intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

17
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn phân tích thực trạng, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của SCB dựa trên phương pháp phân tích định tính và định lượng nhằm tìm ra và đánh giá tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của SCB; từ đó thấy được những ưu, nhược điểm, vấn đề cần khắc phục và đưa ra khuyến nghị phù hợp đối với hoạt động quản lý điều hành của ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

  1. TRANG PHỤ BÌA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------------------- TRƯƠNG HUỲNH PHÚC CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn TRƯƠNG HUỲNH PHÚC
  3. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI........................................................................................................ 4 1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ......................................................................................................................................... 4 1.1.1. Ngân hàng thương mại ................................................................................. 4 1.1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 4 1.1.1.2. Đặc điểm ................................................................................................. 5 1.1.1.3. Chức năng ............................................................................................... 6 1.1.1.4. Vai trò ..................................................................................................... 6 1.1.2. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ....................................... 7 1.1.2.1. Nghiệp vụ Tài sản Nợ - Nghiệp vụ nguồn vốn ......................................... 7 1.1.2.2. Nghiệp vụ Tài sản Có - Nghiệp vụ sử dụng vốn....................................... 8 1.1.2.3. Nghiệp vụ trung gian ............................................................................... 9 1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ......................... 10 1.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ...... 10 1.2.2. Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ........................................................................................................... 12 1.2.2.1. Nhóm nhân tố bên ngoài........................................................................ 12 1.2.2.2. Nhóm nhân tố bên trong ........................................................................ 13 1.2.3. Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ........................................................................................................... 14 1.2.3.1. Phương pháp đánh giá truyền thống ..................................................... 14 1.2.3.2. Phương pháp đánh giá dựa trên mô hình CAMELS .............................. 18 1.2.3.3. Phương pháp phân tích hiệu quả biên ................................................... 21 1.2.3.4. Đề xuất mô hình phù hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn........................................................................... 24
  4. 1.2.4. Các mô hình định lượng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại .......................................................................... 24 1.2.4.1. Các mô hình định lượng được thực hiện trên thế giới ........................... 24 1.2.4.2. Các mô hình định lượng được thực hiện trong nước ............................. 27 1.2.4.3. Đề xuất mô hình định lượng phù hợp để thực hiện phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng TMCP Sài Gòn ........................... 28 Chương 2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN ............ 34 2.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn ....... 34 2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn giai đoạn 2008 - 2012.......................................................................................................... 35 2.2.1. Đánh giá vốn chủ sở hữu............................................................................ 35 2.2.2. Đánh giá chất lượng tài sản ........................................................................ 38 2.2.3. Đánh giá khả năng sinh lời......................................................................... 40 2.2.4. Đánh giá tính thanh khoản ......................................................................... 43 2.2.5. Đánh giá rủi ro ........................................................................................... 44 2.2.6. Đánh giá năng lực quản trị điều hành ......................................................... 45 2.2.7. Đánh giá nguồn nhân lực ........................................................................... 47 2.2.8. Đánh giá hoạt động kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và quản lý chất lượng . 