intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư để thúc đẩy việc mở rộng đầu tư của các công ty trong khu chế xuất Tân Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng đầu tư của các công ty trong khu chế xuất Tân Thuận. Đánh giá tác động (theo mức độ quan trọng tương đối) của các nhân tố đó lên quyết định mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp trong khu chế xuất Tân Thuận. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư để thúc đẩy việc mở rộng đầu tư của các công ty trong khu chế xuất Tân Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM --------------- Huỳnh Thị Kim Ngân GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐỂ THÚC ĐẨY VIỆC MỞ RỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY TRONG KHU CHẾ XUẤT TÂN THUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 60340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN SƠN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn tốt nghiệp này do chính tôi thực hiện thông qua quá trình nghiên cứu thực tế và thu thập số liệu của các cơ quan được công bố hợp pháp và tin cậy. Đồng thời kết quả nghiên cứu của đề tài này là trung thực, không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào được công bố trước đây. Tác giả thực hiện HUỲNH THỊ KIM NGÂN
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn, sự trợ giúp về tài liệu của Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, công ty TNHH Tân Thuận. Tác giả xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Tấn Định, nguyên Phó Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh; bà La Thúy Nhàn, trưởng Phòng nghiệp vụ công ty TNHH Tân Thuận và các công ty trong khu chế xuất Tân Thuận đã giúp tác giả hoàn thành bảng khảo sát.
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI...........................................1 1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 2 1.5 Tổng quan nghiên cứu có liên quan đề tài ..................................................... 3 1.6 Tính mới của đề tài ........................................................................................ 6 1.7 Kết cấu của đề tài........................................................................................... 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI .................................................8 2.1 Cơ sở lý luận .................................................................................................. 8 2.1.1 Khái niệm về đầu tư và đầu tư trực tiếp ................................................. 8 2.1.2 Tổng quan về khu chế xuất ..................................................................... 9 2.1.3 Khái niệm về mở rộng đầu tư của công ty ............................................15 2.2 Cơ sở thực tiễn .............................................................................................15 2.2.1 Tổng quan về khu chế xuất Tân Thuận ................................................15 2.2.2 Sự cần thiết phải mở rộng đầu tư trong khu chế xuất Tân Thuận ........30 2.3 Các lý thuyết và mô hình nghiên cứu ..........................................................32 2.3.1 Lý thuyết về đầu tư và đầu tư trực tiếp .................................................32 2.3.2 Lý thuyết về môi trường đầu tư ............................................................33 2.3.3 Mô hình PEST trong nghiên cứu môi trường vĩ mô .............................34 2.4 Mô hình nghiên cứu .......................................................................................35 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................37 3.1 Câu hỏi, vấn đề nghiên cứu .........................................................................37 3.2 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................37
