intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: đánh giá sự đồng ý của xã hội về thuế Bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu ở Việt Nam - Trường hợp Tp. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu trong đề tài là tập trung đánh giá sự đồng ý của xã hội về chính sách thuế Bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu tại Việt Nam - trường hợp thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể nghiên cứu sự đồng ý của người dân về các mức thuế khác nhau đối với xăng dầu dựa trên mức thuế gốc hiện nay. Từ đó đề tài đưa ra các khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao sự đồng ý của xã hội đối với chính sách thuế bảo vệ môi trường hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: đánh giá sự đồng ý của xã hội về thuế Bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu ở Việt Nam - Trường hợp Tp. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN ANH QUÂN ĐÁNH GIÁ SỰ ĐỒNG Ý CỦA XÃ HỘI VỀ THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM- TRƯỜNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN ANH QUÂN ĐÁNH GIÁ SỰ ĐỒNG Ý CỦA XÃ HỘI VỀ THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM- TRƯỜNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. SỬ ĐÌNH THÀNH Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
  3. Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, không sao chép công trình của người khác. Các số liệu, thông tin được lấy từ nguồn thông tin hợp pháp, chính xác và trung thực. Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có bất kỳ sự gian dối nào trong đề tài nghiên cứu này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 Tác giả Phan Anh Quân
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các đồ thị Danh mục các biểu đồ Danh mục các bảng biểu PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3 5. Kết cấu của Luận văn ............................................................................................. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ ĐỒNG Ý CỦA XÃ HỘI ĐỐI VỚI THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ............................................................................... 5 1.1 Ngoại tác tiêu cực và đánh thuế Pigou .................................................... 5 1.1.1 Ngoại tác tiêu cực ....................................................................... 5 1.1.2 Nội hoá ngoại tác tiêu cực và hạn chế thị trường....................... 9 1.1.3 Đánh thuế Pigou ....................................................................... 13 1.2 Sự đồng ý của xã hội và đánh thuế Pigou ............................................. 14 1.2.1 Vấn đề chính trị ảnh hưởng đến sự ủng hộ thuế Pigouvian ..... 14 1.2.2 Các khía cạnh đồng ý của xã hội .............................................. 16 1.3 Đánh giá các nghiên cứu thực nghiệm về sự đồng ý của xã hội đối với thuế bảo vệ môi trường.......................................................................... 17 Tổng kết Chương Một ............................................................................................... 21
  5. Chương 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐÔ THỊ DO PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG GÂY RA VÀ CHÍNH SÁCH THUẾ, PHÍ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM................................................... 23 2.1 Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam. ......................................... 23 2.1.1 Vấn đề tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam ...................................... 23 2.1.2 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí đô thị ................ 25 2.2 Chính sách về phí, thuế đối với xăng dầu tại Việt Nam........................ 30 2.2.1 Phí xăng dầu ............................................................................. 