intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

36
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu" nhằm đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và đưa ra một số giải pháp góp phần phát triển ngành du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM ---------------------- ĐỖ DƯƠNG THANH THỦY ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NHẰM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2008
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM ---------------------- ĐỖ DƯƠNG THANH THỦY ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NHẰM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUỐC KHANH
  3. Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2008
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC ĐỒ THỊ DANH MỤC PHỤ LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 2 5. Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài nghiên cứu............................................................ 2 6. Kết cấu của luận văn................................................................................................2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN KINH TẾ XÃ HỘI........................ 4 1.1 Một số khái niệm về du lịch.................................................................................. 4 1.1.1 Du lịch....................................................................................................... 4 1.1.2 Khách du lịch............................................................................................ 4 1.1.2.1 Khách quốc tế................................................................................. 5 1.1.2.2 Khách nội địa.................................................................................. 5 1.1.3 Loại hình du lịch....................................................................................... 5 1.1.3.1 Khái niệm........................................................................................5 1.1.3.2 Các loại hình du lịch....................................................................... 6 1.2 Các tác động về kinh tế xã hội của hoạt động du lịch........................................... 7 1.2.1. Tác động về mặt kinh tế của hoạt động du lịch........................................8 1.2.1.1 Tác động về mặt kinh tế của hoạt động du lịch nội địa.................. 8 1.2.1.2 Tác động về mặt kinh tế của hoạt động du lịch quốc tế..................9 1.2.1.3 Tác động khác về mặt kinh tế của hoạt động du lịch nói chung... 10
  5. 1.2.2 Tác động về mặt xã hội của hoạt động du lịch........................................11 1.2.3 Một số tác động tiêu cực của hoạt động du lịch.....................................12 1.3 Khung phân tích.................................................................................................. 14 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA –VŨNG TÀU...................................................................... 16 2.1 Giới thiệu tổng quan tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu......................................................16 2.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu...................................... 16 2.1.1.1 Vị trí địa lý.................................................................................... 16 2.1.1.2 Khí hậu..........................................................................................16 2.1.2 Điều kiện xã hội...................................................................................... 17 2.1.3 Một số tài nguyên du lịch của tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu........................... 17 2.1.3.1 Tài nguyên biển.............................................................................17 2.1.3.2 Tài nguyên rừng............................................................................ 18 2.1.3.3 Tài nguyên nhân văn.....................................................................20 2.1.4 Một số cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu................................................................................. 21 2.1.4.1 Về quy hoạch tổng thể ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.....21 2.1.4.2 Khách sạn và các doanh nghiệp có chức năng du lịch..................23 2.1.4.3 Nguồn nhân lực ............................................................................25 2.1.4.4 Hạ tầng giao thông........................................................................ 27 2.1.4.5 Thông tin liên lạc và các dịch vụ khác..........................................27 2.2 Thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu........................................ 28 2.2.1 Hiện trạng khách du lịch đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu............................ 28 2.2.1.1 Khách du lịch quốc tế................................................................... 28 2.2.1.2 Khách du lịch nội địa.................................................................... 30 2.2.2 Các hình thức tổ chức du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu........................... 31 2.2.3 Ngày khách..............................................................................................31 2.2.4 Doanh thu của ngành du lịch...................................................................32 2.2.5 Lợi nhuận của ngành du lịch................................................................... 33
