intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hoàn thiện hoạt động thu mua nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

165
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam đang hoạt động trong ngành chăn nuôi và dẫn đầu trong 3 lĩnh vực chính như: Thức ăn chăn nuôi (feed), trang trại (farm) và thực phẩm (food) trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, việc Việt Nam vừa gia nhập TPP dự báo sẽ mang đến rất nhiều khó khăn và thách thức cho ngành chăn nuôi Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam nói riêng. Mời các bạn cùng tìm hiểu nội dung luận văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hoàn thiện hoạt động thu mua nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ HỒNG TÂY GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THU MUA NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ HỒNG TÂY GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THU MUA NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH (Hướng nghề nghiệp) Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS: HỒ TIẾN DŨNG TP. HỒ CHÍ MINH – 2016
  3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Giải pháp hoàn thiện hoạt động thu mua nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam” là công sức của quá trình học tập, nghiên cứu nghiêm túc của bản thân. Các số liệu được thu thập từ thực tiễn và sử dụng nghiêm túc. Tp. Hồ Chí Minh, 2016 Tác giả Lê Hồng Tây
  4. 4 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................. 3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 4 Bố cục của đề tài ............................................................................................. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................... 6 1.1. Cơ sở lý thuyết về hoạt động mua hàng ........................................................... 6 1.1.1. Hoạt động mua hàng ..................................................................................... 6 1.1.2. Quy trình mua hàng ...................................................................................... 7 1.1.2.1. Đặc tính chức năng và đặc tính kỹ thuật ...................................................... 8 1.1.2.2. Chọn lựa nhà cung ứng ............................................................................... 8 1.1.2.3. Hợp đồng .................................................................................................... 9 1.1.2.4. Đặt hàng ................................................................................................... 10 1.1.2.5. Nghiệm thu (Kiểm nghiệm) ...................................................................... 10 1.1.2.6. Điều khoản thanh toán .............................................................................. 10 1.1.2.7. Mối quan hệ nhà cung ứng ........................................................................ 10 1.2. Nội dung của hoạt động mua hàng ................................................................ 11 1.2.1. Lý thuyết về hoạt động mua hàng của Van Weele (2010)............................ 11 1.2.2. Khái niệm các thành phần mua hàng trong mô hình Van Weele (2010) ...... 12 1.2.2.1. Chi phí mua hàng ...................................................................................... 12
  5. 5 1.2.2.2. Chất lượng sản phẩm ................................................................................ 13 1.2.2.3. Hậu cần mua hàng .................................................................................... 14 1.2.2.4. Tổ chức mua hàng .................................................................................... 15 1.3. Xây dựng thang đo các thành phần mua hàng................................................ 16 1.3.1. Thang đo thành phần “Chi phí mua hàng” ................................................... 16 1.3.2. Thang đo thành phần “Kiểm soát chất lượng toàn diện” .............................. 17 1.3.3. Thang đo thành phần “Hậu cần mua hàng” ................................................. 18 1.3.4. Thang đo thành phần “Tổ chức mua hàng” ................................................. 18 1.3.5. Thang đo thành phần “Hoạt động mua hàng” .............................................. 19 TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 1 .................................................................... 20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG MUA NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM .............................. 21 2.1. Giới thiệu vài nét về công ty ......................................................................... 21 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................... 21 2.1.2. Đặc thù của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi của C.PV ............................ 23 2.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty ............................................................... 