intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cổ tức và chất lượng thu nhập - Bằng chứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:129

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ kết quả kiểm định với dữ liệu của các công ty Việt Nam, bài nghiên cứu này sẽ bổ xung thêm một bằng chứng thực nghiệp về mối quan hệ giữa cổ tức và chất lượng thu nhập, cụ thể những công ty chi trả cổ tức có chất lượng thu nhập cao hơn, phù hợp với bằng chứng gần đây từ thị trường Mỹ (Skinner và Soltes (2011), Tong và Miao (2011)).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cổ tức và chất lượng thu nhập - Bằng chứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÔ VŨ ANH THƯ CỔ TỨC VÀ CHẤT LƯỢNG THU NHẬP: BẰNG CHỨNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÔ VŨ ANH THƯ CỔ TỨC VÀ CHẤT LƯỢNG THU NHẬP: BẰNG CHỨNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ PHƯƠNG VY Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Cổ tức và chất lượng thu nhập: Bằng chứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Nội dung đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu trong thời gian qua, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Thị Phương Vy, nội dung và kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bài do tác giả hoàn toàn thực hiện và chưa được công bố trong công trình nghiên cứu nào. Nếu có sự gian lận nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Hội đồng với bài nghiên cứu của mình. TP Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 10 năm 2018 Tác giả Ngô Vũ Anh Thư
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................1 MỤC LỤC ......................................................................................................................2 DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................5 TÓM TẮT ......................................................................................................................6 1. GIỚI THIỆU: ..........................................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài: ..............................................................................................1 1.2. Mục tiêu đề tài: ..................................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu đề tài:............................................................................................2 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu: ....................................................................................2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ....................................................................3 1.4. Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................................3 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu: ...........................................................................................3 1.6. Kết cấu đề tài: ....................................................................................................4 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU: .............................................................................5 2.1. Tổng quan về cổ tức và chính sách cổ tức: ........................................................5 2.1.1. Khái niệm cổ tức: ........................................................................................5 2.1.2. Chính sách cổ tức: .......................................................................................5 2.2. Tổng quan về chất lượng thu nhập: ...................................................................7 2.2.1. Khái niệm chất lượng thu nhập: ..................................................................7 2.2.2. Đo lường chất lượng thu nhập: ...................................................................9 2.2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và chất lượng thu nhập: ...............................................................................................16 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ......................................................................24 3.1. Dữ liệu: ............................................................................................................24 3.2. Mô hình nghiên cứu: ........................................................................................24 3.2.1. Mô hình đo lường chất lượng thu nhập thông qua thu nhập bền vững (Earnings persistence):............................................................................................24
