intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Khí toàn cầu – Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp thực tế và khả thi để góp phần "khơi thông" và mở rộng nguồn vốn tín dụng của GP.Bank – CN Tp.HCM đối với DNNVV. Từ đó có thể góp phần giúp cho GP.Bank – CN Tp.HCM tăng dư nợ tín dụng, thu được nhiều lợi nhuận hơn từ loại hình DN này và từng bước xây dựng thương hiệu tại thị trường Tp.HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Khí toàn cầu – Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------ DƯƠNG MINH TRÍ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN DẦU KHÍ TOÀN CẦU – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG ĐỨC TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. Trang i LỜI CAM ĐOAN  Sau một thời gian nghiên cứu, thu thập số liệu, điều tra khảo sát thực trạng tín dụng đối với DNNVV tại GP.Bank – CN Tp.HCM cùng với sự hỗ trợ của PGS.TS Hoàng Đức về kiến thức chuyên môn, phương pháp thực hiện luận văn thạc sĩ với đề tài “Giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại GP.Bank – CN Tp.HCM”. Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố nội dung này ở bất kỳ đâu; các số liệu, nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tp.HCM ngày …. tháng…. năm 2013 TÁC GIẢ LUẬN VĂN DƢƠNG MINH TRÍ
  3. Trang ii MỤC LỤC  Trang LỜI CAM ĐOAN. .............................................................................................................. i MỤC LỤC .......................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .................................................................................. viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ........................................................................ x LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................... xi 1. Chƣơng 1: Tổng quan về mở rộng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế. ............................................................................................. 1 1.1. Vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế ................................ 1 1.1.1. Tiêu chuẩn doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................. 1 1.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................. 3 1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế ................................. 5 1.1.4. Nguồn vốn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. ................................. 6 1.1.4.1. Tổng quan về nguồn vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ................. 6 1.1.4.2. Vai trò của nguồn vốn tín dụng đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................................................. 6 1.2. Mở rộng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................. 7 1.2.1. Khái niệm........................................................................................................ 7 1.2.2. Ý nghĩa của mở rộng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa . 8 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................................................................................................. 9 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................................................................................... 11 1.2.4.1. Nhân tố từ ngân hàng .......................................................................... 11
  4. Trang iii 1.2.4.2. Nhân tố từ doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................. 13 1.2.4.3. Nhân tố từ môi trường bên ngoài ........................................................ 14 1.3. Nghiên cứu các điều kiện cấp tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ........... 14 1.4. Kinh nghiệm mở rộng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................... 16 1.4.1. Kinh nghiệm từ Nhật Bản ............................................................................. 16 1.4.2. Kinh nghiệm từ Cộng hòa liên bang Đức ..................................................... 17 1.4.3. Kinh nghiệm từ Trung Quốc......................................................................... 18 1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................. 18 Kết luận chương 1 ............................................................................................................. 19 2. Chƣơng 2: Thực trạng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại GP.Bank – CN Tp.HCM ........................................................................................... 20 2.1. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................................................................... 20 2.1.1. Tình hình phát triển số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................. 20 2.1.2. Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa.................................... 21 2.1.2.1. Vốn đăng ký kinh doanh ..................................................................... 21 2.1.2.2. Nguồn vốn hoạt động kinh doanh ....................................................... 