30 2.2.2 Các loại thuế đánh trên mặt hàng xăng dầu. ............................ 31 Tổng kết Chương Hai................................................................................................ 36 Chương 3 MÔ HÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............ 38 3.1 Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 38 3.1.1 Mô hình tổng quát .................................................................... 38 3.1.2 Mô hình chi tiết ........................................................................ 40 3.2 Xây dựng thang đo ................................................................................ 42 3.2.1 Biến phụ thuộc và thang đo ...................................................... 42 3.2.2 Biến độc lập và thang đo .......................................................... 43 3.3 Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................ 50 3.4 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 51 3.5 Kết quả mô hình và thảo luận................................................................ 54 3.5.1 Kết quả khảo sát sự ủng hộ công chúng đối với thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu .................................................... 54 3.5.2 Kết quả nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu .................................................... 55 3.5.3 Kết quả dự đoán sự ủng hộ thuế của cá nhân ........................... 63 3.6. Kiểm định tính phù hợp của mô hình .................................................... 68 Tổng kết Chương Ba ................................................................................................. 72
  6. Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................... 73 4.1 Kết luận ................................................................................................. 73 4.2 Một số các khuyến nghị ........................................................................ 74 4.3 Những mặt hạn chế của đề tài ............................................................... 77 4.4 Đề xuất khắc phục những mặt hạn chế của đề tài ................................. 78 Tổng kết Chương Bốn ............................................................................................... 79 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  7. DANH MỤC ĐỒ THỊ STT NỘI DUNG Đồ thị 1.1 Ngoại tác sản xuất tiêu cực Đồ thi 1.2 Ngoại tác tiêu dùng tiêu cực Đồ thị 1.3 Ngoại tác sản xuất tiêu cực và sự mặc cả Đồ thị 1.4 Đánh thuế Pigou để giải quyết vấn đề ngoại tác
  8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT NỘI DUNG Số lượng ô tô và xe máy hoạt động hàng năm của Việt Nam từ năm Biểu đồ 2.1 2000 đến tháng 3 năm 2009 Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam, 2009 Nhu cầu xăng dầu của Việt Nam những năm qua và dự báo cho đến năm 2025 Biểu đồ 2.2 Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam Bộ Công nghiệp, 7/2007 Diễn biến nồng độ bụi PM10 trung bình năm trong không khí xung quanh một số đô thị từ năm 2005 đến 2009 Biểu đồ 2.3 Nguồn : Chi cục Bảo Vệ Môi Trường Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, 2010 Diễn biến nồng độ TSP tại một số tuyến đường phố giai đoạn 2005- Biểu đồ 2.4 2009 Nguồn: Mạng lưới quang trắc môi trường quốc gia, 2010 Diễn biến nồng độ bụi TSP trong không khí xung quanh ở các khu dân Biểu đồ 2.5 cư của một số đô thị giai đoạn 2005-2008 Nguồn: Mạng lưới quang trắc môi trường quốc gia, 2010 Diễn biến nồng độ NO2 ven các trục giao thông của một số đô thị Biểu đồ 2.6 trong toàn quốc từ năm 2005 đến năm 2009 Nguồn: Mạng lưới quang trắc môi trường quốc gia, 2010 Diễn biến nồng độ CO tại các tuyến đường phố của một số đô thị Biểu đồ 2.7 2002-2006 Nguồn: Cục Bảo Vệ Môi Trường, 2007
  9. Nồng độ BTX (benzen, toluen và xylen) trung bình 1 giờ của các khu vực thuộc thành phố Hà Nội (quan trắc trong thời gian 12/1/2007- Biểu đồ 2.8 5/2/2007) Nguồn: Chương trình Không khí sạch Việt Nam - Thuỵ Sỹ, 2007
