intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đời sống của người dân sau thu hồi đất thuộc dự án Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng cuộc sống của người dân sau khi bị thu hồi đất thể hiện qua sinh kế của người dân, đặc biệt là thu nhập của hộ gia đình sau thu hồi đất. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đời sống của người dân sau thu hồi đất thuộc dự án Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ TUYẾT MAI ĐỀ TÀI ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN SAU THU HỒI ĐẤT THUỘC DỰ ÁN KHU CÔNG NGHỆ CAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh, năm 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ TUYẾT MAI ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN SAU THU HỒI ĐẤT THUỘC DỰ ÁN KHU CÔNG NGHỆ CAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60310105 Giảng viên hướng dẫn: PGS - TS. NGUYỄN PHÚ TỤ TP.Hồ Chí Minh, năm 2012
  3. LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS-TS. Nguyễn Phú Tụ, người Thầy đã tận tình hướng dẫn, định hướng và góp ý giúp cho Tôi hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, những người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian Tôi theo học tại Trường. Xin chân thành cảm ơn các anh, chị Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và hỗ trợ cho tôi trong việc thu thập các số liệu, văn bản có liên quan đến đề tài. Và cuối cùng, Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, góp ý và động viên Tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Một lần nữa xin gửi lời tri ân đến toàn thể quý Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Bùi Thị Tuyết Mai i
  4. LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, kết quả do trực tiếp tác giả thu thập, thống kê và xử lý. Các nguồn dữ liệu khác được tác giả sử dụng trong luận văn đều có ghi nguồn trích dẫn và xuất xứ. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 11 năm 2012 Người thực hiện luận văn Bùi Thị Tuyết Mai ii
  5. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... viii 1. Sự cần thiết của đề tài ........................................................................................ viii 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. ix 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ ix 4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ ix 5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. x 6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ x 7. Kết cấu luận văn .................................................................................................... xi Chương 1: Lý thuyết sinh kế của dân cư ............................................................... 1 1.1. Lý thuyết về sinh kế bền vững ........................................................................... 1 1.1.1. Khái niệm sinh kế bền vững ............................................................................ 1 1.1.2. Khung sinh kế bền vững ................................................................................. 2 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến Khung sinh kế bền vững ....................................... 3 1.2. Tổng quan về phát triển khu công nghiệp ........................................................... 5 1.2.1. Khái niệm về khu công nghiệp ....................................................................... 5 1.2.2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ..................................................................................................................... 6 1.2.3. Tình hình phát triển các khu công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh ........... 8 1.3. Thu hồi đất, bồi thường và tái định cư ............................................................... 9 1.3.1. Thu hồi đất ........................................................................................................ 9 1.3.2. Bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất ................................................................... 10 1.3.3. Tái định cư ...................................................................................................... 10 1.3.3.1. Tái định cư ................................................................................................... 10 1.3.3.2. Khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về tái định cư ..................................... 12 iii
