intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh – Trung tâm Dịch vụ Điện thoại di động CDMA - S - Telecom

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

23
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đưa ra những giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm điện thoại di động CDMA ( gọi tắt là S-Telecom). Các giải pháp này sẽ hướng đến các vấn đề: sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh, tăng doanh thu với mức chi phí hợp lý, nâng cao khả năng cạnh tranh của S-Telecom nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là phát triển hiệu quả và bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh – Trung tâm Dịch vụ Điện thoại di động CDMA - S - Telecom

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRỊNH MỸ BÌNH GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘGN KINH DOANH – TRUNG TÂM DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CDMA-S-TELECOM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NĂM 2007
  2. 2 CAM ĐOAN Tôi tên là Trịnh Mỹ Bình là sinh viên khoa sau Đại Học của trường Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh, khóa 14, chuyên ngành Kinh Tế - Tài Chính - Ngân Hàng, lớp đêm 2. Tôi cam đoan rằng luận văn tốt nghiệp “ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh – Trung Tâm Dịch Vụ Điện Thoại Di Động CDMA – S-Telecom” là đề tài nghiên cứu của chính tôi. Đề tài này chưa được ai sử dụng trước đây để làm luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu luận văn có bất cứ sự sao chép nào. TÁC GIẢ LUẬN VĂN TRỊNH MỸ BÌNH
  3. 3 LỜI CÁM ƠN Quá trình thực hiện đề tài đã thực sự giúp tôi tổng kết được kiến thức về ngành dịch vụ viễn thông di động Việt Nam và ứng dụng các kiến thức được học vào việc công tác hàng ngày tại Trung Tâm điện thoại di động CDMA. Để hoàn tất đề tài này, tôi đã được sự hỗ trợ của Trung Tâm điện thoại di động CDMA, trường Đại Học Kinh Tế và đặc biệt là sự hướng dẫn của Tiến sĩ Bùi Hữu Phước. Tôi chân thành tỏ lòng biết ơn đến tiến sĩ hướng dẫn Bùi Hữu Phước, Quý Thầy cô của Khoa Tài Chính trường Đại Học Kinh Tế, các bạn bè và các đồng nghiệp. Viễn thông là ngành nhạy cảm trong nền kinh tế đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Do vậy, đề tài này khó tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp hướng dẫn của Quý Thầy cô, các chuyên gia kinh tế, của các chuyên gia trong ngành cũng như bạn học và đồng nghiệp. TÁC GIẢ LUẬN VĂN TRỊNH MỸ BÌNH
  4. 4 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................7 DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................8 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................9 LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................10 CHƯƠNG I: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG.....................................................................................1 1.1. KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG .........................................................................................................................1 1.1.1 Khái niệm chung về hiệu quả: .............................................................................1 1.1.2 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp:................................................................1 1.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH THÔNG TIN DI ĐỘNG..................................................................1 1.2.1 Doanh thu, chi phí riêng và thuê bao:.................................................................. 1 1.2.2 Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận: ............................................................................3 1.2.3 Tỷ số hoạt động....................................................................................................3 1.2.4 Tỷ lệ nợ khó đòi trên doanh thu...........................................................................4 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP................................................................................................4 1.3.1 Các yếu tố nội tại của doanh nghiệp ....................................................................4 1.3.2 Ứng dụng mô hình 5 tác động của Micheal porter xác định các yếu tố bên ngoài tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. .....................................................6 1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ CÔNG TY VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TRÊN THẾ GIỚI. ...........................................................................................10 1.4.1.Chính sách cung cấp dịch vụ của công ty viễn thông di động Hàn Quốc (SK Telecom). .....................................................................................................................10 1.4.2. Chiến lược kinh doanh của Công ty viễn thông Singapore Telecommunications. (SingTel) ......................................................................................................................12 1.4.3. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp viễn thông ở các nước. ..........................14 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA............................17 S–TELECOM TRONG THỜI GIAN QUA..........................................................17 2.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG DI ĐỘNG VIỆT NAM ..............17 2.2 TỔNG QUAN VỀ S-TELECOM ................................................................................18 2.2.1 Cơ cấu tổ chức và vận hành của S - Telecom:...................................................18
  5. 5 2.2.2 Một số đặc điểm kinh doanh của S - Telecom :.................................................20 2.3 THỰC TRẠNG HỌAT ĐỘNG CỦA S-Telecom.......................................................25 2.3.1 Vốn đầu tư .........................................................................................................25 2.3.2 Thị phần .............................................................................................................26 2.3.3 Doanh thu...........................................................................................................27 2.3.4 Chi phí................................................................................................................31 2.3.5 Lợi nhuận ...........................................................................................................34 2.3.6 Đánh giá các tỉ số tài chính................................................................................37 2.4 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỌAT ĐỘNG CỦA S-TELECOM 39 2.4.1 Các yếu tố nội tại của S-Telecom ......................................................................39 2.4.2 Các yếu tố bên ngoài..........................................................................................43 2.5 TÓM TẮT ĐIỂM MẠNH – ĐIỂM YẾU – CƠ HỘI- NGUY CƠ (SWOT) CỦA S- Telecom. ......................................................................................................................50 2.5.1 Điểm mạnh:........................................................................................................50 2.5.2 Điểm yếu:...........................................................................................................50 2.5.3 Cơ hội: ...............................................................................................................50 2.5.4 Nguy cơ:.............................................................................................................51 CHƯƠNG III :GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌAT ĐỘNG KINH DOANH CỦA S – TELECOM. .......................................................52 3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ..........................................................................................52 3.1.1 Các căn cứ để định hướng phát triển doanh nghiệp............................................52 3.1.2 Mục tiêu tổng thể của S-Telecom .......................................................................55 3.1.3 Dự kiến các mục tiêu cụ thể:...............................................................................56 3.1.4 Chiến lược phát triển: .........................................................................................56 3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌAT ĐỘNG CỦA S-TELECOM 57 3.2.1 Giải pháp tổ chức:...............................................................................................57 3.2.2 Giải pháp đầu tư:.................................................................................................60 3.2.3 Các giải pháp tăng doanh thu..............................................................................63 3.2.4 Giải pháp hạ thấp chi phí ....................................................................................65 3.2.5 Đề xuất các giải pháp vĩ mô hỗ trợ .....................................................................70 3.3. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN ............................................................................................72 KẾT LUẬN 76 PHỤ LỤC 1 78