21 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa .................. 22 2.2. Tổng quan về GP.Bank – CN Tp.HCM ................................................................ 23 2.2.1. Quá trình ra đời và phát triển ........................................................................ 23 2.2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành của GP.Bank – CN Tp.HCM................ 23 2.2.1.2. Giới thiệu về GP.Bank – CN Tp.HCM ................................................ 23 2.2.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động ............................................................................. 24 2.2.2.1. Sơ đồ tổ chức tại GP.Bank – CN Tp.HCM .......................................... 24 2.2.2.2. Các hoạt động kinh doanh tại GP.Bank – CN Tp.HCM ...................... 24 2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2012 ......................... 25 2.2.3.1. Hoạt động huy động vốn ...................................................................... 25
  5. Trang iv 2.2.3.2. Hoạt động tín dụng ............................................................................... 28 2.2.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh .............................................................. 33 2.3. Thực trạng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại GP.Bank – CN Tp.HCM ................................................................................................................ 34 2.3.1. Số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng........................................................ 34 2.3.2. Quy mô và chính sách cấp tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ........ 35 2.3.3. Quy mô huy động huy động vốn ngân hàng đáp ứng yêu cầu cấp tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................................ 36 2.3.4. Hiệu quả cấp tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................. 37 2.3.5. Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................ 38 2.4. Khảo sát các điều kiện cấp tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm mở rộng tín dụng tại GP.Bank – CN Tp.HCM ............................................................ 39 2.4.1. Kết quả kiểm định thang đo .......................................................................... 39 2.4.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................... 40 2.4.2.1. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp nhỏ và vừa về việc vay vốn ngân hàng ....................................................... 41 2.4.2.2. Thang đo nhân tố quyết định của doanh nghiệp nhỏ và vừa về việc vay vốn ngân hàng ...................................................................................... 42 2.4.3. Kết quả phân tích hồi quy ............................................................................. 42 2.4.4. Kết luận ......................................................................................................... 44 2.5. Đánh giá hoạt động mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại GP.Bank – CN Tp.HCM ....................................................................................... 45 2.5.1. Đánh giá hoạt động mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại GP.Bank – CN Tp.HCM với một số chi nhánh lớn của các ngân hàng thương mại cổ phần khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .............................. 45 2.5.2. Những kết quả mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ............ 46 2.5.3. Những hạn chế mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ........... 47 2.5.3.1. Những hạn chế ...................................................................................... 47
  6. Trang v 2.5.3.2. Nguyên nhân hạn chế mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................................................................ 49 Kết luận chương 2 ............................................................................................................. 52 3. Chƣơng 3: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại GP.Bank – CN Tp.HCM ........................................................................................... 53 3.1. Định hướng của phát triển GP.Bank – CN Tp.HCM đến năm 2015 .................... 53 3.1.1. Định hướng chung ........................................................................................ 53 3.1.2. Định hướng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ................ 54 3.2. Các giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại GP.Bank – CN Tp.HCM .......................................................................................................... 55 3.2.1. Nhóm giải pháp do GP.Bank – CN Tp.HCM thực hiện ............................... 55 3.2.1.1. Tăng cường công tác quảng bá hình ảnh và tìm hiểu nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................... 55 3.2.1.2. Tăng cường chính sách ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................................................................ 