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU STT NỘI DUNG Ước tính thải lượng các chất gây ô nhiễm từ các nguồn thải chính của Bảng 2.1 Việt Nam năm 2005. Nguồn: Cục Bảo Vệ Môi Trường, năm 2006 Khung thuế xăng dầu của Luật Thuế Bảo Vệ Môi Trường ở Việt Nam. Bảng 2.2 Nguồn: Luật Thuế Bảo Vệ Môi Trường số 57/2010/QH12 Bảng 3.1 Nội dung các biến chính và mã hoá trong mô hình Bảng 3.2 Tổng hợp biến giả của các biến chính có 5 (năm) sự lựa chọn Bảng 3.3 Tổng hợp biến giả của các biến chính có 4 (năm) sự lựa chọn Bảng 3.4 Thống kê về độ tuổi các đối tượng được khảo sát Bảng 3.5 Thống kê về giới tính đối tượng được khảo sát Bảng 3.6 Thống kê về trình độ học vấn của đối tượng được khảo sát Bảng 3.7 Các thống kê khác về dữ liệu khảo sát Kết quả khảo sát mức độ ủng hộ thuế xăng dầu Bảng 3.8 Nguồn: Kết quả từ dữ liệu khảo sát thực tế Kết quả hệ số β và p_value của các biến trong mô hình Bảng 3.9 Nguồn: Kết quả mô hình nghiên cứu Thống kê mức độ ủng hộ thuế xăng dầu theo giới tính Bảng 3.10 Nguồn: Dữ liệu khảo sát thực tế
  11. Thống kê về lòng tin của xã hội đối với Chính phủ trong việc sử dụng Bảng 3.11 một cách hợp lý nguồn thu từ thuế xăng dầu Nguồn: Dữ liệu khảo sát thực tế Kết quả dự đoán mức độ ủng hộ của cá nhân đối với thuế xăng dầu theo Bảng 3.12 chỉ số Zi của 16 đối tượng quan sát được lựa chọn ngẫu nhiên Nguồn : Kết quả tính toán từ dữ liệu thực tế được khảo sát Kết quả dự đoán mức độ ủng hộ của cá nhân đối với thuế xăng dầu theo xác suất xảy ra các lựa chọn của 16 đối tượng quan sát ngẫu nhiên trong Bảng 3.13 dữ liệu Nguồn: Kết quả tính toán từ dữ liệu thực tế được khảo sát Kết quả chỉ số VIF tương ứng của mỗi biến trong mô hình Bảng 3.14 Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata Kết quả Pseudo-R2 của từng mô hình riêng lẻ giữa biến Support với mỗi Bảng 3.15 nhóm nhân tố ảnh hưởng Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata Bảng 3.16 Kiểm tra giả thuyết hồi quy song song
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá như hiện nay, thế giới đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Trong đó, ô nhiễm không khí đang là đề tài nóng bỏng của các nhà khoa học trên khắp các lĩnh vực. Ô nhiễm không khí đến từ nhiều nguồn, tuy nhiên hai nguồn chính phải kể đến là từ tự nhiên và nhân tạo. Ngày nay, ô nhiễm không khí do các tác nhân từ con người gây ra đang chiếm tỉ lệ lớn. Mặt trái của các ngành công nghiệp hiện đại và sự tiện lợi trong khi di chuyển của con người là khí thải từ nhà máy và các phương tiện giao thông vận tải. Các quốc gia đang nỗ lực hạn chế các khí thải độc hại từ những nhà máy sản xuất quy mô lớn. Tuy nhiên, về mặt ô nhiễm do khí thải của phương tiện giao thông vẫn chưa được quan tâm đúng mức ở nhiều quốc gia. Việt Nam là quốc gia có mức độ ô nhiễm môi trường không khí cao do mật độ dân số dày đặc ở các đô thị. Phương tiện cá nhân tại Việt Nam vẫn đang ngày một tăng và trở thành phương tiện chính của mỗi người. Mặc dù, Chính phủ đã có những biện pháp nhằm hạn chế xe gắn máy nhưng vẫn chưa đem lại chuyển biến tích cực. Trong đó, Chính phủ đã sử dụng biện pháp điều tiết giá nhiên liệu sử dụng cho xe máy nhằm hạn chế tần suất sử dụng phương tiện cá nhân của người dân. Qua hai đợt điều chỉnh phí xăng dầu, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Luật Thuế Bảo Vệ Môi Trường nhằm nâng cao tính pháp lý cho các loại phí này, góp phần tăng cường khuyến khích người dân thay đổi hành vi lạm dụng xe cá nhân. Tuy nhiên, dưới áp lực các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đang đà tăng giá, Chính phủ quyết định vẫn giữ nguyên số thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu bằng mức phí xăng dầu trước đây. Để đánh giá chính sách thuế bảo vệ môi trường và đánh giá sự đồng ý của xã hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu hiện nay, bài luận văn hướng đến việc xây dựng mô hình nghiên cứu để phân tích các vấn đề này.