  6. 6 PHỤ LỤC 2 80 PHỤ LỤC 3 83 PHỤ LỤC 4 86 PHỤ LỤC 5 87 PHỤ LỤC 6 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................102
  7. 7 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ARPU Average Revenue per User BCC Business Corporation Contract BOD Board of Directors / Board of Deputy BOM Board of Managers CDG Cdma Development Group CDMA Code Division Multiple Access CRM Customer relationship management DSL Digital Subcriber Line EDGE Enhanced Data rates for Global Evolution ERP Enterprise Resource Planning EVDO Evolution Data Only / Evolution Data Optimized EVN VietNam Electricity GPRS General Package Radio Service GPS Global Positioning System GSM Global System for Mobile communication 3G The Third Generation HT - Mobile Hanoi Telecom Mobile JCC Joint Coordination Committee JRM Joint Resolution Meeting ROA Return On Assets ROE Return On Equity ROS Return on Sales SLD SK Telecom – LG Electronics - Dong Ah Elecom SPT SaiGon Postel VAS Value added services Viettel The Military Electronic and Telecommunication Company TDMA Time Division Multiple Access W-CDMA Wideband Code Division Multiple Access WTO World Trade Organisation
  8. 8 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 – Thị trường viễn thông di động qua các năm Bảng 2.2 – Vốn đầu tư của các doanh nghiệp cùng ngành: Bảng 2.3 – Thị phần của S-Telecom Bảng 2.4 – Doanh thu của S-Telecom Bảng 2.5 – Doanh thu bán thiết bị đầu cuối Bảng 2.6 – Doanh thu trung bình trên một thuê bao (ARPU ) Bảng 2.7 – Doanh cung cấp dịch vụ Bảng 2.8 – Tổng chi phí qua các năm Bảng 2.9 – Lãi gộp qua các năm Bảng 2.10 – Lãi sau chi phí riêng và lãi ròng qua các năm Bảng 2.11 – Tỷ số hoạt động qua các năm Bảng 2.12 – Tỷ số sinh lợi (truớc chi phí riêng )qua các năm Bảng 2.13 – Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ hỗ trợ khách hàng của S-Telecom Bảng 2.14 – Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ của S-Telecom công bố năm 2006 Bảng 2.15 - Các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam Bảng 3.1 – Kế hoạch xây dựng trạm năm 2007 của các nhà cung cấp dịch vụ
  9. 9 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu doanh thu của S-Telecom Biểu đồ 2.2: Cơ cấu doanh thu dịch vụ Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng các khoản mục chi phí Biểu đồ 2.4 Lãi gộp kinh doanh thiết bị Biểu đồ 2.5 Lãi gộp kinh doanh dịch vụ Biểu đồ 2.6 Tỉ trọng tài sản
  10. 10 LỜI MỞ ĐẦU Ngành Viễn Thông là ngành then chốt trong phát triển kinh tế quốc gia và xã hội thông tin. Trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập WTO – Viễn thông là một trong ba ngành (Ngân hàng, Bảo hiểm, Viễn thông) thu hút sự đầu tư từ nước ngoài nhiều nhất. Đồng thời thị trường viễn thông Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là thị trường đầy tiềm năng và đang trong giai đoạn phát triển đỉnh cao, đặc biệt là ngành viễn thông di động. Trên góc độ của doanh nghiệp, thị trường viễn thông di động có quá nhiều biến động từ chính sách vĩ mô của Chính Phủ đến sự phát triển quy mô của thị trường, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp cùng ngành…đòi hỏi doanh nghiệp phải có những giải pháp mang tính chiến lược và linh hoạt. Để phản ánh được tất cả những vấn đề trên, tác giả chọn S- Telecom làm trường hợp nghiên cứu cụ thể. Vì xét về thị phần, S- Telecom được coi là doanh nghiệp đang phát triển (so với Vinaphone, Mobifone, Viettel là doanh nghiệp đã phát triển, EVN, HT – mobile là doanh nghiệp mới phát triển) 1. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đưa ra những giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm điện thoại di động CDMA ( gọi tắt là S-Telecom). Các giải pháp này sẽ hướng đến các vấn đề: sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh, tăng doanh thu với mức chi phí hợp lý, nâng cao khả năng cạnh tranh của S-Telecom nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là phát triển hiệu quả và bền vững. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các dịch vụ mà S-Telecom cung cấp, bao gồm: dịch vụ thoại và các dịch vụ giá trị gia tăng khác trên mạng điện thoại di động tế bào, như :fax, truyền số liệu, các cuộc gọi đường dài quốc tế, truy cập Internet. Nghiên cứu tập trung vào hoạt động kinh doanh của S-Telecom, mối quan hệ tương quan của S-Telecom với thị trường viễn thông di động Việt Nam từ khi cung cấp dịch vụ năm 2003 đến nay.