  6. 1.4. Tổng quan về những nghiên cứu trước đây về thu hồi đất và tái định cư.......... 13 1.5. Sơ đồ phân tích của đề tài ................................................................................. 15 Chương 2: Đời sống của người dân sau thu hồi đất thuộc dự án Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................... 16 2.1. Tổng quan về Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh ............................. 16 2.2. Mô hình nghiên cứu sinh kế của hộ gia đình sau thu hồi đất thuộc dự án Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh ................................................................... 18 2.2.1. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 18 2.2.2. Các giả thuyết ................................................................................................ 22 2.2.Phương pháp lấy mẫu ........................................................................................ 26 2.3. Kết quả nghiên cứu ........................................................................................... 27 2.3.1. Thông tin chung về mẫu điều tra ................................................................... 27 2.3.1.1 Về tuổi của chủ hộ ........................................................................................ 27 2.3.1.2. Trình độ của chủ hộ ..................................................................................... 27 2.3.1.3. Qui mô của chủ hộ ...................................................................................... 28 2.3.1.4. Mục đích sử dụng tiền đền bù ..................................................................... 31 2.3.1.5. Thu nhập bình quân của hộ ......................................................................... 33 2.3.2. Mô tả những thay đổi về đời sống của người dân sau thu hồi đất ................. 34 2.3.2.1. Về nguồn lực kinh tế ................................................................................... 34 2.3.2.2. Về khía cạnh xã hội ..................................................................................... 49 2.3.2.3. Về môi trường sống ..................................................................................... 52 2.3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc cải thiện thu nhập của hộ .............. 57 Chương 3: Kết luận và gợi ý chính sách ............................................................... 62 3.1. Kết luận ............................................................................................................. 62 3.2. Gợi ý chính sách ................................................................................................ 63 3.3. Hạn chế của đề tài ............................................................................................. 65 3.4. Gợi ý nghiên cứu tiếp theo ................................................................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iv
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến xác suất cải thiện thu nhập của hộ ............ 24 Bảng 2.2. Qui mô của hộ trước và sau thu hồi đất .................................................... 28 Bảng 2.3. Tình hình lao động và người phụ thuộc ................................................... .28 Bảng 2.4. Số lao động của hộ trước và sau thu hồi đất ............................................. 29 Bảng 2.5. Số người phụ thuộc trong hộ trước và sau thu hồi đất ............................ 29 Bảng 2.6. Mục đích sử dụng tiền đền bù của hộ tái định cư ..................................... 31 Bảng 2.7. Thu nhập bình quân của hộ trước và sau thu hồi đất ............................... 33 Bảng 2.8. So sánh cơ cấu việc làm của hộ trước và sau thu hồi đất ......................... 34 Bảng 2.9. Ảnh hưởng của thu hồi đất đến thay đổi việc làm theo độ tuổi ................ 35 Bảng 2.10. Ảnh hưởng của thu hồi đất đến thay đổi việc làm theo giới tính ........... 36 Bảng 2.11. Ảnh hưởng của thu hồi đất đến thay đổi việc làm theo trình độ ............ 36 Bảng 2.12. Thu nhập hộ gia đình trước và sau thu hồi đất ....................................... 38 Bảng 2.13. Thu nhập bình quân của hộ trước và sau thu hồi đất .............................. 41 Bảng 2.14. Ảnh hưởng của thay đổi việc làm đến tăng – giảm thu nhập ................. 42 Bảng 2.15. Người tạo ra thu nhập cho hộ gia đình trước và sau thu hồi đất ............ 43 Bảng 2.16. Nguồn thu nhập của hộ gia đình trước và sau thu hồi đất ...................... 