càng phụ thuộclẫn nhau và tham gia tích cực hơn vào các quá trình liên kết và hợp tác quốc tế. Một đặc trưng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hiện nay là có sự tham gia ngày càng nhiều của các công ty xuyên quốc gia. Các công ty xuyên quốc gia thường dựa vào chiến lược phát triển cạnh tranh độc quyền và lợi thế của họ ở các nước đang phát triển để tiến hành hoạt động FDI. Các công ty xuyên quốc gia kiểm soát 90% vốn FDI trên thế giới. Ngoài ra, toàn cầu hóa cũng là một nguyên nhân thúc đẩy FDI của các công ty xuyên quốc gia, nó làm tăng thêm khả năng tương tác quốc tế và tính cạnh tranh của các chủ đầu tư và nó cũng là đối tượng cạnh tranh chủ yếu của các nước đang phát triển, sự ảnh hưởng của các công ty xuyên quốc gia được thể hiện ở sự gia tăng về lượng vốn FDI trên thế giới. Điều này đặt ra cho các nước đang phát triển một vấn đề khó là cần chú trọng vào thu hút FDI của các công ty xuyên quốc gia.
  3. 3 Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), World Investment Report, 2012 nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng trưởng 16% trong năm 2011 bất chấp ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu giai đoạn 2008 – 2009 và tình hình khủng hoảng nợ công. Từ đầu những năm 1990, sự bùng nổ dòng vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang hướng đến một địa điểm đầu tư hứa hẹn nhiều tiềm năng đem lại lợi nhuận cao. Năm 2011, lượng vốn FDI vào các nước phát triển tăng vọt và đạt 748 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2010 trong khi đó tại các nước đang phát triển đạt 684 tỷ USD, chiếm gần một nửa lượng vốn FDI toàn cầu và các nền kinh tế chuyển đổi chiếm 6%. Sự gia tăng này tập trung chủ yếu vào các nước Châu Á (10%); Châu Mỹ Latin và vùng Caribe (16%) và các nền kinh tế chuyển đổi (25%). Ngược lại, khu vực Châu Phi ghi nhận sự sụt giảm dòng vốn FDI trong 3 năm liên tiếp: 2009, 2010 và 2011.
  4. 4 BẢNG 1.1: LƯỢNG VỐN FDI TOÀN CẦU VÀ CÁC KHU VỰC (Đơn vị tính: tỷ USD và %) Nguồn: UNCTAD FDI-TNC-GVC Information System, FDI database (www.unctad.org/fdistatistics)
  5. 5 BIỂU ĐỒ 1.1: LƯỢNG VỐN FDI TOÀN CẦU VÀ CÁC NHÓM NỀN KINH TẾ (Đơn vị tính: triệu USD) 2,500,000 2,000,000 Toàn thế giới 1,500,000 Nước đang phát triển Nền kinh tế chuyển đổi 1,000,000 Nước phát triển 500,000 - 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Nguồn: UNCTAD FDI-TNC-GVC Information System, FDI database (www.unctad.org/fdistatistics)
  6. 6 BIỂU ĐỒ 1.2: LƯỢNG VỐN FDI TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC KHU VỰC (Đơn vị tính: triệu USD) 800,000 700,000 Nước đang phát triển 600,000 Khu vực châu Phi 500,000 Khu vực châu Mỹ 400,000 Khu vực châu Á 300,000 Khu vực châu Đại Dương 200,000 100,000 - 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Nguồn: UNCTAD FDI-TNC-GVC Information System, FDI database (www.unctad.org/fdistatistics)
  7. 7 Năm 2012, lượng vốn FDI toàn cầu bất ngờ sụt giảm 18% tương đương 1.35 ngàn tỷ USD so với năm trước đó. Nguyên nhân: sự phục hồi của các nền kinh tế sau khủng hoảng kéo dài hơn dự kiến và chính sách vĩ mô bất ổn. Năm 2012 cũng là năm đầu tiên ghi nhận các nước đang phát triển tiếp nhận nhiều vốn FDI hơn các nước phát triển. Trong đó, tại khu vực Châu Á tuy sụt giảm khoảng 6.7% nhưng tính chung toàn khu vực thì châu Á chiếm 58% lượng vốn FDI vào các nước đang phát triển trong khi đó khu vực châu Mỹ giảm nhẹ 2.2%. Riêng Châu Phi ngược lại với xu hướng chung của toàn thế giới. Năm 2012, lượng vốn FDI tại Châu Phi tăng 5.1% so với năm 2011. Theo dự báo của UNCTAD, FDI năm 2013 có thể tăng nhẹ so với năm 2012 đạt 1.45 ngàn tỷ USD; năm 2014 là 1.6 ngàn tỷ USD; năm 2015 là 1.8 ngàn tỷ USD. Tuy vậy, kịch bản tăng trưởng FDI này có thể gặp nhiều rủi ro, như sự yếu kém về cơ cấu trong hệ thống tài chính toàn cầu, khả năng xấu đi của kinh tế vĩ mô và sự không ổn định về chính sách - những yếu tố có thể làm suy yếu niềm tin của nhà đầu tư.