  5. 3.2.1 Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu ...............................................................37 3.2.2Sơ đồ quy trình nghiên cứu ........................................................................38 3.3 Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................39 3.3.1 Nghiên cứu định tính ............................................................................39 3.3.2 Nghiên cứu định lượng .........................................................................43 3.3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................43 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................47 4.1 Thống kê sơ bộ các biến khảo sát ................................................................47 4.1.1 Thống kê sơ bộ các biến khảo sát của 6 nhân tố ảnh hưởng tới quyết định mở rộng đầu tư ...........................................................................................47 4.1.2 Thống kê sơ bộ các biến khảo sát của nhân tố quyết định mở rộng đầu tư ...............................................................................................................50 4.2 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo .................................................................51 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................53 4.3.1 Phân tích các nhân tố biến độc lập .......................................................53 4.3.2 Phân tích nhân tố biến phụ thuộc .........................................................57 4.4 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến ..........................................................59 4.4.1 Đánh giá độ phù hợp của mô hình ........................................................61 4.4.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình .....................................................61 4.4.3 Giải thích mô hình ................................................................................62 4.5 Thảo luận các kết quả nghiên cứu ...............................................................62 CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CHẾ XUẤT TÂN THUẬN MỞ RỘNG ĐẦU TƯ.....63 5.1 Bối cảnh đề xuất giải pháp..........................................................................63 5.1.1 Những điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động của khu chế xuất Tân Thuận hiện nay ...................................................................................................63 5.1.2 Định hướng phát triển khu chế xuất Tân Thuận tới năm 2020.............63 5.2 Những giải pháp đề xuất ..............................................................................65 5.2.1 Về nhân tố nguồn lao động ...................................................................65 5.2.2 Về nhân tố thủ tục hành chính ..............................................................67 5.2.3 Về chính sách hỗ trợ .............................................................................69
  6. 5.2.4 Về nhân tố chi phí kinh doanh ..............................................................74 5.2.5 Về nhân tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật.........................................................74 5.2.6 Về nhân tố cơ sở hạ tầng xã hội ............................................................75 KẾT LUẬN ..............................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCC Hợp đồng hợp tác kinh doanh BOT Hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao BTO Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh DN Doanh nghiệp ĐTNN Đầu tư nước ngoài FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài HEPZA Ban quản lý các Khu chế xuất và Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh WEPZA Hiệp hội Khu chế xuất thế giới XNK Xuất nhập khẩu
