intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Châu Thành - tỉnh Long An

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

41
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Huyện Châu Thành, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Châu Thành - tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------- VÕ DUY TIỀN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Long An, năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN -------------------------------- VÕ DUY TIỀN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CHÂU THÀNH -TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN THỊ HỒNG Long An, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn “ Chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Châu Thành - tỉnh Long An” được hình thành và phát triển từ quan điểm của chính cá nhân tác giả với sự hướng dẫn khoa học của TS. Đoàn Thị Hồng. Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong luận văn là trung thực. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tác giả cam đoan rằng các nội dung của luận văn này không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Tác giả xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tác giả thực hiện luận văn Võ Duy Tiền
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý Thầy, Cô của Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. Các thầy, cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tác giả trong thời gian tham gia khóa học tại Trường giúp tác giả trang bị tri thức, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Đặc biệt, với lòng kính trọng và biết ơn tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô TS. Đoàn Thị Hồng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo cho tác giả nhiều kinh nghiệm quý báu trong thời gian thực hiện nghiên cứu đến lúc hoàn thành luận văn này. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà Trường, quý thầy, cô trong khoa (Tài chính – Quản trị), các thầy, cô giảng viên và thầy Hồ Văn Tài (Phụ trách lớp) đã tạo điều kiện tốt nhất cho học viên hoàn thành luận văn này. Đồng thời, học viên xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành tỉnh Long An, đồng nghiệp và những người bạn đã động viên, hỗ trợ, tạo điều kiện cho tác giả rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn này. Với kiến thức còn hạn hẹp, bài luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp chân thành, nhận xét của Quý Thầy, Cô và tất cả bạn đọc để tôi hoàn thiện bài luận văn và áp dụng vào thực tế đời sống, công việc. Tác giả thực hiện luận văn Võ Duy Tiền
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Sau hơn 40 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm đạt dao động khoảng trên 6%, từ năm 2000 – 2018. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, chính trị được giữ vững và ổn định. Lĩnh vực giảm nghèo cũng đạt được nhiều thành tựu nổi bật và được Liên hợp quốc đánh giá cao. Tuy vậy, mặt trái của sự phát triển cũng ngày càng bộc lộ rõ nét, như khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, sự tụt hậu ngày càng lớn giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng, tình trạng thiếu việc làm nghiêm trọng, tình trạng ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên đất nước.v.v…Hàng triệu hộ nghèo hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt là hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa không được hưởng những thành quả của sự phát triển. Xuất phát từ những yêu cầu trên, năm 1996 Ngân hàng phục vụ người nghèo đã thành lập và đến năm 2003 được tách ra thành Ngân hàng Chính sách xã hội, với mục tiêu chủ yếu là cho vay ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Sau hơn 15 năm hoạt động, NHCSXH đã cho vay hàng chục ngàn tỷ đồng, cho hàng triệu lượt hộ nghèo và đã góp phần to lớn trong công cuộc giảm nghèo cho đất nước. Tuy nhiên, việc GN vẫn đang còn ở phía trước, với nhiệm vụ ngày càng khó khăn, phức tạp, trong đó lĩnh vực tín dụng cho hộ nghèo vẫn có nhiều vấn đề bất cập. Giai đoạn 2016 - 2020, tổng nguồn lực ngân sách Trung ương dành cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 41.449 tỉ đồng. Trong đó vốn đã giao năm 2016 - 2017 là hơn 14.584 tỉ đồng, chiếm 35,18%. Ngoài ra, trong 2 năm 2016 - 2017, ngân sách nhà nước cũng đã bố trí 44.214 tỉ đồng để thực hiện các chính sách giảm nghèo thường xuyên, hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, tín dụng. Theo Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (LĐTBXH), đến cuối năm 2017, ước tỉ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm còn dưới 7% (giảm 1,3% so với cuối năm 2016). Năm 2018 Chính phủ giao 62.078 tỷ đồng, tăng 6.964 tỷ đồng so với năm 2017, với gàn 6,7 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn. Luận văn này được thực hiện nhằm phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Châu Thành -tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018. Qua đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín
  6. iv dụng tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Châu Thành - tỉnh Long An thời gian tới. Kết quả nghiên cứu đã giải quyết các vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa một cách cụ thể các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến tín dụng và chất lượng tín dụng tại NHCSXH Việt Nam; Thứ hai, luận văn đã phân tích, đánh giá một cách chi tiết thực trạng chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Châu Thành - tỉnh Long An. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó trong hoạt động tín dụng chính sách tại ngân hàng; Thứ ba, trên cơ sở những hạn chế đó, luận văn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Châu Thành - tỉnh Long An thời gian tới. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cần được xem như là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu này và là những vấn đề mới gợi mở cho những người quan tâm tiếp tục nghiên cứu làm rõ./.