  5. 3.2.2. Mô hình đo lường chất lượng thu nhập thông qua chất lượng tích lũy (Accrual quality): ....................................................................................................25 3.2.3. Mô hình đo lường chất lượng thu nhập thông qua phản ứng của nhà đầu tư đối với thu nhập (Earning response coefficient): ...................................................27 3.2.4. Mô hình đo lường tác động điều chỉnh của sở hữu nhà nước trong mối quan hệ giữa cổ tức và chất lượng thu nhập: ..........................................................29 3.2.5. Mô hình đo lường tác động điều chỉnh của tái tài trợ vốn cổ phần đối trong mối quan hệ giữa cổ tức và chất lượng thu nhập: .........................................30 3.3. Phương pháp kiểm định và ước lượng: ............................................................34 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: .................................................................................36 4.1. Thống kê mô tả: ...............................................................................................36 4.2. Phân tích kết quả hồi quy: ................................................................................41 4.2.1. Phân tích mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và chất lượng thu nhập: ...41 4.2.2. Tác động điều chỉnh của sở hữu nhà nước trong mối quan hệ giữa cổ tức và chất lượng thu nhập:...........................................................................................49 4.2.3. Tác động điều chỉnh của tái tài trợ vốn cổ phần đối trong mối quan hệ giữa cổ tức và chất lượng thu nhập: ........................................................................54 5. KẾT LUẬN: ..........................................................................................................59 5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu: ......................................................................59 5.2. Hạn chế đề tài và hướng phát triển tiếp theo: ..................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................61 PHỤ LỤC .....................................................................................................................64
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Các phương pháp đo lường chất lượng thu nhập ............................................... 10 Bảng 2.2 Mô hình tính các khoản tích lũy......................................................................... 14 Bảng 3.1 Tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình và cách tính ....................................... 31 Bảng 3.2 Tóm tắt mô hình và kết quả kỳ vọng ................................................................. 34 Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến .................................................................................... 36 Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan................................................................................... 39 Bảng 4.3 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai .................. 40 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy mô hình (1) và (3): Cổ tức và thu nhập ổn định ...................... 41 Bảng 4.5 Kết quả hồi quy mô hình (5): Cổ tức và chất lượng các khoản tích lũy ............ 43 Bảng 4.6 Kết qủa hồi quy mô hình (6) (8): Cổ tức và thông tin truyền tải về thu nhập ... 45 Bảng 4.7 Tác động điều chỉnh của sở hữu nhà nước trong mối quan hệ giữa cổ tức và chất lượng thu nhập (Bảng A, B và C) .............................................................................. 49 Bảng 4.8 Tác động điều chỉnh của tái tài trợ vốn cổ phần trong mối quan hệ giữa cổ tức và chất lượng thu nhập (Bảng A, B và C) ................................................................... 54
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AAER Các công ty bị cáo buộc vi phạm theo “Accounting and Auditing Enforcement Releases” CFO Cash flow operations (dòng tiền hoạt động) CRSP Center for Research in Security Prices (Trung tâm nghiên cứu giá chứng khoán) DCF Discounted Cash Flow (Phương pháp chiết khấu dòng tiền) ERC Earning reponse coefficient (hệ số phản ứng thu nhập) GMM General Method of Moments HOSE Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội PPE Property, plant and equipment (Tài sản cố định) SEC Securities and Exchange Commission (Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ) SFAC The Statement of Financial Accounting Concepts (Báo cáo về các khái niệm tài chính kế toán) SOX Sarbanes Oxley Act (Đạo luật Sarbanes Oxley) TA Total asset (Tổng tài sản) TACC Total current accruals (Tổng tích lũy hiện tại) TLR Timely loss recognition (Ghi nhận lỗ kịp thời) WC Working capital (Vốn luân chuyển)