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Số liệu về các công ty đã ký giao ước thuê đất, nhà xưởng và văn phòng Bảng 2.2 Số liệu về các công ty đã có giấy phép đầu tư Bảng 2.3: Các quốc gia đầu tư vào khu chế xuất Tân Thuận Bảng 2.4: Sự phân bố lĩnh vực sản xuất của các công ty theo quốc gia Bảng 2.5: Bảng giá chi phí hiện nay khi đầu tư tại KCX Tân Thuận Bảng 2.6: Kim ngạch xuất nhập khẩu của các công ty trong khu chế xuất Tân Thuận lũy kế từ năm 1992 đến năm 2012 Bảng 2.7: Kim ngạch xuất nhập khẩu của các công ty trong khu chế xuất Tân Thuận trong những năm gần đây Bảng 2.8: Nhu cầu lao động cho khu chế xuất Tân Thuận cần thêm đến năm 2015 phân theo trình độ đào tạo Bảng 2.9: Nhu cầu lao động cho khu chế xuất Tân Thuận cần thêm đến năm 2015 phân theo một số ngành trọng yếu Bảng 2.10: Tình hình tăng vốn của các công ty những năm qua Bảng 2.11: Tình hình tăng thuê thêm đất của các công ty những năm qua Bảng 4.1: Kết quả thống kê sơ bộ nhân tố các chính sách hỗ trợ Bảng 4.2: Kết quả thống kê sơ bộ nhân tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật Bảng 4.3: Kết quả thống kê sơ bộ nhân tố Nguồn lao động Bảng 4.4: Kết quả thống kê sơ bộ nhân tố Chi phí kinh doanh Bảng 4.5: Kết quả thống kê sơ bộ nhân tố Thủ tục hành chính Bảng 4.6: Kết quả thống kê sơ bộ nhân tố Cơ sở hạ tầng xã hội Bảng 4.7: Kết quả thống kê sơ bộ nhân tố quyết định mở rộng đầu tư Bảng 4.8: Kết quả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Bảng 4.9: Kết quả phân tích nhân tố khám phá các nhân tố biến độc lập Bảng 4.10: Kết quả kiểm tra độ tin cậy thang đo của nhân tố chi phí kinh doanh sau khi loại biến
  9. Bảng 4.11: Kết quả phân tích nhân tố khám phá các nhân tố biến độc lập sau khi loại biến cp3 Bảng 4.12: Ma trận xoay nhân tố hiệu chỉnh Bảng 4.13: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến phụ thuộc Bảng 4.14: Kết quả phân tích hồi quy
  10. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách chuyên gia phỏng vấn sơ bộ và biên bản làm việc với các chuyên gia Phụ lục 2: Bảng khảo sát tiếng Việt Phụ lục 3: Bảng khảo sát tiếng Anh Phụ lục 4: Danh sách các công ty trả lời phỏng vấn Phụ lục 5: Bảng thống kê sơ bộ các biến Phụ lục 6: Bảng phân tích độ tin cậy thang đo Phụ lục 7: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA Phụ lục 8: Kết quả phân tích hồi quy
  11. 1 CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước thì việc phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, chuẩn bị sẵn sàng để kêu gọi đầu tư là tất yếu. Trong ba khu chế xuất tại thành phố Hồ Chí Minh thì Khu chế xuất Tân Thuận là khu chế xuất ra đời sớm nhất. Khu chế xuất Tân Thuận nằm ở quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 4 km. Với tổng diện tích là 300 ha và hiện nay tỉ lệ lấp đầy là 81%. Với cơ sở hạ tầng tốt và chính sách ưu đãi của nhà nước, trong những năm qua, khu chế xuất Tân Thuận đã thu hút được hàng tỷ USD vốn đầu tư, đóng góp to lớn trong quá trình phát triển đất nước, góp phần tích cực vào các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, chuyển giao công nghệ, cải thiện cán cân xuất nhập khẩu. Do tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp khó khăn, cũng như một số chính sách ưu đãi về thuế, giá thuê đất không đủ hấp dẫn nhà đầu tư đã khiến tình hình thu hút đầu tư vào các khu chế xuất - khu công nghiệp trên địa bàn TPHCM nói chung tại KCX Tân Thuận nói riêng giảm sút. Việc thu hút vốn mới hiện nay đang gặp khó khăn, vậy tại sao chúng ta không thu hút mở rộng đầu tư trên nền tảng hiện có của khu chế xuất Tân Thuận. Tuy khu chế xuất Tân Thuận đã đạt được những thành công lớn, lượng vốn đầu tư cho các dự án đáng khích lệ nhưng chưa xứng với tiềm năng, còn nhiều bất cập trong công tác quản lý, các văn bản quy định hoạt động của các doanh nghiệp trong khu chế xuất này đang có sự chồng chéo, các doanh nghiệp cân nhắc trong việc mở rộng đầu tư. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng và phát triển, phải thừa nhận một thực tế là, nhiều dự án đầu tư nước ngoài trong khu chế xuất Tân Thuận chủ yếu quy mô vốn đầu tư còn nhỏ, số dự án có vốn đầu tư nước ngoài bình quân dưới 5 triệu USD chiếm tới 73%. Cho nên, tôi chọn đề tài “Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư để thúc đẩy việc mở rộng đầu tư