  7. v ABSTRACT After more than 40 years, the economy has achieved many important achievements,. GDP Annual Growth Rate in Vietnam averaged 6.5 percent from 2000 until 2018. People's living standards have improved and politics is stable. The poverty reduction sector has also gained a lot of prominent achievements and is highly appreciated by the United Nations. However, reverse of development such as the gap between rich and poor, higher unemployment rate etc. Millions of people, special ones in remote areas, cannot enjoy the achievements of development. To respond the requirements, in 1996 the Bank for the Poor was established and in 2003 it was separated out the Vietnam Bank for Social Policies (VBSP), with the main objective of providing preferential loans to the poor. After more than 20 years of operation, VBSP has lent millions of poor with tens of trillion VND, contributing greatly in the country's poverty reduction. However, the poverty reduction still has many difficulties, special in credit programs for poors. From 2016 to 2020, the total budget allocated to the National Targeted Program for Sustainable Poverty Reduction will be 41,449 billions VND. The capital, which was allocated in 2016 – 2017, was 14,584 billions VND, accounting for 35.18%. In addition, in the 2016 - 2017 period, the national budget allocated 44,214 billions to implement regular poverty reduction policies, health support, education, housing and credit. According to The Ministry of Labour, War invalids and Social Affairs (MOLISA), by the end of 2017, the poverty rate in the whole country will fall to under 7% (down 1.3% compared to the end of 2016). This thesis was conducted to analyze the current status of credit quality at the transaction office of the Social Policy Bank of Chau Thanh district Long An province in the period 2016-2018. Improve credit quality at the transaction office of social policy bank Chau Thanh district - Long An provice in the coming time. The research results address the following issues: Firstly, the thesis has systematized the basic theoretical issues related to credit and credit activities at Vietnam Bank for Social Policies;
  8. vi Secondly, the thesis analyzed and assessed in detail the real status of credit quality at the transaction office of social policy bank Chau Thanh district - Long An province. Based on that, the author has presented the achievements, limitations and causes of such restrictions in lending policy at banks; Thirdly, on the basis of these limitations, the thesis proposed a number of solutions and recommendations to improve credit quality at the transaction office of social policy bank Chau Thanh district - Long An province in the coming time. In addition, this research should be considered as a useful reference for researchers interested in this field of study and as new issues for those interested in further research./.
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU NỘI DUNG DIỄN GIẢI 1 BĐD – HĐQT Ban Đại diện Hội đồng quản trị 2 DSCV Doanh số cho vay 3 DSTN Doanh số thu nợ 4 DN Dư nợ 5 DVUT Dịch vụ uỷ thác 6 GQVL-GN Giải quyết việc làm-Giảm nghèo 7 LĐTB-XH Lao động Thương binh Xã hội 8 NHNN Ngân hàng Nhà nước 9 NHTM Ngân hàng Thương mại 10 NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội 11 UBND Uỷ ban nhân dân 12 PGD NHCSXH Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội 13 TCCT-XH Tổ chức chính trị xã hội 14 TK&VV Tiết kiệm và vay vốn 15 HND Hội Nông dân 16 HPN Hội Phụ nữ 17 HCCB Hội cựu chiến binh 18 ĐTN Đoàn thanh niên 19 HN Hộ nghèo 20 HCN Hộ cận nghèo 21 HMTN Hộ mới thoát nghèo 22 GQVL Giải quyết việc làm 23 HSSV Học sinh sinh viên 24 NS&VSMTNT Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 25 NHÀ 167 Nhà ở hộ nghèo 26 Hộ SXKD VKK Hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 27 TN VKK Thương nhân Vùng khó khăn 28 PGD Phòng giao dịch
  10. viii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………....I LỜI CẢM ƠN ........................... .........................................................................ii NỘI DUNG TÓM TẮT ......................................................................... ...........iii ABSTRACT ........................................................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT…………………………………………….....VII MỤC LỤC ....................................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG………………………………………………..…….....XII DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... ..xiii PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. ...1 1.Sự cần thiết của đề tài: ................................................................................ ....1 2. Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................... ..2 2.1 Mục tiêu chung:.........................................................................................................................................2 2.2 Mục tiêu cụ thể:..........................................................................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu:....................................................................................... 2 4.1 Phạm vi về không gian địa điểm:........................................................................................................2 4.2 Phạm vi về thời gian: ...............................................................................................................................2 5. Câu hỏi nghiên cứu: ....................................................................................... 3 6. Những đóng góp mới của luận văn ............................................................... 3 6.1 Đóng góp về phương diện khoa học..................................................................................................3 6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn .......................................................................................................3 7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3 8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước................................................ 3 Các nghiên cứu trong nước: ............................................................................................................................3 9. Kết cấu luận văn nghiên cứu:........................................................................ 