intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí điều trị của bệnh nhân khoa ICU tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

19
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí chăm sóc sức khỏe như thế nào. Những yếu tố đó ảnh hưởng nhiều hay ít tới chi phí. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí điều trị của bệnh nhân khoa ICU tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN THỊ GIANG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN KHOA ICU TẠI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ SÀI GÒN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN THỊ GIANG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN KHOA ICU TẠI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ SÀI GÒN Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện, các số liệu và thông tin sử dụng trong luận văn này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TPHCM, ngày 09 tháng 10 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Giang
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG TÓM TẮT CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .................................................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................................. 2 1.4 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 3 1.5 Cấu trúc bài nghiên cứu ...................................................................................................................... 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................................... 4 2.1 Sức Khỏe ....................................................................................................................................... 4 2.1.1 Khái niệm sức khỏe ............................................................................................................... 4 2.1.2 Đặc tính của sức khỏe ........................................................................................................... 4 2.1.3 Chăm sóc sức khỏe ................................................................................................................ 5 2.1.4 Chăm sóc sức khỏe được coi như là một dịch vụ liên quan đến hàng hóa đặc biệt là sức khỏe con người ..................................................................................................................................... 6 2.1.5 Xác định cầu chăm sóc sức khỏe ........................................................................................... 7 2.2 Thị Trường Chăm Sóc Sức Khỏe.................................................................................................. 9 2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm....................................................................................................... 10 CHƯƠNG 3 KHUNG PHÂN TÍCH ................................................................................. 20 3.1 Khoa ICU và ICU Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn ........................................................................ 20 3.1.1 Chức năng của khoa ICU ..................................................................................................... 20 3.1.2 Một số nghiên cứu về khoa ICU .......................................................................................... 20 3.1.3 Khoa Hồi Sức Tích Cực Và Chống Độc (ICU) của BV Hoàn Mỹ Sài Gòn................................ 21 3.2 Quy trình chọn mẫu và thu thập dữ liệu...................................................................................... 22 3.3 Định nghĩa các biến .................................................................................................................... 23
  5. 3.3.1 Khung phân tích ......................................................................................................................... 23 3.3.2 Biến phụ thuộc ........................................................................................................................... 24 3.3.3 Biến độc lập ............................................................................................................................... 25 3.4 Phương Pháp Nghiên Cứu........................................................................................................... 33 3.5 Mô hình hồi quy và dấu kỳ vọng ...................................................................................................... 34 3.6 Các giả thiết để áp dụng mô hình ...................................................................................................... 35 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 37 4.1 Thống Kê Mô Tả............................................................................................................................... 37 4.2 Kết quả hồi quy ................................................................................................................................. 44 4.3 Phân tích ý nghĩa hệ số hồi quy ........................................................................................................ 45 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 49 5.1 Kết luận và kiến nghị ........................................................................................................................ 