intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích chính của luận văn là nghiên cứu, khảo sát, làm rõ thực trạng trình độ công nghệ hiện có của các DN công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội; từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần thúc đẩy việc đỏi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các DN này trong giai đoạn sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------o0o------- NGUYỄN KHẮC TIẾN ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội - 2009 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------o0o------- NGUYỄN KHẮC TIẾN ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đinh Quang Ty Hà Nội - 2009 2
  3. MỤC LỤC Trangi DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................................................................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................................................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………....................…………………………………………………………....…...………………………..…1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG .................................................................... 9 1.1. Khái niệm, vai trò của việc đổi mới công nghệ đối với các DN công nghiệp ........................................................................................................................................................................................................................................................................ 9 1.1.1. Một số khái niệm ...................................................................................................................................................................................................... 9 1.1.2. Sự cần thiết, vai trò của việc đổi mới công nghệ đối với các DN công nghiệp .............................................................................................................................................................................................................................................. 12 1.1.3. Những khó khăn, thách thức đặt ra đối với các DN công nghiệp nhỏ và vừa trong việc đổi mới công nghệ .............................................................................................................................. 13 1.2. Vấn đề đổi mới công nghệ đối với các DN công nghiệp nhỏ và vừa ........ 16 1.2.1. Nội dung đổi mới công nghệ ..................................................................................................................................................... 16 1.2.2. Phƣơng thức tiến hành đổi mới công nghệ .................................................................................................. 21 1.2.3. Tiêu chí đánh giá đổi mới công nghệ ...................................................................................................................... 25 1.3. Kinh nghiệm nƣớc ngoài và trong nƣớc về việc đổi mới công nghệ đối với các DNNVV ............................................................................................................................................................................................................. 27 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nƣớc và nền kinh tế, thành phố ở nƣớc ngoài .......................................................................................................................................................................................................................................... 27 1.3.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trong nƣớc ............................................................ 35 1.3.3. Một số vấn đề có giá trị tham khảo cho thành phố Hà Nội ...................................... 39 i
  4. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY .......................................................................................................... 41 2.1. Khái quát về các DN công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................................................................................................................................................................................................................................. 41 2.1.1. Tình hình chung của các DN công nghiệp nhỏ và vừa ...................................................... 41 2.1.2. Về trình độ công nghệ, máy móc thiết bị ........................................................................................................ 