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ................................................................................... 6 1.1. Cơ sở lý luận về tín dụng Ngân hàng..............................................................................................6 1.1.1. Khái niệm về tín dụng Ngân hàng ...................................................................... 6 1.1.2. Khái niệm về Ngân hàng Chính sách xã hội ...................................................... 6 1.2. Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội...........................................................12
  11. ix 1.2.1. Đặc điểm đối tượng khách hàng của Ngân hàng Chính sách xã hội ............... 12 1.2.2. Cơ sở lý luận về tín dụng chính sách…… ..................................................... 14 1.2.3. Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội ................. 17 1.2.4. Sự khác nhau cơ bản trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Thương mại ............................................................................................ 18 1.3. Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội.........................................................18 1.3.1. Chất lượng tín dụng........................................................................................... 18 1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội:……………… ............................................................................………………20 - Cho vay đúng đối tượng thụ hưởng: ........................................................................................................20 - Vòng quay vốn tín dụng trong năm..........................................................................................................20 - Nợ quá hạn.......................................................................................................................................................21 - Nợ bị chiếm dụng ..........................................................................................................................................22 - Tỷ lệ thu lãi; lãi tồn đọng..............................................................................................................................22 - Kết quả xếp loại chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV...................................................................23 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội………………. ............................................................................................................... 24 1.4. Kinh nghiệm về thực hiện tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội .....30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................. 31 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CHÂU THÀNH – TỈNH LONG AN .......................................................................... 32 2.1. Khái quát về Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Long An.................................................................................32 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam………. ............................................................................................................ ……….32 2.1.2. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Long An .................................. 32 2.1.3. Phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Long An……………………………………………………………………..…………32 2.1.4. Đặc điểm hoạt động, cơ cấu tổ chức của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành tỉnh Long An ..................................................................... 33
  12. x 2.1.5. Kết quả hoạt động tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Long An .................................................................................................. 36 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành tỉnh Long An .....................................................................................................................37 2.2.1. Cơ cấu nguồn vốn ............................................................................................. 37 2.2.2. Dư nợ tín dụng................................................................................................... 39 2.2.3. Doanh số thu nợ ................................................................................................ 43 2.2.4.Mạng lưới giao dịch Xã, hoạt động ủy thác ............................................... .....45 2.2.5. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Long An giai đoạn 2016-2018 ............................................ ..48 2.3 Đánh giá chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Long An…………………………………...……...52 2.3.1 Những mặt đạt được:......................................................................................... 50 2.3.2 Một số mặt còn hạn chế .................................................................................... 53 2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế ................................................................................. 54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................. 55 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN...................................................................................... ...56 3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam…………….......................................................................................................................................................56 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Long An........................................................................................................58 3.2.1. Đối với hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị huyện Châu Thành .............................................................................................................................58 3.2.2. Đối với hoạt động điều hành tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Long An ....................................................................................... 58 3.2.3. Đối với các Tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác huyện, xã ......................... 60 3.2.4. Nhóm giải pháp từ Tổ tiết kiệm và vay vốn ..................................................... 61 3.2.5. Giải pháp từ khách hàng ................................................................................... 62 3.2.6. Chú trọng thông tin, tuyên truyền các chính sách tín dụng.............................. 62 3.2.7. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp .................... 63