49 5.2 Những mặt hạn chế của đề tài ........................................................................................................... 50 5.3 Những giới hạn và hướng phát triển đề tài ....................................................................................... 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế BHXH Bảo hiểm xã hội ĐTĐ Bệnh đái tháo đường EEE Extended Estimating Equation Phương trình ước lượng mở rộng GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước GLM Generalized Linear Model Mô hình tuyến tính tổng quát ICU Intensive care unit Khoa hồi sức cấp cứu ICD The International Phân loại bệnh tật quốc tế Classification of Diseases ID Identification Mã bệnh nhân NSNN Ngân sách nhà nước OLS Ordinary Least Square Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất SD Standard Deviation Độ lệch chuẩn WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
  7. DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Khung phân tích................................................................................................. 23 Hình 3.2. Cơ cấu nguyên nhân gây tử vong theo các nhóm tuổi, 2012 ............................ 28 Hình 3.3. Tỷ lệ dân số được bao phủ BHYT năm 2010 – 2015 ........................................ 31 Hình 3.4. Cơ cấu tham gia BHYT theo 5 nhóm đối tượng được Luật BHYT quy định, 2009 – 2014 ....................................................................................................................... 32 Hình 4.1. Biểu đồ phân phối biến chiphi ........................................................................... 37 Hình 4.2. Biểu đồ phân phối biến lnchiphi ........................................................................ 39 Hình 4.3. Biểu đồ phân bố độ tuổi theo nhóm................................................................... 40 Hình 4.4. Biểu đồ phân phối số ngày điều trị .................................................................... 41 Hình 4.5. Biểu đồ mối quan hệ giữa chi phí điều trị và số ngày nằm viện ....................... 43 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm ................................................................ 17 Bảng 3.1. Phân loại các bệnh theo nhóm........................................................................... 26 Bảng 3.2. Mã hóa biến loại bệnh theo biến giả ................................................................. 28 Bảng 3.3. Danh sách mô tả biến và dấu kỳ vọng .............................................................. 35 Bảng 4.1. Kết quả kiểm định Cox – Box ........................................................................... 38 Bảng 4.2. Kết quả Breusch-Pagan Test of Heteroscedasticity biến lnchiphi .................... 39 Bảng 4.3. Thống kê số ngày điều trị của các bệnh ............................................................ 42 Bảng 4.4. Ma trận hệ số tự tương quan ............................................................................. 43 Bảng 4.5. Kết quả hồi quy ................................................................................................. 44
  8. TÓM TẮT Nghiên cứu sử dụng bộ số liệu từ khoa ICU của bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn với mẫu khảo sát 521 quan sát, mỗi quan sát gồm thông tin về chi phí khám chữa bệnh, đặc điểm nhân khẩu học, phương thức thanh toán, số ngày nằm viện và loại bệnh của bệnh nhân điều trị bệnh. Thời gian thu thập dữ liệu từ ngày 01/06/2015 đến ngày 31/12/2015. Bệnh nhân tới điều trị bệnh sẽ được tạo một mã ID trong đó gồm các cột thông tin về họ tên, địa chỉ, điện thoại, năm sinh, giới tính, BHYT, ID bệnh nhân, ngày nhập viện, ngày ra viện, số bệnh án, chi phí, mã ICD, tên ICD. Số liệu mà đề tài thu thập là số liệu thứ cấp được chiết xuất từ bộ dữ liệu nói trên của bệnh viện và bộ dữ liệu này rất phù hợp với dữ liệu mà nghiên cứu cần thu thập cho các nhân tố trong mô hình. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy OLS với ln(Yi). Biến phụ thuộc của đề tài là biến chi phí điều trị đã được lấy log. Theo Wooldridge (2002), đối với dữ liệu không có phân phối chuẩn như chuỗi dữ liệu có đơn vị là tiền tệ hoặc có giá trị dương, thì mô hình semi- logarith thường được sử dụng. Cùng theo các nghiên cứu thực nghiệm của Chaikledkaew và cộng sự (2008), Brilleman cùng cộng sự (2014), Margolis và công sự (2016), Aggarwal (2010) đều sử dụng ln(chi phí điều trị) trong các nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, Theo Deb và cộng sự (2010), sử dụng Box-Cox test để xác định mô hình 1 nên chọn biến phụ thuộc dưới dạng nào: , ln(y), √𝑦, y hay y2. Kết quả cho thấy 𝜆̂ = - 𝑦 0.082 với P=0.043 mô hình ln(y) = Xβ + ε sẽ được sử dụng. Kết hợp lập luận của Gujarati (2006) và Deb và cộng sự (2010) càng củng cố vững chắc hơn cho việc sử dụng mô hình log-lin cho nghiên cứu này. Kết quả từ mô hình cho thấy yếu tố số ngày điều trị, phương thức thanh toán và yếu tố loại bệnh có ảnh hưởng tới chi phí điều trị. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu này biến tuổi và giới tính là hai yếu tố thuộc về nhân khẩu học không có ý nghĩa hay không ảnh hưởng tới chi phí điều trị.