49 2.3. Mô hình SCA phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn ..................................................................... 50 2.3.1. Mô tả dữ liệu phân tích .............................................................................. 50 2.3.1.1. Nguồn dữ liệu ........................................................................................ 50 2.3.1.2. Mô tả các biến trong mô hình định lượng ............................................. 51 2.3.1.3. Mô tả dữ liệu các biến bằng phương pháp đồ thị ................................. 52 2.3.1.4. Mô tả dữ liệu các biến bằng phương pháp thống kê .............................. 57 2.3.1.5. Mô tả dữ liệu bằng cách sử dụng ma trận tương quan .......................... 58 2.3.1.6. Tính dừng của dữ liệu............................................................................ 59 2.3.2. Kết quả thực nghiệm mô hình hồi quy SCA .............................................. 61
  5. 2.3.2.1. Kết quả mô hình hồi quy SCA cơ bản .................................................... 61 2.3.2.2. Kết quả mô hình hồi quy SCA mở rộng - Chênh lệch cho vay-huy động ........................................................................................................................... 64 2.3.2.3. Kết quả mô hình hồi quy SCA mở rộng - Biến số kinh tế vĩ mô ............. 67 2.4. Đánh giá chung về thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Sài Gòn giai đoạn 2008-2012 ........................................................................ 68 2.4.1. Kết quả đánh giá rút ra từ việc phân tích mô hình CAMELS ..................... 68 2.4.1.1. Ưu điểm ................................................................................................. 68 2.4.1.2. Nhược điểm ........................................................................................... 69 2.4.2. Kết quả đánh giá rút ra từ việc phân tích mô hình định lượng SCA ........... 70 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN ................................................ 72 3.1. Định hướng phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020 ................................ 72 3.1.1. Định hướng phát triển Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ............................. 72 3.1.2. Định hướng phát triển các tổ chức tín dụng Việt Nam ............................... 73 3.2. Định hướng hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Sài Gòn đến năm 2016 ....................................................................................................................................... 75 3.2.1. Định hướng tổng quát đến năm 2016 ......................................................... 75 3.2.2. Định hướng mục tiêu cụ thể giai đoạn 2012-2016 ..................................... 75 3.2.2.1. Định hướng mục tiêu năm 2012 ............................................................ 75 3.2.2.2. Định hướng mục tiêu năm 2013 ............................................................ 76 3.2.2.3. Định hướng mục tiêu năm 2014 ............................................................ 76 3.2.2.4. Định hướng mục tiêu năm 2015 ............................................................ 77 3.2.2.5. Định hướng mục tiêu năm 2016 ............................................................ 77 3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn............................................................................................................ 78 3.3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn .................................................................................................... 78
  6. 3.3.1.1. Nâng cao năng lực tài chính thông qua các giải pháp tăng quy mô và tính bền vững của vốn chủ sở hữu ...................................................................... 78 3.3.1.2. Cải thiện chất lượng tài sản thông qua các giải pháp xử lý, thu hồi nợ xấu; tăng tính thanh khoản và cơ cấu lại danh mục tài sản có........................... 79 3.3.1.3. Cải thiện và nâng cao khả năng sinh lời thông qua các giải pháp tiết giảm chi phí và đa dạng hóa nguồn thu nhập .................................................... 81 3.3.1.4. Cải thiện và nâng cao tính thanh khoản thông qua các giải pháp tăng cường nguồn vốn huy động và cải thiện tính thanh khoản của tài sản ............... 82 3.3.1.5. Giảm thiểu rủi ro thông qua các giải pháp cơ cấu lại danh mục nguồn - sử dụng nguồn .................................................................................................... 83 3.3.1.6. Nâng cao năng lực quản trị điều hành thông qua các giải pháp xây dựng bộ máy điều hành năng động, sáng tạo, minh bạch nhằm nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp ........................................................................................ 84 3.3.1.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các giải pháp phát triển đội ngũ lãnh đạo cấp trung, cấp cao và đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp ......... 85 3.3.1.8. Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và quản lý chất lượng thông qua các giải pháp xây dựng hệ thống rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp, phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế............ 86 3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước .............................. 88 3.3.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ.................................................................. 88 3.3.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ................................ 88 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 91