  8. TÓM TẮT Bài nghiên cứu này sử dụng mẫu các công ty phi tài chính Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2017 được niêm yết trên sàn HNX và HOSE. Dựa theo bài nghiên cứu gốc “Cổ tức và chất lượng của thu nhập: Bằng chứng từ Trung Quốc” của Lu Deng, Sifei li và Mingqing Liao năm 2017, bài nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa cổ tức và chất lượng thu nhập, đồng thời còn kiểm định về những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chi trả cổ tức thông qua ba thước đo của chất lượng thu nhập: Thu nhập ổn định, chất lượng các khoản tích lũy và thông tin chứa đựng về thu nhập. Kết quả từ bài nghiên cứu này cho thấy tại Việt Nam, các công ty chi trả cổ tức có chất lượng thu nhập cao hơn, sở hữu nhà nước làm giảm vai trò truyền đạt thông tin của cổ tức thông qua thước đo thu nhập ổn định, tái tài trợ vốn cổ phần không tác động đến tác động đến mối quan hệ của cổ tức và chất lượng thu nhập. Kết luận này phù hợp với với bài nghiên cứu của Lu Deng, Sifei li và Mingqing Liao năm 2017. Bài nghiên cứu không tìm ra mối quan hệ giữa cổ tức và chất lượng thu nhập thông qua thước đo thu nhập bền vững trong ngắn hạn cũng như vai trò của chính sách cổ tức đối với sinh lợi của nhà đầu tư trong ngắn hạn. Từ khóa: Chính sách cổ tức, chất lượng thu nhập, HOSE, HNX, GMM, dữ liệu bảng
  9. 1 1. GIỚI THIỆU: 1.1. Lý do chọn đề tài: Trong nhiều thập kỷ qua, cổ tức hay chính sách cổ tức vẫn là một trong những chủ đề của tài chính doanh nghiệp được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tranh luận vô cùng sôi nổi nhưng vẫn chưa đưa ra được một câu trả lời thống nhất. Chính sách cổ tức không những là một trong ba quyết định quan trọng nhất trong công tác quản trị tài chính một doanh nghiệp (bên cạnh quyết định đầu tư và quyết định tài trợ), chính sách cổ tức còn phần nào đóng vai trò truyền đạt thông tin của doanh nghiệp đến nhà đầu tư và thể hiện được chất lượng thu nhập của doanh nghiệp. Do vậy, ngoại trừ những nghiên cứu về mối quan hệ của cổ tức và cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp, cổ tức và giá trị doanh nghiệp, cũng như phản ứng của nhà đầu tư đối với cổ phiếu,... chất lượng thu nhập cũng bắt đầu được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm trong những năm gần đây (trong đó phải kể đến những nghiên cứu của Caskey và Hanlon (2005), Skinner và Soltes (2011), Tong và Miao (2011)). Mặc dù trên thế giới, chính sách cổ tức, vai trò truyền đạt thông tin của cổ tức và khái niệm chất lượng thu nhập đã được nhiền học giả nghiên cứu và kiểm chứng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, với điều kiện là một quốc gia có nền kinh tế mới nổi, đang chuyển từ kinh tế kế hoạch sang một nền kinh tế định hướng thị trường, nhiều chính sách liên tục được ra đời và đổi mới, cùng với một thị trường tài chính mới thành lập và còn khá non trẻ so với lịch sử phát triển của các thị trường tài chính nổi tiếng và lâu đời trên thế giới. Do vậy, có rất ít nghiên cứu về chính sách cổ tức cũng như những bằng chứng thực nghiệm để giúp các công ty có một cái nhìn bao quát hơn trong việc hoạch định một chính sách chi trả cổ tức mang tính chiến lược nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp vừa truyền tải thêm thông tin một cách chính xác cho các nhà đầu tư trên thị trường tài chính về chất lượng thu nhập, triển vọng phát triển của công ty thông qua chính sách cổ tức.
  10. 2 Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Cổ tức và chất lượng thu nhập: Bằng chứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để kiểm định liệu rằng chính sách cổ tức có mối liên hệ với thu nhập ổn định, chất lượng tích lũy (dồn tích) và tính truyền đạt thông tin từ thu nhập cao hơn cho những công ty niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 đến 2017 hay không. Đồng thời cũng tìm hiểu sâu hơn về cách mà mối quan hệ giữa cổ tức và chất lượng thu nhập thay đổi nếu động cơ chi trả cổ tức bị bóp méo bao gồm kiểm định về tác động của tái tài trợ vốn cổ phần và tác động của sở hữu nhà nước để xem liệu rằng tái tài trợ vốn cổ phần và sở hữu nhà nước có thể làm yếu đi tác động của cổ tức vào chất lượng thu nhập hay không. 1.2. Mục tiêu đề tài: 1.2.1. Mục tiêu đề tài: Bài nghiên cứu “Cổ tức và chất lượng thu nhập: Bằng chứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để giải quyết vấn đề sau: - Phân tích mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và chất lượng thu nhập của các công ty trên HOSE và HNX trong giai đoạn 2007 đến 2017. - Phân tích các tác động của tái tài trợ vốn cổ phần và sở hữu nhà nước trong mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và chất lượng thu nhập. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu: Với mẫu là các công ty phi tài chính, tác giả dùng dữ liệu bảng để thực hiện các mục tiêu sau: i) Xem xét mối quan hệ giữa cổ tức và chất lượng thu nhập thông qua:  Thước đo thu nhập bền vững.  Thước đo chất lượng tích lũy.  Phản ứng của nhà đầu tư đối với thu nhập. ii) Xem xét mối quan hệ giữa cổ tức và chất lượng thu nhập khi xem xét vai trò của tái tài trợ vốn cổ phần và sở hữu nhà nước.
