intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Điểm gãy cấu trúc trong mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và chênh lệch lãi suất thực

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành nghiên cứu nhằm xem xét vấn đề về tính dừng của các chuỗi dữ liệu được sử dụng trong trong bài nghiên cứu gồm các chuỗi tỷ giá thực và lãi suất thực; giữa các chuỗi tỷ giá thực và lãi suất thực có tồn tại mối quan hệ đồng liên kết hay không.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Điểm gãy cấu trúc trong mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và chênh lệch lãi suất thực

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN BẢO QUỐC ĐIỂM GÃY CẤU TRÚC TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VÀ CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT THỰC Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS Nguyễn Thị Liên Hoa Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Điểm gãy cấu trúc trong mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và chênh lệch lãi suất thực” là công trình nghiên cứu cá nhân dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hoa. Các số liệu sử dụng trong bài luận văn là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Bên cạnh đó, bài luận văn còn sử dụng một số thông tin, ý kiến đánh giá từ các nghiên cứu của các học giả khác và được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Kết quả của nghiên cứu này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014 Tác giả Trần Bảo Quốc
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT .............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................................... 3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ THỰC VÀ LÃI SUẤT THỰC. ............................................................. 6 2.1 Cơ sở lý thuyết ......................................................................................................................... 6 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây ................................................................................... 7 2.2.1. Nhóm các nghiên cứu chưa tìm được bằng chứng khẳng định mối quan hệ giữa tỷ giá thực và chênh lệch lãi suất thực ........................................................................................ 8 2.2.1.1 Nghiên cứu của Campell và Clarida (1987) ............................................................... 8 2.2.1.2 Nghiên cứu của Messe và Rogoff (1988)................................................................... 9 2.2.1.3 Nghiên cứu của Edison & Pauls (1993) ..................................................................... 9 2.2.1.4 Nghiên cứu của Perron (1989) ................................................................................. 10 2.2.2 Nhóm các nghiên cứu khẳng định về mối quan hệ trong dài hạn giữa tỷ giá thực – chênh lệch lãi suất thực. ......................................................................................................... 11 2.2.2.1 Nghiên cứu của Edison, H. J. và W.R. Melick (1999) ............................................. 11 2.2.2.2 Nghiên cứu của Nakagawa, H., (2002) .................................................................... 12 2.2.2.3 Nghiên cứu của Kanas, A., (2005) ........................................................................... 13 2.2.2.4 Nghiên cứu của Joseph P. Byrne và Jun Nagayasu., (2010) .................................... 14 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ................................................................ 16 3.1 Mô hình lý thuyết ................................................................................................................... 16 3.2 Mô tả dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................................... 18 3.2.1 Tỷ giá hối đoái thực qt ...................................................................................................... 18 3.2.2 Lãi suất thực ..................................................................................................................... 19 3.2.2.1 Lãi suất thực tiên nghiệm. (Ex ante) ........................................................................ 19 3.2.2.2 Lãi suất thực hậu nghiệm (Ex post) ......................................................................... 20 3.3 Phương pháp ước lượng ......................................................................................................... 20
  4. 3.3.1 Kiểm định tính dừng chuỗi dữ liệu. ................................................................................. 22 3.3.1.1 Hướng tiếp cận truyền thống. ................................................................................... 23 3.3.1.2 Kiểm định tính dừng có xem xét đến điểm gãy cấu trúc. ......................................... 24 3.3.2 Kiểm định đồng liên kết. .................................................................................................. 25 3.3.2.1 Hướng tiếp cận truyền thống .................................................................................... 26 3.3.2.2 Hướng tiếp cận theo đề xuất của Saikkonen và Lütkepohl ...................................... 27 3.3.3 Mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM ......................................................................... 29 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM .............................................. 30 4.1 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong trường hợp Việt Nam – Mỹ. .................................... 30 4.1.1 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị. ................................................................................... 30 4.1.1.1 Kiểm định nghiệm đơn vị theo hướng tiếp cận truyền thống ................................... 31 4.1.1.2 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị S & L ................................................................. 33 4.1.2 Kiểm định đồng liên kết. .................................................................................................. 39 4.1.2.1 Phép kiểm định đồng liên kết Johansen. .................................................................. 