  13. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu trong đề tài là tập trung đánh giá sự đồng ý của xã hội về chính sách thuế Bảo Vệ Môi Trường đối với mặt hàng xăng dầu tại Việt Nam- trường hợp thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể nghiên cứu sự đồng ý của người dân về các mức thuế khác nhau đối với xăng dầu dựa trên mức thuế gốc hiện nay ( 1000 đồng/ lít xăng). Từ đó đề tài đưa ra các khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao sự đồng ý của xã hội đối với chính sách thuế bảo vệ môi trường hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là sự đồng ý của xã hội đối với chính sách thuế bảo vệ môi trường đánh trên mặt hàng xăng dầu ở Việt Nam- trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh qua việc khảo sát dữ liệu lấy từ 380 người sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh có độ tuổi từ 18 đến 60. Sau đó tác giả xây dựng mô hình giả định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ ủng hộ của người dân về thuế Bảo Vệ Môi Trường đối với mặt hàng xăng dầu và đánh giá nhân tố nào đóng vai trò quan trọng trong việc tác động lên sự đồng ý này. Bên cạnh đó, xây dựng phương pháp dự đoán mức độ ủng hộ thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu cho mỗi cá nhân được khảo sát. Phạm vi nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng được nghiên cứu theo Stern (2000) bao gồm: Nhóm nhân tố thứ nhất: nhận thức của cá nhân đối với hệ quả của thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu lên chính họ. Nhóm nhân tố này được thể hiện chi tiết qua các biến như thu nhập cá nhân theo tháng, chi phí mỗi tháng cho việc tiêu thụ xăng dầu, hành vi sử dụng xe gắn máy, khoảng cách từ nhà đến trường, nơi làm việc, sự thuận lợi trong việc sử dụng phương tiện công cộng. Nhóm nhân tố thứ hai: nhận thức của cá nhân về hệ quả của thuế bảo vệ môi trường về xăng dầu đối với môi trường. Nhóm nhân tố này được thể hiện chi tiết
  14. 3 qua các biến như: sự quan tâm về nạn kẹt xe, ùn tắc giao thông, biến đổi khí hậu, tai nạn giao thông, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí. Nhóm nhân tố thứ ba: nhận thức của cá nhân về hệ quả của thuế bảo vệ môi trường lên xăng dầu đối với những thứ khác. Nhóm nhân tố này được thể hiện bởi các biến: mức độ đồng ý về quan điểm tăng thuế bảo vệ môi trường lên xăng dầu sẽ làm giảm lượng xe máy và khí thải ở Việt Nam, mức độ đồng ý về quan điểm tăng thuế bảo vệ môi trường lên xăng dầu gây ảnh hưởng tiêu cực đến người thu nhập thấp, quan điểm về tính cần thiết của việc sử dụng xe hơi. Nhóm nhân tố thứ tư: Các vấn đề về xã hội. Nhóm nhân tố này bao gồm các biến như: lòng tin của người dân đối với việc Chính phủ sử dụng hợp lý nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường, độ tuổi, trình độ học vấn, giới tính người được khảo sát. Do đặc điểm chính trị khác biệt của Việt Nam đối với những nước khác nên trong bài luận văn không đề cập đến yếu tố tác động của các Đảng phái chính trị trong xã hội. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê mô tả và phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình trung gian là mô hình phân cấp logit (ordered logit). Dựa trên lý thuyết về ngoại tác, sự hình thành ngoại tác và sự đồng ý của xã hội đối với phương pháp nội hoá ngoại tác bằng cách đánh thuế Pigouvian. Bên cạnh đó, luận văn phân tích thực trạng ô nhiễm không khí môi trường ở Việt Nam và biện pháp mà Chính phủ đã sử dụng để hạn chế nguồn ô nhiễm này. Mô hình đánh giá sự ủng hộ thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu của công chúng và tìm ra nhân tố chính ảnh hưởng đến quan điểm của công chúng đối với loại thuế này. Phạm vi nghiên cứu giới hạn ở mức chỉ nghiên cứu về thuế bảo vệ môi