56 3.2.1.3. Nâng cao chất lượng và số lượng nhân viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp ................................................................................................... 57 3.2.1.4. Nâng cao chất lượng thông tin trong phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................................................ 57 3.2.1.5. Thực hiện có hiệu quả các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa...................................................................... 59 3.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ .................................................................................. 60 3.2.2.1. Nhóm giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các hiệp hội ngành nghề ..................................... 60 3.2.2.2. Nhóm giải pháp đối với GP.Bank ........................................................ 63 3.2.2.3. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................ 66 Kết luận chương 3 ............................................................................................................. 72
  7. Trang vi KẾT LUẬN ...................................................................................................................... xv TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. xvi Phụ lục bảng khảo sát ................................................................................................... xviii Phụ lục kiểm định thang đo ............................................................................................ xxi Phụ lục phân tích EFA ............................................................................................... xxviii Phụ lục kiểm định nhân tố ........................................................................................... xxxii Phụ lục kiểm định tương quan .................................................................................. xxxvii Phụ lục phân tích hồi quy ......................................................................................... xxxviii
  8. Trang vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT  CIC Trung tâm thông tin tín dụng CN Chi nhánh CN Tp.HCM Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa GP.Bank – CN Tp.HCM Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh KH Khách hàng NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TSBĐ Tài sản bảo đảm UNBD Ủy ban nhân dân
  9. Trang viii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU  Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại DNNVV của một số quốc gia và khu vực ............................ 1 Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại DNNVV ở Việt Nam ............................................................ 3 Bảng 2.1: Số lượng DNNVV đang hoạt động trên địa bàn Tp.HCM ............................... 20 Bảng 2.2: Số lượng DNNVV ngừng hoạt động trên địa bàn Tp.HCM ............................. 20 Bảng 2.3: Số lượng DNNVV đăng ký thành lập mới và số vốn đăng ký kinh doanh của DNNVV trên địa bàn Tp.HCM......................................................................... 21 Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của DNNVV trên địa bàn Tp.HCM ................. 21 Bảng 2.5: Tình hình hoạt động kinh doanh của DNNVV trên địa bàn Tp.HCM ............. 22 Bảng 2.6: Huy động vốn theo đối tượng KH tại GP.Bank - CN Tp.HCM ....................... 25 Bảng 2.7: Huy động vốn theo thời hạn gửi tiền tại GP.Bank - CN Tp.HCM ................... 27 Bảng 2.8: Huy động vốn theo hình thức gửi tiền tại GP.Bank - CN Tp.HCM ................. 27 Bảng 2.9: Dư nợ cho vay theo đối tượng KH tại GP.Bank - CN Tp.HCM ...................... 28 Bảng 2.10: Dư nợ cho vay theo thời hạn vay tại GP.Bank - CN Tp.HCM ....................... 30 Bảng 2.11: Tỷ trọng dư nợ tín dụng trên tổng vốn huy động tại GP.Bank - CN Tp.HCM31 Bảng 2.12: Chất lượng tín dụng tại GP.Bank - CN Tp.HCM ........................................... 32 Bảng 2.13: Kết quả hoạt động kinh doanh tại GP.Bank - CN Tp.HCM ........................... 33 Bảng 2.14: Số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng tại GP.Bank - CN Tp.HCM ............. 34 Bảng 2.15: Dư nợ tín dụng đối với DNNVV theo đối tượng KH tại GP.Bank - CN Tp.HCM ......................................................................................................... 35 Bảng 2.16: Dư nợ tín dụng đối với DNNVV theo thời hạn vay tại GP.Bank - CN Tp.HCM ........................................................................................................................ 35 Bảng 2.17: Huy động vốn đối với DNNVV tại GP.Bank - CN Tp.HCM ......................... 36 Bảng 2.18: Hiệu quả cấp tín dụng đối với DNNVV tại GP.Bank - CN Tp.HCM ............ 37 Bảng 2.19: Chất lượng tín dụng của DNNVV tại GP.Bank - CN Tp.HCM ..................... 38
  10. Trang ix Bảng 2.20: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết .................................................. 44 Bảng 2.21: Dư nợ tín dụng đối với DNNVV tại một số CN lớn của các NHTMCP khác trên địa bàn Tp.HCM ..................................................................................... 45