39 4.1.2.2 Kết quả phép kiểm định đồng liên kết S & L. .......................................................... 41 4.1.3 Ước lượng mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá thực USD/VND và chênh lệch lãi suất thực giữa hai quốc gia Việt Nam – Mỹ.............................................................................. 47 4.1.3.1 Mô hình ước lượng VECM ...................................................................................... 47 4.1.3.2 Kiểm định tính ổn định mô hình .............................................................................. 49 4.2 Mở rộng nghiên cứu với bằng chứng đa quốc gia.................................................................. 51 4.2.1 Kiểm định nghiệm đơn vị................................................................................................. 51 4.2.1.1 Kiểm định ADF ........................................................................................................ 51 4.2.1.2 Kiểm định DF – GLS ............................................................................................... 53 4.2.1.3 Kiểm định S & L Test .............................................................................................. 55 4.2.2 Kiểm định đồng liên kết ................................................................................................... 57 4.2.2.1 Kiểm định đồng liên kết Johansen ........................................................................... 57 4.2.2.2 Kiểm định S & L ...................................................................................................... 58 4.3 Tổng kết chương 4 ................................................................................................................. 59 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ................................................................................................... 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 1 PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 4
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng Tên bảng Trang Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF trường hợp Việt Nam Bảng 4.1 31 - Mỹ Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị DF-GLS trường hợp Việt Bảng 4.2 33 Nam - Mỹ Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị S&L trường hợp Việt Nam Bảng 4.3 34 - Mỹ Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen Trace Test trường Bảng 4.4 39 hợp Việt Nam - Mỹ Kết quả kiểm định đồng liên kết S&L không xem xét đến Bảng 4.5 42 điểm gãy cấu trúc trường hợp Việt Nam - Mỹ Kết quả kiểm định đồng liên kết S&L có xem xét đến điểm Bảng 4.6 43 gãy cấu trúc trường hợp Việt Nam - Mỹ Bảng 4.7 Kết quả ước lượng mô hình VECM 47 Bảng 4.8 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF trường hợp mở rộng 52 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị DF-GLS trường hợp mở Bảng 4.9 54 rộng Bảng 4.10 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị S&L trường hợp mở rộng 55 Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen cho trường hợp Bảng 4.11 57 mở rộng Kết quả kiểm định S & L có xét đến điểm gãy cấu trúc cho Bảng 4.12 58 trường hợp của Thái Lan
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình Tên hình Trang Hình 4.1 Đồ thị biến động của chuỗi tỷ giá thực USD/VND 37 Hình 4.2 Đồ thị biến động của chuỗi lãi suất thực Việt Nam 37 Hình 4.3 Đồ thị biến động của chuỗi lãi suất thực Mỹ 38 Kết quả kiểm định đồng liên kết chuỗi lãi suất thực tiên Hình 4.4 40 nghiệm của Việt Nam và Mỹ Kết quả kiểm định đồng liên kết các chuỗi tỷ giá thực và Hình 4.5 45 lãi suất thực tiên nghiệm có xét đến điểm gãy cấu trúc Kiểm định đồng liên kết các chuỗi tỷ giá thực và lãi suất Hình 4.6 46 thực hậu nghiệm có xét đến các điểm gãy cấu trúc Kiểm định eigenvalue và kiểm định thống kê Tau với Hình 4.7 49 dữ liệu tiên nghiệm Kiểm định eigenvalue và kiểm định thống kê Tau với Hình 4.8 50 dữ liệu hậu nghiệm
  7. 1 TÓM TẮT Bài nghiên cứu được tiến hành nhằm kiểm định thực nghiệm mối quan hệ trong dài hạn giữa tỷ giá hối đoái thực và chênh lệch lãi suất thực khi có xem xét đến điểm gãy cấu trúc xuất hiện trong chuỗi dữ liệu. Đầu tiên, tác giả kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực USD/VND với chênh lệch lãi suất thực giữa Việt Nam và Mỹ. Sau đó mở rộng nghiên cứu đối với một số các quốc gia khác ở khu vực Châu Á gồm Malaysia, Hongkong, Indonesia, Nhật Bản, Philippine và Thái Lan nhằm củng cố kết quả tìm được. Điểm đặc biệt của bài nghiên cứu này đó là có xem xét đến vai trò điểm gãy cấu trúc trong chuỗi dữ liệu. Rõ ràng khi chuỗi dữ liệu theo thời gian có xuất hiện điểm gãy cấu trúc thì kết quả kiểm định rất có thể sẽ bị sai lệch. Do đó bài nghiên cứu này áp dụng song song cả hai phương pháp: phương pháp kinh tế lượng truyền thống như kiểm định nghiệm đơn vị ADF, DF-GLS, kiểm định đồng liên kết Johansen Cointergration Test và phương pháp mới có tính đến điểm gãy cấu trúc như kiểm định nghiệm đơn vị S & L Test, kiểm định đồng liên kết S & L (Được đề xuất bởi Saikkonen và Lütkepohl). Từ đó đưa ra kết quả cuối cùng cũng như nêu lên vai trò của điểm gãy cấu trúc trong việc đưa ra mối quan hệ trong dài hạn tỷ giá hối đoái thực – chênh lệch lãi suất thực giữa hai quốc gia. Sau khi thực hiện nghiên cứu thực nghiệm, tác giả nhận thấy rằng: Tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa tỷ giá hối đoái thực và chênh lệch lãi suất thực giữa hai quốc gia và điểm gãy cấu trúc có vai trò quan trọng trong việc khẳng định mối quan hệ đó. Ở các quốc gia như Malaysia, Hongkong, Indonesia, Nhật Bản và Philippine đối với Mỹ thì mối quan hệ giữa lãi suất thực và chênh lệch lãi suất thực cũng đã được tìm thấy thậm chí ngay cả khi chưa đưa điểm gãy cấu trúc vào trong mô hình. Trong trường hợp Việt Nam – Mỹ và Thái Lan – Mỹ, tiếp cận bằng các phương pháp kiểm định truyền thống không tìm ra được mối quan hệ giữa tỷ giá thực với chênh lệch
  8. 2 lãi suất thực. Tác giả tiến hành kiểm định theo phương pháp mới với điểm gãy cấu trúc được đưa vào trong mô hình kiểm định thì mối quan hệ giữa tỷ giá thực – chênh lệch lãi suất thực đã được khẳng định với mức độ tin cậy cao. Điều này giúp tác giả đi đến kết luận cuối cùng là tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa tỷ giá thực và chênh lệch lãi suất thực giữa hai quốc gia.