24 2.1.4. Giá trị cốt lõi của công ty ............................................................................ 24 2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh .................................................................. 24 2.1.6. Bộ phận mua hàng của công ty.................................................................... 25 2.1.6.1. Cơ cấu tổ chức của bộ phận mua hàng ...................................................... 25 2.1.6.2. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu của bộ phận mua hàng ........................... 25 2.2. Thực trạng hoạt động mua nguyên vật liệu tại Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam ........................................................................................................ 26 2.2.1. Thành phần chi phí mua nguyên vật liệu ..................................................... 26 2.2.2. Thành phần kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu ....................................... 38 2.2.3. Thành phần hậu cần mua nguyên vật liệu .................................................... 44 2.2.4. Thành phần tổ chức mua hàng..................................................................... 51 2.2.5. Tóm tắt những thành tựu và hạn chế trong hoạt động thu mua nguyên vật liệu tại C.PV ................................................................................................................. 55 2.2.5.1. Những thành tựu đạt được......................................................................... 55
  6. 6 2.2.5.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân ............................................... 57 TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2 .................................................................... 59 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MUA NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM ........... 60 3.1. Tầm nhìn, định hướng phát triển của C.PV giai đoạn 2015-2025 .................. 60 3.2. Tầm nhìn và nhiệm vụ của bộ phận mua hàng giai đoạn 2015-2018 .............. 60 3.3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động mua nguyên vật liệu tại C.PV ...................... 60 3.3.1. Nhóm giải pháp nhằm giảm chi phí mua nguyên vật liệu ............................ 61 3.3.2. Nhóm giải pháp về kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu ............................ 69 3.3.3. Nhóm giải pháp về hậu cần mua hàng ......................................................... 74 3.3.4. Nhóm giải pháp về tổ chức mua hàng ......................................................... 79 TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 3 .................................................................... 80 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. 7 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT • BDG :C.PV- Chi nhánh Bình Dương • BDH :C.PV- Chi nhánh Bình Định • BTF :C.PV- Chi nhánh Bến Tre • BXF :C.PV- Chi nhánh Bàu Xéo, Đồng Nai • C.P HO : Văn phòng chính của C.PV tại Việt Nam • C.PV :Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam • CSR :Corporate Social Responsibility (Trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp) • CTF :C.PV- Chi nhánh Cần Thơ • DLK :C.PV- Chi nhánh Daklak • DNI :C.PV- Chi nhánh Biên Hòa, Đồng Nai • EFA :Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố) • HDG :C.PV- Chi nhánh Hải Dương • HNI :C.PV- Chi nhánh Hà Nội • KMO :Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy • QC : KCS (Kiểm tra Chất lượng Sản phẩm) • SMS : Short Message Services (Dịch vụ tin nhắn ngắn) • SPSS :Statistical Package for the Social Sciences (là một phần mềm máy tính phục vụ công tác phân tích thống kê) • TACN :Thức ăn chăn nuôi • TGG :C.PV- Chi nhánh Tiền Giang • TPP :Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương)
  8. 8 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Các thành phần của hoạt động mua hàng - Weele (2010) ...................... 12 Hình 2.1: Thị phần trong ngành chế biến thức ăn chăn nuôi năm 2014 .................. 24 Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ phận mua hàng ............ .............................................. 25 Hình 2.3: Quy trình tiếp nhận, sơ chế và bảo quản nguyên vật liệu tại C.PV.......... 32 Hình 2.4: Quy trình mua theo thông báo giá ........... .............................................. 35 Hình 2.5: Xu hướng chuyển đổi nguồn hàng theo giá ............................................ 37 Hình 2.6: Quy trình tiếp nhận và kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu tại C.PV. .... 41 Hình 2.7: Dự báo sai dẫn đến mua hàng với giá cao . ............................................. 47 Hình 2.8: Xu hướng biến đổi của giá thị trường và tỷ lệ tồn kho nguyên vật liệu của C.PV theo thời gian ................................................ . ............................................. 49 Hình 2.9: Quy trình đặt và chuyển nguyên vật liệu của bộ phận mua hàng. ........... 54
