intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Định hướng xây dựng chuẩn mực kế toán nông nghiệp tại Việt Nam

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này nêu lên các vấn đề lý thuyết liên quan đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chuẩn mực kế toán quốc tế. Tìm hiểu quá trình soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế về nông nghiệp (IAS 41). Tìm hiểu về các quy định có liên quan đến kế toán nông nghiệp tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhận dạng các điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và quốc tế khi quy định về kế toán trong lĩnh vực này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Định hướng xây dựng chuẩn mực kế toán nông nghiệp tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM VÕ THỊ TRÚC ĐÀO ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM VÕ THỊ TRÚC ĐÀO ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: KẾ TOÁN Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS BÙI VĂN DƯƠNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. Trang 1 LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn là do tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học và các nội dung trích dẫn từ sách, báo, tạp chí, luận án, luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. TP. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng … năm 2013 Học viên Võ Thị Trúc Đào
  4. Trang 2 LỜI CẢM ƠN  Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS. Bùi Văn Dương, người đã hướng dẫn tận tình để tôi có thể hoàn thiện đề tài này. Kế tiếp, tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô khoa Kế toán – Kiểm toán và các chuyên viên của Viện đào tạo sau đại học của trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến các chuyên gia kế toán đã giúp tôi thu thập dữ liệu trong quá trình thực hiện luận văn. TP. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng … năm 2013 Học viên Võ Thị Trúc Đào
  5. Trang 3 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị Lời mở đầu .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1 – Đặc điểm sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp và kế toán nông nghiệp theo chuẩn mực kế toán quốc tế .............................................. 7 1.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp ................................................. 7 1.1.1. Vai trò, vị trí của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ...... 7 1.1.2. Các đặc điểm của sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp ................................. 8 1.1.3. Ảnh hưởng của những đặc điểm riêng trong ngành nông nghiệp đến công tác kế toán ................................................................................................. 9 1.1.3.1. Ghi nhận, phân loại và đánh giá tài sản ......................................................... 10 1.1.3.2. Ghi nhận doanh thu và chi phí ...................................................................... 11 1.1.3.3. Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ............................................... 11 1.2. Kế toán nông nghiệp theo chuẩn mực kế toán quốc tế - IAS 41 ......................... 13 1.2.1. Lịch sử hình thành ............................................................................................. 13 1.2.2. Mục tiêu ............................................................................................................ 13 1.2.3. Phạm vi áp dụng ................................................................................................ 14 1.2.4. Các nội dung chính của chuẩn mực .................................................................. 14 1.2.4.1. Một số thuật ngữ có liên quan ........................................................................ 14 1.2.4.2. Quy định về ghi nhận và đo lường tài sản sinh học ....................................... 16 1.2.4.3. Báo cáo các khoản lãi và lỗ phát sinh từ việc ghi nhận ban đầu.................... 19
  6. Trang 4 1.2.4.4. Quy định về xác định giá trị trong trường hợp giá trị hợp lý không được đo lường một cách đáng tin cậy .............................................................. 19 1.2.4.5. Quy định về các khoản trợ cấp của Chính phủ .............................................. 20 1.2.4.6. Một số quy định về trình bày và công bố thông tin ....................................... 21 1.3. Thực tế vận dụng IAS 41 của một số quốc gia trên thế giới ................................ 25 1.3.1. Thực tiễn vận dụng IAS 41 tại một số quốc gia................................................ 25 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................................. 33 Kết luận chương 1 ....................................................................................................... 