  9. 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Ngày nay, chính phủ các quốc gia, các tổ chức tài chính, chuyên gia kinh tế, công ty và thậm chí là các cá nhân đều rất quan tâm đến vấn đề tỷ giá hối đoái vì đây là đại lượng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các đối tượng này. Lý thuyết tài chính quốc tế chỉ ra rằng lạm phát, lãi suất, thu nhập, kỳ vọng của thị trường vào tỷ giá tương lai là những nhân tố tác động lên tỷ giá hối đoái. Trong đó lý thuyết ngang giá lãi suất không phòng ngừa (UIP) hay hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE) nói rằng tỷ giá giao ngay của một đồng tiền so với một đồng tiền khác sẽ thay đổi theo sai biệt trong lãi suất giữa hai nước. Dựa trên lý thuyết tài chính quốc tế này, một số nghiên cứu như của Campbell và Clarida (1987), Meese và Rogoff năm (1988) và Edison và Pauls (1993) đã cố gắng tìm mối quan hệ giữa tỷ giá thực và chênh lệch lãi suất thực giữa hai quốc gia. Tuy nhiên những nghiên cứu này lại cho ra những kết quả không giống nhau. Vì thế chưa đủ tính thống nhất để kết luận rằng lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá thực – chênh lệch lãi suất thực chính xác ở mặt thực tiễn. Một vấn đề khác cũng được quan tâm khi nghiên cứu các mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến số tài chính quốc tế đó là mặt phương pháp kinh tế lượng. Perron (1989) đã chỉ ra rằng việc lựa chọn mô hình không phù hợp và việc xuất hiện các cú sốc bất thường trong chuỗi dữ liệu sẽ dẫn đến kết quả thống kê tìm được có thể bị sai lệch. Các phép kiểm định nghiệm đơn vị và phép kiểm đồng liên kết truyền thống có thể đưa ra những kết quả không chính xác khi trong chuỗi dữ liệu thời gian có xuất hiện điểm gãy cấu trúc. Ngày nay với sự phát triển của Toán kinh tế và khoa học máy tính, nhiều mô hình kinh tế lượng mới được đề xuất và xây dựng, cho phép xuất hiện điểm gãy cấu trúc trong mô hình, đã mang lại kết quả kiểm định mạnh hơn và bền vững hơn. Điều này góp phần khắc phục điểm yếu của các mô hình trước đây, làm gia tăng độ tin cậy và ý nghĩa thống kê của kết quả tìm được. Bên cạnh đó các nghiên cứu trước đây đều được thực hiện ở những quốc gia phát triển. Những nghiên cứu thực nghiệm tại những quốc gia đang phát triển như Việt Nam số lượng còn rất ít. Chính điều này thúc đẩy tác giả áp dụng phương pháp
  10. 4 kiểm định mới để đi tìm mối quan hệ trong dài hạn hạn giữa tỷ giá hối đoái thực và chênh lệch lãi suất thực giữa hai quốc gia, đầu tiên là giữa Việt Nam và Mỹ, sau đó mở rộng ra một số quốc gia khác nhằm củng cố kết quả tìm được. Mục tiêu nghiên cứu của bài nghiên cứu chính là kiểm định mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa tỷ giá thực và chênh lệch lãi suất thực. Để làm được điều đó, bài nghiên cứu này cần phải giải quyết được những vấn đề như sau:  Thứ nhất: Xem xét vấn đề về tính dừng của các chuỗi dữ liệu được sử dụng trong trong bài nghiên cứu gồm các chuỗi tỷ giá thực và lãi suất thực.  Thứ hai: giữa các chuỗi tỷ giá thực và lãi suất thực có tồn tại mối quan hệ đồng liên kết hay không? Dữ liệu cho bài nghiên cứu bao gồm tỷ giá hối đoái, chỉ số giá CPI và lãi suất danh nghĩa. Những dữ liệu này được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF). Đối với Việt Nam các chuỗi tỷ giá USD/VND, chỉ số giá CPI và lãi suất được lấy theo tháng từ tháng 1/1996 cho đến tháng 5/2014. Cho trường hợp mở rộng ở các quốc gia khác gồm Malaysia, Hongkong, Indonesia, Nhật Bản, Philippine và Thái Lan, chuỗi dữ liệu được thu thập từ tháng 1/1994 đến tháng 5/2014. Bài nghiên cứu được thực hiện thông qua hai phương pháp tiếp cận được tiến hành đồng thời. Một mặt tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống gồm các phép kiểm định: kiểm định tính dừng, kiểm định đồng liên kết không xem xét đến điểm gãy cấu trúc. Mặt khác tác giả sử dụng hướng tiếp cận mới theo đề xuất bởi Saikkonen và Lütkepohl (2000, 2002) thực hiện lại các kiểm định trên mà có xem xét đến điểm gãy cấu trúc. Sau khi thực hiện các kiểm định trên tác giả sử dụng mô hình VECM nhằm hồi quy hệ số phương trình thể hiện mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến số trong mô hình đối với trường hợp Việt Nam – Mỹ.