  11. 11 3. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích logic và phân tích trên quan điểm quản trị tài chính ở góc độ doanh nghiệp. Đồng thời sử dụng mô hình SPSS để đánh giá nhận định của người tiêu dùng về dịch vụ của S – Telecom nhằm tìm kiếm yếu tố tác động đến khách hàng góp phần tạo nên xu hướng biến đổi doanh thu của S - Telecom. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, S- Telecom là doanh nghiệp hoạt động theo hình thức BCC đã đi vào giai đoạn ổn định (4 năm) có đầy đủ yếu tố của doanh nghiệp đang phát triển và phải đối mặt với nhiều vấn đề vĩ mô tác động đến hoạt động, sẽ rất thích hợp chọn làm trường hợp nghiên cứu điển hình cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành viễn thông. Do vậy nghiên cứu trường hợp S- Telecom mang ý nghĩa thực tiễn cao. 5. Điểm nổi bật của luận văn Luận văn phân tích được những đặc điểm tổ chức và vận hành theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), từ đó đưa ra giải pháp tổ chức hiệu quả hơn cho S-Telecom cũng như các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức BCC khác. Đồng thời qua nghiên cứu, đề tài khái quát được mức độ cạnh tranh của thị trường viễn thông Việt Nam hiện nay. Từ đó đưa ra những giải pháp cạnh tranh hợp lý cho doanh nghiệp cũng như là kiến nghị đến Chính Phủ những giải pháp vĩ mô tạo lập thị trường viễn thông bình đẳng và ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. 6. Kết cấu luận văn: Nội dung chính của luận văn bao gồm: Phần mở đầu Chương 1: Hiệu quả hoạt động kinh doanh trong ngành viễn thông. Chương 2: Đánh giá hiệu quả hoạt động của S- Telecom trong thời gian qua Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của S- Telecom Kết luận Phụ lục
  12. 1 CHƯƠNG I: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG 1.1. KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG 1.1.1 Khái niệm chung về hiệu quả: Hiệu quả là kết quả đạt được trong quá trình hoạt động đặt trong mối liên hệ với chi phí nguồn lực đầu vào và các mục tiêu đề ra. 1.1.2 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: Trên phương diện tài chính, doanh nghiệp được gọi là hoạt động có hiệu quả khi doanh nghiệp hoạt động ổn định, kết quả lợi nhuận dương, thị phần doanh nghiệp có sự tăng trưởng và hiệu suất lợi nhuận trên vốn ngày càng tăng. Ngoài ra khi đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cần xét đến mức độ đạt được mục tiêu của doanh nghiệp đề ra trong từng giai đoạn, những hiệu quả xã hội mà doanh nghiệp đóng góp vào. (Ví dụ như kích thích các ngành khác phát triển, đóng góp cho ngân sách và tạo việc làm …) 1.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH THÔNG TIN DI ĐỘNG 1.2.1 Doanh thu, chi phí riêng và thuê bao: Doanh thu:trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông gồm các phần cơ bản: doanh thu dịch vụ, doanh thu kết nối và doanh thu chuyển vùng quốc tế. - Doanh thu dịch vụ: là doanh thu thu từ thuê bao (khách hàng) sử dụng các dịch vụ của nhà cung cấp. - Doanh thu kết nối: là doanh thu thu từ doanh nghiệp viễn thông khác khi thuê bao của doanh nghiệp đối tác gọi vào thuê bao của doanh nghiệp. Do đặc tính của ngành viễn thông, ngoài doanh thu dịch vụ thu được từ khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ còn thu từ đối tác gọi là doanh thu kết nối. Doanh thu này được tính theo phút và giá cả do Nhà Nước quy định.