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ tiếng Việt Viết đầy đủ tiếng Anh ALCO Hội đồng Quản lý tài sản nợ - có Asset Liability Committee BSC Thẻ điểm cân bằng Balanced Score Card KPI Chỉ số đánh giá thực hiện công việc Key Performance Indicators Capital - Asset - Management - CAMELS Mô hình phân tích CAMELS Earning - Liquidity - Sensitivity Mô hình phân tích thống kê SCA Statistical Cost Accounting chi phí kế toán OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất Ordinary Least Square DEA Phân tích bao dữ liệu Data Envelopment Analysis SFA Phân tích biến ngẫu nhiên Stochastic Frontier Appoach CAR Hệ số an toàn vốn tối thiểu Capital Adequacy Ratio EPS Lợi tức trên vốn cổ phần Earning per Share FLR Hệ số đòn bẩy tài chính Financial Leverage Ratio NIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên Net Interest Margin NOM Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên Net Non-interest Margin RFG Chênh lệch cho vay - huy động Retail Funding Gap ROA Tỷ suất sinh lời trên tài sản Return on Asset ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu Return on Equity CPI Chỉ số giá tiêu dùng Consumer Price Index GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product ECB Ngân hàng trung ương Châu Âu European Central Bank IMF Quỹ tiền tệ quốc tế International Monetary Fund Cục Quản lý các tổ hợp tín dụng National Credit Union NCUA Hoa Kỳ Administration MIS Hệ thống thông tin quản lý Management Information System
  8. Viết tắt Viết đầy đủ tiếng Việt Viết đầy đủ tiếng Anh SCB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Sai Gon Commercial Bank Bài kiểm tra Tiếng Anh giao tiếp The Test of English for TOEIC quốc tế International Communication Công ty Quản lý nợ và Khai thác Vietnam Asset Management VAMC tài sản Việt Nam Company WB Ngân hàng thế giới World Bank CBNV Cán bộ nhân viên NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần TCTD Tổ chức tín dụng CP Chi phí DPRR Dự phòng rủi ro LN Lợi nhuận TN Thu nhập TSC Tài sản có TSCĐ Tài sản cố định TSN Tài sản nợ TTS Tổng tài sản VCSH Vốn chủ sở hữu
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thông tin hoạt động của SCB tại thời điểm hợp nhất (đầu ngày 01/01/2012) ............................................................................................................. 34 Bảng 2.2: Các chỉ số tài chính đánh giá VCSH ....................................................... 35 Bảng 2.3: Các chỉ số tài chính đánh giá chất lượng tài sản...................................... 38 Bảng 2.4: Các chỉ số tài chính đánh giá khả năng sinh lời ...................................... 40 Bảng 2.5: Các chỉ tiêu tài chính đánh giá tính thanh khoản ..................................... 43 Bảng 2.6: Cơ cấu bộ máy quản trị điều hành cấp cao SCB cuối năm 2012 ............. 46 Bảng 2.7: Cơ cấu nhân sự SCB phân theo trình độ ................................................. 48 Bảng 2.8: Chi tiết các biến được sử dụng trong mô hình SCA ................................ 51 Bảng 2.9: Giá trị các đại lượng thống kê mô tả ....................................................... 57 Bảng 2.10: Ma trận tương quan từng phần giữa các biến trong mô hình SCA (cơ bản) ......................................................................................................................... 59 Bảng 2.11: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF ............................................... 61 Bảng 2.12: Kết quả hồi quy OLS theo mô hình SCA cơ bản .................................. 62 Bảng 2.13: Kết quả hồi quy OLS mô hình SCA mở rộng - Chênh lệch cho vay-huy động ........................................................................................................................ 66 Bảng 2.14: Kết quả hồi quy OLS theo mô hình SCA mở rộng - Các biến số kinh tế vĩ mô ...................................................................................................................... 68