47 2.1.3. Về tình hình đổi mới công nghệ ......................................................................................................................................... 48 2.2. Thực trạng đổi mới công nghệ trong các DN công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................................................................................................................................................................ 53 2.2.1. Trình độ công nghệ hiện tại của các DN sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ và vừa................................................................................................................................................................................................................... 53 2.2.2. Nguồn gốc công nghệ hiện tại của các DN sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ và vừa................................................................................................................................................................................................................... 54 2.2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động gắn kết DN vừa và nhỏ với các cơ sở nghiên cứu ........................................................................................................................................................................................................................... 55 2.2.4. Định hƣớng đổi mới công nghệ trong các DN sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ và vừa................................................................................................................................................................................................................... 59 2.3. Đánh giá sự tác động và tác dụng của việc đổi mới công nghệ đối với các DN công nghiệp nhỏ và vừa .................................................................................................................................. 62 2.3.1. Đánh giá việc ban hành các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ ......... 62 2.3.2. Đánh giá của DN về các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ của Nhà nƣớc ....................................................................................................................................................................................................................................................... 64 2.3.3. Đánh giá hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các DN sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ và vừa .............................................................................................. 65 2.3.4. Những hạn chế, khó khăn trong việc hỗ trợ DN tiến hành hoạt động đổi mới công nghệ ............................................................................................................................................................................ 67 2.3.5. Một số vấn đề đặt ra trong việc hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các DN sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ và vừa của Hà Nội ........................ 72 ii
  5. CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI HÀ NỘI NHỮNG NĂM TỚI ĐÂY ........................................................................................ 77 3.1. Một số quan điểm ...................................................................................................................................................................................................... 77 3.1.1. Quan điểm chung về đổi mới công nghệ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế .................................................................................................................................................................................................................................... 77 3.1.2. Đổi mới công nghệ để góp phần nâng cao vị thế nền kinh tế quốc gia và kinh tế của Hà Nội trƣớc xu thế gia tăng của áp lực cạnh tranh bên trong và bên ngoài..................................................................................................................................................................................................... 82 3.2. Một số giải pháp ........................................................................................................................................................................................................... 