  9. 9 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 0.1: Tỷ lệ sử dụng ngô trong chế biến TACN tại C.PV 2014 ........................ 04 Bảng 0.2: Mẫu thu thập trong nghiên cứu .............................................................. 05 Bảng 1.1: Mô hình quy trình mua hàng.................................................................. 07 Bảng 1.2: Thang đo thành phần “Chi phí mua hàng” ............................................. 17 Bảng 1.3: Thang đo thành phần “Kiểm soát chất lượng toàn diện” ........................ 17 Bảng 1.4: Thang đo thành phần “Hậu cần mua hàng” ............................................ 18 Bảng 1.5: Thang đo thành phần “Tổ chức mua hàng” ............................................ 19 Bảng 1.6: Thang đo Thang đo “Hoạt động mua hàng” ........................................... 19 Bảng 2.1: Nguồn cung nguyên vật liệu của C.PV qua các năm .............................. 25 Bảng 2.2: Thống kê mô tả thành phần chi phí mua nguyên vật liệu ....................... 27 Bảng 2.3: Chi phí mua nguyên vật liệu qua các năm .............................................. 28 Bảng 2.4: Chi tiết về quy cách đóng gói của nguyên vật liệu ................................. 33 Bảng 2.5: Tóm tắt ưu nhược điểm của mua hàng hóa đóng bao và xá .................... 33 Bảng 2.6: Thống kê chi tiết về các phương thức mua hàng .................................... 34 Bảng 2.7: Nguồn cung nguyên vật liệu cho C.PV .................................................. 36 Bảng 2.8: Thống kê mô tả thành phần kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu ......... 38 Bảng 2.9: Thang đo tiêu chuẩn nguyên vật liệu của các nhà máy TACN ............... 39 Bảng 2.10: Tỷ lệ nguyên vật liệu bị trả về qua các năm ......................................... 42 Bảng 2.11: Số lượng nhà cung cấp nguyên vật liệu hàng năm của C.PV ................ 43 Bảng 2.12: Kết quả phân tích thống kê mô tả khía cạnh hậu cần mua hàng ............ 45 Bảng 2.13: Báo cáo tổng hợp các hợp đồng kỳ hạn ................................................ 46 Bảng 2.14: Kết quả phân tích thống kê mô tả khía cạnh tổ chức mua hàng ............ 51 Bảng 2.15: Cơ cấu đội ngũ nhân sự của bộ phận mua hàng.................................... 52 Bảng 3.1: So sánh hệ thống chế biến nguyên vật liệu đóng bao và xá .................... 64 Bảng 3.2: Chi phí làm hàng bao và xá ................................................................... 65 Bảng 3.3: Thang đo tiêu chuẩn nguyên vật liệu của các nhà máy TACN ............... 70 Bảng 3.4: Đề xuất giải pháp thiết lập khung trừ giá cho tạp chất............................ 71 Bảng 3.5: Chỉ số đánh giá nhà cung ứng đáng tin cậy đề xuất cho C.PV ................ 76 Bảng 3.6: Tính toán chỉ số giao hàng của nhà cung ứng ........................................ 77 Bảng 3.7: Tính toán chỉ số tin cậy trong giao hàng của nhà cung ứng .................... 78
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam đang hoạt động trong ngành chăn nuôi và dẫn đầu trong 3 lĩnh vực chính như: thức ăn chăn nuôi (feed), trang trại (farm) và thực phẩm (food) trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, việc Việt Nam vừa gia nhập TPP dự báo sẽ mang đến rất nhiều khó khăn và thách thức cho ngành chăn nuôi Việt Nam nói chung và Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam nói riêng. Theo đó, tháng 02/2016 Việt Nam vừa hoàn tất ký kết Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), sự kiện này hứa hẹn sẽ mang lại lợi thế lớn cho các ngành dệt may thủy sản,… Giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, tiếp cận được thị trường khu vực và tiến tới là thị trường toàn cầu. Trực tiếp là việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan, gián tiếp là việc tháo gỡ các rào cản kỹ thuật. Có thêm cơ hội để tranh thủ được vốn đầu tư, tri thức, công nghệ và các nguồn lực quan trọng khác của thế giới để phát triển. Tuy nhiên, ngược lại một số ngành sẽ rơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn, đặc biệt là ngành chăn nuôi. Trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) thì TPP có thể coi như một “chướng ngại vật” lớn nhất của ngành chăn nuôi. Rất nhiều người quan ngại đối với việc thịt ngoại tràn vào Việt Nam khi có giá thành rẻ hơn ở trong nước. Câu chuyện đùi gà Mỹ 20.000 đồng/kg được nhập khẩu về Việt Nam càng làm dấy lên lo lắng về sự lép vế cho ngành chăn nuôi trước “sóng” TPP. Ngành chăn nuôi heo của Việt Nam chắc chắn cũng sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc cạnh tranh với thịt heo nhập khẩu từ Hoa Kỳ (Theo tính toán của Viện Chăn nuôi, giá thành sản xuất 01 kg thịt heo trong nước là 2,08 USD, còn ở Mỹ là 1,41 USD). Đặc biệt sau khi TPP có hiệu lực, mức thuế suất áp dụng cho thịt heo và các sản phẩm từ thịt heo hiện tại là 30% sẽ được loại bỏ từ 5 – 10 năm. Một số sản phẩm riêng biệt như thịt đông lạnh, thịt tươi áp dụng thời gian loại bỏ từ 8 – 10 năm.