  11. 5 Kết cấu của bài nghiên cứu gồm các phần như sau:  Chương 1: Giới thiệu bài nghiên cứu. Trong phần này tác giả giới thiệu tổng quan về động cơ thực hiện đề tài, các vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa và kết cấu của bài nghiên cứu.  Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây. Phần này trình bày về lý thuyết có liên quan đến mối quan hệ giữa tỷ giá – lãi suất và kết quả của các nghiên cứu trước đây có liên quan đến bài nghiên cứu.  Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Mô hình lý thuyết xác định mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và chênh lệch lãi suất thực cũng như các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài nghiên cứu sẽ được đề cập ở phần này. Bên cạnh đó tác giả còn mô tả nguồn dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu.  Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Tác giả trình bày kết quả thực nghiệm của kiểm định nghiệm đơn vị (kiểm định tính dừng), kết quả kiểm định đồng liên kết theo cả hai hướng tiếp cận đã được đề cập trong chương 3. Đồng thời, kết quả của việc mở rộng nghiên cứu đối với các quốc gia còn lại cũng được trình bày trong chương này.  Chương 5: Kết luận. Chương này tổng kết lại kết quả đạt được của bài nghiên cứu, nêu lên các điểm hạn chế đồng thời đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai.
  12. 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ THỰC VÀ LÃI SUẤT THỰC. 2.1 Cơ sở lý thuyết Cơ sở lý thuyết của bài nghiên cứu này là lý thuyết kinh doanh chênh lệch lãi suất không phòng ngừa (UIP) hay còn gọi là hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE). Ngang giá lãi suất không phòng ngừa là nền tảng quan trọng cho việc phân tích kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở. Lý thuyết này tìm giải thích cho việc biến động tỷ giá thông qua chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia. Ta có: rt = (1+if) (1+ef)-1 trong đó:  rt: tỷ suất sinh lợi có hiệu lực khi đầu tư ra nước ngoài  ih: lãi suất trong nước  if: lãi suất nước ngoài  ef: giá trị tăng lên hay giảm xuống của đồng ngoại tệ. Nếu giả định việc đầu tư ra nước ngoài cũng có tỷ suất sinh lợi bằng với đầu tư trong nước, nghĩa là: rt = (1 + if)(1 + ef) – 1 = ih Suy ra: ef = (1 + ih) / (1 + if) – 1 Lấy gần bằng: ef = ih - if Lý thuyết ngang giá lãi suất không phòng ngừa phát biểu rằng tỷ giá hối đoái sẽ thay đổi theo chênh lệch lãi suất của hai quốc gia. Như vậy, để có được cân bằng lãi suất giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài thì sự thay đổi của ngoại tệ sẽ tương ứng với chênh lệch lãi suất.