  13. xi 3.2.8. Gắn kết sau cho vay và dịch vụ sau đầu tư: ..................................................... 63 3.2.9. Một số giải pháp khác ....................................................................................... 64 3.3. Một số kiến nghị.....................................................................................................................................64 3.3.1. Đối với Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Long An ................... 64 3.3.2. Đối với Ban Đại diện Hội đồng quản trị huyện Châu Thành .......................... 65 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 69
  14. xii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Một số tiêu chí đánh giá sự khác biệt giữa NHCSXH và NHTM … ……...20 Bảng 2.1. Kết quả hoạt động của PGD NHCSXH Huyện Châu Thành - Tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018 ………………………………………………………………..40 Bảng 2.2. Tình hình nguồn vốn và huy động vốn tại PGD NHCSXH Huyện Châu Thành - Tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018 …………………………………….... 42 Bảng 2.3. Dư nợ các chương trình cho vay của PGD NHCSXH Huyện Châu Thành - Tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018 ………………………………………….…… 44 Bảng 2.4. Dư nợ theo thời gian vay tại PGD NHCSXH Huyện Châu Thành - Tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018 …………………………………………..…..….… .46 Bảng 2.5. Tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng tại PGD NHCSXH Huyện Châu Thành - Tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018 ……………….………………………47 Bảng 2.6. Doanh số thu nợ theo chương trình tại PGD NHCSXH Huyện Châu Thành - Tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018 ………………………………………………..49 Bảng 2.7. Tình hình dư nợ cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị, xã hội …….... 52 Bảng 2.8. Tình hình xếp loại hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội giai đoạn 2016-2018 …………………………………………………………………… …… . 53 Bảng 2.9. Chất lượng tín dụng tại PGD NHCSXH Huyện Châu Thành - Tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018 …………………………………………………..................…55
  15. xiii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PGD NHCSXH huyện Châu Thành - tỉnh Long An ……………………….………………………………………………….......……….. 38 Hình 2.2. Tình hình huy động vốn tại PGD NHCSXH huyện Châu Thành - tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018 ……………………………………………………………43 Hình 2.3. Tình hình dư nợ tín dụng theo thời gian tại PGD NHCSXH huyện Châu Thành - tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018 ……………….…………………….…47
  16. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ- TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về xóa đói giảm nghèo. Hoạt động của NHCSXH là không vì mục tiêu lợi nhuận. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan chính quyền ở địa phương, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn. Hoạt động tín dụng tại NHCSXH là hoạt động mang tính xã hội hóa cao. Vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng của NHCSXH không những đem lại lợi ích cho NHCSXH, mà còn đem lại lợi ích thiếh thực cho khách hàng, giảm nghèo, an sinh xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành - tỉnh Long An đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chương trình quốc gia về giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân, được cấp ủy, chính quyền địa phương, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Long An đánh giá cao. Sau khi thành lập và đi vào hoạt động, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành đã tổ chức nhận bàn giao 03 chương trình cho vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, Kho bạc Nhà nước huyện và Ngân hàng Công thương huyện, đến nay đã triển khai thêm 07 chương trình tín dụng chính sách mới; tốc độ tăng trưởng nguồn vốn lớn, quy mô tín dụng ngày càng tăng, hoạt động tín dụng đang còn tồn tại một số những bất cập đặt ra cho NHCSXH một thách thức lớn đó là: Làm thế nào để vừa phục vụ và đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác một cách tốt nhất vừa quản lý nguồn vốn các chương trình tín dụng ưu đãi an toàn, hiệu quả, đồng thời có phương pháp tác nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm cường độ làm việc cho người lao động và nâng
  17. 2 cao vị thế của NHCSXH trong điều kiện số lượng cán bộ nhân viên có tăng lên nhưng chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành -tỉnh Long An” làm luận văn Thạc sĩ kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1 Mục tiêu chung: - Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Huyện Châu Thành, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân. - Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành. 2.2 Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, tín dụng tại NHCSXH. - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng về chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu: 4.1 Phạm vi về không gian địa điểm: Đề tài được thực hiện tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành - tỉnh Long An. 4.2 Phạm vi về thời gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành - tỉnh Long An giai đoạn 03 năm: 2016 - 2018.