  11. 2 Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành chăn nuôi, Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam chắc chắn sẽ đối diện với rất nhiều khó khăn và thách thức, sản xuất trong nước sẽ có xu hướng bị thu hẹp, đặc biệt đối với ngành thịt do môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn từ các đối thủ đến từ 11 quốc gia trong TPP. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải sớm có những chiến lược cũng như giải pháp tốt và đồng bộ để có thể nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm nhằm gia tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, sẵn sàng đón nhận và vượt qua cơn bão TPP sắp tới. Theo Porter (1985), hoạt động mua hàng ngày càng có khuynh hướng lan tỏa rộng khắp trong toàn doanh nghiệp vì nó liên quan chặt chẽ đến chi phí của công ty. Chi phí của bản thân các hoạt động mua hàng thường chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí, nếu không muốn nói là không đáng chú ý, nhưng nó lại tạo ra những ảnh hưởng rộng lớn trong vấn đề chi phí và khác biệt hóa nói chung của doanh nghiệp. Hoạt động mua hàng có thể tác động mạnh đến chi phí và chất lượng của mua hàng đầu vào cũng như các hoạt động khác liên quan đến tiếp nhận, sử dụng đầu vào và sự tương tác với các nhà cung cấp. Qua đó cho thấy đánh giá và hoàn thiện hoạt động mua hàng là công việc rất quan trọng khi mà bộ phận mua hàng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng. Sự cắt giảm trong chi phí cho nguyên liệu thô và dịch vụ có thể cho phép công ty mua bán thành phẩm với mức giá cạnh tranh để giành chiến thắng trong kinh doanh. Xuất phát từ thực tiễn và lý luận trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động thu mua nguyên vật liệu tại Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam”
  12. 3 Mục tiêu nghiên cứu + Phân tích thực trạng hoạt động thu mua nguyên vật liệu tại Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam nhằm tìm hiểu các hạn chế còn tồn đọng và các vấn đề cần khắc phục. + Đề xuất những giải pháp cụ thể để hoàn thiện hoạt động thu mua nguyên vật liệu tại Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động thu mua nguyên vật liệu tại Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam. - Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý các cấp của bộ phận mua hàng và các phòng ban là khách hàng nội bộ của bộ phận mua hàng, đó là những người thường tham dự cuộc họp nguyên liệu hàng tuần tại công ty. - Phạm vi nghiên cứu Trong lĩnh vực chế biến thức ăn chăn nuôi sử dụng rất nhiều loại hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, trong đó ngô hạt là nguyên liệu chính, chiếm khoảng 50% trong thành phần nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi. Do đó mua ngô hạt tốt cũng góp phần đảm bảo cho hoạt động thu mua nguyên vật liệu của bộ phận mua hàng đạt kết quả tốt, việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành và chất lượng sản phẩm, làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp. - Vì vậy, để đảm bảo tính hiệu quả của nghiên cứu, đề tài giới hạn ở phạm vi nghiên cứu hoạt động thu mua ngô hạt tại công ty Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam. - Nghiên cứu được thực hiện tại 11 chi nhánh của Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đaklak, Bình Định, Hà Nội và Hải Dương từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2015.