  6. 2.2.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch............34 2.2.7 Nhận xét chung về hiện trạng du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu............... 35 2.3 Tác động của hoạt động du lịch đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu.............................................................................................37 2.3.1 Đóng góp của ngành du lịch vào GDP.................................................... 37 2.3.2 Đóng góp của ngành du lịch vào nguồn thu ngân sách........................... 38 2.3.3 Đóng góp của ngành du lịch vào việc tạo ra việc làm cho người lao động.................................................................................................. 38 2.3.4 Đóng góp của ngành du lịch vào việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.... 39 2.3.5 Một số tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu................................................... 40 2.4 Kết quả thu được của mẫu điều tra......................................................................40 2.4.1 Những đặc điểm của mẫu điều tra...........................................................41 2.4.1.1 Mô tả cách lấy mẫu....................................................................... 41 2.4.1.1 Những thông tin chung về mẫu.....................................................41 2.4.2 Số lần du lịch trong năm của khách du lịch............................................ 42 2.4.3 Thời điểm du lịch trong năm của du khách.............................................43 2.4.4 Mục đích đi du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu của khách du lịch..................... 43 2.4.5 Thời gian và địa điểm lưu trú của khách du lịch.....................................45 2.4.6 Số người đi trong đoàn............................................................................ 46 2.4.7 Quan hệ giữa các thành viên trong đoàn khách du lịch...........................47 2.4.8 Phương tiện giao thông........................................................................... 47 2.4.8.1 Phương tiện giao thông đến Bà Rịa - Vũng Tàu...........................47 2.4.8.2 Phương tiện đi lại trong thời gian lưu trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu. 48 2.4.9 Hành vi chi tiêu của du khách................................................................. 49 2.4.10 Mức độ hài lòng của du khách về du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu.............. 49 2.4.11 Kết luận về hành vi của khách du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu............ 53 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU..................................................................... 55 3.1 Phân tích SWOT cho du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu................................................55
  7. 3.1.1 Điểm mạnh............................................................................................. 55 3.1.1.1 Về tự nhiên....................................................................................55 3.1.1.2 Về văn hóa, lịch sử........................................................................55 3.1.1.3 Về giao thông................................................................................56 3.1.2 Điểm yếu................................................................................................. 56 3.1.2.1 Về quy hoạch................................................................................ 56 3.1.2.2 Về nhân lực phục vụ và năng lực quản lý trong ngành du lịch.....57 3.1.2.3 Về môi trường............................................................................... 58 3.1.2.4 Về giao thông ...............................................................................58 3.1.2.5 Về tính thời vụ và hiệu quả hoạt động của ngành du lịch ............59 3.1.3 Cơ hội...................................................................................................... 60 3.1.4 Thách thức...............................................................................................61 3.2 Một số giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu......................62 3.2.1 Chiến lược theo đuổi những cơ hội bên ngoài để hỗ trợ tốt những điểm mạnh bên trong (S-O).....................................................................63 3.2.2 Chiến lược khắc phục những yếu điểm bên trong để theo đuổi cơ hội bên ngoài (W-O)................................................................................... 