  18. 3 5. Câu hỏi nghiên cứu: - Thực trạng chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành trong 03 năm qua như thế nào? - Nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ? - Cần có những giải pháp gì để Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành nâng cao chất lượng tín dụng? 6. Những đóng góp mới của luận văn 6.1 Đóng góp về phương diện khoa học Về mặt lý thuyết, luận văn đã trình bày được những vấn đề cơ bản về tín dụng chính sách cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Khác với những nghiên cứu trước đây, tác giả đã đưa ra và phân tích khái niệm, nội dung ảnh hưởng của tín dụng chính sách tại ngân hàng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác các nhân tố khách quan, chủ quan có ảnh hưởng tới công tác này. Bên cạnh đó, kinh nghiệm về giải pháp nâng cao chất lượng của tín dụng chính sách tại các địa phương khác được phân tích. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý và triển khai nhiệm vụ trên địa bàn huyện Châu Thành - tỉnh Long An. 6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn Về mặt thực tiễn, luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tín dụng chính sách tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành, đồng thời luận văn đưa ra các kiến nghị với chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội nhằm tạo môi trường cũng như cơ sở pháp lý và nâng cao năng lực quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong công tác quản lý tín dụng chính sách. 7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm: thống kê, phân tích, so sánh, mô tả. 8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước Các nghiên cứu trong nước: - Luận án Tiến sĩ: “Hoàn thiện công tác quản lý tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội” của tác giả Trần Lan Phương, Học viện Ngân hàng Hà Nội năm 2016, trên cơ sở lý luận về tín dụng chính sách, các quy định về tín dụng
  19. 4 chính sách được chính phủ ban hành và kinh nghiệm điều hành tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Từ đó tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về tín dụng chính sách, công tác quản lý tín dụng chính sách và các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý tín dụng chính sách; phân tích bối cảnh người nghèo và các đối tượng chính sách tại Việt Nam, các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đối tượng này. Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội trên các phương diện mô hình tổ chức, quản trị điều hành, nội dung và các công cụ quản lý tín dụng chính sách; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội phù hợp với các chính sách về giảm nghèo và các chính sách về tín dụng của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, về phân tích chất lượng của tín dụng chính sách luận án chỉ phân tích chất lượng chung trên toàn quốc, không đi sâu đến từng vùng miền, từng địa phương. Mặc khác luận án chỉ đi sâu nghiên cứu về công tác quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội. - Luận văn Thạc sĩ: “Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Tỉnh Long An” người thực hiện Nguyễn Thị Ánh Hồng, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014. Luận văn nói về thực trạng của công tác tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Long An, chỉ ra những tồn tại và hạn chế về công tác tín dụng chính sách. Qua đó, luận văn cũng đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Long An. - Luận văn Thạc sĩ Võ Văn Đức “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh huyện Tân Lạc-tỉnh Hòa Bình”. Trường Đại học kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội (2014). Luận văn đã phân tích khái quát về thực trạng chất lượng tín dụng hộ nghèo tại chí nhánh NHCSXH Huyện Tân Lạc giai đoạn 2010-2013, đánh giá những mặt đạt được và những tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân của tồn tại hạn chế. Từ đó đề xuất nhóm giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện địa phương để khắc phục những mặt hạn chế nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ nghèo tại chi nhánh trong giai đoạn 2015-2020. Qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu trước, tác giả kế thừa cơ sở lý luận về tín dụng chính sách đối với NHCSXH, tác giả tham khảo thực trạng và giải pháp, từ đó tác giả đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch
  20. 5 NHCSXH huyện Châu Thành. Sự khác biệt của tác giả về mặt không gian và thời gian. Đến nay tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Châu Thành chưa có ai nghiên cứu về lĩnh này, do đó đề tài của tác giả không trùng lắp. 9. Kết cấu luận văn nghiên cứu: Ngoài phần mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục các sơ đồ, hình vẽ thì nội chung chính của nghiên cứu được chia thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Châu Thành - tỉnh Long An; Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Châu Thành - tỉnh Long An.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2