  13. 2 - Doanh thu chuyển vùng quốc tế: là doanh thu thu từ các thuê bao khi đi ra nước ngoài (những nước có thỏa thuận chuyển vùng với doanh nghiệp) sử dụng điện thoại di động của doanh nghiệp để thực hiện cuộc gọi như khi đang ở Việt Nam mà không cần đổi máy di động hoặc đổi số thuê bao. Thuê bao: là đơn vị tính khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Một khách hàng có thể có nhiều số thuê bao. Do đặc tính thị trường viễn thông Việt Nam ưa chuộng hình thức SIM nên phát sinh thuê bao thực và thuê bao ảo. - Thuê bao thực: là số thuê bao đã và đang sử dụng dịch vụ được ghi nhận trên hệ thống. Trong thuê bao thực có thuê bao bị cắt một chiều (thuê bao chỉ được nhận tin nhắn, cuộc gọi mà không được sử dụng bất kỳ dịch vụ nào) và thuê bao bị cắt hai chiều dưới ba tháng (là thuê bao không được nhận và không được sử dụng dịch vụ, nói cách khác là không còn hoạt động nữa nhưng chưa đến thời hạn loại bỏ thông tin khỏi hệ thống). - Thuê bao ảo: là số thuê bao không sử dụng dịch vụ nhưng không thông báo cho doanh nghiệp biết và chưa đến hạn huỷ bỏ dữ liệu thuê bao này trên hệ thống (rời mạng). Theo quy định số 872/BBCVT ngày 27/04/2007 về việc thuê bao bị khóa hai chiều quá 3 tháng sẽ buộc phải hủy bỏ thông tin trên hệ thống. Chỉ tiêu này rất khó xác định. Đối với các quốc gia khác, khách hàng muốn sử dụng dịch vụ phải ký kết hợp đồng (thường theo phương thức trả sau và trả trọn gói) nên lượng thuê bao ảo ít và hầu như không có. Doanh thu trung bình một thuê bao tạo ra (ARPU: Average Revenue per User – ARPU) là số tiền doanh nghiệp thu được trung bình trên một thuê bao thực trong kỳ. Doanh thu trong kỳ là doanh thu thực tế thuê bao sử dụng (được ghi nhận trên hệ thống kỹ thuật). Toång cöôùc phí phaùt sinh cuûa khaùch haøng trong thaùng (khoâng bao goàm caùc khoaûn khuyeán maõi vaø mieãn phí) (ARPU) = thueâ bao coù phaùt sinh cöôùc phí dòch vuï bình quaân trong thaùng
  14. 3 1.2.2 Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận: Lợi nhuận trước thuế thu = Tổng doanh thu - Tổng chi phí hoạt động nhập doanh nghiệp để chia Tỷ suất lợi nhuận trên toàn bộ tài sản Lôïi nhuaän roøng ROA = Voán SXKD Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Lôïi nhuaän roøng ROS = Doanh thu thuaàn Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Lôïi nhuaän roøng ROE = Voán chuû sôû höõu bình quaân Cơ bản, chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp lớn hơn 0 là có thể duy trì hoạt động. Tuy nhiên để xét tính hiệu quả cần phải so sánh chỉ tiêu này với những kết quả đạt được trong quá khứ và với chi phí. Vì vậy cần xét đến chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn SXKD và trên doanh thu. 1.2.3 Tỷ số hoạt động Doanh thu thuaàn Vòng quay vốn lưu động = Voán löu ñoäng bình quaân Doanh thu thuaàn Vòng quay hàng tồn kho = Haøng toàn kho bình quaân Doanh thu thuaàn Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Taøi saûn coá ñònh bình quaân Doanh thu thuaàn Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản = Toaøn boä taøi saûn bình quaân Đối với doanh nghiệp viễn thông, để đảm bảo kế hoạch kinh doanh, lượng thuê bao của doanh nghiệp nên ở mức 70% kho số mà doanh nghiệp được phân bổ. Kho số là tài sản quốc gia, khi kho số được phân bổ cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải đóng phí, phí này được phân bổ vào chi phí hoạt động hàng năm của doanh nghiệp. Ở góc độ khác, khả năng sở hữu kho số hay lượng đầu số mà doanh nghiệp được phân bổ là tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên khi tính giá trị tài sản của