  13. 7 Nếu lãi suất trong nước ih > lãi suất nước ngoài if : đồng ngoại tệ sẽ tăng giá để bù đắp cho lãi suất thấp hơn. Nếu lãi suất trong nước ih < lãi suất nước ngoài if : đồng ngoại tệ sẽ giảm giá một mức tương đương với chênh lệch lãi suất. Mặt khác, hiệu ứng Fisher cho rằng lãi suất danh nghĩa trong một quốc gia bằng với tỷ suất thực đòi hỏi cộng thêm phần lạm phát kì vọng. Phương trình này được thể hiện như sau: Trong đó, là lãi suất danh nghĩa, là lãi suất thực và là lạm phát kì vọng. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng lý thuyết ngang giá lãi suất không phòng ngừa làm lý thuyết nền tảng của bài. 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây Việc tìm ra mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và chênh lệch lãi suất thực có vai trò quan trọng trong điều hành nền kinh tế vĩ mô nói chung và đối với hoạt động xúc tiến thương mại cách riêng. Từ nhiều năm trước, các nhà nghiên cứu đã tỏ ra rất quan tâm đến mối quan hệ giữa tỷ giá – lãi suất. Vào khoảng những năm 1990 trở về trước, do các phương pháp thực nghiệm còn chưa phát triển mạnh, cho nên mặc dù có rất nhiều các nhà nghiên cứu đã xem xét về vấn đề này, song hầu như không thể tìm ra bằng chứng nào khẳng định về sự tồn tại của mối quan hệ tỷ giá thực và chênh lệch lãi suất thực. Mãi đến những năm sau, với sự xuất hiện của các phương pháp thực nghiệm cải tiến nhằm khắc phục những thiếu sót trong các phương pháp nghiên cứu truyền thống trước đây, thì các nhà nghiên cứu mới quan sát được các bằng chứng cho thấy sự tồn tại của mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá hối đoái thực và chênh lệch lãi suất thực. Trong phần này, tác giả sẽ giới thiệu sơ lược qua các bài nghiên cứu của những học giả trước đây nhằm đưa ra cái nhìn chung nhất về quá trình thực hiện các cuộc nghiên cứu thực nghiệm đối với mối quan hệ giữa hai biến số kinh tế quan trọng này. Có thể nói, các nghiên cứu trước đây có thể phân thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất gồm các nghiên cứu chưa tìm được bằng
  14. 8 chứng để khẳng định về sự tồn tại của mối quan hệ tỷ giá thực – chênh lệch lãi suất thực và nhóm thứ hai: nhóm các nghiên cứu tìm thấy bằng chứng khẳng định về mối quan hệ này. 2.2.1. Nhóm các nghiên cứu chưa tìm được bằng chứng khẳng định mối quan hệ giữa tỷ giá thực và chênh lệch lãi suất thực 2.2.1.1 Nghiên cứu của Campell và Clarida (1987) Năm 1987, Campell và Clarida công bố bài nghiên cứu “The dollar and real interest rates”. Trong bài này Campell và Clarida đi tìm hiểu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực của đồng USD và lãi suất thực kể từ năm 1979. Hai ông muốn tìm hiểu xem bao nhiêu phần trăm sự thay đổi trong tỷ giá là do sự chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia, bao nhiêu phần trăm thay đổi trong tỷ giá thực là do sự dịch chuyển của tỷ giá thực cân bằng dài hạn. Để làm được điều đó cần phải sử dụng các biến chênh lệch lãi suất thực tiên nghiệm, kì vọng tỷ giá thực trong dài hạn và kể cả sai số trong việc dự báo lạm phát kì vọng. Tuy nhiên đây là những biến không quan sát được. Với giả định tỷ giá hối đoái thực trong dài hạn có bước đi ngẫu nhiên, hai ông đã ước lượng mô hình gồm các biến tỷ giá thực hậu nghiệm và chênh lệch lãi suất thực hậu nghiệm ngắn hạn. Hai biến này là tổ hợp tuyến tính của những biến không quan sát được đã nêu trước đó. Tiến hành ước lượng mô hình, các ông tìm được những kết quả đó là: Kể từ năm 1980, sự thay đổi của tỷ giá thực của đồng USD bị chi phối bởi sự thay đổi ngoài kì vọng của tỷ giá thực dài hạn kì vọng. Chênh lệch lãi suất thực tiên nghiệm chỉ giải thích được một phần nhỏ và không đủ mạnh để khẳng định sự tác động của nó lên tỷ giá thực của đồng USD. Rõ ràng kết quả tìm được của Campell và Clarida còn khá mơ hồ trong việc tìm ra mối quan hệ giữa tỷ thực và chênh lệch lãi suất thực.