  9. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Chương này trình bày tóm tắt về đề cương nghiên cứu. Chương bao gồm 5 phần: đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp và phạm vi nghiên cứu và cuối cùng là cấu trúc bài nghiên cứu. Trong phần đặt vấn đề đưa ra các đặc tính của sức khỏe và chi phí để chăm sóc sức khỏe thời gian gần đây từ đó lý giải việc cần phải nghiên cứu vấn đề. Để giải quyết vấn đề nghiên cứu đưa ra mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu cụ thể từ đó hình thành phương pháp và phạm vi nghiên cứu. 1.1 Đặt vấn đề Từ cổ chí kim sức khỏe vẫn được xem là vô giá, và tính mạng con người thì càng là vô giá. Nhìn từ góc độ kinh tế học, sức khỏe là một hàng hóa đặc biệt một cách đặc biệt. Đặc tính quan trọng nhất là nó không thể mua bán được bởi vì chúng ta là nhà sản xuất và cung ứng sức khỏe duy nhất cho nhu cầu về sức khỏe của chính mình. Đặc tính quan trọng thứ hai của sức khỏe là tính bất định (uncertainty) của nó, mà các nhà kinh tế học cho rằng không đầy đủ thông tin hay thông tin không chắc chắn đối với sức khỏe con người. Đặc tính thứ ba của sức khỏe là những tác động mà tình trạng sức khỏe của một người gây ra cho những người xung quanh, các nhà kinh tế học vẫn thường gọi những tác động này là ngoại tác. Vì sức khỏe là một hàng hóa đặc biệt nên thị trường chăm sóc sức khỏe cũng là một thị trường đặc biệt có những đặc điểm sau: bất cân xứng thông tin, không lường trước được, tính ngoại biên. Sức khỏe con người là quan trọng nên chúng ta ngày càng quan tâm hơn tới chăm sóc sức khỏe. Trên thế giới từ những năm 1970 đã có những nghiên cứu thống kê về vấn đề chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe. Những yếu tố nào ảnh hưởng tới chi phí điều trị bệnh, và mô hình nào phù hợp cho nghiên cứu về chi phí chăm sóc sức khỏe. Các mô hình OLS, OLS với ln(Yi), GLM, cùng với rất nhiều kiểm định được đưa ra. Ai và Norton (2000), Austin, Rothwell và Tu (2002), Anderson, Jin, và Grunkemeier (2003) …đưa ra những vấn đề trong hồi quy mô hình OLS. Chaikledkaew và cộng sự (2008) nghiên cứu về các yếu tố
  10. 2 ảnh hưởng đến chi phí chăm sóc sức khoẻ và việc nhập viện ở bệnh nhân tiểu đường ở các bệnh viện công ở Thái Lan. Brilleman cùng cộng sự (2014) dự báo chi phí chăm sóc sức khoẻ ban đầu với các biện pháp chẩn đoán lâm sàng. Margolis và công sự (2016) thời gian nằm viện ngắn hơn và chi phí thấp hơn của các bệnh nhân sử dụng thuốc rivaroxaban với wafarin. Nghiên cứu của Aggarwal (2010) về các mô hình chi tiêu cho chăm sóc ở Singapore… Ở Việt Nam chi tiêu chăm sóc sức khỏe ngày càng được người dân quan tâm nhiều hơn. Theo nghiên cứu của Stẹphen Gaski và Nguyễn Lương Hiền (2015), năm 2014 chi tiêu y tế của Việt Nam đạt 12 tỉ USD, tăng 13% so với năm trước và chiếm khoảng 6.5% GDP. Chi tiêu y tế gần 130 USD/người, gấp đôi mức của năm 2007, nhưng vẫn còn tương đối thấp so với các quốc gia Đông Nam Á khác như Malaysia: 410 USD/người, Indonesia: 322 USD/người, Thái Lan: 215 USD/người năm 2013. Vì sức khỏe rất quan trọng và chi tiêu cho sức khỏe ngày càng gia tăng nên việc xác định các yếu tố nào ảnh hưởng tới vấn đề chi phí chăm sóc sức khỏe cần được hiểu rõ. Vì vậy đề tài này sẽ nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới chi phí chăm sóc sức khỏe cụ thể là của các bệnh nhân điều trị tại khoa ICU của bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí chăm sóc sức khỏe như thế nào. Những yếu tố đó ảnh hưởng nhiều hay ít tới chi phí. Đề tài sẽ cần phải xác định các mục tiêu cụ thể sau: (1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí chăm sóc sức khỏe. (2) Gợi ý một số các giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí chăm sóc sức khỏe. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề tài cần trả lời những câu hỏi sau: (1) Yếu tố số ngày nằm viện, phương thức thanh toán, loại bệnh có ảnh hưởng đến chi phí chăm sóc sức khỏe? (2) Yếu tố nhân khẩu học có tác động tới chi phí chăm sóc sức khỏe?
  11. 3 1.4 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy OLS với biến phụ thuộc chi phí được lấy ln, ln(chiphi) nhằm tìm ra mối liên quan giữa chi phí chăm sóc sức khỏe và các nhân tố tác động tới chi phí chăm sóc sức khỏe của các bệnh nhân điều trị tại khoa ICU bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn. Đề tài sử sụng số liệu thứ cấp được lấy từ phòng tổng hợp của bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, bệnh nhân tới đăng kí điều trị khám chữa bệnh thông tin sẽ được cập nhật trên hệ thống phần mềm của bệnh viện và bộ số liệu này được chiết xuất từ hệ thống phần mềm nói trên, số liệu là thực và độ chính xác cao. Đề tài sử dụng 521 quan sát, mỗi quan sát là thông tin từ bệnh án của bệnh nhân được lưu trên phần mềm quản lý của bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn gồm các thông tin: ID bệnh nhân, họ tên, địa chỉ, số điện thoại, năm sinh, giới tính, sử dụng BHYT hay viện phí, số ngày điều trị, chi phí, Mã ICD, tên ICD tại khoa ICU _ Khoa hồi sức tích cực từ ngày 01/06/2015 đến ngày 31/12/2015. 1.5 Cấu trúc bài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu gồm có 5 chương. Chương 1 giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu như cơ sở hình thành, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp và phạm vi nghiên cứu. Tiếp theo Chương 1 đề tài giới thiệu cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm ở Chương 2. Trong chương 3 trình bày về quy trình chọn mẫu, quy trình thu thập dữ liệu, định nghĩa các biến và đưa ra kỳ vọng về dấu. Chương 4 đưa ra mô hình hồi quy và các kiểm định. Chương 5, kết luận và kiến nghị bên cạnh đó đưa ra những mặt còn hạn chế của đề tài.