34 Chƣơng 2 – Thực trạng chế độ kế toán nông nghiệp tại Việt Nam ..................... 35 2.1. Các quy định về kế toán nông nghiệp tại Việt Nam ............................................ 35 2.1.1. Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh áp dụng cho các hợp tác xã nông nghiệp ............................ 35 2.1.2. Chế độ Kế toán doanh nghiệp – Quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 ............................................................................................... 35 2.1.3. Chế độ kế toán dành cho Hợp tác xã nông nghiệp............................................ 36 2.1.4. Các chuẩn mực kế toán và các quy định khác Việt Nam đã ban hành có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp ............................................................ 36 2.2. Thực trạng kế toán tại các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp ............... 39 2.2.1. Những vấn đề chung về khảo sát ...................................................................... 39 2.2.1.1. Phạm vi và đối tượng khảo sát ....................................................................... 39 2.2.1.2. Nội dung khảo sát........................................................................................... 39 2.2.1.3. Phương pháp khảo sát .................................................................................... 40 2.2.2. Kết quả khảo sát ................................................................................................ 40 2.2.2.1. Ý kiến của các doanh nghiệp đối với một số nhận định về các quy định kế toán có liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp .................................. 40 2.2.2.2. Tình hình ghi nhận, đo lường, đánh giá và trình bày thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp ................................................................ 42 2.2.3. Đánh giá về công tác kế toán tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp so với các quy định tại Việt Nam ......................................... 44
  7. Trang 5 2.2.3.1. Đánh giá chung .............................................................................................. 44 2.2.3.2. Một số vấn đề còn tồn tại, vướng mắc ........................................................... 44 2.3. Đối chiếu về những quy định trong kế toán có liên quan đến nông nghiệp của Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 41 ...................................... 46 2.4. Đánh giá về mức độ hòa hợp trong quy định về kế toán nông nghiệp giữa Việt Nam và Quốc tế................................................................................ 52 2.4.1. Đánh giá về mức độ hòa hợp ............................................................................ 52 2.4.2. Nguyên nhân Việt Nam chưa ban hành chuẩn mực kế toán về nông nghiệp ... 53 Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 56 Chƣơng 3 – Định hƣớng xây dựng chuẩn mực kế toán về nông nghiệp tại Việt Nam ................................................................................................... 57 3.1. Quan điểm ............................................................................................................ 57 3.2. Giải pháp cụ thể ................................................................................................... 58 3.3. Kiến nghị .............................................................................................................. 69 3.3.1. Về việc nâng cao nhận thức đối với các quy định được trình bày trong chuẩn mực............................................................................................... 69 3.3.2. Về việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho việc định giá ...................................................................................... 71 3.3.3. Về điều chỉnh Luật kế toán và các chuẩn mực kế toán hiện hành .................... 72 Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 75 Kết luận ....................................................................................................................... 76 Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 77 Phụ lục ......................................................................................................................... 80
  8. Trang 6 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ đầy đủ BCTC Báo cáo tài chính BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế DN Doanh nghiệp HĐ Hoạt động HĐSX Hoạt động sản xuất HTX Hợp tác xã KPCĐ Kinh phí công đoàn PP Phương pháp TSCĐ Tài sản cố định