  11. 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Không gian: Các công ty phi tài chính niêm yết trên sàn HNX và HOSE, bao gồm 350 công ty Thời gian: Thời gian của bài nghiên cứu từ 2008 đến 2017 nhằm tối đa hóa độ tin cậy trong ước lượng. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Bài nghiên cứu dựa dựa trên mô hình được thiết lập bởi Lu Deng, Sifei li, Mingqing Liao năm 2017, sử dụng phương pháp ước lượng mô hình hồi quy mô-men tổng quát (GMM) được phát triển bởi Arellano và Bover (1995, 1998) trên dữ liệu bảng (Panel Data) để kiểm định mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và chất lượng thu nhập. 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu: Từ kết quả kiểm định với dữ liệu của các công ty Việt Nam, bài nghiên cứu này sẽ bổ xung thêm một bằng chứng thực nghiệp về mối quan hệ giữa cổ tức và chất lượng thu nhập, cụ thể những công ty chi trả cổ tức có chất lượng thu nhập cao hơn, phù hợp với bằng chứng gần đây từ thị trường Mỹ (Skinner và Soltes (2011), Tong và Miao (2011)). Bài nghiên cứu cũng kiểm định tác động kiểm soát của nhà nước và bằng chứng cho thấy sở hữu nhà nước làm yếu đi tác động của cổ tức vào chất lượng thu nhập, điều này phù hợp với những lý luận ngầm về cổ tức. Mặc khác, cũng chứng minh được rằng, tái tài trợ vốn cổ phần không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cổ tức và chất lượng thu nhập. Kết quả của bài nghiên cứu này giúp các công ty có một cái nhìn bao quát hơn trong việc xác định và hoạch định một chính sách chi trả cổ tức mang tính chiến lược nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp vừa truyền tải thêm thông tin một cách chính cho các nhà đầu tư trên thị trường tài chính về chất lượng thu nhập, triển vọng phát triển của công ty thông qua chính sách cổ tức.
  12. 4 1.6. Kết cấu đề tài: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên phần còn lại của bài nghiên cứu sẽ được sắp xếp bao gồm 5 phần: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu bao gồm: Lý do chọn đề tài, mục tiêu đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu. Chương 2: Đề cập đến tổng quan lý thuyết, những bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm trước đây về cổ tức, chất lượng thu nhập, mối quan hệ giữa cổ tức và chất lượng thu nhập. Chương 3: Trình bày phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, mô tả dữ liệu và thống kê mô tả. Chương 4: Trình bày nội dung và kết quả nghiên cứu. Chương 5: Trình bày những kết luận và một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp ở Việt Nam.
  13. 5 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU: 2.1. Tổng quan về cổ tức và chính sách cổ tức: 2.1.1. Khái niệm cổ tức: Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của một công ty cổ phần. Hay theo một cách hiểu khác, cổ tức là một phần thành quả hoạt động của công ty được chia cho cổ đông sau khi giữ lại một phần lợi nhuận để tái đầu tư và trích lập các khoản dự phòng (còn gọi là lợi nhuận giữ lại). Cổ tức có thể được trả bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu. Chính sách cổ tức là chính sách sẽ ấn định phân phối của lợi nhuận sau thuế được sử dụng để tái đầu tư vào chu kỳ kinh doanh tiếp theo, và chi trả lợi tức cho cổ đông. Chính sách cổ tức không chỉ tác động trực tiếp đến thu nhập của cổ đông bằng thu nhập hữu hình là cổ tức mỗi kỳ mà còn tác động đến quyết định đầu tư và quyết định tài trợ thông qua nguồn lợi nhuận giữ lại và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp trong các chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Do đó, việc hội đồng quản trị xem xét tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra một chính sách chi trả cổ tức phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. 