44 Bảng 2.17. So sánh nguồn thu nhập của hộ trước và sau thu hồi đất ....................... 45 Bảng 2.18. Nhận định chi phí sinh hoạt gia đình so với trước thu hồi đất ............... 46 Bảng 2.19. Đánh giá của hộ tái định cư về việc tiếp cận các dịch vụ xã hội ............ 51 Bảng 2.20. Đánh giá của hộ tái định cư về cơ sở hạ tầng tại nơi ở mới ................... 55 Bảng 2.21. Tài sản vật chất và đồ dùng chủ yếu của hộ trước và sau thu hồi đất ... 56 Bảng 2.22. Tình hình vay vốn tín dụng của hộ tái định cư so với trước ................. 56 Bảng 2.23. Kết quả ước lượng mô hình Binary logistic ......................................... 58 Bảng 2.24. Ước lượng xác suất cải thiện thu nhập theo tác động biên từng yếu tố 59 Bảng 2.25. Kết quả kiểm định mô hình thông qua bảng giá trị kỳ vọng và xác suất 61 v
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Sơ đồ 1.1: Khung phân tích sinh kế bền vững ........................................................... 3 Sơ đồ 1.2: Khung phân tích của đề tài ..................................................................... 15 Hình : Cổng Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh ........................................ 16 Biểu đồ 2.1: Độ tuổi của chủ hộ sau thu hồi đất ...................................................... 27 Biểu đồ 2.2: Trình độ học vấn của chủ hộ sau thu hồi đất ...................................... 28 Biểu đồ 2.3: Nguyên nhân thay đổi việc làm ........................................................... 37 Biểu đồ 2.4: Nhận định của hộ về thu nhập so với trước thu hồi đất ..................... 39 Biểu đồ 2.5: Nguyên nhân thu nhập tăng của hộ tái định cư .................................. 40 Biểu đồ 2.6: Nguyên nhân thu nhập giảm của hộ tái định cư .................................. 41 Biểu đồ 2.7: Nhận định về chi phí của hộ tái định cư so với trước ......................... 47 Biểu đồ 2.8: Nguyên nhân chi phí sinh hoạt của hộ tái định cư gia tăng ................. 48 Biểu đồ 2.9: Nguyên nhân chi phí sinh hoạt của hộ tái định cư giảm ...................... 49 Biểu đồ 2.10: Nhận định của hộ tái định cư về diện tích nhà ở so với trước ........... 49 Biểu đồ 2.11: Đánh giá của hộ tái định cư về quan hệ của láng giềng và sự giúp đỡ tương trợ nhau lúc khó khăn .................................................................................... 50 Biểu đồ 2.12: Đánh giá của hộ tái định cư về sự giúp đỡ của chính quyền địa phương tại nơi ở mới ................................................................................................ 51 Biểu đồ 2.13: Thời gian thích nghi của hộ tái định cư với nơi ở mới ..................... 52 Biểu đồ 2.14: Đánh giá của hộ về hệ thống giao thông nội bộ tại nơi ở mới .......... 53 Biểu đồ 2.15: Đánh giá của hộ tái định cư về cảnh quan và môi trường sống mới 54 Biểu đồ 2.16: Nguyên nhân hộ tái định cư vay tín dụng cao hơn trước .................. 57 vi
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT IDS: Viện nghiên cứu phát triển UNDP: Chương trình phát triển Liên hiệp quốc CARE: Tổ chức nghiên cứu và giáo dục DFID: Bộ phát triển toàn cầu Vương quốc Anh ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á KCX-KCN: Khu chế xuất – Khu công nghiệp KKT: Khu kinh tế KCNC: Khu công nghệ cao TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh GDP: Tổng sản phẩm quốc nội ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức vii
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong những năm gần đây, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng ở nhiều quận, huyện mới của Thành phố Hồ Chí Minh như các Quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Tân Phú, Thủ Đức... Quá trình này được thể hiện rõ nét qua công tác qui hoạch, thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho việc phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh những tác động tích cực như: thu hút đầu tư, tạo việc làm, chỉnh trang đô thị thì việc thu hồi đất xây dựng các khu công nghiệp cũng có những ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân. Theo thống kê sơ bộ của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh, từ 1998 đến 2010, thành phố đã và đang triển khai thực hiện 1.093 dự án với 165.176 hộ bị ảnh hưởng, trong đó số hộ tự lo nơi ở mới là 34.237 hộ và số hộ yêu cầu tái định cư là 61.777 hộ. Đến nay, đã hoàn thành 902 dự án và đã bố trí tái định cư 23.531 hộ, còn lại 