  13. 4 Bảng 0.1: Tỷ lệ sử dụng ngô hạt trong chế biến TACN tại C.PV năm 2014 Tỷ lệ bình Tháng 01/2014 02/2014 03/2014 04/2014 05/2014 06/2014 07/2014 08/2014 09/2014 10/2014 11/2014 12/2014 quân (%) Ngô hạt (%) 49,5% 53,6% 56,6% 54,8% 54,7% 52,9% 51,8% 45,9% 45,5% 46,2% 45,6% 43,0% 44,9% Nguyên vật liệu khác 50,5% 46,4% 43,4% 45,2% 45,3% 47,1% 48,2% 54,1% 54,5% 53,8% 54,4% 57,0% 55,1% (%) Nguồn: C.PV Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu định tính: dựa vào mô hình các yếu tố dùng để đo lường và đánh giá hoạt động mua hàng của Van Weele (2010) (Phụ lục 01), tác giả tiến hành phỏng vấn 08 chuyên gia là những lãnh đạo của phòng mua hàng và một số các phòng ban liên quan để điều chỉnh, bổ sung và cụ thể hóa thang đo tổng quát của Van Weele (2010) thành thang đo chính và phù hợp với thực tế hoạt động tại Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi chuyên sâu bao gồm các thang đo này (Phụ lục 02 & Phụ lục 03). - Nghiên cứu định lượng: sau khi xây dựng được bảng câu hỏi bao gồm 27 thang đo, tác giả tiến hành khảo sát, điều tra thu thập dữ liệu. Sử dụng chương trình SPSS.20 để kiểm định giá trị thang đo Cronbach Alpha, phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi quy nhằm xem xét tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc là hoạt động mua hàng. Sau cùng, kết hợp với phân tích thống kê mô tả; các giá trị thống kê bao gồm: giá trị nhỏ nhất, lớn nhất và trung bình để phân tích thực trạng hoạt động mua nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam từ đó đề ra những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện hoạt động mua nguyên vật liệu tại công ty. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phát bảng câu hỏi khảo sát đến các đối tượng khảo sát một cách có chọn lọc với bảng câu hỏi được xây dựng theo thang đo Likert 5 mức độ. Theo Hair et al. (2006) thì để sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thước của mẫu tối thiểu là 50, và tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát biến đo lường là 5:1, tức là cứ 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Cụ thể, trong mô
  14. 5 hình tác giả đề xuất có 27 biến quan sát được sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá. Do đó cở mẫu tối thiểu phải là 27 x 5 = 135. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu khác thì kích thước của mẫu càng lớn càng tốt (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Thực tế, tác giả đã tiến hành điều tra và thu thập được tất cả 177 mẫu khảo sát, trong đó sử dụng được 174 mẫu, 03 mẫu bị loại vì không đạt yêu cầu. Bảng 0.2: Mẫu thu thập trong nghiên cứu: Số lượng mẫu khảo sát Phát ra Thu hồi Không đạt Sử dụng 177 177 03 174 Bố cục của đề tài Luận văn bao gồm 03 phần: phần mở đầu, nội dung chính (bao gồm 03 chương) và phần kết luận, cụ thể như sau: Phần mở đầu Phần nội dung chính - Chương 1: Cơ sở lý thuyết - Chương 2: Thực trạng về hoạt động mua nguyên vật liệu tại Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động mua nguyên vật liệu tại Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam Phần Kết Luận
  15. 6 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Cơ sở lý thuyết về hoạt động mua hàng 1.1.1. Hoạt động mua hàng Theo truyền thống, mua hàng có thể được xem như là một quá trình mua để có được hàng hóa và nguyên liệu với đúng chất lượng và số lượng từ đúng nguồn, đúng nơi với giá hợp lý (Aljian, 1984; Lysons và Gillingham, 2003). Tuy nhiên, định nghĩa này đã thay đổi suốt thập kỷ qua và trở nên có tính chiến lược (Gadde và Håkansson, 1994; Freytag và Mikkelsen, 2007). Theo van Weele (2010), hiện nay nó có thể được xem như việc quản lý các nguồn lực bên ngoài của một công ty, có thể giúp công ty điều hành, duy trì và quản lý các hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ. Có một số hoạt động bao gồm bởi mua hàng mà có thể kết luận như tìm nguồn cung ứng nội bộ và bên ngoài, lựa chọn nhà cung cấp, thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp, các