  12. 4 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương này gồm 3 phần trình bày khái niệm về sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, lý thuyết chăm sóc sức khỏe, các đặc tính cơ bản của thị trường chăm sóc sức khỏe và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Từ các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm đã trình bày rút ra các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí chăm sóc sức khỏe của các bệnh nhân điều trị tại khoa ICU bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn. 2.1 Sức Khỏe 2.1.1 Khái niệm sức khỏe WHO (1946) định nghĩa: “Sức khỏe là tình trạng hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay tật”. WHO đã xác định các hoạt động hướng đến sức khỏe cho mọi người phải dựa trên bốn lĩnh vực chính, bao gồm: thứ nhất, những cam kết chính trị, xã hội và sự quyết tâm đạt được sức khỏe cho mọi người như một mục tiêu chính cho những thập kỷ tới. Thứ hai, sự tham gia của cộng đồng, người dân và huy động các nguồn lực của xã hội cho sự phát triển y tế. Thứ ba, hợp tác giữa các lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, giáo dục, truyền thông, công nghiệp, năng lượng, giao thông vận tải, nhà ở. Thứ tư, hệ thống đảm bảo rằng mọi người có thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu, thông tin khoa học, công nghệ y tế thích hợp. 2.1.2 Đặc tính của sức khỏe Nhìn từ góc độ kinh tế học, sức khỏe cá nhân là một hàng hóa đặc biệt một cách đặc biệt. Có 03 đặc tính quan trọng của hàng hóa sức khỏe cá nhân: + Đặc tính quan trọng nhất là nó không thể mua bán được bởi vì chúng ta là nhà sản xuất và cung ứng sức khỏe duy nhất cho nhu cầu về sức khỏe của chính mình.
  13. 5 + Đặc tính quan trọng thứ hai của sức khỏe là tính bất định (uncertainty) của nó, mà các nhà kinh tế học cho rằng không đầy đủ thông tin (incomplete information) hay thông tin không chắc chắn đối với sức khỏe con người. + Đặc tính thứ ba của sức khỏe là những tác động mà tình trạng sức khỏe của một người gây ra cho những người xung quanh, các nhà kinh tế học vẫn thường gọi những tác động này là ngoại tác (externality). Một người bị cúm nếu không được chữa trị kịp thời hoặc không biết cách giữ gìn thì sẽ là một tai họa đối với những người xung quanh. Ngược lại, một người có ý thức vệ sinh để phòng tránh cúm hoặc được tiêm vắc-xin ngừa cúm sẽ không chỉ tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh của chính họ, mà còn đem lại sự an toàn cho những người xung quanh. 2.1.3 Chăm sóc sức khỏe Chúng ta sản xuất và cung ứng cho nhu cầu sức khỏe của chính mình bằng cách đầu tư vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Chăm sóc sức khỏe có thể được phân làm hai loại: hành vi cá nhân và dịch vụ chăm sóc sức khỏe. + Hành vi cá nhân: Trong phạm vi này, sức khỏe của mỗi người một phần phụ thuộc vào phong cách sống của cá nhân họ, nhưng phần lớn được quyết định bởi các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đây có lẽ là lý do mà chúng ta vẫn thường dùng hai từ bảo hiểm sức khỏe (health insurance) và bảo hiểm y tế (medical insurance) tương đương nhau, mặc dù các hợp đồng bảo hiểm này về bản chất chỉ đảm bảo chi trả chi phí cho các dịch vụ chăm sức khỏe chứ không phải đảm bảo cho chính sức khỏe của chúng ta. + Dịch vụ chăm sóc sức khỏe: cũng là một hàng hóa đặc biệt. Đặc tính quan trọng nhất của hầu hết các dịch vụ chăm sóc sức khỏe là sự mù tịt của phần lớn người tiêu dùng về chúng, hiện tượng mà các nhà kinh tế học vẫn thường gọi là thông tin bất cân xứng (asymmetric information). Không phải ai trong chúng ta cũng có thể có khả năng và điều kiện nghiên cứu y học, đó là lý do mà xã hội cần các bác sĩ vốn dĩ được đào tạo một cách nghiêm ngặt và chuẩn xác trong một thời gian rất dài. Bởi vì chúng ta cơ bản mù tịt về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tiêu dùng chúng đòi hỏi phải có niềm tin vào các nhà