  12. 2 của các công ty trong khu chế xuất Tân Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh”, nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp trong khu chế xuất Tân Thuận để hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng việc mở rộng đầu tư của các công ty, trên cơ sở đó khai thác các lợi thế tiềm tàng để thúc đẩy các doanh nghiệp hiện có mở rộng quy mô hoạt động. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu • Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng đầu tư của các công ty trong khu chế xuất Tân Thuận. • Đánh giá tác động (theo mức độ quan trọng tương đối) của các nhân tố đó lên quyết định mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp trong khu chế xuất Tân Thuận. • Đề xuất các giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp trong khu chế xuất Tân Thuận mở rộng qui mô hoạt động trong thời gian tới. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các nhân tố ảnh ảnh hưởng đến việc mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp trong khu chế xuất Tân Thuận để hiểu rõ hành vi và mục tiêu của các công ty, trên cơ sở đó khai thác các lợi thế tiềm tàng để thúc đẩy các doanh nghiệp hiện có tại khu chế xuất Tân Thuận mở rộng quy mô hoạt động. • Đối tượng khảo sát: là ban giám đốc, trưởng phòng kế hoạch, phòng đầu tư của các công ty trong Khu chế xuất Tân Thuận. • Phạm vi nghiên cứu: *Phạm vi không gian: Khu chế xuất Tân Thuận *Phạm vi thời gian: nghiên cứu được thực hiên trong năm 2013, trong bối cảnh kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn, nhìn chung tình hình thu hút vẫn còn khó khăn tổng vốn đầu tư thu hút thấp. 1.4 Phương pháp nghiên cứu
  13. 3 Dựa trên cơ sở của phương pháp luận suy diễn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: • Phương pháp thu thập thông tin: - Áp dụng phương pháp điều tra thực tế để thu thập thông tin sơ cấp. - Kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn để thu thập thông tin thứ cấp và tư liệu để nghiên cứu lý thuyết qua các nguồn sách, tài liệu chuyên khảo, truy cập internet. • Công xử lý thông tin: sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 16.0. 1.5 Tổng quan nghiên cứu có liên quan đề tài Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng đầu tư của các công ty trong khu chế xuất Tân Thuận. Tuy nhiên, một số nghiên cứu tiêu biểu có liên quan như sau: Các nghiên cứu đã làm về hoạt động và tình hình thu hút đầu tư vào khu chế xuất Tân Thuận: 1. Nguyễn Hoàng Dũng (2000), thực hiện đề tài Phân tích hoạt động khu chế xuất Tân Thuận, các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu chế xuất – khu công nghiệp ở Việt Nam. Đề tài đã khái quát về khái niệm khu chế xuất, vai trò của khu chế xuất. Đề tài cũng nói lên sự hình thành khu chế xuất ở Việt Nam, về bộ máy quản lý và cơ chế hoạt động tại khu chế xuất Tân Thuận. 2. La Thúy Nhàn (2006) với đề tài Định hướng phát triển Khu chế xuất Tân Thuận đến năm 2015. Đề tài nghiên cứu tổng quan về chiến lược, kinh nghiệm xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp trên thế giới, tình hình xây dựng và phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp ở cả nước nói chung và khu chế xuất Tân Thuận nói riêng. Đề tài cũng đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của khu chế xuất Tân Thuận, phân tích các nhân tố môi trường, đặc
  14. 4 biiệt là cơ hội h và tháách thức ảnh ả hưởng g đến hoạtt động củủa khu chếế xuất; vàà địịnh hướngg phát triểnn đến năm m 2015. Nhiều nghiên n cứ ứu đề cập vấn v đề th hu hút đầu u tư trực tiếp nướcc ngoài. 3. Nguyyễn Mạnh Toàn (2010) trong mô hình nghiên n cứ ứu “Các nh hân tố tácc độộng đến thu t hút vốốn đầu tư trực tiếp nước ngooài vào m một địa phương củaa V Nam”. Mục tiêuu của bài báo Việt b là xácc định nhữ ững nhân ttố chủ yếu u giúp thuu húút vốn đầầu tư của nước n ngoài vào mộ ột địa phư ương của Việt Nam m. Sau khii ngghiên cứuu tổng quaan các vấnn đề lý luậận và thực hiện phỏnng vấn cáác nhà đầuu tư ư nước nggoài, tác giả đã xác định đượ ợc tám nhâân tố, phâân thành bốn b nhóm,, phhục vụ choo việc nghhiên cứu. Bằng phhương phááp thống kê, k mô tả nghiên cứ ứu đã kết luận rằng g cơ sở hạạ tầầng kỹ thuuật phát triiển là yếu tố quan trrọng bậc nhất, n xếp theo sau lần l lượt làà đ hỗ trợ đầu tư củủa chính quyền nhhững ưu đãi q địa phương, ccũng như của trungg ươ ơng; chi phí p hoạt động thấp; nhân tố kém k phần quan trọnng hơn là thị t trườngg tiềm năng; nhân tố không k ảnhh hưởng lớn l đến quuyết định lựa chọn địa điểm m nhhà đầu tư là vị trí địịa lý và cơ ơ sở hạ tần ng xã hội.