66 3.2.3 Chiến lược tận dụng những điểm mạnh bên trong để vượt qua những bất trắc đang đe dọa từ bên ngoài (S-T)......................................70 3.2.4 Chiến lược giảm thiểu những điểm yếu bên trong và cũng tránh được những mối đe dọa từ bên ngoài. (W-T)..........................................71 PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. DNNN Doanh nghiệp Nhà nước 2. TW Trung Ương 3. Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 4. DT Doanh thu 5. DT dịch vụ DL Doanh thu dịch vụ du lịch 6. DT th.mại DL Doanh thu thương mại du lịch 7. LN Lợi nhuận 8. BR – VT Bà Rịa – Vũng Tàu
  9. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1- Bảng phân tích tài nguyên rừng Bà Rịa - Vũng Tàu ................................18 Bảng 2.2- Bảng số liệu phân tích số khách sạn tại Bà Rịa - Vũng Tàu ....................23 Bảng 2.3- Bảng số liệu phân tích số lượng và cơ cấu doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Bà Rịa - Vũng Tàu ................................................................. 24 Bảng 2.4- Bảng số liệu nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu 26 Bảng 2.5- Bảng số liệu khách du lịch đến Bà Rịa–Vũng Tàu ................................... 28 Bảng 2.6- Bảng số liệu khách du lịch quốc tế ........................................................... 29 Bảng 2.7- Bảng số liệu khách du lịch nội địa đến Bà Rịa - Vũng Tàu ......................31 Bảng 2.8- Bảng số liệu số ngày khách lưu trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu ...................... 31 Bảng 2.9- Bảng số liệu doanh thu ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ....................... 33 Bảng 2.10-Bảng số liệu lợi nhuận ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ....................... 33 Bảng 2.11- Bảng số liệu phân tích chỉ số lợi nhuận/doanh thu dịch vụ du lịch tại Bà Rịa - Vũng Tàu .................................................................................. 34 Bảng 2.12- Bảng số liệu phân tích chỉ số Nộp ngân sách/doanh thu dịch vụ du lịch tại Bà Rịa - Vũng Tàu .................................................................................. 34 Bảng 2.13- Bảng số liệu về cơ cấu GDP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ............................ 37
  10. DANH MỤC ĐỒ THỊ Trang Đồ thị 2.1- Đồ thị phân tích khách du lịch quốc tế....................................................30 Đồ thị 2.2 - Đồ thị phân tích số ngày khách / Lượt khách lưu trú..............................32 Đồ thị 2.3 - Đồ thị so sánh GDP ngành thủy sản và ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu 38 Đồ thị 2.4 - Đồ thị phân tích cơ cấu khách du lịch theo thu nhập.............................. 42 Đồ thị 2.5 - Đồ thị phân tích số lần đi du lịch trung bình/năm...................................42 Đồ thị 2.6 - Đồ thị phân tích tính thời vụ của du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu trong năm 43 Đồ thị 2.7 - Đồ thị phân tích về mục đích đi du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu...................44 Đồ thị 2.8 - Đồ thị phân tích thời gian lưu trú của du khách tại Bà Rịa - Vũng Tàu. 45 Đồ thị 2.9 - Đồ thị phân tích địa điểm lưu trú của du khách tại Bà Rịa - Vũng Tàu..45 Đồ thị 2.10 - Đồ thị phân tích số người đi trong đòan................................................46 Đồ thị 2.11 - Đồ thị biểu thị về mối quan hệ giữa những người đi trong đoàn.......... 47 Đồ thị 2.12 - Đồ thị phân tích các phương tiện giao thông được sử dụng khi du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu.............................................................47 Đồ thị 2.13 - Đồ thị phân tích các phương tiện giao thông được sử dụng khi đi lại ở Bà Rịa - Vũng Tàu................................................................................48
  11. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1 Phiếu câu hỏi Phụ lục 2 Danh mục tài nguyên du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều tra giai đoạn II năm 2008 Phụ lục 3 Danh mục các di tích được xếp hạng Phụ lục 4 Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Phụ lục 5 Bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Phụ lục 6 Bản đồ tuyến điểm du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Phụ lục 7 Bản đồ quy hoạch tổng thể các khu du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 Phụ lục 8 Một số hình ảnh cảnh quan du lịch ở Bà Rịa - Vũng Tàu