2.1.2. Chính sách cổ tức: Chính sách cổ tức không tác động đến giá trị doanh nghiệp: Miller và Modigliani (1961) cho rằng, trong một thị trường hoàn hảo (không có thuế, không có chi phí giao dịch, không có chi phí phát hành chứng khoán mới, thông tin cân xứng, không có mâu thuẫn lợi ích giữa nhà quản lý và chủ sở hữu, các giao dịch không làm ảnh hưởng đến giá thị trường), giá trị của doanh nghiệp chỉ phụ thuộc vào các quyết định đầu tư, chứ không phụ thuộc vào chính sách chi trả cổ tức của công ty. Các tác động của chính sách cổ tức sẽ được bù trừ bằng các hình thức tài trợ khác, ví dụ như bán cổ phần thường. Chính sách cổ tức tác động đến giá trị doanh nghiệp: Theo Gordon (1961), trong một thị trường không hoàn hảo (các giả định không có thuế, không có chi phí
  14. 6 giao dịch, không có chi phí phát hành chứng khoán mới bị vi phạm và tồn tại chi phí đại diện), chính sách cổ tức cao sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp. Cụ thể, Gordon cho rằng đối với các nhà đầu tư không thích rủi ro, cổ tức chi trả trong hiện tại hấp dẫn hơn lãi vốn trong tương lai. Do vậy, khi chiết khấu lợi nhuận tương lai để tính giá trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư có xu hướng giảm lãi xuất chiết khấu cho các công ty chi trả cổ tức cao và thường xuyên so với các công ty không chi trả cổ tức. Lý thuyết đại diện: Vấn đề chi phí đại diện xuất hiện khi những nhà quản lý có hành vi tư lợi thay vì hành động cho lợi ích của cổ đông, theo tranh luận của Jensen và Meckling (1976)). Easterbrook (1984), tranh luận rằng, chi trả cổ tức làm giảm dòng tiền tự do quá dư thừa trong công ty, như vậy, ngoài việc buộc các nhà quản lý phải chủ động hơn trong vấn đề tìm kiếm các nguồn tài trợ bên ngoài của thị trường vốn, nhà quản lý sẽ chịu thêm áp lực giám sát từ các định chế tài chính, làm giảm chi phí đại diện và ngăn cản nhà quản lý có hành vi ngụy tạo báo cáo thu nhập. Vai trò phát tín hiệu của chính sách cổ tức: Các nhà quản lý, chứ không phải các nhà đầu tư, có đầy đủ thông tin về tình hình hoạt động cũng như triển vọng phát triển trong tương lai của công ty. Như vậy, cổ tức được xem như một công cụ truyền tải tín hiệu và củng cố thêm tính chính xác của thu nhập trên báo cáo tài chính. Theo Jaganathan và cộng sự (2000); DeAngelo và Skinner (2000), khi công ty tăng cổ tức đều đặn, họ đang thực hiện một cam kết sẽ tiếp tục duy trì dòng tiền này trong tương lai. Lý thuyết về hiệu ứng khách hàng: Miller và Modigliani (1961); Elton và Gruber (1970); Black và Scholes (1974) tranh luận rằng, những nhà đầu tư khác nhau sẽ lựa chọn những công ty có chính sách cổ tức phù hợp với khẩu vị của mình, như vậy, các công ty không cần theo đuổi một chính sách cổ tức chỉ vì nhà đầu tư ưa thích cổ tức thay vì lãi vốn.
  15. 7 2.2. Tổng quan về chất lượng thu nhập: 2.2.1. Khái niệm chất lượng thu nhập: Thông thường, các nhà đầu tư dựa vào thu nhập được trình bày trên báo cáo tài chính, từ đó, chất lượng thu nhập trở thành một yếu tố để đánh giá chính xác hơn giá trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để họ có thể đưa ra các quyết định kinh tế chính xác (Bushman và Smith (2001); Gaio và Raposo (2011)). Thu nhập được trình bày trên báo cáo tài chính cũng hữu ích cho các nhà phân tích tài chính, những người đưa ra dự báo giá cổ phiếu (Siegel (1982)). Lev (2003) cho rằng các nhà đầu tư tổ chức và các hội đồng doanh nghiệp quan tâm đến thu nhập để đánh giá chất lượng quản lý, trong khi các cổ đông sử dụng thu nhập làm cơ sở để tưởng thưởng cho các