  15. 5 4. Huỳnh Ngọc Anh Thư (2012) thực hiện đề tài “Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của các doanh nghiệp FDI tại Đà Nẵng”. Đề tài phân tích định tính tình hình thu hút FDI tại Đà Nẵng. Đồng thời, qua phân tích định lượng cho ta thấy 6 nhân tố ảnh hưởng thực sự đến các nhà đầu tư như sau: môi trường pháp lý, nguồn lực lao động, vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng, yếu tố thuận lợi, chi phí đầu vào, yếu tố thị trường. Về các nghiên cứu vấn đề thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp có thể kể đến như sau: 1. Nguyễn Thị Ninh Thuận và Bùi Văn Trịnh (2011) với đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp tại thành phố Cần Thơ”.Bài viết nhằm đánh giá về thực trạng môi trường đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp vào các Khu công nghiệp Cần Thơ; tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của DN vào khu công nghiệpvà đề xuất các giải pháp thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Cần Thơ trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư đối với DN trong khu công nghiệp gồm “Vị trí, địa điểm thành lập khu công nghiệp thuận lợi cho sản xuất kinh doanh”, “Nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất” và “Chính sách thu hút đầu tư”; Đối với doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp gồm “Chi phí xử lý nước thải trong khu công nghiệp cao”, “Vị trí hiện tại thuận lợi cho sản xuất kinh doanh hơn trong khu công nghiệp” và “Thuê hoặc mua mặt bằng ngoài khu công nghiệp có lợi hơn”. 2. Nguyễn Đình Sang (2011), thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu môi trường đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Bình Phước”. Kết quả nghiên cứu nhân tố khám phá xác định được 9 yếu tố môi trường đầu tư tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Phước. Các nhân tố đó là: mặt bằng và chính sách, chi phí đầu vào cạnh tranh, cơ sở hạ tầng, lãnh đạo địa phương năng động và chất lượng dịch vụ công, nguồn nhân lực, chất lượng môi trường sống, thương hiệu địa phương, lợi thế ngành
  16. 6 đầu tư, hòa nhập sản xuất và giao thương quốc tế. Thực hiện các kiểm định sự phù hợp thang đo và dữ liệu đều cho kết quả mô hình phân tích có mức ý nghĩa cao – mô hình chấp nhận được. Kết quả phân tích hồi quy xác định được 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhà đầu tư là: lãnh đạo địa phương năng động và chất lượng dịch vụ công, mặt bằng và chính sách, cơ sở hạ tầng, chất lượng môi trường sống, lợi thế ngành đầu tư và chi phí đầu vào cạnh tranh. 3. Tôn Đức Hoàn (2011), thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp vào các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”. Theo nghiên cứu này, các nhân tố gồm có: vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, nguồn nhân lực của địa phương, hạ tầng trong các khu công nghiệp, chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, quản lý hành chính các khu công nghiệp, kết quả thu hút vốn. 1.6 Tính mới của đề tài Phân tích và đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng đầu tư của các công ty trong khu chế xuất Tân Thuận, trước đây hầu hết các đề tài đều nghiên cứu về việc thu hút đầu tư. Đề xuất phương hướng mục tiêu, giải pháp phát huy tích cực hạn chế tiêu cựctrong việc thu hút, mở rộng đầu tư vào khu chế xuất Tân Thuận, qua đó góp phần vào việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm, chuyển giao công nghệ và giúp khai thác một cách hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia. Khác với việc thu hút đầu tư mới vào khu chế xuất, các công ty sẽ cân nhắc đến nhiều yếu tố khác nhau, kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy có bốn yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến việc mở rộng đầu tư của các công ty trong khu chế xuất Tân Thuận, đó là các yếu tố: chính sách hỗ trợ, nguồn lao động, chi phí kinh doanh và thủ tục hành chính.
  17. 7 Kết quả nghiên cứu có thể phục vụ cho các nhà hoạch định chiến lược và các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào khu chế xuất Tân Thuận và cho cả cơ quan quản lý khu chế xuất tham khảo để điều chỉnh chính sách quản lý cho phù hợp. 1.7 Kết cấu của đề tài Luận văn gồm có 5 chương và các tài liệu tham khảo, phụ lục. Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài: chương này nêu lên mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tổng quan các nghiên cứu trước đây và tính mới của đề tài. Chương 2: Cơ sở khoa học của đề tài: chương này phân tích tổng quan lý thuyết và cơ sở thực tiễn. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu: trình bày quy trình nghiên cứu và đưa ra mô hình nghiên cứu. Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu: phân tích tác động (theo mức độ quan trọng tương đối) của các nhân tố đó lên quyết định mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp trong khu chế xuất Tân Thuận. Chương 5: Đề xuất các giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp trong KCX Tân Thuận mở rộng quy mô hoạt động.