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: VCSH và hệ số đòn bẩy tài chính ............................................................ 37 Hình 2.2: VCSH, hệ số đảm bảo tiền gửi và CAR................................................... 37 Hình 2.3: Cơ cấu TSC sinh lời và TSC không sinh lời ............................................ 39 Hình 2.4: Chất lượng tín dụng ................................................................................. 39 Hình 2.5: Thu nhập lãi thuần ................................................................................... 42 Hình 2.6: Thu nhập ngoài lãi (thuần)....................................................................... 42 Hình 2.7: Lợi nhuận trước thuế ............................................................................... 42 Hình 2.8: Lợi nhuận sau thuế và EPS ...................................................................... 42 Hình 2.9: Các chỉ số khả năng sinh lời .................................................................... 42 Hình 2.10: Tỷ trọng TS thanh khoản trong TTS ...................................................... 44 Hình 2.11: Khả năng đảm bảo của TS thanh khoản đối với tiền gửi ....................... 44 Hình 2.12: Sơ đồ tổ chức SCB cuối năm 2012 ........................................................ 47 Hình 2.13: Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB trong giai đoạn 2008-2011 ..... 53 Hình 2.14: Cơ cấu Tài sản có của SCB trong giai đoạn 2008-2011 ........................ 55 Hình 2.15: Cơ cấu Tài sản nợ của SCB trong giai đoạn 2008-2011 ........................ 56 Hình 2.16: Tốc độ tăng trưởng GDP và CPI của Việt Nam giai đoạn 2008-2011 ... 57
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Tốc độ toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại nhanh chóng trong những năm vừa qua đã tạo ra nhiều áp lực cho thị trường tài chính, đặc biệt là các ngân hàng. Mặt khác, với tình hình kinh tế nhiều biến động trong thời gian qua, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở tăng cường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng cũng được đặt lên hàng đầu, đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Một số nghiên cứu trong nước gần đây đã quan tâm nhiều hơn đến việc đánh giá và phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM). Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức đánh giá hiệu quả hoạt động theo phương pháp phân tích định tính, số lượng các nghiên cứu định lượng còn hiếm và khá đơn giản với nguồn dữ liệu và thông tin còn rất hạn chế. Xuất phát từ những đòi hỏi mang tính lý luận và thực tiễn như trên, với mong muốn tìm hiểu, đánh giá và phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng nhằm đưa ra những khuyến nghị, chính sách quản lý tài chính phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), tôi đề xuất nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn “Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn - Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động và hiệu quả hoạt động của NHTM. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM và các mô hình phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. - Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của SCB và làm rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của SCB trong thời gian 2008-2012 dựa trên cơ sở mô hình phân tích định lượng.
  12. 2 - Đề xuất một số giải pháp mang tính vi mô và vĩ mô nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của SCB trong thời gian sắp tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiệu quả hoạt động của SCB. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động là một phạm trù khá rộng, với nhiều cách thức và chỉ tiêu đánh giá khác nhau. Do đó, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh theo quan điểm khả năng biến đổi các yếu tố đầu vào thành các đầu ra mà cụ thể đầu ra là lợi nhuận hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở các mô hình phân tích định lượng, đề tài sẽ xác định và đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến yếu tố hiệu quả này của ngân hàng. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hiệu quả hoạt động kinh doanh tại một NHTM cụ thể là Ngân hàng TMCP Sài Gòn - SCB trong khoảng thời gian 2008- 2012. Tuy nhiên, riêng mô hình định lượng chỉ nghiên cứu tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2008- 2011, vì đây là giai đoạn SCB hoạt động tương đối ổn định, nguồn số liệu đảm bảo tính đồng bộ, đáng tin cậy, giúp phản ánh trung thực nhất hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.1 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp phân tích định lượng trên cơ sở các chỉ tiêu trong mô hình CAMELS và mô hình kinh tế lượng với hướng tiếp cận Thống kê chi phí kế toán SCA (Statistical Cost Accounting Model). Cụ thể: - Nghiên cứu định tính nhằm đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh SCB thông qua việc phân tích các chỉ tiêu trong mô hình CAMELS: Capital (Khả năng về vốn), Asset (Chất lượng tài sản), Management (Khả 1 Vào thời điểm 01/01/2012, SCB thực hiện hợp nhất tự nguyện với 2 ngân hàng khác là Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng TMCP Đệ Nhất, số liệu từ thời điểm này trở về sau là số liệu hợp nhất của 03 ngân hàng, không đồng nhất với giai đoạn trước của SCB.