  8. 8 BIỂU ĐỒ 1.3: TOP 20 NƯỚC THU HÚT VỐN FDI NHIỀU NHẤT THẾ GIỚI (Đơn vị tính: Tỷ USD) Nguồn: UNCTAD FDI-TNC-GVC Information System, FDI database (www.unctad.org/fdistatistics)
  9. 9 Cũng theo UNCTAD, FDI có xu hướng chuyển dịch giữa các châu lục và các nền kinh tế, trong đó các nước đang phát triển tiếp tục hấp dẫn nguồn vốn này. Ví dụ tại châu Á, nếu năm 2013, 5 nền kinh tế đứng đầu về thu hút FDI là Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Indonesia và Malaysia thì năm nay FDI có xu hướng dịch chuyển sang Campuchia, Myanmar và một số nền kinh tế khác. Về việc vốn FDI dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc, UNCTAD cho rằng xu hướng này là do một số chỉ số của nền kinh tế này đã biến động. Mới đây, Bank of America và JPMorgan đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2013 của quốc gia đông dân nhất thế giới này xuống còn 7,6%, sau khi sản xuất công nghiệp và đầu tư các tháng đầu năm tăng chậm hơn dự báo. Chi phí nhân công tăng cũng làm giảm lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc.
  10. 10 1.2 Lý do chọn đề tài Câu hỏi làm thế nào thu hút được vốn FDI nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà kinh tế và người làm chính sách bởi với quan điểm FDI góp phần tăng trưởng kinh tế thông qua việc bổ sung nguồn vốn trong nước, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật hiện đại, trình độ chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến cho nước tiếp nhận đầu tư. Thực tế cũng cho thấy, các nước có tốc độ tăng trưởng nhanh tiếp nhận nguồn vốn FDI nhiều hơn và ngược lại. Một mặt, FDI bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế, làm tăng cầu các yếu tố sản xuất như: lao động, nguyên vật liệu đầu vào… góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ dân cư. Thêm vào đó, qua các hình thức đầu tư này, tại nước tiếp nhận đầu tư hình thành một hệ thống doanh nghiệp có vốn nước ngoài làm đa dạng hóa các thành phần kinh tế, thúc đẩy khả năng cạnh tranh của các thành phần kinh tế khác để tạo ra các sản phẩm chất lượng tốt hơn trong khi giá thành hạ từ đó làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng cung về sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ. Vì vậy, các nước đang phát triển với nhu cầu đầu tư cao để đạt được mục tiêu tăng trưởng ngày càng cạnh tranh để thu hút được nhiều nguồn vốn FDI hơn nữa. Chủ đề khám phá các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển đã được trình bày trong nhiều bài nghiên cứu. Mottaleb và Kalirajan (2010) làm nghiên cứu thực nghiệm trên mẫu 68 nước có thu nhập thấp và trung bình từ năm 2000 – 2007 cho thấy các nước với GDP lớn, tốc độ tăng trưởng GDP cao, ngoại thương phát triển cùng môi trường kinh doanh tốt dễ dàng thu hút FDI hơn. Một vài bài nghiên cứu khác chia mẫu theo từng khu vực địa lý: Nikolaos Antonakakis và Gabriele Tondl (2011) với khu vực các