191 dự án dở dang với 38.246 hộ. Riêng Quận 9, cho đến nay, trên toàn địa bàn đã và đang triển khai 111 dự án với 5.076 hộ dân cần phải bố trí tái định cư. Số liệu từ 2003 - 2008, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất ở có 1,5 lao động không có việc làm, mỗi ha đất nông nghiệp bị thu hồi có tới 13 lao động mất việc làm phải chuyển đổi nghề nghiệp. Và thực trạng đời sống kinh tế xã hội của người dân sau tái định cư trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống về nhiều mặt: việc làm, thu nhập, học hành của con em các hộ gia đình, việc học nghề của đa số người dân tái định cư... Nguyên nhân là do các dự án, các chương trình tái định cư chỉ mới quan tâm chăm lo cho vấn đề nhà ở của người dân mà chưa chú trọng đến yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Mai - đại diện của Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội Thành phố Hồ Chí Minh kiêm tổ trưởng Quỹ 156 (quỹ hỗ trợ việc làm đào tạo nghề cho người bị thu hồi đất) boăn khoăn: Hiện Quận 9 có 1.387 hộ có nhu cầu vay vốn để chuyển đổi nghề và đào tạo nghề, số vốn lên đến 77 tỷ đồng nhưng chưa thể đáp ứng được vì thiếu tiền hỗ trợ. Theo ông Dương Minh Quang - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Cuộc sống viii
  11. của người dân tái định cư không ổn định khi công ăn việc làm không có, tâm lý nhiều người dân chưa ổn định, chưa quen với nơi ở mới. Theo ông Quang, có 15% hộ tái định cư là hộ có thu nhập kinh tế khá, 45% hộ có đời sống ổn định và 35% hộ khó khăn sau khi bị thu hồi đất. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu “Đời sống của người dân sau thu hồi đất thuộc dự án Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng cuộc sống của người dân sau khi bị thu hồi đất thể hiện qua sinh kế của người dân, đặc biệt là thu nhập của hộ gia đình sau thu hồi đất. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm ra những sự biến đổi về đời sống và thu nhập của các hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc cải thiện thu nhập của của hộ dân sau thu hồi đất. - Gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân sau thu hồi đất. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Đời sống và thu nhập của người dân sau thu hồi đất để xây dựng Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự cải thiện thu nhập của hộ tái định cư? 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng được khảo sát trong đề tài nghiên cứu là những hộ gia đình có đất bị thu hồi để xây dựng Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh và hiện đang tái định cư tại 02 phường Tăng Nhơn Phú A và Tân Phú. Đề tài chỉ tập trung khảo sát các hộ gia đình bị giải tỏa trắng, tức là sau khi nhận tiền đền bù họ phải chuyển đến nơi ở mới để sinh sống. ix
  12. Việc giới hạn đối tượng khảo sát này nhằm hai mục đích: Thứ nhất, những hộ thuộc diện giải tỏa trắng là những hộ chịu ảnh hưởng nhiều nhất do việc thu hồi đất gây ra, những hộ này đã có một thời gian sống nhất định tại địa phương trước khi bị thu hồi đất, tức là họ đã xây dựng được một “cộng đồng” tương đối rõ nét nơi mà họ sinh sống; Thứ hai, những hiểu biết, kiến thức, cũng như những trải nghiệm của những đối tượng được khảo sát này có thể lý giải về tính ổn định trong việc đưa ra kết quả nhận định và đánh giá trong suốt quá trình điều tra tìm hiểu về những yếu tố được khảo, đặc biệt là những thay đổi trong đời sống người dân sau thu hồi đất. 5. Phạm vi nghiên cứu - Dự án Khu công nghệ cao có 5 khu tái định cư, nhưng do giới hạn về thời gian và nguồn lực nên nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát các hộ gia đình đang tái định cư tại Khu tái định cư ở phường Tăng Nhơn Phú A và Tân Phú. - Đề tài chỉ tập trung tìm hiểu những biến đổi về đời sống và các yếu tố ảnh hưởng đến việc cải thiện thu nhập của các hộ gia đình bị thu hồi toàn bộ đất để xây dựng Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chi Minh. Đề tài không nhằm nghiên cứu hay đánh giá các chính sách bồi thường tái định cư hiện hành mà chỉ nhằm nêu rõ thực trạng đời sống kinh tế, xã hội của người dân sau khi bị thu hồi đất. Đề tài cũng không đề cập đến những khía cạnh kinh tế, xã hội liên quan đến lợi ích nhà nước, ban ngành, xã hội… 6. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập số liệu: - Số liệu sơ cấp: tiến hành khảo sát 110 hộ dân tái định cư tại 02 khu tái định cư thuộc phường Tăng Nhơn Phú A và Tân Phú thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi. - Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các phòng ban chuyên môn của quận như phòng thống kê, Ban bồi thường và giải phóng mặt bằng, Ban quản lý dự án và các số liệu thống kê liên quan khác. x