hợp đồng đàm phán (Gadde và Håkansson, 2001; Burt et al, 2003;. Monczka et al, 2005;. Van Weele, 2010). Kể từ khi kinh doanh ngày càng trở nên cạnh tranh hơn, các nhà quản lý hàng đầu đã công nhận mua hàng như một đầu tàu kinh doanh chính yếu (van Weele, 2010). Mua hàng có khuynh hướng lan tỏa rộng khắp trong toàn doanh nghiệp. Nói đến mua hàng là nói đến chức năng của công tác thu gom các đầu vào để sử dụng trong chuổi giá trị của doanh nghiệp, chứ không phải chỉ đơn thuần là các yếu tố đầu vào đó mà thôi. Công tác mua hàng đầu vào bao gồm nguyên vật liệu thô, các nguồn cung ứng và những sản phẩm để tiêu thụ khác cũng như các tài sản: máy móc, thiết bị thí nghiệm, thiết bị văn phòng và nhà xưởng (Porter, 1985). Vì vậy, mua hàng có liên quan chặt chẽ đến chi phí của công ty. Hơn nữa, theo Porter (1985) cho dù những hạng mục mua hàng đầu vào này thường liên kết với các hoạt động sơ cấp, nhưng chúng xuất hiện trong mọi hoạt động giá trị và cả những hoạt động hỗ trợ. Chi phí của bản thân các hoạt động mua hàng thường chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí, nếu không muốn nói là không đáng chú ý, nhưng nó lại tạo ra những ảnh hưởng rộng lớn trong vấn đề chi phí và khác biệt hóa nói chung
  16. 7 của doanh nghiệp. Hoạt động mua hàng tiên tiến có thể tác động mạnh đến chi phí và chất lượng của mua hàng đầu vào cũng như các hoạt động khác liên quan đến tiếp nhận, sử dụng đầu vào và sự tương tác với các nhà cung cấp. 1.1.2. Quy trình mua hàng Bảng 1.1. Mô hình quy trình mua hàng Bước Vai trò Thành tố 1. Xác định đặc tính hàng Thiết lập thang tiêu chuẩn Đặc tính chức năng và kỹ hóa thuật 2. Chọn lựa nhà cung ứng Đảm bảo lựa chọn nhà Đánh giá sơ bộ các nhà cung ứng đầy đủ cung ứng; Yêu cầu báo giá 3. Thỏa thuận hợp đồng Chuẩn bị hợp đồng Ký kết và đàm phán 4. Đặt hàng Thiết lập chu trình đặt Chu trình đặt hàng hàng 5. Xúc tiến Thiết lập chu trình xúc Xúc tiến; Nghiệm thu “xử tiến lý sự cố” 6. Đánh giá Đánh giá nhà cung ứng Mối quan hệ với nhà cung ứng Nguồn: van Weele (2010) Quy trình là một hệ thống các bước kế tiếp nhau của những kỹ thuật mô tả làm thế nào một công việc hay một nhiệm vụ được thực hiện. Quy trình cũng liên quan đến chiến lược (Lysons và Gillingham, 2003). Lysons và Gillingham (2003) thảo luận rất nhiều về quy trình mua hàng, nhưng họ đã không tạo ra một mô hình rõ ràng về mua hàng. So với van Weele (2010), Lysons and Gillingham (2003) đưa ra các thuật ngữ mang tính lý thuyết hơn, chẳng hạn như mua sắm điện tử, sổ tay mua hàng và đấu giá ngược. Cuối cùng, mô hình về mua hàng của van Weele (2010) đã được lựa chọn, bởi vì nó có một khuôn mẫu rõ ràng chỉ ra một hệ thống các bước liên tục của kỹ thuật mô tả việc mua hàng được thực hiện và nó sẽ giúp giải thích các kết quả thực nghiệm.
  17. 8 Theo van Weele (2010), bước đầu tiên của mua hàng là xác định đặc tính của sản phẩm, bao gồm đặc tính chức năng cũng như đặc tính kỹ thuật. Sau khi công ty biết về các đặc tính sản phẩm, họ sẽ bắt đầu chọn nhà cung ứng. Thông thường một số nhà cung ứng sẽ đáp ứng được yêu cầu sau một loạt kiểm tra. Sau đó, công ty sẽ yêu cầu nhà cung ứng báo giá. Việc quyết định nhà cung ứng nào sẽ được chọn phụ thuộc vào việc công ty chú trọng vào yếu tố nào hơn. Sau khi công ty và nhà cung ứng đã chuẩn bị, họ sẽ thỏa thuận hợp đồng. Sau đó, công ty sẽ gửi đơn đặt hàng đến nhà cung ứng theo một vài chu trình quen thuộc. Sau đó nhà cung ứng sẽ xúc tiến chuẩn bị hàng hóa. Công ty có lẽ có vài kiểm tra trước khi sử dụng hàng hóa. Giai đoạn cuối cùng là để đánh giá sự thể hiện của nhà cung ứng. Trong mô hình, mỗi bước có nhiều thuật ngữ hoặc yêu cầu một định nghĩa rõ ràng cho người đọc hiểu. Ví dụ, đặc tính chức năng hoặc kỹ thuật, chọn lọc nhà cung ứng, hợp đồng phụ và hợp đồng,... Do đó, chúng ta sẽ giải thích một vài trong số những thuật ngữ chưa được rõ ràng trên như sau: 1.1.2.1. Đặc tính chức năng và đặc tính kỹ thuật Đặc tính chức năng là chức năng mà sản phẩm phải có cho người dùng. Đặc tính kỹ thuật là thuộc tính và đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm cũng như các hoạt động được thể hiện bởi nhà cung ứng (van Weele, 2010). 