  15. 9 2.2.1.2 Nghiên cứu của Messe và Rogoff (1988) Trong bài nghiên cứu “Was it real? The exchange rate-interest differential relation over the modern floating rate-period” đăng trên tạp chí Journal of Finance năm 1988, Messe và Rogoff cũng đi tìm mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và lãi suất thực kể từ sau khi Mỹ chấp nhận chế độ tỷ giá thả nổi (tháng 3/1973). Trong mô hình của mình, Messe và Rogoff chỉ tập trung vào hai biến là tỷ giá thực và chênh lệch lãi suất thực mà không quan tâm đến các biến kinh tế khác. Chuỗi dữ liệu hai ông nghiên cứu cho ba cặp tiền tệ: Dollar Mỹ - Mark Đức, Dollar Mỹ - Yên Nhật, Dollar Mỹ - Bảng Anh. Dữ liệu quan sát được lấy theo tháng từ tháng 4/1976 cho đến tháng 3/1986. Messe và Rogoff tiến hành các kiểm định nghiệm đơn vị, hồi quy phương trình GMM và kiểm định tính đồng liên kết. Kết quả của bài nghiên cứu như sau:  Thứ nhất: Tìm được mối quan hệ giữa tỷ giá thực và chênh lệch lãi suất thực, tuy nhiên kết quả này lại không có ý nghĩa về mặt thống kê. Ông đề xuất đưa vào các biến khác có thể sẽ làm cho mối quan hệ này rõ ràng hơn.  Thứ hai: Kiểm định nghiệm đơn vị cho thấy cả hai chuỗi dữ liệu tỷ giá thực và chênh lệch lãi suất thực có nghiệm đơn vị, tuy nhiên lại không tìm thấy bằng chứng về tính đồng liên kết của hai chuỗi dữ liệu này. Như vậy, nghiên cứu của Messe và Rogoff cũng chưa nêu ra được bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và chênh lệch lãi suất thực. 2.2.1.3 Nghiên cứu của Edison & Pauls (1993) Năm 1993, bài nghiên cứu “A re-assessment of the relationship between real exchange rates and real interest rates: 1974-1990” của Edison và Pauls được đăng trên tạp chí Journal of Monetary Economics. Dựa trên ý tưởng tương tự và đề xuất của Messe và Rogoff, hai học giả Edison và Pauls đưa thêm biến lạm phát kì vọng vào trong mô hình bên cạnh tỷ giá thực và chênh lệch lãi suất thực. Tác giả bài nghiên cứu đã sử dụng phép kiểm định đồng kiên kết và mô hình sai số sửa lỗi
  16. 10 (ECM) để kiểm định lại mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và chênh lệch lãi suất thực. Dữ liệu được thu thập theo quý cho giai đoạn từ năm 1974 cho đến 1990. Edison & Pauls đã tiến hành kiểm định đối với các cặp tỷ giá giữa Dollar Mỹ - Mark Đức, Dollar Mỹ - Yên Nhật, Dollar Mỹ - Bảng Anh, Dollar Mỹ - Dollar Canada và cuối cùng là Dollar Mỹ - đồng tiền đại diện các nước G10. Thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị, hai ông nhận thấy các chuỗi tỷ giá thực và chênh lệch lãi suất thực đều là chuỗi không dừng. Tuy nhiên hai ông lại không tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ đồng liên kết giữa hai biến này. Sử dụng một mô hình khác trong đó có thêm các biến khác ví dụ như biến cán cân tài khoản vãng lai là một biến có thể tác động đến tỷ giá thực dài hạn kì vọng, Edison & Pauls cũng không tìm thấy được bằng chứng về sự đồng liên kết giữa tỷ giá hối đoái và chênh lệch lãi suất thực… Tuy nhiên hai ông vẫn khẳng định rằng có tồn tại một mối quan hệ trong dài hạn giữa hai biến này mặc dù nó không được làm rõ ra trong bài nghiên cứu. 2.2.1.4 Nghiên cứu của Perron (1989) Bài nghiên cứu “The Great crash, the oil price shock, and the unit root hypothesis” của Perron được công bố năm 1989. Đối tượng nghiên cứu của bài nghiên cứu này của Perron không phải là tỷ giá hối đoái hay lãi suất thực hay là mối quan hệ giữa hai biến này, hay giữa một trong hai biến này với một đại lượng kinh tế nào đó. Tuy nhiên kết luận của Perron có liên quan đến kinh tế lượng ứng dụng lại có tác động rất lớn đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Cụ thể Perron nói rằng một số vấn đề của chuỗi dữ liệu theo thời gian hoặc độ mạnh của kiểm định lại có thể dẫn đến các sai lệch của kết quả tìm được. Ông cho rằng độ mạnh của kiểm định sẽ được gia tăng nếu chuỗi dữ liệu được kéo dài theo thời gian. Nhưng cách làm này có thể dẫn đến việc chuỗi dữ liệu sẽ bao gồm luôn cả những điểm gãy cấu trúc – tức là những sự kiện nào đó tác động mạnh làm thay đổi tính chất của chuỗi dữ liệu được thu thập. Việc xuất hiện của điểm gãy cấu trúc có thể sẽ làm cho kết quả kiểm định đồng liên kết bị mắc phải sai lầm trong kiểm định, chấp nhận giả thiết H0 : không có mối quan hệ đồng liên kết giữa các chuỗi dữ liệu trong khi đúng ra cần