  13. * Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp thông dụng trong nghiên cứu, là cách thu thập thông tin, số liệu để kiểm chứng những giả thiết hoặc để giải quyết những vấn đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích, đánh giá tình hình đời sống, thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình (số tương đối, số tuyệt đối, số trung bình, phân tích tương quan…) nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản thuộc phạm vi của đề tài. * Phương pháp hồi quy tương quan: là phương pháp nghiên cứu nhằm lượng hóa mối quan hệ về lượng giữa các yếu tố quan sát. Trong đề tài, tác giả vận dụng phương pháp kinh tế lượng nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự cải thiện thu nhập của hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất bằng mô hình Binary Logistic. Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để thực hiện các kiểm định. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn này chia thành 03 chương như sau: Chương 1: Lý thuyết sinh kế của dân cư. Giới thiệu tổng quan về sinh kế bền vững, các nghiên cứu trước về cuộc sống của người dân hậu tái định cư; Tổng quan về vấn đề phát triển khu công nghiệp, vấn đề thu hồi đất, bồi thường và tái định cư. Chương 2: Đời sống của người dân sau thu hồi đất thuộc dự án Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Giới thiệu sơ lược về Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Mô tả đời sống của người dân sau thu hồi đất và phân tích ảnh hưởng công tác thu hồi đất đến sự cải thiện thu nhập của hộ dân tái định cư. Chương 3: Kết luận và gợi ý chính sách. Đưa ra một số kết luận từ kết quả nghiên cứu và một số kiến nghị nhằm cải thiện thu nhập, phục hồi sinh kế và ổn định đời sống người dân sau thu hồi đất. Những hạn chế của đề tài và gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo. xi
  14. CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT SINH KẾ CỦA DÂN CƯ 1.1. Lý thuyết về sinh kế bền vững 1.1.1. Khái niệm sinh kế bền vững Năm 1992, Robert Chambers, một nhà nghiên cứu của viện nghiên cứu về phát triển Sussex - Vương quốc Anh và Gordon Conway đã đề xuất một khái niệm về sinh kế bền vững mà nó được áp dụng ở cấp độ hộ gia đình: Sinh kế bao gồm các năng lực, tài sản (cửa hàng, tài nguyên, khả năng tiếp cận) và các hoạt động cần thiết cho một phương tiện sinh sống. Sinh kế bền vững là nó có thể đương đầu và phục hồi trước tác động của những áp lực và những cú sốc gặp phải, không những thế nó còn duy trì và tăng cường được các khả năng và tài sản của mình và cung cấp cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ sau; có thể đóng góp những lợi ích ròng thu được từ các hoạt động của mình cho sinh kế khác ở địa phương hay trên thế giới trong ngắn hạn cũng như dài hạn. (Chambers & Conway, 1992). Trong các thành phần khác nhau của một sinh kế thì thành phần phức tạp nhất là danh mục các tài sản mất đi khi mà người dân xây dựng lại cuộc sống của họ. Danh mục tài sản này nó bao gồm tài sản hữu hình như cửa hàng, tài nguyên ... và tài sản vô hình như quyền lợi, khả năng tiếp cận ... (Krantz, 2001). Sau này, Viện nghiên cứu phát triển (IDS) và Bộ phát triển toàn cầu Vương quốc Anh (DFID) đã nghiên cứu khái niệm và cách tiếp cận mới về sinh kế bền vững; Ian Scoones, một nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu phát triển của Vương quốc Anh đã đề xuất một định nghĩa về sinh kế bền vững như sau: 1
  15. Sinh kế bao gồm những khả năng và tài sản (cả tài nguyên vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết cho một phương tiện sinh sống. Sinh kế bền vững là khi mà nó có thể đương đầu và phục hồi khi trải qua những tổn thất và những cú sốc gặp phải, không những thế nó còn duy trì và nâng cao những khả năng và tài sản của mình, trong khi không làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên. (Scoones, 1998). Điểm khác biệt chính giữa định nghĩa mới của Scoones và định nghĩa trước đó của Chambers và Conway là ở chỗ nó không bao gồm những yêu cầu để một sinh kế được xem là bền vững như đóng góp lợi nhuận ròng từ các hoạt động của mình cho sinh kế của người khác. 1.1.2. Khung sinh kế bền vững Khung lý thuyết về sinh kế bền vững được định nghĩa dựa trên những công cụ được