  15. 4 trường đối với xăng dầu thông qua việc khảo sát theo bảng câu hỏi cho từng người dân. Tác giả sử dụng mô hình ordered logit chạy bằng phần mềm Stata. Ngoài ra phần mềm Excel cũng được sử dụng để thu thập, mã hoá dữ liệu và vẽ một số biểu đồ. 5. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về sự đồng ý của xã hội đối với chính sách thuế bảo vệ môi trường Chương 2: Đánh giá thực trạng ô nhiễm không khí đô thị do phương tiện giao thông gây ra và chính sách thuế, phí đối với mặt hàng xăng dầu ở Việt Nam Chương 3: Mô hình, phương pháp và kết quả nghiên cứu Chương 4: Kết luận và khuyến nghị
  16. 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ ĐỒNG Ý CỦA XÃ HỘI ĐỐI VỚI THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1.1 Ngoại tác tiêu cực và đánh thuế Pigou 1.1.1 Ngoại tác tiêu cực  Khái niệm ngoại tác tiêu cực Ngoại tác tiêu cực là khái niệm chỉ hiện tượng khi một hành động của đối tác làm cho đối tác khác xấu đi, mà đối tác ban đầu không gánh chịu chi phí từ hành động đó. Ngoại tác tiêu cực có thể xảy ra hằng ngày với mức độ và phạm vi tương tác khác nhau. Các trường hợp tiêu biểu cho ngoại tác tiêu cực như nhà máy thải hoá chất ra dòng sông làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến các hộ dân sống ven bờ sông; hành vi hút thuốc lá nơi công cộng gây khó chịu cho những người xung quanh hoặc sử dụng phương tiện giao thông có sử dụng nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường không khí. Ngoại tác tiêu cực có hai loại, bao gồm ngoại tác sản xuất tiêu cực và ngoại tác tiêu dùng tiêu cực.  Ngoại tác sản xuất tiêu cực Ngoại tác sản xuất tiệu cực là khi sản xuất của một công ty làm giảm đi tình trạng thoả dụng của người khác mà công ty đó không bồi thường. Ta phân tích trường hợp cơ sở sản xuất thép bên cạnh một dòng sông. Trong ngành công nghiệp sản xuất thép, sản phẩm phụ thải ra từ quá trình sản xuất này là chất bùn quánh. Các công ty thép gần sông có khuynh hướng thải các chất bùn quánh ra dòng sông. Trên dòng sông này có các hộ gia đình làm nghề đánh cá. Nhà máy thép thải ra các chất bùn quánh trong quá trình sản xuất làm cá chết, gây thiệt hại cho các hộ gia đình ven sông nhưng không bồi thường.
  17. 6 + Đối với công ty sản xuất thép, lợi ích và chi phí tư nhân là lợi ích và chi phí mà các chủ thể trong thị trường sản xuất và tiêu thụ thép gánh phải. + Đối với xã hội, lợi ích và chi phí toàn xã hội là lợi ích và chi phí tư nhân cộng với lợi ích và chi phí của các chủ thể bên ngoài thị trường thép ( hộ gia đình đánh cá) chịu tác động trong quá trình sản xuất thép. Khi không có ngoại tác ( tức thiệt hại cho người đánh cá không xảy ra): - Chi phí biên xã hội ( SMC) bằng chi phí biên tư nhân (PMC) Khi xảy ra ngoại tác ( tức có thiệt hại đối với người đánh cá do các chất bùn quánh trong quá trình sản xuất thép thải ra- thiệt hại này được mặc định là 100 đô la) - Chi phí biên xã hội ( SMC) bằng chi phí biên tư nhân ( PMC) cộng mức thiệt hại đối với người đánh cá ( MD = 100 đô la) Đồ thị 1.1 Ngoại tác sản xuất tiêu cực
  18. 7 Trong đồ thị 1.1, đường cong SCM là đường cong PMC dịch chuyển lên trên một đoạn bằng với chi phí thiệt hại biên 100 đô la. Ở mức sản lượng thép Q1, chi phí biên xã hội bằng chi phí biên tư nhân (P1) cộng với 100 đô la. Ở mỗi điểm trên đường cầu thị trường thép phản ánh tổng cộng mức sẵn lòng của các cá nhân trong việc tiêu thụ thép, là lợi ích biên tư nhân (PMB) của đơn vị thép. Kết quả phúc lợi của tiêu dùng được xác định bằng lợi ích biên xã hội ( SMB), là kết quả của lợi ích biên tư nhân cộng các chi phí liên quan đến tiêu dùng hàng hoá đó mà người tiêu dùng gánh phải. Trong trường hợp này không có chi phí liên quan người tiêu dùng thép, vì vậy: SMB = PMB. Khi không có ngoại tác, cân