  9. Trang 7 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG NƢỚC NGOÀI Từ viết tắt Cụm từ đầy đủ AASB Australian Accounting Standards Board AICPA American Institute of Certified Public Accountants ASC Accounting Statement Codification CICA Canadian Institute of Chartered Accountants FADN Farm Accountancy Data Network FGAP Financial Guidelines for Agricultural Producers FFSC Farm Financial Standards Council HKAS Hong Kong Accounting Standard IAS International Accounting Standard IASB International Accounting Standards Board IASC International Accounting Standards Committee IFRS International Financial Reporting Standards LCM Lower of Cost or Market MASB Malaysia Accounting Standards Board New Zealand Equivalent to International Accounting NZ IAS Standards SGARAs Self-Generating And Regenerating Assets SOP Statement of Position VAS Vietnamese Accounting Standard
  10. Trang 8 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Tên Chƣơng Trang Đối chiếu các quy định có liên quan đến kế toán Bảng 2.1 2 58 nông nghiệp của Việt Nam với Quốc tế Ví dụ về tài sản sinh học, sản phẩm nông nghiệp Bảng 3.1 3 72 và sản phẩm chế biến sau thu hoạch Bảng 3.2 Báo cáo tài chính của công ty TNHH Bò sữa ABC 3 79 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ Tên Chƣơng Trang Sơ đồ 2.1 Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa 2 41 Sơ đồ 2.2 Quy trình kỹ thuật trồng cây cao su 2 44 Sơ đồ 2.3 Quy trình kỹ thuật trồng cây cà phê 2 46
  11. Trang 9 DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình Tên Chƣơng Trang Khung pháp lý hướng dẫn về kế toán cho các Hình 2.1 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp 2 52 chưa hoàn chỉnh Hướng dẫn của chế độ kế toán hiện hành khá Hình 2.2 đầy đủ và chi tiết cho công tác kế toán trong 2 52 lĩnh vực nông nghiệp Doanh nghiệp có thể hiểu và vận dụng đầy đủ các quy định trong chế độ kế toán hiện tại để 2 53 Hình 2.3 phục vụ cho công tác kế toán trong hoạt động sản xuất nông nghiệp Nhiều quy định trong chế độ kế toán hiện tại chưa rõ ràng gây nhiều khó khăn cho việc phân 2 53 Hình 2.4 loại, ghi nhận và trình bày trên báo cáo tài chính Cơ sở ghi nhận giá trị của tài sản sinh học và 2 54 Hình 2.5 sản phẩm nông nghiệp Phương pháp ghi nhận giá trị tài sản sinh học 2 54 Hình 2.6 như vậy có hợp lý không? Tỷ lệ doanh nghiệp xác định lại giá trị của tài 2 54 Hình 2.7 sản sinh học Tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng báo cáo tài chính có thể không phản ánh đúng tình hình tài sản 2 54 Hình 2.8 của doanh nghiệp nếu không xác định lại giá trị của tài sản sinh học Tỷ lệ các doanh nghiệp công bố các thông tin Hình 2.9 có liên quan đến tài sản sinh học và sản phẩm 2 55 nông nghiệp mà doanh nghiệp đang nắm giữ
  12. Trang 10 LỜI MỞ ĐẦU  1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, khi Việt Nam đã và đang gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì việc phát triển kinh tế là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Trong đó, ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Việt Nam. Nông nghiệp là ngành sản xuất giữ vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu các loại hàng hóa, thực phẩm thiết yếu đảm bảo an ninh lương thực và góp phần ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Trong hơn một thập niên qua, nền kinh tế Việt Nam đã liên tiếp trải qua những giai đoạn khó khăn. Đầu tiên là tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực châu Á, rồi đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Còn ở trong nước, những bất ổn kinh tế vĩ mô trở thành mối đe dọa thường trực. Điều đáng quan tâm là giữa lúc các ngành công nghiệp và dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề, thì nông nghiệp vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định. Sự vững vàng của ngành nông nghiệp, ngay cả trong những giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế đã cho thấy tầm quan trọng của lĩnh vực này, đó có thể là chìa khóa để kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững và có sức đề kháng cao trước những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế không chỉ ở các nước đang phát triển như Việt Nam mà ngay cả đối với các nước có nền kinh tế phát triển cao. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động nông nghiệp từng bước chuyển từ sản xuất quy mô nhỏ sang quy mô lớn và ngày càng hiện đại nên cần có nhiều công cụ phục vụ quản lý, trong đó kế toán là một trong những công cụ không thể thiếu để phục vụ cho việc quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Nhận thấy được tầm quan trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế cũng như nhu cầu cần thiết phải có công cụ giúp cho việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành, Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế đã ban hành chuẩn mực kế