  17. 11 phải bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết tồn tại mối quan hệ đồng liên kết. Hoặc sẽ làm cho kết quả tìm được không có ý nghĩa thống kê. Vì thế Perron (1989) kiến nghị khi tiến hành các phép kiểm định tốt nhất cần phải kéo dài thời gian mẫu nghiên cứu và xem xét đến điểm gãy cấu trúc hoặc xây dựng hướng tiếp cận khác như sử dụng mô hình phi tuyến. Nhìn chung, những bài nghiên cứu của các học giả vừa được giới thiệu đều cố gắng đi tìm bằng chứng về mối quan hệ giữa tỷ giá thực – chênh lệch lãi suất thực. Tuy nhiên, sau rất nhiều nghiên cứu được tiến hành, người ta vẫn tìm thấy rất ít các bằng chứng đủ mạnh để ủng hộ cho mối quan hệ này. 2.2.2 Nhóm các nghiên cứu khẳng định về mối quan hệ trong dài hạn giữa tỷ giá thực – chênh lệch lãi suất thực. Đối chiếu lại kết quả những nghiên cứu trước đây như của Campell và Clarida (1987), Messe và Rogoff (1988), Edison và Pauls (1993) đồng thời dựa trên đề xuất của Perron (1989), nhiều nghiên cứu về sau rất quan tâm đến điểm gãy cấu trúc hoặc tiếp cận theo một hướng khác mà sẽ được đề cập sau đây. 2.2.2.1 Nghiên cứu của Edison, H. J. và W.R. Melick (1999) Bài nghiên cứu mang tên: “Alternative approaches to real exchange rates and real interest rates: Three up and three down” của Edison, H. J. và W.R. Melick được đăng trên tạp chí International Journal of Finance and Economics năm 1999. Trong bài nghiên cứu này các tác giả tìm kiếm mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và lãi suất thực thông qua ba hướng tiếp cận.  Thứ nhất: Tác giả dựa trên nghiên cứu của Messe và Rogoff (1988) với giả định tỷ giá hối đoái thực kỳ vọng là một hằng số. Tác giả tìm thấy mối quan hệ đồng liên kết trong dài hạn giữa tỷ giá thực và lãi suất thực nhưng không có bằng chứng về mối quan hệ giữa tỷ giá thực và lãi suất thực trong ngắn hạn.  Hướng tiếp cận thứ hai: Các tác giả cũng dựa trên nghiên cứu của Messe và Rogoff (1988) nhưng trong mô hình thay thế này, biến tỷ giá hối đoái thực kỳ
  18. 12 vọng không còn là một hằng số nữa mà là 1 đại lượng thay đổi theo một biến khác. Kết quả của hướng tiếp cận thứ hai, tác giả tìm thấy một bằng chứng mạnh hơn về mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá thực và lãi suất thực, tuy nhiên tác giả cũng đề cập kết quả này còn phụ thuộc vào việc lựa chọn các biến tác động lên biến tỷ giá hối đoái thực kỳ vọng.  Hướng tiếp cận thứ ba: tác giả sử dụng giá trị tỷ giá thực hậu nghiệm và sai số dự báo để thay thế biến tỷ giá hối đoái thực kỳ vọng trong mô hình. Bằng cách này tác giả tìm thấy được sự chênh lệch lãi suất thực có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích cho sự thay đổi của tỷ giá thực trong dài hạn. Với dữ liệu theo quý từ 1974 đến 1994, các cặp tiền tệ được nghiên cứu gồm Dollar Mỹ - Mark Đức, Dollar Mỹ - Yên Nhật, Dollar Mỹ - Dollar Canada và Dollar Mỹ - đồng tiền đại diện các nước G10 cùng với 3 cách tiếp cận nêu trên, các tác giả đã tìm được một số bằng chứng cho thấy mối quan hệ giữa tỷ giá thực và chênh lệch lãi suất thực. Điểm đáng chú ý của bài nghiên cứu này đó là tác giả - Edison, H. J. và W.R. Melick đã có xem xét đến yếu tố điểm gãy cấu trúc. Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu cho rằng kết quả này có tính tin cậy không cao bởi vì giá trị tới hạn trong kiểm định Johansen Trace Test cần phải được điều chỉnh nếu trong mô hình có xuất hiện điểm gãy cấu trúc. 2.2.2.2 Nghiên cứu của Nakagawa, H., (2002) Cũng nhằm mục đích tìm kiếm mối quan hệ giữa tỷ giá thực và chênh lệch lãi suất thực, nhưng khác với các nghiên cứu trước đây, Nakagawa tiếp cận theo hướng xem xét đến tính chất phi tuyến của phi tuyến của sự hội tụ của tỷ giá thực về tỷ giá cân bằng trong dài hạn trong bài nghiên cứu “Real exchange rates and real interest rate differentials: implications of non-linear adjustment in real exchange rates”. Bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of Monetary Economics năm 2002. Các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa tỷ giá thực và lãi suất thực đều dựa trên giả định rằng tốc độ điều chỉnh của tỷ giá là không đổi. Tuy nhiên Nakagawa