  15. 4 doanh nghiệp thì không tính đến giá trị những đầu số này (vì không có khả năng chuyển nhượng mua bán giữa các doanh nghiệp). Dù vậy, hiệu quả sử dụng kho số là một phần không thể thiếu khi xét đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.4 Tỷ lệ nợ khó đòi trên doanh thu Nôï khoù ñoøi trong kyø Tỷ lệ nợ khó đòi trên doanh thu = Doanh thu trong kyø Nợ xấu (nợ khó đòi): do các thuê bao trả sau sử dụng dịch vụ và thanh toán vào cuối kỳ. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp dịch vụ và quy chế quản lý thuê bao chưa rõ ràng, thuê bao trả sau có thể dễ dàng chuyển đổi nhà cung cấp và vì vậy các thuê bao trả sau có thể không thanh toán đầy đủ các khoản phải trả cho nhà cung cấp. Do vậy các khoản này có xác suất biến thành nợ xấu rất cao (nghĩa là không thu đuợc nợ). 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.3.1 Các yếu tố nội tại của doanh nghiệp 1.3.1.1 Năng lực tài chính: Đây là yếu tố quyết định đến sự hình thành và tồn tại của doanh nghiệp thông qua chiến lược đầu tư và kinh doanh. Năng lực tài chính mạnh cho phép doanh nghiệp đầu tư những công nghệ hiện đại với tiến độ đầu tư nhanh và theo đuổi những chiến lược cạnh tranh dài hơi. 1.3.1.2 Các yếu tố nội tại khác Môi trường kinh doanh luôn luôn chuyển động và ngày càng có nhiều yếu tố tác động đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh linh hoạt. Doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào kế hoạch kinh doanh và thời điểm triển khai dịch vụ. Chiến lược kinh doanh tốt sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội và giảm thiểu những rủi ro do tính bất ổn của môi trường tạo ra. Một số điểm chính yếu cần quan tâm trong chiến lược kinh doanh:
  16. 5 a. Chính sách đầu tư: Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của thị trường và nguồn vốn đầu tư có hạng, chính sách đầu tư bao gồm vùng đầu tư, kế hoạch đầu tư , tốc độ đầu tư là một trong những yếu tố chiến lược giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. b. Chính sách Marketing: bao gồm cách thiết kế các gói cước (giá cước), chương trình khuyến mãi, hệ thống nhận diện thương hiệu, dịch vụ chăm sóc khách hàng, kênh phân phối. c. Công nghệ và chất lượng dịch vụ: - Chất lượng dịch vụ được quyết định bởi: • Khả năng hợp tác với các doanh nghiệp cùng ngành: Để cung cấp dịch vụ cho khách hàng được tốt: các doanh nghiệp viễn thông cùng ngành phải hợp tác với nhau trên phương diện kỹ thuật gọi là kết nối. Kết nối cho phép truyền thoại, số liệu, hình ảnh từ các nhà cung cấp mạng này đến các nhà cung cấp mạng khác. Nhờ có kết nối, tài sản mạng được chia sẻ giữa các doanh nghiệp Viễn Thông với nhau, các doanh nghiệp không cần xây dựng thêm mạng khi lưu lượng không đảm bảo chi phí. Do vậy, kết nối là yếu tố giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp/ngành. • Phạm vi và mật độ các trạm phát – truyền sóng: Mật độ phủ sóng càng dày, phạm vi phủ sóng càng rộng thì chất lượng truyền sóng càng tốt. Tuy nhiên về mặt hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì không thể nơi nào cũng phủ sóng và mật độ phủ sóng dày bằng như nhau. Nói cách khác doanh nghiệp cần một kế hoạch triển khai rõ ràng, vùng nào cần phủ dày trước và cần mở rộng tới đâu, vùng nào nên tập trung… - Công nghệ: là yếu tố quyết định khả năng phát triển của công ty. Với tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật như hiện nay, nếu công nghệ càng linh hoạt chuyển đổi thì doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả. (Hệ thống dễ tương thích với thiết bị đầu cuối bao nhiêu thì khả năng mở rộng thị trường càng lớn, hệ thống càng dễ nâng cấp bao nhiêu thì khả năng thích ứng với công nghệ tiên tiến càng lớn). Khả năng lan