83 3.2.1. Giải pháp chung ..................................................................................................................................................................................................... 83 3.2.2 Giải pháp hỗ trợ đổi mới công nghệ trong các DN sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ và vừa ...................................................................................................................................................................................... 87 KẾT LUẬN .........................................................................................................................................................................................................................................106 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................................................................................108 iii
  6. DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT Nghĩa đầy đủ Stt Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt 1 CIEM Central Central Institute Institute Viện Nghiên forfor Economic cứu quản(Viện Nghiên Management Economic lý kinh tế Trung ƣơng Management 2 CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiệnCông nghiệp hóa, hiện đại hóa đại hóa 3 DN Doanh nghiệp Enterprise Doanh nghiệp 4 DNNVV Doanh Small andnghiệp medium Doanh nghiệp nhỏ và nhỏ và vừa enterprises - SMEs vừa 5 GDP Gross Domestic Domestic Tổng Product: Tổng sảnsản phẩm phẩm quốc quốc nội Product nội 6 HASMEA HiệpAssociation Hanoi Hiệp hội DN vừaofvà nhỏ Hàhội NộiDoanh nghiệp Small and Medium vừa và nhỏ Hà Nội Enterprises 7 MOST Ministry Ministryof of Science BộTechnology Science and Khoa học và Công (Bộ Khoa học and Technology nghệ 8 SHTT Sở hữu tríproperty intellectual tuệ Sở hữu trí tuệ 9 SXKD Sản xuất, kinh doanh Sản xuất, kinh doanh Business 10 TECHMART Techmart Chợ công nghệ và thiết Hội chợ thiết bị công nghệ bị 11 UBND People’s Uỷ banCommittee nhân dân Uỷ ban nhân dân iv
  7. Nghĩa đầy đủ Stt Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt 12 UNDP Quý Nations United phát triển Liên hợp Quỹ phát triển Liên hợp quốc Development quốc Programme 13 VCCI Phòng Chamber Vietnam of và Phòng Thƣơng mại ThƣơngViệt Công nghiệp mạiNam và Commerce and Công nghiệp Việt Nam Industry 14 XHCN Xã hội chủ nghĩa Xã hội chủ nghĩa v
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng Bảng 1.1 Sự cần thiết tiến hành các hoạt động đổi mới công 12 nghệ trong DN Bảng 1.2 Số lƣợng và tỷ lệ DN tiến hành nghiên cứu triển 17 khai Bảng 1.3 Tỷ lệ DN tiến hành cải tiến các quy trình sản xuất 19 hiện có Bảng 1.4 Tỷ lệ DN tiến hành cải tiến sản phẩm và đổi mới 20 sản phẩm Bảng 1.5 Tỷ lệ DN tiến hành áp dụng các quy trình sản xuất 21 mới Bảng 1.6 Phƣơng thức thực hiện đổi mới công nghệ của các 23 DN Bảng 1.7 Các phƣơng thức tiến hành đổi mới công nghệ 25 đƣợc DN sử dụng chia theo loại hình sở hữu Bảng 1.8 Các phƣơng thức đổi mới công nghệ đƣợc doanh 25 nghiệp sử dụng chia theo địa bàn Bảng 2.1 Thống kê cán bộ kỹ thuật trong DN 45 Bảng 2.2 So sánh trình độ công nghệ của các DN công nghệ 51 Việt Nam với một số nƣớc trong khu vực Bảng 2.3 Các nƣớc mà DN nhập công nghệ 55 Bảng 2.4 Các tổ chức trong nƣớc mà DN thích lựa chọn để 60 chuyển giao công nghệ Bảng 2.5 Các nƣớc mà DN muốn đƣợc chuyển giao công 61 nghệ trong tƣơng lai vi
  9. Số hiệu Tên bảng Trang bảng Bảng 2.6 Các nƣớc khác mà DN muốn đƣợc chuyển giao 61 công nghệ Bảng 2.7 Tổng hợp các ý kiến đánh giá của DN về chính 64 sách hỗ trợ đổi mới công nghệ của Nhà nƣớc vii
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang hình Hình 1.1 Phƣơng thức thực hiện đổi mới công nghệ trong 24 các DN chia theo ngành Hình 2.1 Năm thành lập DN 42 Hình 2.2 Hình thức pháp lý hiện tại của DN 42 Hình 2.3 Quy mô DN theo số lƣợng lao động 43 Hình 2.4 Quy mô DN theo vốn đăng ký 45 Hình 2.5 Trình độ công nghệ hiện tại của các DN 47 Hình 2.6 Thực trạng công nghệ tại các DNNVV 49 Hình 2.7 Tính đồng bộ của dây chuyền công nghệ trong 51 các DN khảo sát theo loại hình sở hữu Hình 2.8 Mức độ hiện đại của máy móc thiết bị trong các 52 DN đƣợc khảo sát Hình 2.9 Mức độ hiện đại của dây chuyền công nghệ đƣợc 52 sử dụng trong các DN khảo sát chia theo loại hình sở hữu Hình 2.10 Trình độ công nghệ hiện tại của các DN sản xuất 53 công nghiệp quy mô nhỏ và vừa Hình 2.11 Nguồn gốc công nghệ hiện tại của các DN 54 viii