  19. 13 cho rằng tỷ giá thực biến đổi liên tục, không ổn định… cùng với sự xuất hiện của chi phí giao dịch thì việc điều chỉnh của tỷ giá thực về tỷ giá cân bằng trong dài hạn phải có tính chất phi tuyến. Sử dụng dữ liệu theo quý từ 1974 cho đến 1997, các cặp đồng tiền được lựa chọn gồm Dollar Mỹ - Mark Đức, Dollar Mỹ - Yên Nhật, Dollar Mỹ - Dollar Canada và Dollar Mỹ - Bảng Anh. Áp dụng mô hình Mundell–Fleming–Dornbusch mở rộng, để xem xét tính chất phi tuyến trong mô hình, Nakagawa đã tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ trong dài hạn giữa tỷ giá thực và chênh lệch lãi suất thực. 2.2.2.3 Nghiên cứu của Kanas, A., (2005) Năm 2005, Kanas, A., công bố bài nghiên cứu “Regime linkages in the US/UK real exchange rate-real interest rate differential relation” trên tạp chí Journal of International Money and Finance. Bài nghiên cứu được tiến hành cũng nhằm xem xét mối quan hệ giữa tỷ giá thực USD/GBP và chênh lệch lãi suất thực giữa Anh và Mỹ. Dữ liệu nghiên cứu lấy theo tháng trong khoảng thời gian từ năm 1921 đến 2002 gồm tổng cộng 984 quan sát. Với khoảng thời gian dài như thế, Kanas đặc biệt quan tâm đến việc chuyển đổi tỷ giá giữa chế độ tỷ giá cố định qua chế độ tỷ giá thả nổi và ngược lại cũng như các sự kiện kinh tế lớn có tác động mạnh đến chuỗi dữ liệu. Dựa trên nền tảng cơ sở là bài nghiên cứu của Messe và Rogoff (1988), Kanas áp dụng mô hình vec tor tự hồi quy Markov Swiching ( MS VAR) để tìm mối quan hệ của 2 chuỗi tỷ giá thực và chênh lệch lãi suất thực có tính đến yếu tố bất ổn và việc chuyển đổi chế độ tỷ giá. Kết quả Kanas tìm thấy được bằng chứng về mối quan hệ giữa hai biến tỷ giá thực và chênh lệch lãi suất thực.
  20. 14 2.2.2.4 Nghiên cứu của Joseph P. Byrne và Jun Nagayasu., (2010) Dựa trên nhiều nghiên cứu trước đó, năm 2010 các tác giả Joseph P. Byrne và Jun Nagayasu cho công bố bài nghiên cứu “Structural breaks in the real exchange rate and real interest rate relationship” trên tạp chí Global Finace Journal. Bài nghiên cứu tiến hành nhằm xem xét mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và chênh lệch lãi suất thực giữa Mỹ và Anh trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 1973 đến tháng 5 năm 2005. Tương tự như Kanas, hai tác giả cũng dựa trên mô hình lý thuyết của Messe và Rogoff (1988) và giả định lạm phát kì vọng là hằng số. Trong bài nghiên cứu này, Joseph P. Byrne và Jun Nagayasu đặc biệt quan tâm đến tính dừng của chuỗi dữ liệu, mối quan hệ đồng liên kết và vai trò của điểm gãy cấu trúc tác động như thế nào đến mối quan hệ đó. Các tác giả tiến hành tiếp cận theo cả hai hướng, một mặt sử dụng các phương pháp kiểm định truyền thống như kiểm định nghiệm đơn vị ADF, DF - GLS, kiểm định đồng liên kết Johansen Trace Test. Mặt khác sử dụng phương pháp kiểm định mới, có xử lý điểm gãy cấu trúc đề xuất bởi Saikkonen và Lütkepohl. Sau đó áp dụng mô hình VECM để hồi quy hệ số trong phương trình thể hiện mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá USD/GBP và chênh lệch lãi suất Anh – Mỹ. Với dữ liệu hai quốc gia Anh và Mỹ, các ông kết luận rằng giữa hai biến tỷ giá thực và lãi suất thực khi chưa xét đến điểm gãy cấu trúc thì không có mối quan hệ đồng liên kết. Nhưng khi thực hiện kiểm định S & L có tính đến điểm gãy cấu trúc thì mối quan hệ này được làm rõ và có ý nghĩa thống kê. Mở rộng nghiên cứu thực nghiệm cho nhiều quốc gia khác, các ông thu được kết quả là phần nhiều quốc gia cho thấy có mối quan hệ đồng liên kết ngay cả khi chưa xem xét đến điểm gãy cấu trúc. Đối với những quốc gia còn lại, khi xem xét đến điểm gãy cấu trúc thì mối quan hệ giữa tỷ giá thực và lãi suất thực đã xuất hiện. Từ đó Joseph P. Byrne và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2