  11. 11 nước OECD, George Owusu-Antwi và cộng sự (2012) với các nước châu Phi, Alan A. Bevan và Saul Estrin (2000) với các nước Trung và Đông Âu, T.Bhavan và cộng sự (2011) với các nước châu Á. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu đều khảo sát trên số lượng quan sát tương đối nhỏ và các nghiên cứu đưa tất cả các nhân tố vào mô hình mà không phân chia thành nhóm nhân tố vĩ mô sau đó lần lượt đưa các nhân tố định tính/thể chế vào mô hình để xem xét. Đồng thời, cũng chưa có bài nghiên cứu nào tập trung riêng vào mẫu thuộc khu vực châu Á và châu Phi để xem xét. Do đó, để khắc phục một số hạn chế như trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển khu vực châu Á và châu Phi”. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm khám phá các nhân tố tác động tới dòng vốn FDI vào 25 nước đang phát triển thuộc khu vực châu Á và châu Phi trong khoảng thời gian 14 năm từ năm 1998 – 2011. 1.4 Điểm mới của bài nghiên cứu Bộ ba bất khả thi là một trong những lý thuyết rất quan trọng của tài chính quốc tế, được phát triển dựa trên những ý tưởng của Robert Mundell và Marcus Fleming vào thập niên 1960. Hai ông đã xây dựng lý thuyết “Bộ ba bất khả thi”, phát biểu như một định đề: một quốc gia không thể đồng thời đạt được tỷ giá cố định, hội nhập tài chính và độc lập tiền tệ. Trong đó: Độc lập tiền tệ là sử dụng chính sách tiền tệ để ổn định nền kinh tế, thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát. Ngân hàng trung
  12. 12 ương có thể tăng cung tiền và giảm lãi suất khi nền kinh tế suy thoái và giảm cung tiền, tăng lãi suất khi nền kinh tế phát triển quá nóng. Hội nhập tài chính nghĩa là dòng vốn được tự do ra vào nền kinh tế. Việc này cho phép công dân của nước đó đa dạng hóa tài sản bằng cách đầu tư ra nước ngoài. Nó cũng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đem theo các nguồn lực, kinh nghiệm, chuyên môn để đầu tư vào nước đó. Duy trì tỷ giá ổn định giúp tạo ra cái neo danh nghĩa để chính phủ tiến hành các biện pháp ổn định giá cả. Cái neo này làm cho nhận thức của nhà đầu tư đối với rủi ro của nền kinh tế giảm đi, làm tăng thêm niềm tin của công chúng vào đồng nội tệ. Tất cả giúp làm cho môi trường đầu tư tốt hơn. Aizenman, Chinn và Ito (2008) đã chỉ ra rằng chính phủ các nước đang phát triển trong việc lựa chọn mẫu hình bộ ba bất khả thi là hướng tới trạng thái trung gian giữa ba chính sách mục tiêu: hội nhập tài chính nhưng không quên kiểm soát vốn, độc lập tiền tệ vừa phải, và cơ chế tỷ giá biến động trong một biên độ mục tiêu cho phép bằng cách tăng cường kho dự trữ ngoại hối như một công cụ để quản lý tỷ giá. Ba ông cũng đã giới thiệu thước đo bộ ba bất khả thi từ đó đưa ra bộ chỉ số "Trilemma Indexes". Trong đó, tác giả đã sử dụng dữ liệu của chỉ số mức độ hội nhập tài chính - KOPEN để phục vụ cho mục đích nghiên cứu tác động của chỉ số này có gây ra tác động lấn át một hoặc một số nhân tố kinh tế vĩ mô khác hay không.