1.1.2.2. Chọn lựa nhà cung ứng Chọn lựa và tìm kiếm nhà cung ứng mới có khả năng làm hàng chất lượng tốt là một trong những bước quan trọng trong hoạt động cung ứng nguyên vật liệu, vì các nhà cung ứng tốt có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả, chất lượng, độ tin cậy và sự sẳn có của nguyên vật liệu (Pearson và Ellram, 1995). Chọn lựa nhà cung ứng liên quan đến các tất cả các hoạt động được yêu cầu để chọn nhà cung ứng tốt nhất có thể và bao gồm cả việc xác định phương pháp của hợp đồng phụ, kiểm tra trình độ ban đầu của nhà cung ứng và nhiều thứ khác nữa (van Weele, 2010). Thông thường người mua sẽ xem xét việc làm thế nào để đóng góp hiệu quả nhất đến quá trình tạo giá trị cùng với nhà cung ứng (Freytag and
  18. 9 Mikkelsen, 2007). Theo van Weele (2010) việc chọn lựa nhà cung ứng thường có bốn bước sau: (1). Xác định phương pháp hợp đồng phụ (2). Kiểm tra tiêu chuẩn ban đầu nhà cung ứng (3). Chuẩn bị yêu cầu báo giá (4.) Chọn nhà cung ứng 1.1.2.3. Hợp đồng Mặc dù việc thiết lập những mối quan hệ lâu dài và dựa vào niềm tin là quan trọng, tuy nhiên những đối tác “thật sự” thì khá hiếm trong thực tế (Wagner and Boutellier, 2002). Do đó, một cách an toàn cho các công ty là soạn thảo hợp đồng để tránh bất trắc (van Weele, 2010). Một cách khác là hợp tác mà không có hợp đồng, nó chủ yếu dựa vào niềm tin (Freytag and Mikkelsen, 2007). Theo (Freytag and Mikkelsen, 2007), có hai loại hợp đồng thường được sử dụng. Một là, thỏa thuận hợp tác, cái kia là hợp đồng trọn gói. Một thỏa thuận hợp tác là một thỏa thuận chung, nó bao gồm thông tin về mục tiêu và đặc điểm của hợp tác. Nói đại khái, đây là dạng thỏa thuận mô tả các công ty muốn hợp tác như thế nào. Hơn nữa, một thỏa thuận hợp tác có ba vai trò hay ý nghĩa. Một là, thỏa thuận hợp tác đơn giản thể hiện ý định tốt hơn là những thỏa thuận pháp lý. Hai là, thỏa thuận hợp tác có thể làm cho nhân viên ở cả hai công ty nhận thức được tầm quan trọng của sự hợp tác giữa họ. Và cuối cùng là, thỏa thuận hợp tác có thể hướng kỳ vọng của cả hai công ty theo một hướng nhất định (Freytag and Mikkelsen, 2007). Một hợp đồng trọn gói thường được sử dụng để điều chỉnh mối quan hệ nhà cung cấp. Thông thường, thỏa thuận này có chứa hầu như tất cả mọi thứ, giống như thông số kỹ thuật của sản phẩm, điều kiện giao hàng và điều khoản chậm trễ và nhiều thứ khác. Những gì sẽ được chuyển giao và trong những điều kiện gì được kê khai rất chi tiết và rõ ràng. Hơn nữa, các thỏa thuận trọn gói cũng bao gồm các chỉ dẫn rõ ràng về sự cân bằng quyền lực giữa hai công ty. Bằng cách này, các thỏa thuận trọn gói chứa các
  19. 10 yếu tố thương mại lớn. Điều này đôi khi bị bỏ qua trong thực tế, nơi người mua, người bán hàng không hợp tác chặt chẽ với nhau (Freytag và Mikkelsen, 2007). 1.1.2.4. Đặt hàng Đặt hàng đề cập đến việc đưa các đơn đặt hàng mua hàng tại một nhà cung ứng chống lại điều kiện sắp xếp trước đó hoặc khi đơn đặt hàng được đặt trực tiếp tại các nhà cung ứng mà không đặt câu hỏi về điều kiện của nhà cung ứng. Trong thực tế, hầu hết các giao dịch là mua lại trực tiếp hoặc mua lại có điều chỉnh. Mua lại trực tiếp là để mua một sản phẩm đã biết từ một nhà cung ứng đã biết. Mua lại có điều chỉnh là để mua một sản phẩm mới từ một nhà cung ứng đã biết, hoặc một sản phẩm hiện có từ một nhà cung cấp mới (van Weele, 2010). 