  13. 3 năng quản trị điều hành), Earning (Khả năng sinh lời), Liquidity (Thanh khoản) và Sensitivity (Độ nhạy cảm đối với các biến động thị trường). - Nghiên cứu định lượng thông qua mô hình kinh tế lượng với hướng tiếp cận Thống kê chi phí kế toán (Statistical Cost Accounting Model - SCA): Mô hình thống kê chi phí kế toán giả định rằng tỷ suất lợi nhuận biên trên tài sản là đồng biến và thay đổi tùy theo từng loại Tài sản Có (TSC), đồng thời nghịch biến và thay đổi tùy theo từng loại Tài sản Nợ (TSN). Mở rộng mô hình cơ bản, một số nhân tố khác được thêm vào như tăng trưởng kinh tế, lạm phát,… Nguồn số liệu được sử dụng trong đề tài là dựa trên cơ sở dữ liệu từ báo cáo tài chính của SCB (bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) và dữ liệu về các biến số kinh tế vĩ mô được thu thập từ nguồn dữ liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa khoa học: Hoàn thiện, bổ sung cơ sở lý luận về phương pháp nghiên cứu và các mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM (sử dụng kết hợp giữa CAMELS và SCA) trên cơ sở kết hợp, bổ sung hai mô hình trên trong điều kiện ứng dụng tại một NHTM cụ thể tại Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn: Phân tích thực trạng, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của SCB dựa trên phương pháp phân tích định tính và định lượng nhằm tìm ra và đánh giá tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của SCB; từ đó thấy được những ưu, nhược điểm, vấn đề cần khắc phục và đưa ra khuyến nghị phù hợp đối với hoạt động quản lý điều hành của ngân hàng. 6. Bố cục của luận văn - Chương 1: Lý luận về hiệu quả hoạt động của NHTM. - Chương 2: Thực trạng và phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn. - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
  14. 4 Chương 1. LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 1.1.1. Ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm NHTM là một định chế tài chính xuất hiện từ rất lâu đời và phát triển gắn liền với nền kinh tế thị trường. Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh và theo hướng mở rộng của thị trường tài chính, các NHTM đã và đang có những bước tiến nhảy vọt, hình thành mạng lưới rộng khắp toàn cầu, ngày càng phát huy vai trò là kênh chu chuyển vốn quan trọng và là trung gian cung cấp các dịch vụ tài chính ngày càng đa dạng. Có thể nói, ở đâu có một hệ thống ngân hàng vững mạnh và hoạt động hiệu quả, thì nơi đó có các hoạt động kinh tế - xã hội phát triển ở mức cao và ngược lại. Tùy theo đặc thù từng quốc gia, từng tư tưởng kinh tế và từng giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế hàng hóa mà khái niệm về NHTM được nhìn nhận dưới nhiều góc độ và quan điểm khác nhau. Có thể dẫn ra một vài quan niệm sau đây về NHTM: Theo Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi chủ yếu dưới dạng không kỳ hạn hoặc tiền gửi được rút ra với một thông báo ngắn hạn (tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm). Trong đó, các NHTM chỉ tham gia vào các hoạt động nhận tiền gửi, cho vay ngắn hạn và trung dài hạn; Ngân hàng đầu tư hoạt động buôn bán chứng khoán và bảo lãnh phát hành; Ngân hàng nhà ở cung cấp tài chính cho lĩnh vực phát triển nhà ở và nhiều loại ngân hàng khác nữa. Tại Mỹ, NHTM là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, chuyên cung cấp các dịch vụ về tài chính như nhận tiền gửi, chuyển tiền, thanh toán, cho vay, đầu tư, đổi tiền, mua bán ngoại hối và các dịch vụ khác liên quan đến tiền như bảo quản, ủy thác, làm đại lý trong nước và quốc tế.