sử dụng để phân tích và cải thiện khả năng sinh kế. Khi xây dựng khung lý thuyết các nhà nghiên cứu không có dự định đi tìm một mô hình chính xác với thực tế, nhưng nó sẽ đưa ra một cấu trúc phân tích để thuận tiện trong việc hệ thống hóa những nhân tố khác nhau, mà nó kìm hãm hay nâng cao cơ hội sinh kế (DFID, 1999). Có nhiều khung lý thuyết về sinh kế bền vững như khung lý thuyết về sinh kế bền vững của UNDP, CARE, DFID, nhưng trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả sử dụng khung sinh kế bền vững được Cơ quan phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID, 1999) để phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh kế của người dân. Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của DFID được xây dựng xung quanh 5 hạng mục chính của tải sản sinh kế, được mô tả trong hình ngũ giác, chúng có mối liên hệ lẫn nhau, bao gồm: vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội, vốn con người và vốn tự nhiên. 2
  16. Sơ đồ 1.1: Khung phân tích sinh kế bền vững H= Vốn con người S= Vốn xã hội N= Vốn tự nhiên P= Vốn vật chất F= Vốn tài chính Tài sản sinh kế Chính sách & Tổ chức + Tình H Ảnh huống dễ bị hưởng Chính sách Tổ chức tổn thương S N Khả -Luật -Cấp chính quyền -Cú sốc năng -Chính sách -Tổ chức tư -Xu hướng P F tiếp -Thời vụ cận -Văn hóa -Tổ chức phi chính phủ Kết quả sinh kế -Giảm nghèo -Tăng thu nhập -Cải thiện cơ sở hạ tầng cộng đồng Chiến lược sinh kế -Cải thiện các vấn đề kinh tế xã hội -Tăng cường phúc lợi Nguồn: Krantz, 2001 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khung sinh kế bền vững Thứ nhất, tình huống dễ bị tổn thương, tình huống dễ bị tổn thương là môi trường sống bên ngoài của con người. Sinh kế và tài sản sẵn có của con người bị ảnh hưởng cơ bản bởi những xu hướng chủ yếu, cũng như bởi những cú sốc và tính thời vụ. Chính những điều này khiến sinh kế và tài sản trở nên bị giới hạn và không kiểm soát được. Tình huống dễ bị tổn thương được cấu thành bởi các nhân tố như: Xu hướng: Dân số, môi trường thay đổi, công nghệ, thị trường và thương mại, toàn cầu hóa; Cú sốc: Lũ lụt, hạn hán, bão, chết trong gia đình, bạo lực hay tình trạng bất ổn dân sự, 3
  17. chiến tranh, dịch bệnh; Tính thời vụ: Biến động giá cả, biến động sản xuất, sức khỏe, những cơ hội làm việc. Những nhân tố cấu thành nên hoàn cảnh dễ bị tổn thương quan trọng vì chúng có tác động trực tiếp lên tình trạng tài sản và những lựa chọn của con người mà với chúng sẽ mở ra những cơ hội để họ theo đuổi những kết quả sinh kế có lợi. Thứ hai, tài sản sinh kế, được biểu hiện qua hình dạng của ngũ giác tài sản diễn tả khả năng tiếp cận của người dân với các loại tài sản như sau: Vốn con người (H = Human capital): Đây có lẽ là nhân tố quan trọng nhất. Vốn con người thể hiện kỹ năng, kiến thức, năng lực để lao động cùng với sức khỏe tốt giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Ở mức hộ gia đình thì vốn con người là yếu tố về số lượng và chất lượng lao động sẵn có, năng lực thích ứng, năng suất làm việc; yếu tố này thay đổi tùy theo số lượng người trong hộ, kỹ năng lao động, khả năng lãnh đạo, tình trạng sức khỏe… Vốn tự nhiên (N = Natural capital): gồm các các yếu tố về đất đai và sản xuất; nước và các nguồn lợi thủy sản; cây và lâm sản; đa dạng sinh học; dịch vụ môi trường. Vốn vật chất (P = physical capital): Đề cập đến tài sản do con người tạo nên và các dạng tài sản vật chất. Nguồn vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và công cụ sản xuất hàng hóa cần thiết để hỗ trợ sinh kế bao gồm: giao thông-đường xá, xe cộ; nơi trú ẩn an toàn và các tòa nhà; cấp nước và vệ sinh môi trường; năng lượng; thông tin liên lạc; công cụ và thiết bị sản xuất (hạt giống, phân bón và thuốc trừ sâu); công nghệ truyền thống… Vốn xã hội (S = Social capital): Là các tiềm lực xã hội mà con người vạch ra nhằm theo đuổi các mục tiêu sinh kế của mình. Các mục tiêu này được phát triển thông qua các mạng lưới và các mối liên kết với nhau, tính đoàn hội của các nhóm chính thức; và mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng, sự trao đổi và ảnh hưởng lẫn nhau. Cơ chế cho tham gia vào các quyết định; lãnh đạo…. 4