1.1.2.5. Nghiệm thu (Kiểm nghiệm) Là một thử nghiệm kỹ thuật thực hiện tại địa chỉ nhà cung ứng hoặc tại nơi người mua hoặc cả hai, để kiểm tra xem hàng đã mua từ nhà cung cấp có đáp ứng các thông số kỹ thuật khai báo hay không (van Weele, 2010). 1.1.2.6. Điều khoản thanh toán Khi tư liệu sản xuất được mua, đó là lúc thanh toán diễn ra. Nhìn chung, các phương pháp thanh toán ưa thích dựa trên hoạt động của nhà cung cấp. Ví dụ, thanh toán 50% của tổng số tiền có thể được chuyển giao cho các nhà cung cấp khi 75% công việc được hoàn thành. Cuối cùng 50% được giữ lại cho đến khi công việc của nhà cung cấp đã đạt được sự hài lòng của khách hàng. Nó sẽ là hoàn hảo nếu mà số tiền tạm ứng có thể được một ngân hàng bảo lãnh, trong đó các nhà cung cấp đồng ý để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình (Van Weele, 2010). 1.1.2.7. Mối quan hệ nhà cung ứng Do các yếu tố bên ngoài và nội bộ, mối quan hệ nhà cung cấp có thể là ngắn hạn, các mối quan hệ không hợp tác (quan hệ cách một cánh tay) và dài hạn, mối quan hệ hợp tác (đối tác) trong danh mục nhà cung cấp (Wagner và Boutellier, 2002). Và, mối quan hệ cách một cánh tay liên quan đến yếu tố đầu vào không chiến lược mà không có sự khác biệt, trong khi các yếu tố đầu vào chiến lược của quan hệ đối tác liên quan đến kỹ năng cốt lõi (Wagner và Boutellier, 2002). Một
  20. 11 bước tiến quan hệ đối tác là các đối tác chiến lược, nơi mà hai bên đều có lợi (Wagner và Boutellier, 2002). Từ quan hệ cách một cánh tay đến quan hệ đối tác đến quan hệ đối tác chiến lược, mối quan hệ trở nên cao với khả năng quản lý nhà cung cấp cao hơn (Wagner và Boutellier, 2002). Tuy nhiên, việc quản lý quá nhiều nhà cung cấp sẽ vượt quá nguồn lực và khả năng của công ty (Wagner và Boutellier, 2002). 1.2. Nội dung của hoạt động mua hàng 1.2.1. Lý thuyết về hoạt động mua hàng của Van Weele (2010) Theo Van Weele (2010), yếu tố đo lường và đánh giá hoạt động mua hàng là vấn đề không rõ ràng, tuy nhiên nó lại là một trong những mối quan tâm lớn đối với nhiều công ty. Câu hỏi làm thế nào để đo lường và đánh giá hoạt động mua hàng thật không dễ trả lời. Một vấn đề lớn là đến nay chưa tìm thấy một cách tiếp cận thực tế, đơn lẻ nào có thể cho ra các kết quả nhất quán đối với nhiều loại công ty khác nhau. Cũng không chắc chắn rằng liệu một thước đo, hoặc phương pháp ứng dụng toàn cầu như vậy có thể được phát triển. Hệ quả là các nhà quản lý mua hàng thường phải dựa trên tầm nhìn và kinh nghiệm của chính mình khi thiết lập quy trình và hệ thống để giám sát hoạt động mua hàng của bộ phận mua hàng của họ. Có một ví dụ là một công ty đa quốc gia lớn đang tìm kiếm một nhà quản lý mua hàng trẻ và đầy tham vọng. Ứng viên, khi đến làm việc, đã được yêu cầu chấp nhận thử thách giảm chi phí mua thêm 5% trong vòng 1 năm. Khi được hỏi liệu anh có cảm thấy không thoải mái với mục tiêu này, người được chỉ định nói: “Không đâu. Các nhà quản lý vẫn phải dùng trí óc của họ để quyết định việc họ sẽ đo lường kết quả hoạt động của tôi như thế nào” - theo Van Weele (2010). Tóm lại, có thể nói rằng hoạt động mua hàng được đo lường và đánh giá khác nhau cho mỗi công ty; điều này làm cho nó gần như không thể phát triển thành một bộ tiêu chuẩn, phương pháp hoặc hệ thống đo lường hiệu suất đồng nhất trong hoạt động mua hàng (Van Weele 2010). Theo van Weele (2010), hoạt động mua hàng được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí, yếu tố khác nhau, tùy thuộc vào từng lĩnh vực, từng ngành hàng, cũng như
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0