  15. 5 Tại Việt Nam, NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận (Điều 04, Luật các Tổ chức tín dụng, 2010). Dù có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm của NHTM tùy theo góc độ nhìn nhận, nhưng nhìn chung, tất cả các quan điểm trên đều nhất quán với nhau. Như vậy, có thể hiểu về NHTM với một khái niệm đơn giản như sau: NHTM là một tổ chức tài chính trung gian làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm và khu vực đầu tư. Hay nói cụ thể hơn, NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi từ các chủ thể trong nền kinh tế dưới nhiều hình thức; sau đó, thực hiện các nghiệp vụ cho vay và đầu tư vào các tài sản sinh lời khác; đồng thời thực hiện cung cấp các dịch vụ thanh toán, tài chính, nhằm mục tiêu lợi nhuận. 1.1.1.2. Đặc điểm Qua các khái niệm trên, có thể thấy NHTM có sự ảnh hưởng rộng khắp đối với từng chủ thể trong nền kinh tế nói riêng và toàn bộ các hoạt động kinh tế - xã hội nói chung. Để tạo nên sức ảnh hưởng to lớn đó, NHTM có những đặc điểm riêng có, nói khác hơn là những đặc thù, những khác biệt so với các tổ chức kinh tế khác trong nền kinh tế. Một số nét đặc thù nổi bật có thể được kể đến như sau: NHTM hoạt động trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, một lĩnh vực rất nhạy cảm, có tác động mạnh và trực tiếp đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Hơn nữa, hoạt động của NHTM là kinh doanh tiền tệ - một loại hàng hóa đặc biệt gắn liền với bản chất của nền kinh tế hàng hóa. Chính vì vậy, hoạt động của NHTM luôn được sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý, nhằm hạn chế nguy cơ khủng hoảng tài chính. Hoạt động của NHTM chủ yếu là kinh doanh “niềm tin”, ở đây là mức độ tín nhiệm và tin tưởng của khách hàng. Nhờ vậy, các NHTM có thể huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ công chúng để đem cho vay và đầu tư. Vì vậy, việc duy trì niềm tin của khách hàng đối với hoạt động của NHTM là việc sống còn, là cơ sở hình thành và duy trì các mối quan hệ tín dụng lâu dài trong nền kinh tế.
  16. 6 Hoạt động của NHTM tiềm ẩn rủi ro với mức độ cao hơn so với các tổ chức kinh tế khác. Các rủi ro này xuất hiện gắn liền với bản chất hoạt động của NHTM là kinh doanh tiền tệ, bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất,… Hoạt động của NHTM còn chịu tác động của các yếu tố rủi ro mang tính hệ thống và dễ lan truyền, xuất phát từ tính liên kết chặt chẽ của hệ thống NHTM. Điều này càng thể hiện rõ trong thực tế hiện nay, khi mà mức độ liên kết giữa các NHTM ngày càng cao, một sự đổ vỡ có thể dẫn đến sự sụp đổ của toàn hệ thống. 1.1.1.3. Chức năng Trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, NHTM thực hiện các chức năng cơ bản như sau: Chức năng trung gian tài chính được thực hiện thông qua cơ chế tập trung nguồn vốn nhàn rỗi từ các chủ thể của nền kinh tế (tổ chức, cá nhân); sau đó chuyển cho các chủ thể có nhu cầu về vốn. Ngoài ra, NHTM còn thực hiện các hoạt động đầu tư vào các tài sản sinh lời và cung ứng dịch vụ tài chính khác. Điều này giúp điều tiết hiệu quả nguồn vốn, gia tăng tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Chức năng trung gian thanh toán được thực hiện thông qua việc NHTM thay mặt khách hàng thanh toán, chi trả theo sự ủy nhiệm của khách hàng. Điều này mang lại sự tiện lợi cho khách hàng trong các hoạt động kinh tế, góp phần thu hút nguồn vốn nhàn rỗi (thông qua việc mở các tài khoản thanh toán). Chức năng tạo tiền được thể hiện thông qua việc hệ thống NHTM có khả năng tạo ra một lượng tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán lớn hơn gấp nhiều lần so với lượng tiền gửi ban đầu của khách hàng. Chức năng này được các cơ quan quản lý sử dụng như là một công cụ để thực hiện các chính sách quản lý và ổn định tiền tệ. 1.1.1.4. Vai trò Với những chức năng cơ bản đã nêu trên, NHTM thật sự là nhân tố không thể thiếu trong quá trình phát triển của kinh tế thị trường Việt Nam. Những tác động sâu rộng của hệ thống NHTM được thể hiện thông qua những vai trò chủ yếu sau đây:
  17. 7 - Thực hiện điều tiết nguồn vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nền kinh tế thông qua việc phân phối nguồn tài chính từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn. - Tạo điều kiện thúc đẩy thị trường tài chính phát triển thông qua các tác động vừa cạnh tranh, vừa tương hỗ với các thị trường tài chính khác (thị trường chứng khoán, thị trường thuê mua, bảo hiểm,…). - Là công cụ đắc lực thực hiện điều hành, quản lý vĩ mô nền kinh tế thông qua việc ngân hàng trung ương sử dụng NHTM như một kênh truyền tải và thực thi các công cụ của chính sách tiền tệ (dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở). 1.1.2. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Dựa trên 03 chức năng cơ bản của NHTM, có thể phân hoạt động kinh doanh của NHTM thành các nhóm nghiệp vụ cụ thể như sau: 1.1.2.1. Nghiệp vụ Tài sản Nợ - Nghiệp vụ nguồn vốn Nghiệp vụ TSN chính là nghiệp vụ tạo vốn của NHTM, cũng như bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải cần có một số lượng vốn nhất định. Đặc biệt các NHTM có đối tượng kinh doanh là vốn tiền tệ; do đó, trong quá trình hoạt động, các NHTM luôn chú trọng công tác bảo toàn và phát triển vốn. Các nghiệp vụ tạo vốn của NHTM bao gồm: Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu (VCSH) là nguồn vốn khởi đầu và được bổ sung trong quá trình hoạt động của NHTM, bao gồm vốn điều lệ và các quỹ dự trữ. Nguồn vốn này tuy không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSN của NHTM nhưng nó đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Cụ thể, VCSH là điều kiện để các NHTM thực hiện mở rộng mạng lưới kinh doanh, quy mô hoạt động, mua sắm TSCĐ, góp vốn liên doanh, thành lập công ty con và mở rộng sang các hoạt động kinh doanh khác. Quan trọng hơn, VCSH cũng là thước đo năng lực tài chính và khả năng phòng vệ rủi ro trong quá trình hoạt động của mỗi ngân hàng.
  18. 8 Vốn huy động Vốn huy động là những giá trị tiền tệ do NHTM huy động được từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nền kinh tế và được sử dụng làm vốn kinh doanh. Đây là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn, không thuộc sở hữu của ngân hàng và không mang tính ổn định, luôn biến động. Vốn huy động bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá. Vốn vay Vốn đi vay là nguồn vốn được các NHTM sử dụng đến trong trường hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng gia tăng mạnh hoặc ngân quỹ tạm thời bị thiếu hụt do có nhiều dòng tiền rút ra. Vốn đi vay có thể đến từ các NHTM khác thông qua các hợp đồng vay mượn trên thị trường liên ngân hàng, vay tái chiết khấu giấy tờ có giá hoặc vay tái cấp vốn từ NHNN. Vốn khác Vốn khác bao gồm nguồn vốn tiếp nhận từ ngân sách Nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án của Nhà nước, vốn ủy thác từ các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế và vốn chiếm dụng phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng (vốn chiếm dụng trong quá trình thanh toán không dùng tiền mặt, các khoản phải trả thuế đối với Nhà nước,…). 1.1.2.2. Nghiệp vụ Tài sản Có - Nghiệp vụ sử dụng vốn Đối ứng với nghiệp vụ TSN là nghiệp vụ TSC hay nghiệp vụ sử dụng vốn của NHTM. Nghiệp vụ này được phân chia thành thiết lập dự trữ, cho vay, đầu tư và các TSC khác. Tỷ lệ hợp lý giữa các TSC sinh lời (cho vay, đầu tư) và các TSC không sinh lời sẽ quyết định đến lợi nhuận và sự an toàn của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nghiệp vụ sử dụng vốn của NHTM bao gồm: Thiết lập dự trữ Dự trữ của NHTM bao gồm tiền mặt tại quỹ và những khoản tương đương tiền mặt hiện có tại ngân hàng, được thiết lập và duy trì nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả cho khách hàng gửi tiền và dự trữ theo luật định. Đây là nghiệp vụ không sinh