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế dịch vụ, du lịch có đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Xét về góc độ kinh tế, du lịch là ngành công nghiệp không khói, tác động vào việc phân phối lại thu nhập giữa các vùng. Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá, ngành du lịch đứng đầu thế giới về thu nhập từ xuất khẩu, trước cả các sản phẩm như ôtô, hoá chất, xăng dầu và lương thực, du lịch là một trong năm ngành xuất khẩu thu ngoại tệ lớn nhất ở đa số các quốc gia; nguồn thu nhập chính từ trao đổi ngoại tệ cho ít nhất 38% các quốc gia. Theo dự báo, các đóng góp trực tiếp, gián tiếp và thuế cá nhân của ngành du lịch trên toàn cầu đến năm 2016 đạt khoảng 1.600 tỷ USD; tăng trưởng toàn cầu đạt 12.118 tỷ USD và giải quyết được khoảng 279 triệu việc làm, chiếm 9% tổng việc làm. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tiềm năng du lịch khá đa dạng và phong phú. Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995- 2010 được Chính phủ phê duyệt đã xác định Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong 7 khu vực trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch của cả nước, là một địa bàn du lịch có vị trí quan trọng trong hệ thống tuyến điểm du lịch Nam Trung Bộ - Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Trong những năm qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã giữ vai trò là một trung tâm nghỉ dưỡng lớn nhất vùng Đông Nam Bộ, hàng năm thu hút trên 4,5 triệu lượt khách nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và những lợi thế vượt trội của mình, chưa đóng góp được tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP của tỉnh, tốc độ tăng lượng khách du lịch tới Bà Rịa –Vũng Tàu đang giảm đi. Trước tầm quan trọng của ngành du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội và tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu, với mong muốn đẩy mạnh phát triển ngành du lịch nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu, bài nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá thực trạng hoạt
  13. 2 động du lịch và đưa ra một số giải pháp góp phần phát triển ngành du lịch đến Bà Rịa –Vũng Tàu trong tương lai. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Để có thể giải quyết vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, đề tài cần tìm câu trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu đặt ra như sau: - Tác động của ngành du lịch đến sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu. - Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch và việc thu hút khách du lịch đến Bà Rịa –Vũng Tàu. - Các chính sách cần thực hiện để thu hút khách du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Khách du lịch là yếu tố chính để giúp du lịch tỉnh Bà Rịa– Vũng Tàu phát triển. Như vậy đối tượng nghiên cứu sẽ là các sở thích và nhu cầu đi du lịch của du khách, tìm ra những điểm mạnh và những vấn đề còn tồn tại về du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu để từ đó đề ra các chính sách cần thực hiện để thu hút khách du lịch và góp phần phát triển du lịch Bà Rịa –Vũng Tàu . Phạm vi nghiên cứu: là các du khách đã du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Hầu hết các du khách này đến từ Tp.HCM, các tỉnh miền Đông Nam bộ, có một số ít du khách từ các tỉnh miền Tây Nam bộ. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở số liệu điều tra của người thực hiện đề tài, đề tài sẽ xác định các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu bằng phương pháp thống kê mô tả. 5. Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài nghiên cứu: Dựa vào kết quả phân tích, đề xuất giải pháp, chính sách để thu hút lượng khách du lịch nhằm góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu và qua đó phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong tương lai. 6. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài này được trình bày thành các chương như sau:
  14. 3 Chương 1: Trình bày một số khái niệm về du lịch như khách du lịch, loại hình du lịch, vòng đời của điểm du lịch và những tác động về kinh tế xã hội của hoạt động du lịch. Chương 2: Giới thiệu tổng quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, các tài nguyên du lịch và một số cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu. Chương này cũng trình bày về thực trạng hoạt động du lịch, những tác động của hoạt động du lịch đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu. Cuối chương có đề cập đến kết quả của cuộc điều tra về hành vi của khách du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Chương 3: Trên cơ sở những điều kiện, đặc điểm của ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu và kết quả của cuộc điều tra về hành vi của khách du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu được trình bày trong Chương 2, chương này phân tích ma trận SWOT và đề ra một số giải pháp góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  15. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN KINH TẾ XÃ HỘI 1.1 Một số khái niệm về du lịch 1.1.1 Du lịch Về khái niệm “du lịch”, trên thế giới nhiều học giả đã đưa ra các định nghĩa khác nhau, chia thành hai nhóm: nhóm thứ nhất gồm các định nghĩa xem xét sâu về khái niệm “khách du lịch” và nhóm thứ hai gồm các định nghĩa xem xét sâu về khái niệm “du lịch”. Ông Kun- học giả người Thụy Sĩ - định nghĩa du lịch từ góc độ khách du lịch: “Du lịch là hiện tượng những người chỗ khác đi đến nơi không phải thường xuyên cư trú của họ bằng phương tiện vận tải và dùng các dịch vụ du lịch”. Giáo sư - tiến sĩ Hunziker và giáo sư – tiến sĩ Krapf, hai người được coi là nền móng cho lý thuyết về cung du lịch đưa ra định nghĩa sau: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành lưu trú thường xuyên và không liên quan tới hoạt động kiếm lời”. Trong Pháp lệnh du lịch Việt Nam, tại Điều 10 thuật ngữ “ Du lịch” được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. 1.1.2 Khách du lịch Theo tổ chức du lịch thế giới: “Khách du lịch là người đi từ quốc gia này tới một quốc gia khác với một lý do nào đó, có thể là kinh doanh, thăm viếng hoặc làm một việc gì khác (ngoại trừ hành nghề hay lĩnh lương)”. Định nghĩa này áp dụng cho cả khách du lịch trong nước. Theo cách định nghĩa này, khách du lịch được chia thành du khách và khách tham quan. “Du khách là khách du lịch lưu trú tại một quốc gia trên 24 giờ đồng hồ và ngủ qua đêm ở đó với lý do kinh doanh, thăm viếng hay làm một việc gì khác”.
  16. 5 “Khách tham quan là khách du lịch đến viếng thăm một nơi nào đó dưới 24 giờ đồng hồ và không ở lại qua đêm với lý do thăm viếng hay làm một việc gì khác. Theo Pháp lệnh Du lịch Việt Nam ban hành năm 1999 có những qui định như sau về khách du lịch: Tại điểm 2, Điều 10, Chương I: “ Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. 1.1.2.1 Khách quốc tế Theo Định nghĩa của Liên hiệp các quốc gia – League of Nations năm 1937 thì: “Bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ”. Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam, tại Điều 20, Chương IV: “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch ”. 1.1.2.2 Khách nội địa Theo tổ chức Du lịch thế giới: “ Khách du lịch nội địa là công dân một nước (không kể quốc tịch) hành trình đến một nơi trong đất nước đó, khác nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ, hay 1 đêm với mọi mục đích trừ mục đích hoạt động để được trả thù lao tại nơi đến”. Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam, tại Điều 20, Chương IV: “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”. 1.1.3 Loại hình du lịch 1.1.3.1 Khái niệm Loại hình du lịch là tập hợp các sản phẩm du lịch của một vùng, một quốc gia có liên hệ mật thiết với nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn cùng một động cơ du lịch, cùng diễn ra một loại điểm đến, được bán cho cùng một giới khách hàng, được hình thành trên cơ sở cùng sử dụng chung một loại hình dịch vụ riêng lẻ, hoặc được đến khách du lịch theo một định nghĩa như nhau.
  17. 6 1.1.3.2 Các loại hình du lịch Một số loại hình du lịch thường được nhắc đến ở nước ta là: - Du lịch cảnh quan sinh thái: Du lịch cảnh quan sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên với mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng tại địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn. Ví dụ: du lịch tham quan vườn Quốc gia Côn Đảo tại tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu. - Du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần: Loại hình du lịch này xuất phát từ nhu cầu giải tỏa bớt căng thẳng sau những giờ phút lao động vất vả để phục hồi sức khỏe. Ví dụ: du lịch tắm biển tại Bà Rịa–Vũng Tàu. - Du lịch văn hóa: Là loại du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu cảm nhận văn hóa của khách du lịch. Du khách đến tham quan tìm hiểu nền văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán của một vùng đất, một quốc gia mà nơi đó có nét văn hóa, tiến trình lịch sử là một điều hết sức mới lại đối với họ hoặc tham gia các cuộc thi hoa hậu, âm nhạc. Ví dụ: Tham quan chùa chiền, các công trình kiến trúc, các di tích lịch sử, tham gia các lễ hội văn hóa, các cuộc thi hoa hậu, âm nhạc,. - Du lịch thể thao: Đó là chuyến du lịch gắn liền với mục đích tham gia một môn thể thao nào đó như lướt sóng, leo núi,... hoặc tham gia các lễ hội thể thao, một kỳ thế vận hội với tư cách là vận động viên, nhà tổ chức, huấn luyện viên, cổ động viên... - Du lịch chữa bệnh: Do nhu cầu giải tỏa bớt căng thẳng sau những giờ phút lao động vất vả do thể trạng sức khỏe, đòi hỏi một phương pháp chữa bệnh đặc biệt gắn liền với điều kiện địa giới, khí hậu, môi trường ... loại hình du lịch nghỉ ngơi chữa bệnh và cả điều trị được thiết lập nhằm phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu. Ví dụ: loại hình du lịch tắm suối khoáng nóng tại tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu, tắm bùn ở Nha Trang.