  13. 13 1.5 Tổng quát nội dung bài nghiên cứu Bài nghiên cứu tiếp theo sẽ bao gồm các nội dung sau: Phần 2: Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây Phần 3: Phương pháp nghiên cứu Phần 4: Kết quả nghiên cứu Phần 5: Kết luận
  14. 14 2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây 2.1 Những nghiên cứu về mặt lý thuyết Vấn đề liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm và có rất nhiều lý thuyết nghiên cứu tập trung vào chủ đề này, trong đó các lý thuyết hầu như tập trung phát triển từ nền tảng lý thuyết của S. Hymer, R.Vernon và J. Dunning. Các nhà kinh tế đều tin rằng, FDI là một nhân tố quan trọng trong việc thúc đầy tăng trưởng kinh tế tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Stephen H. Hymes (1960) là nhà kinh tế đầu tiên phát triển lý thuyết về công ty đa quốc gia. Các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất đai,chính trị) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên. Những công ty đa quốc gia thường có lợi thế lớn về vốn và công nghệ đầu tư ra các nước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường là thị trường tiêu thụ tiềm năng. Raymond Vernon (1966) nghiên cứu đầu tư trực tiếp của các công ty Mỹ vào các nước Đông Âu sau thế chiến thứ hai trong ngành sản xuất công nghiệp trong khoảng thời gian từ 1950 - 1970. Qua thời gian, Mỹ đã trở thành nước nhập khẩu chính của nhiều hàng hóa mà trước đây nó đã từng sản xuất, phát triển và xuất khẩu. Vernon dựa vào bốn giai đoạn trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm 3 giai đoạn: (1) Giai đoạn phát
  15. 15 minh và giới thiệu; (2) Giai đoạn phát triển qui trình và đi tới chín muồi; (3) Giai đoạn chín muồi hay được tiêu chuẩn hoá. Trong giai đoạn đầu, các sản phẩm mới tung ra thị trường vẫn còn đang dần được hoàn thiện, nên doanh số tăng trưởng chậm, chưa có lợi nhuận vì phải tốn chi phí nhiều cho việc giới thiệu sản phẩm ra thị trường. Tiếp theo, trong giai đoạn tăng trưởng, sản phẩm được thị trường tiếp nhận nhanh chóng và sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn. Do đó các công ty đa quốc gia của Mỹ tại nước ngoài có cơ hội xuất khẩu các sản phẩm này ngược trở lại thị trường Mỹ. Tóm lại, có thể thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn thứ hai của một chu kỳ kinh doanh. John Harry Dunning (1977) nghiên cứu các công ty đa quốc gia tiến hành đầu tư ra nước ngoài khi họ sở hữu một số lợi thế nhất định để có thể cạnh tranh với các công ty sản xuất trong nước như: (i) Lợi thế sở hữu: Lợi thế sở hữu có được vì các công ty đa quốc gia là chủ sở hữu của vốn tri thức bao gồm nguồn nhân lực, quyền sở hữu tài sản trí tuệ, bí quyết sản xuất, bí quyết công nghệ và các tài sản marketing khác như nhãn hiệu, thương hiệu, uy tín của hãng trên thị trường quốc tế... So với các loại vốn vật chất khác như thiết bị, máy móc, vốn tri thức có tính linh hoạt cao hơn và có thể di chuyển dễ dàng hơn giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, với những yếu tố đặc trưng như trên, vốn tri thức có thể cùng một thời điểm được sử dụng như đầu vào tại
  16. 16 nhiều địa điểm khác nhau. Chính vì vậy, một công ty đa quốc gia có thể tương đối dễ dàng xuất khẩu vốn tri thức của họ sang các quốc gia khác với lợi thế cạnh tranh đáng kể là chi phí thấp. (ii) Lợi thế vị trí: liên quan đến chi phí giao dịch giữa hai quốc gia. Nếu chi phí giao dịch là đáng kể, công ty đa quốc gia sẽ lựa chọn phương án đặt nhà máy sản xuất của họ ở nước ngoài thay vì sản xuất trong nước và xuất khẩu để thỏa mãn thị trường nước ngoài. Khi đó, công ty đa quốc gia sẽ thực hiện quyết định đầu tư theo chiều ngang, sản xuất ở thị trường nước sở tại những sản phẩm tương tự như sản xuất trong nước. Ngược lại, khi chi phí giao dịch thấp, công ty đa quốc gia có thể lựa chọn phương án phân tán chuỗi giá trị sản xuất của họ thành nhiều mắt xích riêng lẻ và phân bổ hoạt động sản xuất các mắt xích đó tại nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới - đầu tư theo chiều dọc. (iii) Lợi thế nội bộ hóa tài sản tri thức: nhằm ngăn