  19. 9 lời nhưng đóng vai trò rất quan trọng, là nguồn thanh khoản sơ cấp, bảo đảm uy tín đối với khách hàng, với ngân hàng khác và tuân thủ các quy định về dự trữ bắt buộc của NHNN áp dụng đối với các NHTM. Cấp tín dụng Cấp tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu và quan trọng, thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSC và là thành phần tài sản sinh lời nhiều nhất cho ngân hàng. Nghiệp vụ cấp tín dụng giúp ngân hàng cung ứng vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặc dù đây là nghiệp vụ mang lại nguồn thu nhập (TN) lớn nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng nhưng đây cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Đầu tư tài chính Bên cạnh nghiệp vụ cấp tín dụng - công cụ sinh lời chủ yếu của NHTM thì nghiệp vụ đầu tư tài chính cũng là nghiệp vụ sinh lời và giúp phân tán rủi ro cho NHTM. Đầu tư tài chính là nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng, bao gồm các hoạt động: đầu tư gián tiếp thông qua việc mua chứng khoán và các giấy tờ có giá để hưởng lợi tức và chênh lệch giá; đầu tư trực tiếp thông qua việc góp vốn, liên doanh, mua cổ phần của các công ty, xí nghiệp và các TCTD khác. Đầu tư vào các tài sản có khác Bên cạnh các nghiệp vụ sử dụng vốn có sinh lời, NHTM còn sử dụng vốn vào việc đầu tư, mua sắm thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động kinh doanh, xây dựng trụ sở ngân hàng, đầu tư hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống kho bãi và các tài sản khác cần thiết cho hoạt động của ngân hàng. 1.1.2.3. Nghiệp vụ trung gian Thực hiện chức năng trung gian thanh toán, các NHTM ngày càng quan tâm đến việc phát triển các dịch vụ mới, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng qua đó ngân hàng vừa đạt được lợi nhuận với mức rủi ro thấp nhất, vừa góp phần quảng bá hình ảnh, thương hiệu về một ngân hàng hiện đại. Các dịch vụ trung gian mà các NHTM cung cấp vô cùng phong phú, bao gồm: dịch vụ ngân quỹ, thanh toán, bảo hiểm, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, ủy thác, tư vấn tài chính, cho thuê két sắt,…
  20. 10 1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Đóng vai trò là một doanh nghiệp đặc biệt, ở một góc độ cụ thể hơn, có khá nhiều những quan niệm và góc nhìn riêng về hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Cụ thể: Quan điểm thứ nhất, Giáo sư kinh tế học và tài chính Đại học Yale - Peter S.Rose (2004) cho rằng: về bản chất NHTM cũng có thể được xem là một tập đoàn kinh doanh và hoạt động với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức độ rủi ro cho phép. Tuy nhiên, đạt được hiệu quả kinh doanh cao là mục tiêu được các ngân hàng quan tâm vì nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, đồng thời có thể giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động của mình. Quan điểm thứ hai, Ngân hàng Trung ương Châu Âu - ECB (2010) cho rằng: hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng là khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững. Lợi nhuận thu được đầu tiên dùng dự phòng cho các khoản lỗ bất ngờ và tăng cường vị thế về vốn, rồi cải thiện lợi nhuận thu được trong tương lai thông qua đầu tư từ các khoản lợi nhuận giữ lại. Quan điểm thứ hai, Adel Bino & Shorouq Tomar (2007) khi xét về mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động ngân hàng, hai ông định nghĩa đơn giản: hiệu quả hoạt động là kết quả cuối cùng của hoạt động đó. Quan điểm thứ ba, PGS.TS Nguyễn Khắc Minh (2006) cho rằng: hiệu quả hoạt động là mức độ thành công mà các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, đáp ứng mục tiêu đã định trước. Quan điểm thứ tư, Lý thuyết hệ thống cho rằng: “hiệu quả” có thể được hiểu ở 2 khía cạnh: - Khả năng biến đổi các đầu vào thành các đầu ra hay khả năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2