  18. 7 - Du lịch MICE: MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác. MICE - viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm). Tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting Incentive Conference Event. Bởi vậy các đoàn khách MICE thường rất đông (vài trăm khách) và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường (do Ban tổ chức các hội nghị quốc tế bao giờ cũng đặt phòng cho khách ở khách sạn 4 - 5 sao, dịch vụ cao, tour sau hội nghị phải thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu…). MICE hiện là loại hình du lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành du lịch ở các nước. Đối với Việt Nam loại hình du lịch này đã được các công ty trong ngành du lịch khai thác từ nhiều năm nay, bước đầu đã có kết quả khả quan. Khai thác thị trường MICE là một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam. 1.2 Các tác động về kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch Để phân tích một cách đầy đủ về tác động kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch, cần thấy rõ những nét đặc trưng của hoạt động du lịch. Đó là: - Nhu cầu tiêu dùng du lịch là nhu cầu đặc biệt. - Nhu cầu hiểu biết kho tàng văn hóa, lịch sử, nhu cầu vãn cảnh thiên nhiên, bơi và tắm biển, hồ, sông... - Tiêu dùng dịch vụ du lịch thỏa mãn các nhu cầu về hàng hóa (thức ăn, hàng hóa mua sắm, hàng lưu niệm v.v...) và đặc biệt chủ yếu là các nhu cầu về dịch vụ (lưu trú, vận chuyển hành khách, thông tin v.v...). - Việc tiêu dùng du lịch chỉ thỏa mãn nhu cầu thứ yếu, những nhu cầu không thiết yếu của con người (với ngoại lệ ở thể loại du lịch chữa bệnh, khi đó du lịch có ý nghĩa sống còn đối với người bệnh). Tuy nhiên thức ăn, chỗ ngủ, quần áo ... cũng là nhu cầu thiết yếu đối với con người song chúng không đóng vai trò quyết định cho một chuyến du lịch. - Việc tiêu dùng các dịch vụ du lịch và hàng hóa (chủ yếu là thức ăn) xảy ra trong cùng một thời gian và tại cùng một thời điểm với việc sản xuất ra chúng.