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tháng 11-2006, Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO). Đây là một sân chơi quốc tế lớn, vừa tạo nhiều cơ hội nhƣng cũng sẽ đặt ra những thách thức mới cho cả nền kinh tế nói chung và các DN Việt Nam nói riêng. Trong môi trƣờng mới này, hệ thống DN Việt Nam, trong đó có các DN trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, muốn đứng vững và chiến thắng phải đủ sức cạnh tranh. Trong số các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của một DN, công nghệ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là điều kiện tiên quyết để tạo ra chất lƣợng sản phẩm tốt, năng suất cao, giá thành hạ - những tiêu chí cơ bản nhất của năng lực cạnh tranh cao. DN vừa và nhỏ là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế thị trƣờng của mỗi quốc gia. Chúng thƣờng chiếm tỉ trọng lớn trong cộng đồng DN, tạo việc làm cho phần lớn lao động xã hội, góp phần ổn định chính trị, ổn định nền kinh tế, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của đông đảo ngƣời tiêu dùng, tận dụng mọi nguồn lực vào phát triển, có tác động thƣờng xuyên đến môi trƣờng cạnh tranh trong nền kinh tế. DNNVV ở Hà Nội cũng có những đặc điểm chung của DNNVV của Việt Nam; nếu đặt trong quan hệ so sánh khu vực và quốc tế, thì hầu hết còn nhỏ bé, lạc hậu và đang hoạt động trong một môi trƣờng kinh doanh còn nhiều khó khăn, liên quan đến động thái chuyển đổi của nền kinh tế nƣớc ta hiện nay. Để phát triển đất nƣớc, đặc biệt là trong bối cảnh phải hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, thì một trong những vấn đề vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài là phải củng cố, phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của các DNNVV. Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của DN, thì việc quan trọng hơn là phải tạo môi trƣờng để chúng phát triển; và ở giai đoạn các DN này còn non yếu, lúng túng trong quá trình chuyển sang nền 1
  12. kinh tế thị trƣờng, nhất là trƣớc sự cạnh tranh rất khốc liệt hiện nay, cần có những biện pháp hỗ trợ phù hợp. Trong đó, hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các DNNVV là hết sức cần thiết để trực tiếp tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của bộ phận DN này, từ đó từng bƣớc phát triển cộng đồng DN lớn mạnh, làm nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã thấy đƣợc vai trò của các DNNVV đối với nền kinh tế, đã có những chính sách tạo thuận lợi cho khối DN này phát triển. Tuy nhiên, các chính sách, các giải pháp cũng chỉ mới bƣớc đầu triển khai, chƣa đạt đƣợc hiệu quả mong muốn, thậm chí còn nhiều mặt bất cập so với nhu cầu thực tế, trong đó có chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với các DNNVV. Tác động, khuyến khích, hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với các DN nhằm đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và năng lực cạnh tranh còn nhiều mặt bất cập. Tình hình chung này cũng bộc lộ khá rõ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài “Đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội” đƣợc lựa chọn để thực hiện luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu Ở nƣớc ngoài, vấn đề đổi mới công nghệ trong các DN đƣợc giới nghiên cứu kinh tế đặc biệt quan tâm, là một trong những chủ đề lớn liên tục đƣợc bổ sung, đi sâu hơn trong tiến trình công nghiệp hóa và cạnh tranh thị trƣờng. Trong điều kiện của kinh tế thị trƣờng, DN tất yếu phải tham gia và trở thành chủ thể trong quan hệ cạnh tranh. Vì thế, vấn đề đổi mới công nghệ trong các DN lại càng trở nên có tính thời sự ngay cả ở các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế và cạnh tranh quốc tế hiện nay. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của đổi mới công nghệ trong DN cũng nhƣ đánh giá năng lực công nghệ của các DN. Tuy nhiên, theo đánh giá, còn ít có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về đổi mới công nghệ trong các DN vừa và nhỏ ở các nƣớc đang phát triển, 2
  13. mới chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng, có xuất phát điểm thấp - mà Việt Nam là một trƣờng hợp điển hình. Kết quả của những công trình nghiên cứu trong thời gian qua có thể nhận thấy ở một số điểm nổi bật sau: (i) Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề về vai trò của DNNVV đối với mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế ở Việt Nam Một số công trình nghiên cứu nhƣ: Ban Tuyên giáo Trung ƣơng (2008), “Vai trò của DNNVV trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta”, Thông tin tổng hợp, số 26-TT/BTGTW, ngày 04/7/2008; Phạm Văn Hồng (2007), Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc dân; Đỗ Trọng Phấn (2002), Phát triển DNNVV ở nước ta hiện nay, Luận văn tốt nghiệp Lý luận chính trị cao cấp, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Thái