chặn đánh cắp hay học hỏi bí quyết công nghệ, các công ty đa quốc gia thường tập trung hóa những tài sản tri thức này và chỉ mang đến thị trường quốc gia sở tại những hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ ở mức độ đơn giản và chỉ sử dụng một phần của những tài sản tri thức mà họ có. 2.2 Những nghiên cứu về mặt thực nghiệm Các đặc điểm nào của quốc gia hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài? Để hiểu được điều này, cần tìm hiểu các động lực cơ bản để một công ty tiến hành đầu tư ra nước ngoài thay vì xuất khẩu hoặc thuê ngoài các công đoạn sản xuất ở nước ngoài. Căn cứ vào mục đích của việc đầu tư, có thể phân chia dòng vốn FDI thành ba loại cơ bản: (i) FDI nhằm tìm kiếm nguồn lực - Resource- seeking: Đầu tư nhằm khai thác các nguồn lực lao động rẻ hoặc giàu tài nguyên thiên nhiên, mà những nguồn lực này không có ở nước sở tại. Thông
  17. 17 thường các công ty đa quốc gia đầu tư vào các nước đang phát triển có tài nguyên dầu mỏ như ở Trung Đông hay ở Châu Phi có vàng, kim cương, ở Đông Nam Á có lao động rẻ. (ii) FDI tìm kiếm thị trường - Market-seeking: Đầu tư nhằm thâm nhập thị trường mới hoặc duy trì thị trường hiện có. (iii) FDI tìm kiếm hiệu quả - Effficiency-seeking: Đầu tư nhằm tăng cường hiệu quả bằng việc tận dụng lợi thế của tính kinh tế theo quy mô hay phạm vi, hoặc cả hai. Lý thuyết về FDI còn phân biệt giữa FDI theo chiều ngang và FDI theo chiều dọc. FDI theo chiều ngang là kết quả của quyết định đầu tư của các công ty đa quốc gia theo đó các công ty này thực hiện các hoạt động sản xuất hay cung cấp dịch vụ giống nhau ở nhiều địa điểm khác nhau. FDI theo chiều dọc là kết quả của quyết định đầu tư trong đó các công ty đa quốc gia chia nhỏ chuỗi giá trị của họ thành những công đoạn sản xuất, cung cấp dịch vụ riêng biệt và lựa chọn các địa điểm khác nhau để thực hiện một hay một số mắt xích trong chuỗi giá trị đó. Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra các đặc điểm ảnh hưởng đến việc thu hút loại FDI như: qui mô thị trường, chi phí lao động rẻ, tài nguyên thiên nhiên…Tùy theo nguồn lực của từng nước mà dòng vốn FDI sẽ đi vào nước đó theo từng mục đích như trên. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, vẫn có thêm nhiều nhân tố khác ngoài các nhân tố trên góp phần thu hút vốn FDI vào các quốc gia. James P. Walsh và Jiangyan Yu (2010) tiếp cận đề tài các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI với góc độ phân chia vốn FDI thành ba nhóm ngành chính: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Các nhân tố bao gồm nhóm nhân tố vĩ mô: Độ mở thương mại, tỷ giá hối đoái thực, tốc độ tăng trưởng GDP,
  18. 18 tính kinh tế nhờ liên kết (1), lạm phát, GDP bình quân đầu người và nhóm nhân tố định tính: Lao động, độc lập về chính trị, sự hiệu quả của hệ thống tài chính, độ sâu tài chính, cơ sở hạ tầng, giáo dục bậc tiểu học, trung học và phổ thông. Nghiên cứu trên mẫu gồm 27 nước phát triển và nhóm nền kinh tế mới nổi trong khoảng thời gian từ 1985 – 2008 sử dụng mô hình GMM cho kết quả: FDI theo nhóm ngành nông nghiệp ít chịu tác động của các nhân tố trong khi FDI theo nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố theo hướng khác nhau tùy thuộc vào thu nhập của quốc gia đó và tỷ giá hối đoái cũng như chỉ số phát triển (độ sâu thị trường tài chính, giáo dục) và nhân tố thuộc về thể chế (sự độc lập về chính trị và độ co giãn của thị trường lao động). Ngoài ra, tác động của các nhân tố cũng có sự khác biệt giữa nhóm nước phát triển và nhóm nền kinh tế mới nổi. Sau khảo sát tại 57 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trong 10 năm 2000 – 2009, Hussain và Kimuli (2012) sử dụng phương pháp OLS, 2 SLS với mô hình nghiên cứu như sau: FDIit = β0 + β1marketsizeit + β2infit + β3tariffit + β4educit + β5(M2/GDP)it + α1Si + α2Tt + eit Trong đó: FDIit: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tính trên % của GDP của nước thứ i tại năm t. Marketsizeit: GDP bình quân đầu người của nước thứ i tại năm t. infit: Tỷ lệ lạm phát của nước thứ i tại năm t.