  11. Trang x DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ  Sơ đồ 1.1: Sơ đồ nghiên cứu các điều kiện ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng NH của DNNVV ..................................................................................................... 16 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức tại GP.Bank – CN Tp.HCM ...................................................... 24 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ nghiên cứu các điều kiện ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng NH của DNNVV đã điều chỉnh .............................................................................. 45 Biểu đồ 2.1: Huy động vốn theo đối tượng KH tại GP.Bank - CN Tp.HCM ................... 26 Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay theo đối tượng KH tại GP.Bank - CN Tp.HCM .................. 29 Biểu đồ 2.3: Dư nợ cho vay theo thời hạn vay tại GP.Bank - CN Tp.HCM ..................... 30
  12. Trang xi LỜI MỞ ĐẦU  1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: DNNVV luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong các thành phần kinh tế ở hầu hết các quốc gia và luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam, kể từ sau khi Luật DN 2005 được ban hành, số lượng các DN ra đời ngày càng nhiều, đặc biệt là các DNNVV. Những DN này cùng với các thành phần kinh tế khác đang hợp thành một sức mạnh to lớn giúp đất nước phát huy ngày càng hiệu quả các nguồn lực, tạo đà tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, tạo nhiều việc làm và cải thiện đời sống của người dân. Nhận thức được tầm quan trọng của DNNVV đối với sự phát triển chung của nền kinh tế, Đảng và Nhà nước đã chú trọng đưa ra những định hướng, chính sách đúng đắn; bên cạnh đó là việc thực hiện những biện pháp cụ thể nhằm hỗ trợ, đẩy mạnh sự phát triển của loại hình DN này. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, DNNVV vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn về vốn nên rất cần sự hỗ trợ nhiều hơn nữa từ nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó nguồn vốn vay chính thức từ NH đóng vai trò hết sức quan trọng. Hiện nay vấn đề này không còn mang tính chất một chiều, không chỉ các DN cần đến NH mà bản thân các NH cũng cần DN. Cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO ngày 11/01/2007, việc mở rộng "sân chơi" mà trước mắt là sự có mặt ngày càng nhiều các NH nước ngoài là một trong những điều kiện đàm phán để gia nhập tổ chức này. "Sân chơi" này vốn đã hẹp, nay càng hẹp hơn do sự cạnh tranh khốc liệt không chỉ từ các NH trong nước mà còn đến từ các đối tác nước ngoài mạnh về vốn, công nghệ, trình độ quản lý và nhất là nhân sự. Chính vì điều này, đòi hỏi mỗi NH phải tự nỗ lực hết mình để tồn tại và phát triển, trong đó việc mở rộng tín dụng đối với DNNVV được xem là một trong những hướng phát triển đầy tiềm năng không những giúp NH gia
  13. Trang xii tăng dư nợ mà từng bước có thể mở rộng được hoạt động, chiếm lĩnh thị trường còn nhiều tiềm năng này. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, GP.Bank đã xác định chính sách tín dụng của mình là chú trọng phát triển, mở rộng tín dụng đối với DNNVV. Đây được xem là nhóm KH mục tiêu trọng điểm trong định hướng chiến lược trở thành một trong các NH bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc trong việc hỗ trợ vốn tín dụng của GP.Bank đối với DNNVV cũng như trong việc thực hiện định hướng tiếp cận, mở rộng và gia tăng lợi nhuận thu được từ loại hình này, đặc biệt tại khu vực Tp.HCM. Do đó, tôi đã quyết định chọn đề tài "Giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại GP.Bank – CN Tp.HCM" là đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN: Liên quan đến đề tài "Giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại GP.Bank – CN Tp.HCM" đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến luận văn như sau: Tiến sĩ Trương Quang Thông (2010), Tín dụng NH cho các DNNVV, Nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực Tp.HCM. Đề tài này đã nghiên cứu và hệ thống hóa lý thuyết về DNNVV; phân tích tổng quan DNNVV tại Việt Nam qua các số liệu thống kê và chính sách của Nhà nước đối với DNNVV. Đề tài cũng đã tiến hành khảo sát về tài trợ tín dụng cho các DNNVV, trên cơ sở đó tác giả cũng đã gợi ý các chính sách đối với DNNVV, đối với NH và các cơ quan Chính phủ. Tiến sĩ Võ Đức Toàn (2012), Tín dụng đối với DNNVV của các NHTMCP trên địa bàn Tp.HCM, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học NH Tp.HCM. Đề tài này đã nghiên cứu và hệ thống hóa những lý luận cơ bản về DNNVV, tín dụng NHTM; phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của các NHTMCP trên địa bàn Tp.HCM từ đó rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của nó; từ đó đề ra các giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những ưu điểm, góp phần mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTMCP đối với DNNVV trên địa bàn Tp.HCM. Đối chiếu với đề tài của tác giả đang nghiên cứu thì không có sự trùng lắp.