  14. 6 cung ứng: Chúng ta phải tin rằng các bác sĩ sẽ hành động dựa trên lợi ích của chúng ta. Ngoài ra, cũng chính vì chúng ta mù tịt về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà các nhà cung ứng có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu và các quyết định tiêu dùng những dịch vụ này của chúng ta. Nếu các bác sĩ bảo rằng chúng ta cần phải tái khám thêm một lần nữa, hầu như chúng ta sẽ nghe theo (và tất nhiên là trả phí khám bệnh thêm một lần nữa!). Nếu các bác sĩ bảo rằng chúng ta có một hay mười cái răng sâu cần phải trám, chúng ta cũng sẽ nghe (và tất nhiên là trả tiền cho số răng được trám tương ứng!). Bởi vì đặc tính quan trọng này của hầu hết các dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà xã hội cần phải đảm bảo rằng “lương y như từ mẫu”. Nói một cách phức tạp hơn, chúng ta kỳ vọng rằng các bác sĩ sẽ hành động đúng như những gì mà chúng ta sẽ làm trong trường hợp chúng ta có lượng kiến thức y học như các bác sĩ. 2.1.4 Chăm sóc sức khỏe được coi như là một dịch vụ liên quan đến hàng hóa đặc biệt là sức khỏe con người Từ những năm 1950, câu hỏi “Liệu sự chăm sóc sức khỏe có phải là một hàng hóa khác biệt?” đã được lặp đi lặp lại (Arrow, 1963; Culyer, 1971; Klarman, 1963; Mushkin, 1958). Câu trả lời đạt được sự đồng thuận là “có”, sự chăm sóc sức khỏe khác biệt ở chỗ nó tạo ra các thất bại thị trường và khuyến khích sự xuất hiện của các chính sách trong khu vực sức khỏe. Sự khác biệt này bắt nguồn từ bốn tính chất của sự chăm sóc sức khỏe: (1) cầu dịch vụ chăm sóc sức khỏe là cầu phái sinh (cho sức khỏe); (2) những ngoại tác; (3) bất cân xứng thông tin giữa người cung cấp dịch vụ và các bệnh nhân; (4) tính bất định trong nhu cầu và hiệu quả của sự chăm sóc sức khỏe. Một trong những tính chất kể trên có thể được thấy ở các hàng hóa khác nhưng không có hàng hóa nào có đầy đủ các tính chất này như hàng hóa sự chăm sóc sức khỏe. Sự kết hợp các yếu tố này chính là thử thách lớn trong việc tạo nên một phân tích kinh tế đúng đắn cũng như đưa ra các chính sách sức khỏe đúng đắn. Sự chăm sóc sức khỏe thường được định nghĩa là tập hợp những hàng hóa và dịch vụ có mục đích chính là cải thiện hay phòng ngừa sự đi xuống trong sức khỏe. Nó là một tập hợp đa dạng những gói hàng hóa và dịch vụ khác nhau theo mức độ của các tính chất kể
  15. 7 trên. Những sự bất cân xứng thông tin mà một người tiêu dùng phải đối mặt trong lúc quyết định giữa việc uống một viên thuốc an thần bình thường sẽ khác với những sự bất cân xứng thông tin khi người đó quyết định trải qua một cuộc giải phẫu thần kinh; tính không chắc chắn (sự bất định) trong chữa trị viêm khớp hàng năm thường sẽ thấp hơn nhiều so với tính không chắc chắn trong mức hiệu quả của việc hóa trị ung thư; và ngoại tác tạo ra bởi sự đảm bảo tiếp cận đối với phẫu thuật thẩm mỹ sẽ lớn hơn hẳn so với những ngoại tác tạo nên bởi sự đảm bảo cho việc tiếp cận việc phẫu thuật ruột thừa cấp. Hàng hóa sự chăm sóc sức khỏe vốn đặc biệt như vậy và những phân tích kinh tế trong lĩnh vực sức khỏe phải được dựa trên những nhận thức đã nêu. Tuy nhiên quan điểm giữa các nhà kinh tế học sức khỏe về mức độ khác biệt giữa hàng hóa đặc thù này so với hàng hóa bình thường là không giống nhau, từ đó quan điểm về tầm quan trọng của các yếu tố chăm sóc sức khỏe là khác nhau và ngụ ý của chúng đối với vấn đề chính sách và phương pháp phân tích đối với các vấn đề riêng biệt cũng không đồng nhất (Pauly, 1978, 1988). Những quan điểm khác nhau khiến giới nghiên cứu trở nên rất đa dạng, nhóm có quan điểm rộng nhấn mạnh sự khác biệt của dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tin rằng nó (những khác biệt) có những vai trò quan trọng trong hoạt động của thị trường dịch vụ chăm sóc sức khỏe và khung phân tích với vấn đề này; nhóm có quan điểm hẹp tin rằng dịch vụ chăm sóc sức khỏe không quá khác biệt và thị trường này có thể được phân tích tốt với những mô hình tân cổ điển thông thường. 