  13. Trang 11 toán quốc tế về nông nghiệp (IAS 41), chuẩn mực được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2003. Trong khi đó, ở Việt Nam công tác kế toán tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay chủ yếu bị chi phối bởi các văn bản do bộ Tài chính ban hành như chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 và một số chuẩn mực kế toán hiện hành khác. Tuy hoạt động nông nghiệp có những đặc điểm riêng nhưng đến nay Bộ Tài chính vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc hạch toán cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất này. Vì chưa có những hướng dẫn về kế toán cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp nên các doanh nghiệp nông nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc ghi nhận, đo lường, đánh giá và trình bày các thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Định hướng xây dựng chuẩn mực kế toán nông nghiệp tại Việt Nam” với mong muốn cụ thể hóa công việc kế toán trong một số loại hình sản xuất của ngành nông nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả mong đạt được những mục tiêu sau:  Một là, tìm hiểu các vấn đề lý thuyết liên quan đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chuẩn mực kế toán quốc tế. Tìm hiểu quá trình soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế về nông nghiệp (IAS 41).  Hai là, tìm hiểu về các quy định có liên quan đến kế toán nông nghiệp tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhận dạng các điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và quốc tế khi quy định về kế toán trong lĩnh vực này.  Ba là, xem xét thực trạng công tác kế toán tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này ở Việt Nam, từ đó nhận dạng các khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi thiếu chuẩn mực kế toán về nông nghiệp và đề xuất các vấn đề cần lưu ý khi ban hành các quy định về kế toán trong lĩnh vực nông nghiệp, nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý về kế toán, phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy đầu tư nước
  14. Trang 12 ngoài vào Việt Nam và tăng cường tính minh bạch của thông tin tài chính, tạo điều kiện tối đa cho việc giám sát tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới. Để đạt được những mục tiêu nêu trên, nội dung của đề tài chủ yếu tập trung giải quyết các câu hỏi sau: 1. Những quy định về kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam có phù hợp với quốc tế không? 2. Tình hình vận dụng các quy định có liên quan đến công tác kế toán tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp như thế nào? 3. Mức độ hòa hợp của chuẩn mực kế toán quốc tế về nông nghiệp với tình hình thực tế ở Việt Nam? 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là:  Chuẩn mực kế toán quốc tế về nông nghiệp – IAS 41;  Quá trình soạn thảo và ban hành Chuẩn mực kế toán quốc tế về nông nghiệp;  Các quy định kế toán về nông nghiệp của Việt Nam;  Tình hình vận dụng các quy định hiện tại của nước ta trong công việc kế toán tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. 4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu công tác kế toán tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như: + Trồng trọt; + Chăn nuôi; 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như:
  15. Trang 13 o Về định tính: thông qua các tài liệu sách báo tác giả sử dụng các phương pháp khác nhau để thu thập dữ liệu, giải quyết các vấn đề lý luận liên quan đến kế toán nông nghiệp.  Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập dữ liệu tổng hợp về các cơ sở lý luận liên quan đến kế toán nông nghiệp.  Phương pháp phân tích: phân tích những dữ liệu thu thập được để đánh giá thực trạng về công việc kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp.  Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh, đối chiếu các quy định hiện hành của nước ta với các yêu cầu trong IAS 41. o Về định lượng: thông qua bảng câu hỏi được thiết kế với các thang đo khác nhau (như thang đo định danh, thang đo likert,…) tác giả sử dụng kết hợp với phần mềm excel để tiến hành khảo sát thu thập số liệu, đánh giá về thực trạng các quy định về kế toán nông nghiệp tại Việt Nam. Ngoài ra, tác giả còn tổng hợp và phân tích các bài viết, bài báo có liên quan đến kế toán nông nghiệp để tiếp cận với các quan điểm tiên tiến của các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, tác giả còn xem xét các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách, quy định về công tác kế toán trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam cho phù hợp với thế giới. 6. Tổng quan về một số đề tài đã nghiên cứu và những điểm mới của luận văn 6.1. Những nghiên cứu trước về kế toán nông nghiệp Luận văn thạc sĩ: “Vận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản kế toán hiện hành vào việc hạch toán các loại hình sản xuất nông nghiệp tại An Giang”, Võ Nguyên Phương, năm 2006, bảo vệ tại trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Luận văn này giải quyết được những vấn đề sau:  Đề tài này tập trung nghiên cứu và tiến hành khảo sát thực trạng áp dụng hệ thống tài khoản kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ở An Giang.