  14. Trang xiii 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích thực trạng tín dụng của DNNVV tại GP.Bank – CN Tp.HCM. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các DNNVV đã, đang và dự định vay vốn tại GP.Bank – CN Tp.HCM từ năm 2010 đến năm 2012. 4. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp thực tế và khả thi để góp phần "khơi thông" và mở rộng nguồn vốn tín dụng của GP.Bank – CN Tp.HCM đối với DNNVV. Từ đó có thể góp phần giúp cho GP.Bank – CN Tp.HCM tăng dư nợ tín dụng, thu được nhiều lợi nhuận hơn từ loại hình DN này và từng bước xây dựng thương hiệu tại thị trường Tp.HCM. Nhiệm vụ nghiên cứu: Trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu mở rộng tín dụng đối với các DNNVV ở góc độ định lượng là làm thế nào để gia tăng số lượng các DNNVV có khả năng tiếp cận tín dụng NH. Do đó, nhiệm vụ nghiên cứu được chia thành ba giai đoạn. - Xác định các điều kiện tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng NH của các DNNVV. - Xác định mức độ ảnh hưởng của các điều kiện tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng NH của các DNNVV. - Từ kết quả phân tích, tác giả đề xuất một số giải pháp quan trọng và khả thi nhằm góp phần "khơi thông" và mở rộng nguồn vốn tín dụng đối với các DNNVV tại GP.Bank – CN Tp.HCM. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Đề tài thực hiện dựa vào phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp trên nền tảng lý luận về kinh tế học, tài chính, NH… cũng như thực trạng cấp tín dụng đối với DNNVV tại vùng nghiên cứu. Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Đầu tiên, nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính nhằm
  15. Trang xiv xây dựng và hoàn thiện bảng khảo sát. Cuối cùng, nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng thông qua việc gửi bảng khảo sát chi tiết cho 350 DNNVV và có giải thích rõ nội dung bảng khảo sát cho những DN được phỏng vấn nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như ước lượng và kiểm định mô hình. Để phân tích các dữ liệu thu thập nhằm phục vụ cho nghiên cứu, đề tài sử dụng các công cụ như: kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha, EFA, hồi quy tuyến tính bội bằng phần mềm thống kê SPSS for Windows 20.0. 6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: Nếu đề tài nghiên cứu thành công sẽ là một trong các cơ sở để Ban giám đốc GP.Bank – CN Tp.HCM tham khảo và phát triển một số giải pháp khả thi, phù hợp với nguồn lực của CN trong việc mở rộng tín dụng đối với DNNVV. Cụ thể, CN có thể xây dựng các chính sách, định hướng dài hạn cũng như các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn với những mục tiêu cụ thể, rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, CN có thể đề xuất với Hội sở thiết kế các sản phẩm đặc thù phù hợp với nhu cầu DNNVV trên địa bàn Tp.HCM cũng như thực hiện tốt khâu tuyển dụng, đào tạo và tái đào tạo đội ngũ nhân viên; điều chỉnh một số bộ phận theo hướng gọn nhẹ và chuyên biệt hóa nhằm phục vụ tốt hơn cho đối tượng KH DNNVV. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu được chia thành ba chương chính sau đây: Chương 1: Tổng quan về mở rộng tín dụng NH đối với các DNNVV trong nền kinh tế. Chương 2: Thực trạng về mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại GP.Bank – CN Tp.HCM. Chương 3: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại GP.Bank – CN Tp.HCM.
  16. Trang 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG NỀN KINH TẾ 1.1 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG NỀN KINH TẾ: 1.1.1 Tiêu chuẩn DNNVV: Dựa theo quy mô có thể phân loại DN thành DN có quy mô lớn, vừa và nhỏ. Trong đó, việc xác định các tiêu chí và định mức để đánh giá quy mô của một DNNVV có sự khác biệt ở các quốc gia trên thế giới. Ngay trong cùng một quốc gia, những tiêu chí này cũng có thể được thay đổi theo thời gian vì sự phát triển của DN, đặc điểm nền kinh tế hay tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia đó... Tuy nhiên, các tiêu chí phổ biến nhất được nhiều quốc gia sử dụng là: số lượng lao động bình quân mà DN sử dụng trong năm, tổng mức vốn đầu tư của DN, tổng doanh thu hàng năm của DN. Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại DNNVV của một số quốc gia và khu vực Quốc gia/ Số lao động Phân loại DNNVV Vốn đầu tƣ Doanh thu Khu vực bình quân A. NHÓM CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN 1. Mỹ Nhỏ và vừa 0-500 Không quy định Không quy định 1-300 ¥ 0-300 triệu Không quy định - Đối với ngành sản xuất - Đối với ngành thương 2. Nhật 1-100 ¥ 0-100 triệu mại - Đối với ngành dịch vụ 1-100 ¥ 0-50 triệu 3. EU Siêu nhỏ < 10 Không quy định Không quy định Nhỏ < 50 < €7 triệu Vừa < 250 < €27 triệu 4. Australia Nhỏ và vừa < 200 Không quy định Không quy định 5. Canada Nhỏ < 100 Không quy định < CDN$ 5 triệu Vừa < 500 CDN$ 5 -20 triệu 6. New Zealand Nhỏ và vừa < 50 Không quy định Không quy định 7. Korea Nhỏ và vừa < 300 Không quy định Không quy định 8. Taiwan Nhỏ và vừa < 200 < NT$ 80 triệu < NT$ 100 triệu
  17. Trang 2 B. NHÓM CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 1. Thailand Nhỏ và vừa Không quy < Baht 200 triệu Không quy định định 2. Malaysia - Đối với ngành sản xuất 0-150 Không quy định RM 0-25 triệu 3. Philippine Nhỏ và vừa < 200 Peso 1,5-60 triệu Không quy định 4. Indonesia Nhỏ và vừa Không quy < US$ 1 triệu < US$ 5 triệu định 5.Brunei Nhỏ và vừa 1-100 Không quy định Không quy định C. NHÓM CÁC NƯỚC KINH TẾ ĐANG CHUYỂN ĐỔI 1. Russia Nhỏ 1-249 Không quy định Không quy định Vừa 250-999 2. China Nhỏ 50-100 Không quy định Không quy định Vừa 101-500 3. Poland Nhỏ < 50 Không quy định Không quy định Vừa 51-200 4. Hungary Siêu nhỏ 1-10 Không quy định Không quy định Nhỏ 11-50 Vừa 51-250 Nguồn: Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, 2008, trang 42 Theo tiêu chí của NH thế giới và nhiều tổ chức quốc tế khác cũng đều sử dụng tiêu chí số lao động để phân chia DN thành 04 loại tương ứng với số lượng lao động như sau: DN siêu nhỏ (số lao động dưới 10 người), DN nhỏ (số lao động từ 10 người đến dưới 50 người), DN vừa (số lao động từ 50 người đến 300 người), DN lớn (số lao động trên 300 người). Ở Việt Nam, theo Điều 3 của Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển DNNVV đã định nghĩa: DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của DN) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), như sau:
  18. Trang 3 Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại DNNVV ở Việt Nam Quy mô DN siêu DN nhỏ DN vừa nhỏ Số lao Tổng Số lao động Tổng nguồn Số lao động Khu vực động nguồn vốn vốn Nông, lâm nghiệp 10 người 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên 200 và thủy sản trở xuống trở xuống người đến đồng đến 100 người đến 200 người tỷ đồng 300 người Công nghiệp và 10 người 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên 200 xây dựng trở xuống trở xuống người đến đồng đến 100 người đến 200 người tỷ đồng 300 người Thương mại và 10 người 10 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 10 tỷ từ trên 50 dịch vụ trở xuống trở xuống người đến đồng đến 50 người đến 50 người tỷ đồng 100 người Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ 1.1.2 Một số đặc điểm cơ bản của DNNVV: Thứ nhất, DNNVV thành lập rất dễ dàng. Các DNNVV có vốn đầu tư ít, quy mô nhỏ, thủ tục thành lập đơn giản nên đã thu hút được rất nhiều các doanh nhân tham gia thành lập DNNVV. Theo Quyết định phê duyệt kế hoạch phát triển DNNVV của Chính phủ, dự kiến giai đoạn 2011 - 2015 sẽ thành lập mới thêm 350.000 DNNVV, tốc độ tăng bình quân 25%/năm. Thứ hai, DNNVV có quy mô vốn và lao động nhỏ. Đây thường là những DN có xuất phát điểm thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Đặc điểm này làm cho các DNNVV gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động và phát triển. Tuy nhiên vốn đầu tư ít và quy mô lao động nhỏ lại tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV thành lập dễ dàng và rút ngắn thời gian thu hồi vốn nếu DN kinh doanh có hiệu quả. Thứ ba, DNNVV thích ứng nhanh với sự biến đổi của thị trường. DNNVV thường có mối quan hệ trực tiếp với thị trường và KH nên dễ tìm kiếm, nắm bắt và đáp ứng nhu cầu