nhà quản lý cấp cao (Peasnell (2000)). Do đó, thông tin thu nhập là đầu vào của các mô hình phân tích tài chính, việc xác định chất lượng thu nhập không phải là đều đơn giản, đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn về tài chính, kế toán và chiến lược doanh nghiệp, hiểu biết sâu sắc về ngành mà công ty hoạt động. Năm 1934, Graham và Dodd lần đầu tiên sử dụng khái niệm “hệ số chất lượng” để phản ánh chính sách cổ tức, cũng như các đặc thù của doanh nghiệp bao gồm “quy mô, danh tiếng, vị thế tài chính và triển vọng”, và bản chất hoạt động của doanh nghiệp cũng như các yếu tố kinh tế vĩ mô. Theo thời gian, thuật ngữ “Chất lượng thu nhập” ngày càng được sử rộng rãi trong các công trình nghiên cứu về kế toán và tài chính trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự đồng thuận trong khái niệm và cách đo lường chất lượng thu nhập. Lev (1989) đã trình bày “chất lượng” như một đặc tính mô tả thu nhập. Schipper và Vincent (2003); Jonas và Blanchet (2000) quan tâm về tính hữu ích của thu nhập, qua đó, chất lượng thu nhập cao thể hiện một thu nhập bền vững và thường xuyên. Theo quan điểm quản lý của Rezaee (2002) và Ball (2000; 2003), thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ, công khai và không được gây hiểu nhầm hoặc gây nhầm lẫn cho người sử dụng báo cáo tài chính. Francis (2004), cho rằng có bảy yếu tố cấu thành nên thu nhập, bao gồm: Chất lượng tích lũy, tính bền vững, tính dự đoán
  16. 8 được, làm đẹp thu nhập, giá trị phù hợp, kịp thời, bảo thủ và mối liên hệ giữa chất lượng thu nhập với chi phí vốn. Trong khi Schipper và Vincent (2003), trình bày theo quan điểm giá trị phù hợp và dựa trên đặc điểm kinh tế để kiểm tra chất lượng thu nhập, thì chất lượng thu nhập bao gồm: Tính vững, khả năng phán đoán, đặc điểm chất lượng của khung khái niệm, mối quan hệ giữa thu nhập, tiền mặt và các khoản dồn tích, và việc thực hiện các quyết định. Penman và Zhang (2002); Richardson (2003) lại cho rằng chất lượng thu nhập cao gắng liền với thu nhập bền vững. Bricker (1995), và Mikhail (2003) nhận xét chất lượng thu nhập cao hơn khi thu nhập trước đây của công ty được liên kết chặt chẽ với dòng tiền trong tương lai. Dechow và Dichev (2002) cho rằng thu nhập là một trong những biện pháp quan trọng nhất để đánh giá dòng tiền trong tương lai của công ty. Dechow và Schrand (2004) lại cho rằng từ góc nhìn của nhà phân tích, chất lượng thu nhập cao thể hiện qua: i) Phản ánh hiệu quả hoạt động hiện tại, ii) Chỉ báo cho hoạt động trong tương lai, iii) Thể hiện chính xác giá trị nội tại của công ty. Dechow và cộng sự (2010) sau khi tổng hợp hơn 300 bài nghiên cứu về “chất lượng thu nhập” đã đưa ra định nghĩa về chất lượng thu nhập dựa vào định nghĩa của SFAC (Statement of Financial Accounting Concepts) về chất lượng báo cáo tài chính như sau: “Chất lượng thu nhập càng cao, cung cấp càng nhiều thông tin về tình hình hoạt động tài chính của công ty cho một quyết định cụ thể của một người sử dụng cụ thể”. Từ những khái niệm trên, có thể hiểu rằng báo cáo tài chính có thể được coi là có chất lượng cao khi thu nhập báo cáo phản ánh chính xác các sự kiện và điều kiện kinh tế cơ bản cũng như cho phép người sử dụng báo cáo tài chính đưa ra quyết định tốt hơn. Ngoài ra, chất lượng thu nhập cao có thể đạt được nếu thu nhập phản ánh tính minh bạch của công ty và cung cấp cho người dùng thông tin kế toán hữu ích để đánh giá hiệu suất của công ty, từ đó, nhà đầu tư có thể đánh giá tình hình sức khỏe tài chính của công ty một cách chính xác và hiệu quả trong từng quyết định cụ thể. Theo Dechow và cộng sự (2010) khái niệm chất lượng thu nhập chỉ có ý nghĩa nếu nó được xem xét trong bối cảnh của một mô hình quyết định cụ thể. Bởi vì các bên