Văn Rê (2002), DNNVV trong phát triển kinh tế - xã hội, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã làm rõ những khái niệm và vai trò của DNNVV trong phát triển kinh tế - xã hội ở nƣớc ta trong những năm gần đây và trƣớc yêu cầu hội nhập quốc tế. (ii) Phân tích sâu sắc các vấn đề quản lý khoa học công nghệ và đổi mới công nghệ để phát triển doanh nghiệp Một số công trình nghiên cứu của các tác giả nhƣ GS.TS. Đỗ Nguyên Phƣơng (2006), Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý khoa học và công nghệ địa phương, Đề tài độc lập cấp nhà nƣớc, Ban Khoa giáo Trung ƣơng; Trần Ngọc Ca (2000), “Quản lý đổi mới công nghệ trong hoạt động sản xuất của các DN vừa và nhỏ”, NXB Chính trị quốc gia; Thu Nga (2006), “Lãnh đạo tháo gỡ vướng mắc thúc đẩy phát triển DNNVV”, Tạp chí Xây dựng Đảng số 11-2006; Lê Văn Tri (2007), “Đầu tư cho nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ là việc làm sống còn của DN”, Tạp chí Hoạt động Khoa học, Số tháng 4-2007 (575); Trần Hồng Hà (2006-08), Thực trạng và giải pháp hỗ trợ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất công 3
  14. nghiệp quy mô nhỏ và vừa, đề tài nghiên cứu cấp ban đảng; Nghiêm Công (2006) báo cáo chuyên đề “Tổng quan các chính sách của Nhà nước khuyến khích hoạt động đổi mới công nghệ trong sản xuất giai đoạn 1995-2005”, Viện Chiến lƣợc và Chính sách khoa học và công nghệ, đã tập trung nghiên cứu, tổng hợp, khái quát hoá các quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc trong công tác quản lý khoa học công nghệ và khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng, tính cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả sản xuất trong các DN. (iii) Phân tích có cơ sở thực trạng hoạt động đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Mặc dù nhiều DN có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của việc đổi mới công nghệ trong hoạt động của doanh nghiệp, nhƣng thực tế việc đầu tƣ cho khoa học công nghệ và vấn đề đổi mới nó trong các DN còn rất nhiều khó khăn vì nhiều nguyên nhân. Nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập khá sâu sắc đến vấn đề này, nhƣ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (1999), “Báo cáo Nghiên cứu xúc tiến doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa”; Võ Thanh Thu, Cao Thị Việt Hƣơng (2008), “DN vừa và nhỏ thuộc khu vực dân doanh sau một năm gia nhập WTO”, Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở số 14 (2-2008); Lƣu Hƣơng (ngày 11/01/2005), “DNNVV Việt Nam - Sau những con số”, Báo Diễn đàn DN điện tử; Cục Phát triển DNNVV, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, (11/2005), “Báo cáo kế t quả điều tra nghiên cứu về nhu cầu thông tin DN của các tỉnh phía Bắc”; Thảo Lê (2006), “Nhận thức của DN Việt Nam về sở hữu trí tuệ”, Bản tin Sở hữu trí tuệ số 61 (11-2006); Văn phòng Trung ƣơng Đảng (2009), “Một số vấn đề nổi lên trong hoạt động của DNNVV trong thời gian qua”, Báo cáo số 315- BC/VPTW ngày 21/01/2009 đã đề cập thực trạng công nghệ lạc hậu, những rào cản về cơ chế chính sách thiếu hấp dẫn, chƣa khuyến khích DN đầu tƣ cho công nghệ và đổi mới công nghệ. (iv) Tập trung phân tích và đƣa ra các giải pháp thúc đẩy đổi mới công 4
  15. nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các công trình nhƣ Nguyễn Thị Minh Hạnh (2000), “Nâng cao hiệu quả một số chính sách thuế và tín dụng khuyến khích các DN đổi mới công nghệ”, Viện Chiến lƣợc và Chính sách khoa học và công nghệ; Nguyễn Việt Hoà (2007), Nghiên cứu tác động của cơ chế chính sách công đến việc khuyến khích DN đầu tư vào khoa học công nghệ, đề tài nghiên cứu cấp bộ, Viện Chiến lƣợc và Chính sách Khoa học công nghệ); Hoàng Trọng Cƣ (1999), Nghiên cứu vấn đề thuế trong hoạt động KH&CN, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Viện Chiến lƣợc và Chính sách Khoa học và Công nghệ; Nguyễn Thanh Tùng (2000), Nghiên cứu một số vấn đề tín dụng cho hoạt động KH&CN, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Viện Chiến lƣợc và Chính sách Khoa học và Công nghệ, đã nghiên cứu tƣơng đối sâu thực trạng và những khó khăn, bất cập trong việc vận hành chính sách tài chính tín dụng hỗ trợ các DN đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất. Một số công trình khác nhƣ Trần Ngọc Ca (2000), Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng một số chính sách và biện pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ và nghiên cứu - triển khai trong các cơ sở ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Viện Chiến lƣợc và Chính sách Khoa học và Công nghệ; Nguyễn Ngọc Phúc (2006), Cơ chế gắn các hoạt động nghiên cúu khoa học của các trường đại học với thực tiễn sản xuất kinh doanh của các DN, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã đề xuất nhiều giải pháp hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với các DN Việt Nam theo những cách tiếp cận khác nhau. Nhiều kiến nghị có giá trị đƣợc bàn luận và đề xuất đóng góp vào việc tạo điều kiện và hỗ trợ cho DN đổi mới công nghệ để tồn tại và phát triển. Những kết quả nghiên cứu trên không chỉ có giá trị về lý luận mà còn rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn, đây thực sự là những tài liệu tham khảo có giá trị cho học viên trong quá trình hoàn thành luận văn của mình. Bên cạnh việc đạt đƣợc nhiều kết quả có giá trị, những công trình nêu trên vẫn còn nhiều nội dung chƣa đƣợc đề cập hoặc có điều kiện nghiên cứu 5
  16. kỹ lƣỡng. Có thể nêu lên một số vấn đề nhƣ: - Việc nghiên cứu sâu sắc và đồng bộ về thực trạng và giải pháp tổng thể thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ trong các DNNVV trên phạm vi cả nƣớc nói chung và ở thành phố Hà Nội nói riêng còn ít đƣợc nghiên cứu. - Việc nhận thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với nhiệm vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là hết sức quan trọng. Nhƣng các nghiên cứu hầu nhƣ chƣa làm rõ tầm quan trọng và mức độ ảnh hƣởng to lớn của việc nhận thức không đầy đủ đó. - Các giải pháp, cơ chế chính sách hỗ trợ đƣợc đề cập khá đầy đủ nhƣng đều dàn trải, vẫn mang nặng tính hình thức mà chƣa có sức mạnh thực thi, làm cho hiệu quả hỗ trợ thấp. Trong khu vực DN vừa và nhỏ, các DN công nghiệp có vai trò nổi bật vì những đóng góp vào tiến trình công nghiệp hóa, việc tăng cƣờng đổi mới công nghệ trong các DN này thƣờng tạo ra giá trị gia tăng cao và giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của DN và của cả nền kinh tế trong điều kiện hội nhập. Từ việc khái quát tình hình nghiên cứu nhƣ trên, học viên nhận thấy rằng việc lựa chọn nghiên cứu, đánh giá thực trạng đổi mới công nghệ trong các DN sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ và vừa ở Hà Nội sẽ góp phần nâng cao nhận thức và tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ thiết thực cho DN nhỏ và vừa Hà Nội vững bƣớc và phát triển. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích chính của luận văn là nghiên cứu, khảo sát, làm rõ thực trạng trình độ công nghệ hiện có của các DN công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội; từ đó đƣa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần thúc đẩy việc đỏi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các DN này trong giai đoạn sắp tới. Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ: - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận, khảo cứu kinh nghiệm thực tiễn liên quan trực tiếp tới vấn đề đổi mới công nghệ trong các DN nói chung và 6
  17. các DN công nghiệp có nhỏ và vừa nói riêng; - Đánh giá, phân tích, làm rõ những mặt đƣợc, chƣa đƣợc, những nguyên nhân tƣơng ứng trong việc đổi mới công nghệ ở các DN công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm gần đây; - Luận chứng rõ cơ sở khoa học của hệ thống các giải pháp và kiến nghị sẽ đƣợc nghiên cứu và thể hiện trong luận văn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu DNNVV của Hà Nội có số lƣợng đông đảo, thuộc nhiều nhóm ngành nghề khác nhau nhƣ công nghiệp, dịch vụ, thƣơng mại,... trong đó các DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và thƣơng mại là chủ yếu. Những lĩnh vực này có nhu cầu không cao đối với việc đổi mới công nghệ. Vì vậy, đối tƣợng luận văn tập trung nghiên cứu là các DNNVV thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2000 đến năm 2007; từ đó đề xuất một số kiến nghị về phƣơng hƣớng, quan điểm và giải pháp góp phần thúc đẩy việc đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các DN này trong giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để khảo sát đối tƣợng, thực hiện mục đích và nhiệm vụ đã xác định, luận văn sẽ dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; từ đó sử dụng các phƣơng pháp thích hợp nhƣ khảo sát thực tế, tập hợp và xử lý các tài liệu, các số liệu tham khảo và thống kê; phân tích kết hợp với tổng hợp và khái quát hóa; kết hợp lôgic với lịch sử; đối chiếu, so sánh, sơ đồ hóa… 6. Những đóng góp mới của luận văn - Góp phần làm rõ một số khía cạnh lý luận về công nghệ, đổi mới công nghệ trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế - những vấn đề đặt ra đối với loại hình DN công nghiệp nhỏ và vừa; đúc kết bƣớc đầu kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong nƣớc về đổi mới công nghệ ở loại 7