2.1.5 Xác định cầu chăm sóc sức khỏe Sự chăm sóc sức khỏe là một trong rất nhiều những yếu tố tác động lên sức khỏe, và từ góc nhìn kinh tế, nó chỉ đơn thuần là một đầu vào trong sự tạo ra (sản xuất) sức khỏe. Do đó, không như những hàng hóa khác vốn được tiêu dùng vì sự thỏa dụng trực tiếp mà chúng mang lại, sự chăm sóc sức khỏe được tiêu dùng để tạo ra sức khỏe, ở đây sức khỏe mới là hàng hóa được mong muốn. Trong thực tế, sự chăm sóc sức khỏe thường là một hàng hóa xấu có hiệu ứng trực tiếp làm giảm thỏa dụng. Nhưng, khi đau ốm, sự chăm sóc sức khỏe lại trở thành một hàng hóa tốt vì nó có tác động phục hồi sức khỏe, lợi ích này vượt trội những hiệu ứng không mong muốn trong ngắn hạn của việc tiêu dùng dịch vụ
  16. 8 này. Vậy cầu đối với sự chăm sóc sức khỏe đến từ cầu của chính sức khỏe (Grossman, 1972), một cầu phái sinh. Hàm ý của vấn đề này cho những phân tích chuẩn tắc có thể được minh họa trong một khung phân tích người tiêu dùng đơn giản. Nghiên cứu của Evans (1984) đề xuất mức thỏa dụng cá nhân phụ thuộc trên các hàng hóa và dịch vụ thông thường (X); tình trạng sức khỏe (HS) tạo ra bởi sự chăm sóc sức khỏe (HC) và những yếu tố khác chi phối sức khỏe (Z); và chính dịch vụ chăm sóc sức khỏe: U = U(X, HC, HS (HC,Z)). (1) Tác động của sự chăm sóc sức khỏe lên mức phúc lợi phụ thuộc: 𝜕𝑈⁄ (2) 𝜕𝐻𝐶 Và hiệu ứng trực tiếp của sự tiêu dùng dịch vụ chăm sóc sức khỏe lên mức phúc lợi; và 𝜕𝑈 𝜕𝐻𝑆 ( )( ), (3) 𝜕𝐻𝑆 𝜕𝐻𝐶 Tác động của sự chăm sóc sức khỏe lên tình trạng sức khỏe, kết hợp với tác động của tình trạng sức khỏe lên sự sung túc. Yếu tố đầu tiên, 𝜕𝑈⁄𝜕𝐻𝐶 , là tác động trực tiếp của sự chăm sóc sức khỏe lên mức thỏa dụng tương ứng như các hàng hóa khác. Yếu tố này thường âm và, tuy quan trọng trong nhiều tình huống (ví dụ như tác dụng phụ rất xấu của một vài quá trình hóa trị), nhưng thường ít được chú ý trong phân tích. Tác động của sự chăm sóc sức khỏe lên mức sung túc (thỏa dụng) thông qua tác dụng của nó lên tình trạng sức khỏe là yếu tố được quan tâm nhiều hơn. Điều này phụ thuộc vào hai yếu tố: (1) tác động biên của tình trạng sức khỏe (sự cải thiện trong tình trạng sức khỏe) lên mức thỏa dụng 𝜕𝑈⁄𝜕𝐻𝑆, yếu tố này thường trừu tượng và chỉ có thể nhận được chính xác bởi chính cá nhân, và (2) năng suất biên của sự chăm sóc sức khỏe trong việc tạo ra sức khỏe, 𝜕𝐻𝑆⁄𝜕𝐻𝐶 , đây vốn là một yếu tố kỹ thuật có thể được tính toán thông qua các nghiên cứu khoa học và có thể được nhận thức bởi một bên thứ ba. Vì dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường được tiêu dùng để cải
  17. 9 thiện sức khỏe, ta đặt điều kiện về năng suất biên dương của dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong quá trình tạo ra sức khỏe. 2.2 Thị Trường Chăm Sóc Sức Khỏe Những đặc tính cơ bản của thị trường chăm sóc sức khỏe bao gồm: thông tin bất đối xứng, tính không lường trước được, tính ngoại biên. Tính đặc thù đầu tiên, đó là “bất cân xứng thông tin”. Theo lý thuyết, một trong những yếu tố quan trọng để trị trường có thể trở nên hoàn hảo là người tiêu dùng phải có đầy đủ thông tin về sản phẩm không chỉ về giá thành mà còn cả về hiệu quả và sự thích hợp với quyết định cho việc sử dụng theo ưa thích của họ. Nhưng ở thị trường chúng ta đang bàn