  16. Trang 14  Định hướng để vận dụng hợp lý hệ thống tài khoản kế toán nông nghiệp vào công tác hạch toán trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này tại An Giang. Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại hợp tác xã nông nghiệp các tỉnh phía Nam”, Vũ Thị Bích Quỳnh, năm 2007, bảo vệ tại trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Luận văn này giải quyết được những vấn đề sau:  Làm rõ những đặc điểm hoạt động và quản lý trong HTX nông nghiệp hiện nay, thông qua đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức chứng từ, công tác hạch toán ban đầu, công tác ghi sổ và lập báo cáo kế toán cho các hợp tác xã nông nghiệp các tỉnh phía Nam;  Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát trong HTX nông nghiệp. Bài báo: “Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về nông nghiệp (IAS 41) trong các doanh nghiệp trồng cây công nghiệp ở Việt Nam”, PGS. TS. Hoàng Tùng, Th.S. Nguyễn Thị Cẩm Vân, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, năm 2013. Bài viết này đã nêu ra những vấn đề mang tính chất định hướng nghiên cứu trên cơ sở tham khảo, tổng hợp một số văn bản quy định về việc đánh giá, đo lường tài sản sinh học, sản phẩm nông nghiệp và đưa ra hướng vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về nông nghiệp vào các doanh nghiệp trồng cây công nghiệp ở Việt Nam. 6.2. Những điểm mới trong đề tài nghiên cứu của tác giả so với các nghiên cứu trước:  Nghiên cứu về nội dung chuẩn mực kế toán quốc tế về nông nghiệp - IAS 41 do IASC ban hành vào tháng 12/2000.  Hệ thống hóa các quy định trong Chế độ kế toán cũng như các chuẩn mực kế toán khác có liên quan đến hoạt động nông nghiệp tại Việt Nam.  Sử dụng phương pháp định tính để khảo sát tình hình đo lường, ghi nhận và trình bày thông tin tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
  17. Trang 15  Trên cơ sở tìm hiểu về những quy định của Việt Nam và thực trạng công tác kế toán trong hoạt động nông nghiệp, định hướng về việc ban hành chuẩn mực kế toán nông nghiệp tại Việt Nam. Trong ngắn hạn, luận văn đề xuất những kiến nghị về ban hành chuẩn mực kế toán nông nghiệp và nâng cao nhận thức của các cá nhân, tổ chức, cơ quan ban ngành có liên quan. Trong dài hạn, luận văn đề xuất chỉnh sửa một số nội dung trong Luật kế toán và một số chuẩn mực kế toán khác có liên quan. 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài được chia thành 03 chương như sau:  Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán nông nghiệp  Chương 2: Thực trạng chế độ kế toán về nông nghiệp tại Việt Nam  Chương 3: Định hướng xây dựng chuẩn mực kế toán về nông nghiệp tại Việt Nam ------------------------
  18. Trang 16 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NÔNG NGHIỆP 1.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp 1.1.1. Vai trò, vị trí của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở hầu hết các quốc gia. Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Ngoài vai trò kinh tế, nông nghiệp còn bao gồm cả vai trò xã hội và môi trường, cụ thể như sau: Đối với các ngành, lĩnh vực kinh tế khác. Nông nghiệp không chỉ là nhân tố mà còn là điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực kinh tế: (1) Nông nghiệp cung cấp lương thực và các nguyên liệu đầu vào cho các ngành khác của nền kinh tế; (2) Nông nghiệp tạo ra thặng dư ngoại tệ nhờ vào xuất khẩu nông sản; (3) Nông nghiệp là thị trường quan trọng cho các ngành khác trong nền kinh tế như ngành sản xuất hàng tiêu dùng, máy móc và các vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu,…); (4) Nông nghiệp còn tạo ra một lượng vốn thặng dư để đầu tư cho quá trình công nghiệp hóa. Đối với sự phát triển của con người, ổn định chính trị xã hội và đảm bảo nền an ninh quốc phòng. An ninh lương thực là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia và cả nhân loại và việc phát triển nông nghiệp sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc bảo đảm an ninh lương thực, hạn chế những khó khăn, rủi ro trong phát triển kinh tế và đời sống người dân, tạo cơ sở cho việc ổn định chính trị, xã hội, giữ vững an ninh và chủ quyền quốc gia.