  18. 8 CHƯƠNG 2:CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Khái niệm về đầu tư và đầu tư trực tiếp 2.1.1.1 Khái niệm về đầu tư Đầu tư có liên quan đến nhiều khu vực của nền kinh tế, chẳng hạn như quản lý kinh doanh và tài chính dù là cho hộ gia đình, doanh nghiệp, hoặc chính phủ. Đứng trên các gốc độ nghiên cứu khác nhau thì các nhà kinh tế học đưa đến các khái niệm về đầu tư khác nhau như sau: Theo nhà kinh tế học Paul Samuelson thì cho rằng: “Đầu tư là hoạt động tạo ra vốn tư bản thật sự, theo các dạng nhà ở, đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp như máy móc, thiết bị, nhà xưởng và tăng thêm hàng tồn kho. Đầu tư cũng có thể dưới dạng vô hình như giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nghiên cứu, phát minh…”. Theo nhà kinh tế học Keynes thì cho rằng: “Đầu tư là hoạt động mua sắm tài sản cố định để tiến hành sản xuất hoặc có thể là mua tài sản chính để thu lợi nhuận”. Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam: “Đầu tư là sự bỏ vốn vào một doanh nghiệp, một công trình hay một sự nghiệp bằng nhiều biện pháp như cấp phát ngân sách, vốn tự có, liên doanh hoặc vay dài hạn để mua sắm thiết bị, xây dựng mới, hoặc thực hiện việc hiện đại hóa, mở rộng xí nghiệp nhằm thu doanh lợi hay phát triển phúc lợi công cộng; có đầu tư sản xuất – xây dựng xí nghiệp, trang bị tư liệu sản xuất để sản xuất ra của cải và đem lại doanh lợi – và đầu tư dịch vụ - xây dựng những cơ sở phục vụ lợi ích công cộng như bệnh viện, trường học, thương mại, du lịch”. Theo Luật Đầu tư năm 2005:
  19. 9 “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư”. Trong nghiên cứu này, thuật ngữ đầu tư để chỉ việc mua hàng hóa vốn mới như mặt bằng xây dựng, nhà xưởng và phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, mua lắp đặt máy móc, thiết bị, vốn lưu động. 2.1.1.2 Đầu tư trực tiếp Theo Luật đầu tư (2005): Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư mà trong đó nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư trực tiếp bao gồm các hình thức sau: - Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài. - Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. - Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT. - Đầu tư phát triển kinh doanh. - Đầu tư mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư. - Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. - Các hình thức đầu tư trực tiếp khác. Nhà đầu tư có thể là chính phủ thông qua các kênh khác nhau để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, điều này thể hiện chi tiêu của chính phủ thông qua đầu tư các công trình, chính sách xã hội.Ngoài ra, nhà đầu tư có thể là tư nhân, tập thể… kể cả các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà các chủ thể tham gia thể hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong quá trình đầu tư. 2.1.2 Tổng quan về khu chế xuất
  20. 10 2.1.2.1 Khái niệm về khu chế xuất Có nhiều định nghĩa khác nhau về khu chế xuất: Theo Tổ chức phát triển công nghiệp liên hiệp quốc (Unido): Khu chế xuất là một khu vực tương đối nhỏ, phân cách về địa lý trong một quốc gia nhằm mục tiêu thu hút các công nghiệp hướng về xuất khẩu bằng cách cung cấp cho các công nghiệp này những điều kiện về đầu tư, về mậu dịch thuận lợi đặc biệt so với phần còn lại của nước chủ nhà. Trong đó, đặc biệt là khu chế xuất cho nhập khẩu hàng hóa dùng cho sản xuất để xuất khẩu miễn thuế trên cơ sở kho quá cảnh. Theo điều lệ của Hiệp hội Khu chế xuất thế giới (WEPZA) ban hành ngày 28 tháng 2 năm 1978: khu chế xuất bao gồm các khu vực được chính phủ cho phép thành lập như các cảng tự do, các khu mậu dịch tự do, khu miễn thuế quan, khu công nghiệp tự do, khu ngoại thương… hoặc các loại khu xuất khẩu tự do khác. Theo Ủy ban kinh tế xã hội Châu Á Thái Bình Dương của Liên hiệp quốc: khu chế xuất là khu công nghiệp nằm trong vùng tự do thương mại. Các hoạt động sản xuất kinh doanh ở đây chủ yếu hướng về xuất khẩu. Theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 3 năm 2008 đã đinh nghĩa: Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này. Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định này. Trong khi quy định hiện nay là doanh nghiệp chế xuất không bị khống chế về tỷ lệ bán hàng hóa của mình sản xuất vào thị trường nội địa. Theo dự thảo Nghị định sửa đổi do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến, doanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2