  19. 8 Trong du lịch, nhà kinh doanh không phải vận chuyển dịch vụ và hàng hóa đến cho khách hàng mà ngược lại, tự khách du lịch phải đi đến nơi có hàng hóa. - Tiêu dùng du lịch xảy ra thông thường theo thời vụ. Với những đặc điểm trên, các mối quan hệ trong tiêu dùng du lịch được phân làm 2 loại: - Các mối quan hệ vật chất nảy sinh khi khách đến nơi du lịch và mua dịch vụ, hàng hóa ở đó bằng tiền tệ. - Các mối quan hệ phi vật chất nảy sinh khi khách tiếp xúc với con người, văn hóa, phong tục tập quán của dân địa phương. 1.2.1. Tác động về mặt kinh tế của hoạt động du lịch 1.2.1.1 Tác động về mặt kinh tế của hoạt động du lịch nội địa Du lịch nội địa tạo ra sự di chuyển, trao đổi giữa các vùng miền để tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và hàng hóa du lịch của ngành du lịch và toàn xã hội. Nói cách khác, hoạt động du lịch nội địa có tác động tích cực đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp, công nghiệp gỗ, dệt, thủy sản, thủ công mỹ nghệ… nhằm tạo ra cơ sở vật chất và hàng hóa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và tiêu dùng của khách du lịch. Đây cũng là một cách để quảng bá những sản phẩm, những thế mạnh của địa phương. Ngoài ra du lịch phát triển còn tác động đến sự phát triển của y tế, văn hoá, thương mại, ngân hàng, giao thông vận tải… góp phần tăng thu nhập quốc dân. Thông qua việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của khách du lịch, du lịch nội địa góp phần làm khởi sắc kinh tế ở nơi du lịch, tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế xã hội ở địa phương đó. Đấy cũng là điều kiện tốt để kích thích nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân chảy vào quá trình chu chuyển kinh tế. Đến lúc này, sự mở rộng đầu tư, tiêu dùng du lịch một lần nữa sẽ tác động tích cực đến phát triển kinh tế và tạo nên một hiệu ứng dây chuyền một cách liên tục. Tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân (sản xuất đồ lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật v.v...) làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội. Tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng. Nói cách khác là du lịch tác động tích cực vào việc làm cân đối cấu trúc thu
  20. 9 nhập và chi tiêu của nhân dân theo các vùng: thường thì các vùng phát triển mạnh du lịch là các vùng kém sản xuất ra của cải vật chất dẫn đến thu nhập của những người dân vùng đó từ sản xuất là rất thấp. Du lịch nội địa giúp cho việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch quốc tế được hợp lý hơn. Vào trước và sau mùa vụ du lịch, khi khách quốc tế vắng có thể sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật ấy vào phục vụ khách du lịch nội địa. Theo cách đó vừa có tác động thúc đẩy sự phát triển của du lịch nội địa, vừa tận dụng được cơ sở vật chất kỹ thuật. 1.2.1.2 Tác động về mặt kinh tế của hoạt động du lịch quốc tế Tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Cùng với hàng không dân dụng, kiều hối, cung ứng tàu biển, bưu điện quốc tế, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ thu ngoại tệ khác, du lịch quốc tế hàng năm đem lại cho các quốc gia nhiều ngoại tệ. Đây là tác động trực tiếp nhất của du lịch đối với nền kinh tế. Đã có nhiều nước trong khu vực và trên thế giới thu hàng tỷ USD mỗi năm thông qua việc phát triển du lịch. Du lịch quốc tế là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao. Tính hiệu quả trong hoạt động du lịch quốc tế thể hiện trước nhất ở chỗ: đây là ngành xuất khẩu tại chỗ những hàng hóa công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, đồ cổ phục chế nông lâm sản,... theo giá bán lẻ cao hơn (nếu như bán qua xuất khẩu thông thường sẽ theo giá bán buôn). Được trao đổi thông qua con đường du lịch, các hàng hóa được xuất khẩu mà không phải chịu hàng rào thuế quan mậu dịch quốc tế. Du lịch quốc tế không chỉ là ngành “xuất khẩu tại chỗ” mà còn là ngành “xuất khẩu vô hình” hàng hóa du lịch. Đó là các cảnh quan thiên nhiên, khí hậu và ánh nắng mặt trời vùng nhiệt đới, những giá trị của những di tích lịch sử - văn hóa, tính độc đáo trong truyền thống dân tộc, phong tục tập quán v.v... mà không bị mất đi qua mỗi lần bán, thậm chí giá trị và uy tín của nó còn tăng lên qua mỗi lần đưa ra thị trường, nếu như chất lượng du lịch cao. Sở dĩ có hiện tượng trên là do chúng ta cho khách không phải bản thân tài nguyên du lịch, mà chỉ là các giá
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2