đến, thông tin về chăm sóc sức khoẻ ít khi đầy đủ, mất cân đối giữa người cung ứng và người sử dụng, trong đó người cung ứng hành động như là đại diện của người sử dụng với tất cả khả năng lạm dụng sử dụng. Tư cách đại diện này khiến cho mối quan hệ cung cầu không còn độc lập nữa. Cũng còn có những vấn đề liên quan đến “người tiêu thụ hợp lý” rằng họ có đưa ra sự lựa chọn xuất phát từ cá nhân họ không hay bị ảnh hưởng bởi xã hội? Sự lựa chọn này có phù hợp với họ không? Họ có tìm cách tối đa hoá lợi ích của mình không? Đặc tính thứ hai là tính “không lường trước được”. “Không lường trước được” có thể thấy ở mọi nơi, mọi lúc. Người ta không biết được lúc nào thì bị gẫy chân, bị viêm ruột thừa, tai nạn ô tô, hay nhồi máu cơ tim. Vì thế, rất nhiều khi việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe được quyết định một cách đột ngột và ngẫu nhiên. Không chỉ bệnh nhân- người sử dụng dịch vụ mà cả phía người cung ứng cũng phải đối đầu với sự “không lường trước được”. Không phải bao giờ một bệnh cũng có các triệu chứng giống nhau ở tất cả mọi bệnh nhân. Áp dụng cùng một phác đồ điều trị cho những bệnh nhân có bệnh giống nhau không chắc sẽ đem lại kết quả như nhau. Một điểm nữa làm cho thị trường chăm sóc sức khoẻ khác với các thị trường khác là “tính ngoại biên”. Đôi khi người ta dùng từ “hàng hoá công cộng” thay cho từ “tính ngoại biên”. Thuật ngữ “ngoại biên” ở đây dùng để chỉ những tác dụng gây ra bởi người sử
  18. 10 dụng hàng hoá/dịch vụ đối với những người không mua/sử dụng hàng hoá/dịch vụ đó. Tính ngoại biên có cả mặt dương tính và âm tính và bao hàm cả ý lợi ích và chi phí. Một ví dụ điển hình về tính ngoại biên là đối với bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng. Khi một người mắc bệnh sởi hay cúm thì không chỉ họ mắc mà họ còn có nguy cơ truyền bệnh cho người thân, bạn bè, hàng xóm, ... Khi họ điều trị khỏi các bệnh này thì không chỉ có bản thân họ mà những người xung quanh họ cũng được hưởng ích lợi đó, vì khả năng mắc bệnh của những người lành sẽ giảm đi. Nhiều hoạt động y tế ít hoặc không mang tính ngoại biên nhưng nếu phân tích theo khía cạnh xã hội thì rất nhiều các hoạt động liên quan đến y tế mang tính ngoại biên mà thực tế thì lại ít khi được biết đến, ví dụ việc làm sạch cống rãnh, việc ngủ màn, tiêm chủng phòng các bệnh truyền nhiễm,... Có những việc làm của cá nhân nhưng lại mang tính ngoại biên âm tính rất lớn, ví dụ như một người dùng thuốc kháng sinh không đúng sẽ làm tăng khả năng kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn và khi các chủng này kháng thuốc thì không chỉ kháng đối với bản thân người dùng thuốc mà đối với cả cộng đồng. 2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm Nghiên cứu của Chaikledkaew và cộng sự (2008) được thực hiện tại bốn bệnh viện của chính phủ Thái Lan từ ngày 1/10/2002 đến ngày 30/9/2003. Với chủ đề các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí chăm sóc sức khoẻ và việc nhập viện ở bệnh nhân tiểu đường tại các bệnh viện công của Thái Lan. Dữ liệu bao gồm 24,051 quan sát là các bệnh nhân mắc bệnh về đái tháo đường. Các biến đã sử dụng xây dựng mô hình: Biến phụ thuộc: Chi phí chăm sóc sức khỏe (bath) Nằm viện: biến giả (có=1, không=0) Biến giải thích: Đặc điểm nhân khẩu học: bao gồm tuổi và giới tính,