  19. Trang 4 của thị trường. Với cơ sở vật chất và thị phần nhỏ bé, DN dễ dàng chuyển đổi ngành nghề sản xuất hoặc thu hẹp quy mô mà không gây hậu quả quá nặng nề cho xã hội. Mặt khác, do có bộ máy quản lý gọn nhẹ nên DN cũng nhanh chóng đưa ra các quyết định phù hợp với thực tiễn thị trường. Thứ tư, DNNVV hạn chế về máy móc, trang thiết bị và trình độ công nghệ. DNNVV thường sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên có chất lượng sản phẩm chưa cao. Đại đa số chủ DNNVV thiếu kiến thức, thông tin, kinh nghiệm về những vấn đề liên quan đến việc chọn mua và chuyển giao công nghệ. Thứ năm, DNNVV thiếu các nhà quản lý có trình độ học vấn và kinh nghiệm quản lý được đào tạo bài bản. Phần lớn các nhà quản lý trong các DNNVV khi điều hành hoạt động kinh doanh thường dựa trên kinh nghiệm là chính. Do họ chưa được đào tạo cơ bản qua trường lớp nên rất hạn chế trong công tác quản lý DN, cũng như gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động của DN. Thứ sáu, DNNVV hạn chế về diện tích đất phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Họ thường sử dụng mặt bằng thuê hoặc của chủ DN với diện tích đất nhỏ và thường cách xa khu vực trung tâm. Vì vậy, các DNNVV thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh khi quy mô và thị trường của DN đã được mở rộng. Thứ bảy, DNNVV có khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt là thị trường quốc tế. Nguyên nhân chính là do các DNNVV thường là các DN mới hình thành nên thiếu nguồn tài chính cho các hoạt động xúc tiến thương mại. Do đó, quy mô thị trường của các DN thường bó hẹp ở phạm vi địa phương. Cuối cùng, DNNVV dễ dàng bị các tập đoàn, DN lớn thôn tính. "Cá lớn nuốt cá bé" là quy luật thị trường từ bao đời nay. Các DN, tập đoàn lớn thường vì những lợi ích cục bộ của mình, họ sẵn sàng tìm đủ mọi cách để triệt tiêu đối thủ cạnh tranh, và đối thủ dễ xơi nhất lại chính là những DNNVV khi đã có những thành công nhất định. Không phải tất cả những vụ triệt tiêu, thâu tóm, sáp nhập, mua bán đều mang lại thành công cho các tập đoàn lớn, nhưng ở một khía cạnh khác thì họ không phải bận tâm vì sự phát triển quá nhanh chóng của một DN nhỏ nào đó, và hiển nhiên lợi ích lâu dài về thị phần, giá cả và
  20. Trang 5 sự độc quyền mới là mục tiêu tối thượng mà các tập đoàn này nhắm tới. 1.1.3 Vai trò của các DNNVV trong nền kinh tế: Vai trò của các DNNVV trong nền kinh tế ngày càng được thể hiện rõ nét hơn, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới. Thứ nhất, DNNVV tạo được nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo. Trong điều kiện ở các nước đang phát triển như Việt Nam, vấn đề lao động và việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách, tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội. Sự ra đời của DNNVV đã góp phần không nhỏ trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo thu nhập cho địa phương. Thứ hai, DNNVV đóng góp vào tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước và đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước cũng như huy động ngày càng nhiều nguồn vốn trong xã hội nhằm đầu tư và phát triển kinh tế. DNNVV là một trong các thành phần kinh tế quan trọng của đất nước, sự phát triển của DNNNV sẽ làm tăng thêm đáng kể nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Mặt khác, hiện Nhà nước đang thực hiện chủ trương tư nhân hóa các DNNVV thuộc sở hữu của Nhà nước, tăng đầu tư vốn của xã hội cho mục đích phát triển kinh tế. Thứ ba, DNNVV góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và phân công lao động giữa các vùng - địa phương. Sự phát triển của DNNVV có thể góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nước, thu hút được ngày càng nhiều lao động ở nông thôn cũng như một số lượng lớn lao động bắt đầu tham gia vào thị trường việc làm, lực lượng này chủ yếu tập trung vào các ngành phi công nghiệp, công nghiệp và đã giúp chuyển đổi cơ cấu địa phương, cơ cấu ngành, cơ cấu các thành phần kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của quốc gia. Cuối cùng, DNNVV góp phần đào tạo lực lượng lao động cơ động, linh hoạt và có chất lượng. Các DNNVV có thể tham gia góp phần vào công việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động và phát triển nguồn nhân lực. Một bộ phận lớn lao động trong nông nghiệp và một số lao động bắt đầu tham gia vào thị trường việc làm có thể được thu hút vào các DNNVV, để thích ứng với tác phong công nghiệp và một số ngành dịch vụ liên quan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2