bằng xã hội được xác định tại điểm A, nơi đó sản lượng sản xuất là Q1 và giá cả là P1. Khi tính đến ngoại tác, cân bằng xã hội là điểm C, nơi đó sản lượng sản xuất là Q2 và giá cả là P2. Lý do là người sản xuất thép không tính đến các thiệt hại gây ra trong quá trình sản xuất thép, mỗi đơn vị vải được sản xuất kéo ra việc chết cá trên dòng sông. Do đó đường cung không phản ảnh chính xác tổng chi phí sản xuất ra lượng thép Q1. Kết quả quá nhiều thép được sản xuất và cân bằng thị trường tư nhân không còn là tối đa hoá hiệu quả xã hội. Nếu nhà máy thép tiếp tục sản xuất ở mức sản lượng Q1 sẽ tạo ra tổn thất xã hội do chi phí biên xã hội vượt quá lợi ích biên xã hội. Trong trường hợp này, tổn thật xã hội được đo bằng diện tích tam giác ABC.  Ngoại tác tiêu dùng tiêu cực Ngoại tác tiêu dùng tiêu cực là khi tiêu dùng của cá nhân làm giảm đi tình trạng thoả dụng của người khác mà cá nhân đó không bồi thường. Xét trường hợp xảy ra trong một nhà hàng cho phép hút thuốc lá. A là người đang hút thuốc lá. Trong khi đó B là người đang dùng bữa ăn trong nhà hàng. Việc thưởng thức bữa ăn của B bị ảnh hưởng do mùi khói thuốc từ việc tiêu dùng thuốc lá
  19. 8 của A gây ra. Tuy nhiên B không được A bồi thường bất cứ chi phí nào. Như vậy trong trường hợp này, sự tiêu dùng hàng hoá của người này làm giảm đi tình trạng tiêu dùng hàng hoá của người khác, trong đó đối tượng bị ảnh hưởng không được bồi thường. Trong trường hợp không có ngoại tác: - Lợi ích biên tư nhân (PMB) bằng lợi ích biên của xã hội (SMB) Khi xảy ra ngoại tác tiêu dùng tiêu cực (lúc này tổn thất biên của B gánh chịu do A tiêu dùng thuốc lá, tổn thất này mặc định là MD = 40 đô la) - Lợi ích biên xã hội (SMB) bằng lợi ích biên tư nhân (PMB) trừ đi tổn thất biên xảy ra (MD). Đồ thị 1.2: Ngoại tác tiêu dùng tiêu cực
  20. 9 Phân tích đồ thị 1.2, ta thấy: Nếu hành động hút thuốc của A không gây phiền hà đến bữa ăn của B, tức ngoại tác không có thì cân bằng xã hội là điểm A, ở đó đường cung S = SMC = PMC (do không có tính đến chi phí liên quan sản xuất thuốc lá) giao với đường cầu D = PMB. Khi hành động hút thuốc của A gây phiền hà cho bữa ăn của B, mức thiệt hại của B là MD được tính toán bằng 40 đô la thì lúc này tại Q1, lợi ích biên xã hội bằng lợi ích biên tư nhân tại mức P1 trừ đi 40 đô la. Cân bằng xã hội lúc này là điểm C, ở đó đường cung S = SMC = PMC giao với đường cầu SMB = PMB – MD. Tại điểm C, tối đa hoá hiệu quả xã hội xảy ra với mức giá P2 và số lượng bao thuốc lá tiêu thị là Q2. Dưới tác hại của việc hút thuốc lá mà A gây ra cho B, khi sự tiêu dùng thuốc lá của A vẫn diễn ra quá mức bằng Q1-Q2 thì chi phí xã hội vượt quá lợi ích xã hội. Lúc này tổn thất xã hội được tính toán bằng diện tích tam giác ABC. 1.1.2 Nội hoá ngoại tác tiêu cực và hạn chế thị trường  Nội hoá ngoại tác tiêu cực Nội hoá ngoại tác tiêu cực là áp đặt chi phí lên chủ thể tác động ban đầu nhằm mục đích hạn chế những tác động tiêu cực của đối tác này lên các đối tác khác. Trước hết, ta nói về các giải pháp của khu vực tư để giải quyết các vấn đề về ngoại tác. Ở đây, ta đề cập trực tiếp đến ngoại tác sản xuất tiêu cực. Trong trường hợp này, ta xét đến vấn đề gây ô nhiễm của nhà máy thép ở cạnh dòng sông đến những người đánh cá ven sông. Trong quá trình sản xuất thép, bùn quánh được hình thành và nếu không được xử lý tốt, nó sẽ được thải ra môi trường nước và gây hại cho các hoạt động khác diễn ra ở trên con sông. Làm thế nào để hạn chế sự bất cân xứng trong lợi ích giữa nhà máy và người đánh cá. Ta xét tình huống 1: Con sông thuộc quyền sở hữu của những người đánh cá. Lúc này, người đánh cá có quyền đòi hỏi nhà máy bồi thường, thậm chí yêu cầu nhà máy phải ngừng sản xuất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2