  18. Vốn tài chính (F = Financial capital): Vốn tài chính chỉ rõ các nguồn lực về tài chính mà người dân sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế của họ, nó có thể gồm: tiết kiệm; tín dụng-nợ; kiều hối, lương hưu; tiền lương….. Mô hình lý thuyết của DFID còn so sánh mức độ tiếp cận tài sản của các nhóm xã hội khác nhau, từ đó xác định nhu cầu của từng nhóm đảm bảo sự cân bằng giữa các loại tài sản. Các loại tài sản còn liên kết với nhau theo nhiều cách để sinh ra kết quả thu nhập thực, có hai cách tiếp cận thông dụng nhất là: Sự tuần tự: người ta bắt đầu đối phó và vượt qua những cú sốc hay những áp lực bằng những kết hợp tài sản nào? Tiếp cận một hay một vài tài sản cụ thể nào đó là cần và đủ để vượt qua những cú sốc? Nếu như vậy, nó có thể cung cấp những chỉ dẫn quan trọng về nơi mà những hỗ trợ sinh kế sẽ đặt trọng tâm, ít nhất là lúc bắt đầu. Ví dụ người dân dùng tiền (tài sản tài chính) để mua sắm vật dụng sản xuất và tiêu dùng (tài sản vật chất) Sự thay thế: Liệu một loại tài sản có thể thay thế cho một loại khác? Ví dụ tăng tài sản con người có thể bù đắp thiếu hụt vốn tài chính trong hoàn cảnh cụ thể không? Từ đó mở rộng các lựa chọn để hỗ trợ. Cũng theo nghiên cứu này, đất đai là một tài sản tự nhiên rất quan trọng đối với sinh kế của người dân và sinh kế phụ thuộc vào sự kết hợp của những loại tài sản khác nhau, nó là phần quan trọng để con người giảm nghèo và đảm bảo an ninh sinh kế của mình. Do đó, những chiến lược sinh kế khác nhau chỉ được chọn khi mà nó đề cập đến những nguy cơ hay những cơ hội mà người dân phải đối mặt trong quá trình di chuyển đến nơi ở mới. Tại Việt Nam, đất đai không chỉ là tài sản của người dân mà còn là phương tiện sản xuất – kinh doanh để tạo nguồn thu nhập, đặc biệt là đối với người nông dân. Vì vậy, khi nhà nước thu hồi đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế của người dân. 1.2. Tổng quan về phát triển khu công nghiệp 1.2.1. Khái niệm về khu công nghiệp 5
  19. - Theo Điều 2, Nghị định 29/CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế như sau: Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này. Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định này. Khu công nghiệp, khu chế xuất được gọi chung là khu công nghiệp, trừ trường hợp quy định cụ thể. Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này. Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế. Khu công nghệ cao là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao. (Theo Điều 31, Luật Công nghệ cao ngày 13/11/2008) 1.2.2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất KCN, KCX hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế được khởi xướng từ Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986). 6
  20. Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ thứ 20, trong bối cảnh nền kinh tế và đời sống xã hội nước ta bị tác động mạnh mẽ bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Đại hội VII đã kịp thời và sáng suốt đề ra những đường lối, chủ trương đổi mới mạnh mẽ và toàn diện nền kinh tế, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, được cụ thể hoá bằng Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991-2000. Hàng loạt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội được triển khai để thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII, trong đó có chính sách phát triển KCN, KCX với sự ra đời của KCX Tân Thuận tại Thành phố Hồ Chí Minh (1991) và việc ban hành Quy chế KCX (Nghị định 322/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 18/10/1991) và Quy chế KCN (Nghị định 192/CP của Chính phủ ngày 08/12/1994). Tiếp đó, trong Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 – 2000 đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996), trong Phần thứ hai về phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996-2000, Mục 2 (chương trình phát triển công nghiệp) xác định mục tiêu cụ thể: “Hình thành các KCN tập trung (bao gồm cả KCX và khu công nghệ cao), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị ở các thành phố, thị xã, nâng cấp, cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế việc xây dựng các KCN mới xen lẫn với khu dân cư”. Báo cáo Chính trị Đại hội IX (năm 2001) về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Phần III, Mục 2, Tiểu mục 2.1 tiếp tục khẳng định: “Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các KCN, KCX, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và các khu kinh tế mở”. Báo cáo chính trị tại Đại hội X (năm 2006), Phần IV về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, một lần nữa khẳng định chủ trương “Phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả các KCN, KCX”, đồng thời 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2