  19. 11 Phương thức thanh toán: chương trình an sinh xã hội [SSS] và bảo hiểm xã hội [UC], phí dịch vụ [FFS] (ví dụ chương trình trợ cấp y tế cộng đồng [CSMBS]), và tiền người khám chữa bệnh tự trả [OOP] Đặc điểm bệnh viện: bệnh viện có kết hợp giảng dạy và bệnh viện không giảng dạy. Sử dụng insulin: người bệnh có sử dụng insulin = 1, không sử dụng insulin = 0 Các chứng bệnh đi kèm: Cao huyết áp, tăng lipid trong máu, ung thư, Biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh ĐTĐ bao gồm: bệnh võng mạc ĐTĐ, bệnh thận ĐTĐ, bệnh thần kinh ĐTĐ Biến chứng mạch máu lớn của bệnh ĐTĐ: Đột quị, cơn thiếu máu não thoáng qua, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch máu ngoại vi. Kết quả nghiên cứu: Có 66% bệnh nhân bị tiểu đường là nữ và 99% bị đái tháo đường tuýp II. Trong nghiên cứu này, bệnh nhân đái tháo đường với chi phí nhận được hỗ trợ từ chính phủ dưới 34% và trả bằng tiền mặt 47%. Tổng chi phí chăm sóc sức khoẻ hàng năm trung bình cho mỗi người là 19,299 baht hoặc 551 đô la. Tổng chi phí chăm sóc sức khoẻ tính theo trung vị hàng năm cho mỗi người là 5,658 baht hoặc 162 đô la (Interquartile Range, IQR = 14,209 baht hoặc $ 406). LOS hàng năm cho mỗi người là 2.52 ([SD] 9.10) ngày. Số lần nhập viện mỗi năm trung bình là 0.35 ([SD] 0.89), và số lần khám ngoại trú hàng năm trung bình mỗi người là 7.39 ([SD] 6.20). Trong nghiên cứu này, có 77% bệnh nhân chỉ khám ngoại trú. Có 21% bệnh nhân nhập viện và số lần nhập viện trung bình hàng năm trên mỗi người ở những bệnh nhân này là 1.63 ([SD] 1.26), cao hơn so với tổng số bệnh nhân 0.35 ([SD] 0.89]). Ngoài ra, 12% bệnh nhân tiểu đường đã dùng insulin. Kết quả nghiên cứu này cho thấy yếu tố nhân khẩu học, phương thức thanh toán, đặc điểm bệnh viện, bệnh tật và biến chứng của bệnh có liên quan đáng kể tới chi phí chăm
  20. 12 sóc sức khỏe và nhập viện cao hơn. Tất cả các nghiên cứu trước đây đều cùng nhận thấy rằng bệnh nhân lớn tuổi hơn có chi phí chăm sóc sức khỏe cao hơn và nhập viện nhiều hơn. Hơn nữa, bệnh nhân nam có nhiều khả năng có chi phí chăm sóc bệnh cao hơn và nhập viện nhiều hơn bệnh nhân nữ. Krop và công sự (1998) có kết quả tương tự, trong khi nghiên cứu của Bhattacharyya (1998) chỉ ra rằng các bệnh nhân nữ có nhiều khả năng tiêu tốn chi phí chăm sóc sức khỏe hơn và dùng các gói bảo hiểm hỗ trợ nhiều hơn. Giới hạn của nghiên cứu: Các dữ liệu về khiếu nại hành chính được sử dụng bị hạn chế. Ở Thái Lan, không có hệ thống thu thập dữ liệu yêu cầu tiêu chuẩn hóa và mã hóa dữ liệu chuẩn, trừ mã ICD-10 trên khắp các bệnh viện, các bệnh viện khác nhau có các loại yêu cầu thu thập dữ liệu và mã hóa dữ liệu khác nhau. Nghiên cứu này sử dụng các dữ liệu yêu cầu bồi thường thu được từ bốn bệnh viện công và kết hợp thành một bộ số liệu, do đó các biến số chưa được so sánh không thể sử dụng để phân tích. Một số mã hóa dữ liệu khiếu nại hành chính khác sẽ không cho phép xác định loại chi phí chăm sóc sức khoẻ nào là điều trị liên quan đến đái tháo đường hoặc không liên quan đến tiểu đường. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tất cả các chi phí chăm sóc sức khỏe bởi bệnh nhân tiểu đường đã được sử dụng thay vì các chi phí liên quan đến điều trị liên quan đến bệnh tiểu đường. Từ nghiên cứu này tác giả luận văn kế thừa được khái niệm về chi phí chăm sóc sức khỏe. Các biến đo lường như chi phí chăm sóc sức khỏe, đặc điểm nhân khẩu học, phương thức thanh toán. Và phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính và chuyển đổi log được sử dụng khi biến phụ thuộc là tổng chi phí chăm sóc sức khỏe. Nghiên cứu của Lim và cộng sự (2009) được thực hiện tại 167 bệnh viện tại 14 tỉnh miền Nam Thái Lan từ tháng 10 năm 2000 đến tháng 9 năm 2003. Với chủ đề phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian nằm viện (LOS). Dữ liệu cho nghiên cứu này là 40,498 trường hợp hồ sơ bệnh nhân tử vong được báo cáo thường xuyên bởi National Security Health Office (NHSO) của Bộ Y tế. Các biến đã sử dụng xây dựng mô hình với biến phụ thuộc LOS và biến giải thích gồm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2