  19. Trang 17 Đối với việc gìn giữ và bảo vệ môi trường. Môi trường không chỉ là nguồn lực mà còn là nhân tố rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ môi trường sản xuất nông nghiệp, ngoài ra, còn giúp bảo tồn đa dạng sinh học giúp duy trì cân bằng sinh thái, làm chậm quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì thế, trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần áp dụng những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo nên sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái. Như vậy, xét trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường thì nông nghiệp đều có vai trò, vị trí hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Tình hình thực tế ở Việt Nam và nhiều nước khác đã chứng minh khi nông nghiệp phát triển vững chắc sẽ giúp nền kinh tế phát triển ổn định, giảm nhanh tình trạng đói nghèo. Chính vì vậy, nông nghiệp được coi là xuất phát điểm trong việc cải cách kinh tế của nhiều quốc gia. 1.1.2. Các đặc điểm của sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp  Đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu Đây là đặc điểm quan trọng phân biệt nông nghiệp với công nghiệp. Không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai vì đất là môi trường sống chủ yếu của cây trồng và vật nuôi.  Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên Nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Đặc điểm này bắt nguồn từ đối tượng lao động của nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi. Những điều kiện tự nhiên như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bức xạ mặt trời... trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra thuận lợi và ngược lại nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sản lượng, chất lượng của sản phẩm nông nghiệp.  Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao Do sự biến thiên về điều kiện thời tiết, khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau. Vì
  20. Trang 18 vậy, các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng phải thực hiện theo thời vụ để có thể khai thác tốt nhất các điều kiện tự nhiên, mang lại hiệu quả cao nhất.  Đối tƣợng sản xuất là những cơ thể sống Có thể thấy đặc điểm rất nổi bật trong sản xuất nông nghiệp chính là đối tượng lao động là những cơ thể sống, có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng, có chu kỳ sản xuất dài, quá trình sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, vì vậy phải hiểu sâu sắc chu trình sinh trưởng của sinh vật.  Sản xuất nông nghiệp có tính vùng Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Do điều kiện đất đai, khí hậu không giống nhau giữa các vùng đã làm cho nông nghiệp mang tính vùng rất rõ nét.  Đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp Do hoạt động sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên nên sản phẩm nông nghiệp thường biến động về quy cách, phẩm chất. Do đó, việc tính toán, đánh giá, nhận xét các chỉ tiêu chất lượng chính xác không chỉ ảnh hưởng tới việc xác định giá bán cho các loại phẩm cấp khác nhau của cùng một loại sản phẩm mà còn đóng vai trò to lớn trong việc tính giá thành sản phẩm cho từng loại phẩm cấp cụ thể. Mặt khác, nông sản sản xuất ra có khả năng tái sản xuất tự nhiên, sản phẩm của kỳ này có thể làm nguyên liệu cho kỳ sau hoặc sản phẩm của hoạt động sản xuất này là đầu vào cho hoạt động sản xuất nông nghiệp khác. Như vậy, một số sản phẩm từ sản phẩm lao động sẽ chuyển hóa thành đối tượng lao động. Do vậy, việc quy định giai đoạn kết thúc sản xuất của từng ngành và tiêu chuẩn tính thành phẩm của từng ngành rất quan trọng cho việc tính giá thành và tổ chức hạch toán quá trình luân chuyển sản phẩm trong nội bộ, làm rõ mức độ quán triệt chế độ hạch toán kinh tế trong các đơn vị và ngành sản xuất. 1.1.3. Ảnh hƣởng của những đặc điểm riêng trong ngành nông nghiệp đến công tác kế toán
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2