  18. hình DN này. - Làm rõ thực trạng về trình độ công nghệ hiện có của các DN công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đƣa ra một số kiến nghị và giải pháp có khả năng ứng dụng vào việc đổi mới công nghệ, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các DN công nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội trong giai đoạn từ nay tới năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới công nghệ ở các DN công nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế thị trƣờng. Chƣơng 2: Thực trạng đổi mới công nghệ tại các DN công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn 2001 - 2007. Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp thúc đẩy đổi mới công nghệ ở các DN công nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội những năm tới đây. 8
  19. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG 1.1. Khái niệm, vai trò của việc đổi mới công nghệ đối với các DN công nghiệp 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm và tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhìn chung, trên thế giới việc xác định một DN là DNNVV chủ yếu căn cứ vào hai nhóm tiêu chí phổ biến là tiêu chí định tính và tiêu chí định lƣợng. Tiêu chí định tính đƣợc xây dựng dựa trên các đặc trƣng cơ bản của các DNNVV nhƣ trình độ chuyên môn hóa thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp... Tiêu chí định lƣợng đƣợc xây dựng dựa trên các chỉ tiêu nhƣ quy mô, số lƣợng lao động, tổng giá trị tài sản (hay tổng vốn), doanh thu hoặc lợi nhuận của DN. Việc xác định quy mô DNNVV chỉ mang tính chất tƣơng đối vì nó chịu tác động của các yếu tố nhƣ trình độ phát triển của một nƣớc, tính chất ngành nghề và điều kiện phát triển của một vùng lãnh thổ nhất định hay mục đích phân loại DN trong từng thời kỳ nhất định. Số lao động có thể là số lao động trung bình trong danh sách hoặc số lao động thƣờng xuyên thực tế của DN. Tài sản hoặc vốn có thể bao gồm tổng giá trị tài sản (hay vốn) cố định hoặc giá trị tài sản (hay vốn) còn lại của DN. Các tiêu chí định lƣợng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định quy mô DN. Vào những thời điểm khác nhau các tiêu chí này rất khác nhau giữa các ngành nghề mặc dù chúng vẫn có những yếu tố chung nhất định. Ví dụ nhƣ Đài Loan chẳng hạn. Các DN trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo có từ 1 tới 200 lao động đƣợc coi là DNNVV, trong khi các DN trong ngành thƣơng mại - dịch vụ có từ 1 đến 50 lao động. Nhật Bản, các DNNVV trong ngành sản xuất chế tạo có từ 1 đến 300 lao động và số vốn kinh doanh không 9
  20. vƣợt quá 300 triệu yên, còn các DNNVV trong ngành thƣơng mại dịch vụ có số lao động không quá 100 ngƣời với số vốn kinh doanh không quá 100 triệu yên. Ngƣợc lại, Mỹ chỉ có một tiêu chí xác định chung cho các DNNVV là số lao động không quá 500 ngƣời [15]. Ở Việt Nam, trƣớc năm 1998, chƣa có một văn bản pháp luật chính thức nào quy định tiêu chuẩn cụ thể của DNNVV. Do đó, mỗi một tổ chức đƣa ra một quan niệm khác nhau về DNNVV nhằm định hƣớng mục tiêu và đối tƣợng hỗ trợ hoạt động của tổ chƣ́c mình. Theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV thì “DNNVV là các cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hằng năm không quá 300 ngƣời”. Nhƣ vậy, theo định nghĩa này, tất cả các DN thuộc mọi thành phần kinh tế có đăng ký kinh doanh và thỏa mãn một trong hai tiêu thức lao động hoặc vốn đƣa ra trong Nghị định này đều đƣợc coi là DNNVV. Các tiêu chí phân loại này tƣơng đối phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên việc dùng hai tiêu chí lao động bình quân hằng năm và vốn đăng ký kinh doanh còn quá chung chung. Hai tiêu chí trên chỉ mới thể hiện đƣợc quy mô đầu vào mà chƣa phản ánh đƣợc kết quả tổng hợp thông qua kết quả kinh doanh. Theo tác giả luận văn nếu sử dụng chỉ tiêu lao động nên dựa vào số lao động làm việc thƣờng xuyên hay số lao động làm việc từ 1 năm trở lên. Yếu tố vốn đăng ký cũng cần xem xét. Thực tế cho thấy số vốn đăng ký của các DN khi thành lập khác xa so với số vốn thực tế đƣa vào kinh doanh. Chỉ tiêu doanh số cho thấy chính xác hơn quy mô DN, thực trạng hoạt động kinh doanh của các DN. Luận văn cho rằng chỉ tiêu doanh số hằng năm của các DN sẽ phản ánh chính xác hơn quy mô của DN trong từng giai đoạn thay vì tiêu chí vốn đăng ký. Việc sử dụng cả hai tiêu chí lao động và vốn/doanh thu sẽ khuyến khích các DN vừa sử dụng nhiều lao động lại vừa tập trung tích 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2