  19. 19 tariffit: Thuế nhập khẩu của nước thứ i tại năm t. educit: Tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở của nước thứ i tại năm t. M2/GDP it: Tỷ lệ M2/GDP đại diện cho sự phát triển thị trường tài chính của nước thứ i tại năm t. Si và Tt: tương ứng là đặc trưng riêng có của từng quốc gia và tính bất biến theo thời gian của dữ liệu. Kết quả nghiên cứu phát hiện nhân tố qui mô thị trường là nhân tố quan trọng nhất trong các nhân tố như: môi trường vĩ mô ổn định, giáo dục, lực lượng lao động và sự phát triển của hệ thống tài chính. Mẫu nghiên cứu thu thập từ hạ Sahara Châu Phi, Đông Âu, Châu Á và Châu Mỹ Latin. Một nghiên cứu khác cũng đồng quan điểm nhân tố qui mô thị trường là quan trọng nhất là Khachoo và Khan (2012). Sử dụng dữ liệu bảng gồm 32 nước đang phát triển trong khoảng thời gian 1982 – 2008 với mô hình nghiên cứu như sau: Trong đó: FDIit: được lấy là giá trị vốn đầu tư nước ngoài đi vào một quốc gia, tính trên đơn vị tiền US$. GDPit: GDP của nước thứ i tại năm t, tính trên đơn vị tiền US$. trit: Dự trữ của nước thứ i tại năm t, tính trên đơn vị tiền US$.
  20. 20 pcit: Mức tiêu thụ điện năng của nước thứ i tại năm t, đại diện cho chất lượng cơ sở hạ tầng, tính trên đơn vị kWh/đầu người. wgrit: Chi phí lao động của nước thứ i tại năm t, tính trên đơn vị tiền US$. Opnit: Độ mở thương mại của nước thứ i tại năm t, tính trên đơn vị tiền US$. Sử dụng mô hình FMOLS cho kết quả qui mô thị trường, dự trữ, cơ sở hạ tầng và chi phí lao động là các nhân tố chính tác động đến biến phụ thuộc là FDI. Sự ổn định về kinh tế và chính trị - xã hội là điều kiện tiên quyết nhằm giảm thiểu những rủi ro kinh tế chính trị của vốn FDI vượt khỏi sự kiểm soát của chủ đầu tư nước ngoài. Những bất ổn định kinh tế chính trị không chỉ làm cho dòng vốn này bị chững lại, thu hẹp, mà còn làm cho dòng vốn từ trong nước chảy ngược ra ngoài, tìm đến những nơi "trú ẩn" mới an toàn và hấp dẫn hơn. Điều kiện này không chỉ bao gồm các yêu cầu về duy trì sự ổn định phát triển kinh tế và trật tự xã hội cần thiết cho sự vận hành bình thường của đất nước, sự hoàn chỉnh hữu hiệu và tính có thể dự báo được của hệ thống pháp luật đầu tư theo xu hướng ngày càng tiếp cận tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, mà còn phải duy trì được dư luận và tâm lý xã hội chung thuận lợi và ủng hộ các nhà đầu tư nước ngoài. Theo UNCTAD, World Development Report 2012, đây là năm thứ 3 liên tiếp sụt giảm dòng vốn FDI chảy vào các nước châu Phi, đặc biệt là khu vực Bắc Phi, trong đó Ai Cập và Libya, 2 địa điểm thu hút FDI nhất khu vực có mức độ bất ổn cao dẫn đến dòng vốn FDI sụt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2