  17. 9 liên quan khác nhau có thể có quan điểm khác nhau về những thành phần tạo nên một chất lượng thu nhập cao. Trong bài nghiên cứu này, chất lượng thu nhập sẽ được tiếp cận ở ba khía cạnh: Thu nhập bền vững, chất lượng các khoản dồn tích và thông tin chứa đựng trong thu nhập. 2.2.2. Đo lường chất lượng thu nhập:
  18. 10 Bảng 2.1 Các phương pháp đo lường chất lượng thu nhập Mô hình thực nghiệm Lý thuyết Điểm mạnh/ điểm yếu Thu nhập bền vững Công ty có thu nhập bền vững sẽ Ưu điểm: Phù hợp với quan điểm của Graham và Earnings t+1 =α+ β*Earnings t + có dòng tiền/ thu nhập ổn định – Dodd về thu nhập dưới dạng số liệu tóm tắt của dòng εt đây là thông tin đầu vào quan trọng tiền dự kiến khi định giá vốn cổ phần. β là hệ số đo lường thu nhập cho định giá vốn cổ phần bằng Nhược điểm:Thu nhập bền vững phụ thuộc vào hiệu bền vững phương pháp DCF quả hoạt động của công ty và cách ghi nhận của hệ thống kế toán. Tách biệt vai trò của từng yết tố là một vấn đề nan giải. Thu nhập bền vững có thể đạt được trong ngắn hạn dựa vào việc quản lý thu nhập. Quy mô của các khoản tích Khoản tích lũy lớn có chất lượng Ưu điểm: Cho thấy vai trò của các khoản tích lũy lũy thấp vì chúng đại diện cho một trong hệ thống kế toán liên quan đến dòng tiền. Accruals= Earnings t - CF t phần thu nhập ít bền vững hơn. Nhược điểm: Hiệu suất cơ bản có thể khác nhau giữa Accruals=Δ(noncash working các công ty có trích trước nhiều so với các công ty có capital) trích trước ít. Vì vậy, tính bền vững thấp hơn của các Accruals= Δ(net operating thành phần tích lũy có thể được điều khiển bởi cả hiệu assets) suất cơ bản và các quy tắc đo lường. Specific accrual components
  19. 11 Phần dư từ mô hình tích lũy Số dư từ các mô hình tích luỹ đại Ưu điểm: Cô lập các yếu tố sai sót hay yếu tố quản lý (xem bảng 2.2 Mô hình tính diện cho các quyết định quản lý của các khoản tích lũy. Việc sử dụng các mô hình này các khoản tích lũy) thận trọng hoặc các sai lầm trong đã trở thành phương pháp được chấp nhận trong kế đánh giá, cả hai đều làm giảm tính toán để đảm bảo tính thận trọng. hữu dụng của quyết định. Nhược điểm: Các kiểm định về các yếu tố quyết định / hệ quả của quản lý thu nhập là các kiểm định chung của lý thuyết và dùng số liệu tích luỹ bất thường làm đại diện đo lường quản lý thu nhập. Các biến tương quan bị bỏ qua thường có liên quan đến các biến cơ bản, đặt biệt là hiệu quả hoạt động, đây là đều đáng quan tâm khi tích lũy bất thường phụ thuộc các biến cơ bản và hiện tượng nội sinh trong mô hình. Ổn định thu nhập Làm đẹp dòng tiền tạm thời có thể Ưu điểm: Làm đẹp thu nhập đã trở thành hoạt động σ(Earnings)/ σ(Cash flows) cải thiện thu nhập bền vững và phổ biến tại nhiều quốc gia. Giá trị của tỷ số càng lớn chỉ thông tin được truyền tải từ thu Nhược điểm: Rất khó để phân biệt hành động làm đẹp ra thu nhập được làm đẹp nhập. Tuy nhiên, nhà quản trị có thu nhập này là do: i) Quy trình cơ bản của thu nhập, càng nhiều và ngược lại xu hướng làm đẹp bằng cách thay ii) Do các quy tắc kế toán, iii) Do sự bóp méo thu đổi dòng tiền sẽ dẫn đến số liệu thu nhập có chủ đích. nhập không còn mang tính kịp thời
  20. 12 và truyền đạt thông tin nữa. Ghi nhận lỗ kịp thời (TLR) Dùng TLR để chống lại sự lạc Ưu điểm: Gỡ rối quá trình đo lường bằng cách giả Earnings t+1 =α 0 +α 1 D t +β 0 Ret t quan của nhà quản lý. TLR thể định lợi nhuận phản ánh chính xác thông tin cơ bản. +β 1 Dt*Ret t +ε t hiện chất lượng thu nhập cao. Nhược điểm: Hiệu ứng ròng của TLR đối với chất D = 1 nếu Ret
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2