  17. 6 truyền công nghệ là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động thông qua chi phí nhân sự và quyết định đầu tư của doanh nghiệp. d. Chính sách phát triển Đặt ra những mục tiêu phù hợp trong từng giai đoạn sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Chiến lược phát triển giúp cho doanh nghiệp phát triển đúng mục tiêu đề ra đồng thời hình thành một cơ cấu nội bộ hoạt động hiệu quả. Những kế hoạch thu hút vốn, kế hoạch đầu tư cho công nghệ, cho hoạt động nghiên cứu R&D, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và kế hoạch tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp là những điểm chính yếu cần quan tâm trong chiến lược phát triển. Vạch ra và áp dụng chiến lược phát triển đúng đắn, doanh nghiệp sẽ đạt được hiệu quả hoạt động cao. e. Chính sách nhân sự và tổ chức điều hành Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xuất phát từ con người do vậy chính sách nhân sự như kế hoạch tuyển dụng, chính sách đãi ngộ nhân viên và cách thức tổ chức hoạt động trong doanh nghiệp là nhân tố căn bản quyết định đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. 1.3.2 Ứng dụng mô hình 5 tác động của Micheal porter xác định các yếu tố bên ngoài tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Theo mô hình 5P của Micheal Porter còn gọi là “Năng lực cạnh tranh” được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Áp dụng mô hình Porter’s Five Forces, các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp được xác định như sau:
  18. 7 NĂNG LỰC CỦA NHÀ CUNG CẤP - Công nghệ : gồm sự khác biệt trong công nghệ, chi phí nghiên cứu công nghệ, tốc độ thay đổi công nghệ - Nguy cơ hội nhập RÀO CẢN GIA NGUY CƠ THAY THẾ NHẬP NGÀNH - Chi phí chuyển đổi - Chính sách của Chính Phủ - Độ dốc thay thế của - Quy mô kinh tế. Các yếu tố ảnh người tiêu dùng hưởng đến hoạt - Giá so sánh của dịch vụ động kinh doanh thay thế. của doanh nghiệp NĂNG LỰC CỦA MỨC ĐỘ CẠNH TRANH KHÁCH HÀNG - Chi phí chuyển đổi - Khả năng thanh tóan - Chi phí cố định/ giá trị - Động cơ (Nhu cầu ) gia tăng. - Nhận thức kinh tế - Tốc độ phát triển ngành - Vốn hợp tác (Nguồn: Dựa trên mô hình Porter’s Five Forces: Supplier power, Barriers to entry, Buyer Power, Threat of substitutes, Degree of rivalry – A model for industry Analysis) Trong lý luận của Micheal Porter, Chính Phủ cần tạo ra môi trường cạnh tranh chứ không trực tiếp tham gia vào cạnh tranh. Về vai trò của công ty, công ty có thể nâng cao hiệu quả hoạt động ngành qua sự tụ họp ngành như quan hệ cung ứng, bổ sung cho nhau về dịch vụ. Tóm lại, để nâng cao hiệu quả hoạt động, Chính Phủ và công ty cùng có trách nhiệm, hai bên cùng nỗ lực phối hợp, loại bỏ những bất đồng và chi phí thương mại
  19. 8 không đáng có, cung cấp một cách tương xứng các yếu tố đầu vào, thông tin, cải thiện hệ thống hạ tầng cơ sở… 1.3.2.1 Yếu tố thị trường a. Khách hàng: Chi tiêu của khách hàng tạo nên doanh thu cho doanh nghiệp. Do vậy, các yếu tố như khả năng thanh toán của khách hàng, nhu cầu sử dụng dịch vụ, khả năng chọn lựa nhà cung cấp, nhận thức và độ trung thành của khách hàng về nhãn hiệu sẽ tác động mạnh đến doanh thu của doanh nghiệp, từ đó góp phần quyết định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. b. Mức độ cạnh tranh Những doanh nghiệp cùng ngành cung cấp cùng loại dịch vụ sẽ cạnh tranh để bán được nhiều dịch vụ hơn, thu hút nhiều khách hàng hơn. Chính sự khác biệt, tính độc đáo của dịch vụ và giá thành sản xuất sẽ tác động đến hiệu quả hoạt động của từng doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sẽ hình thành nên giá thành bình quân thấp và tiêu chuẩn dịch vụ chung ngày càng cao và đây là áp lực buộc các doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Những doanh nghiệp mới gia nhập ngành là những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này sẽ tận dụng được ưu thế của người đi sau như: chọn lựa công nghệ tiên tiến, tránh được những tồn tại của doanh nghiệp đi trước và linh hoạt hơn trong chiến lược kinh doanh (do đầu tư chưa nhiều, cơ cấu nhỏ gọn…) c. Rào cản gia nhập ngành: Bao gồm các các điều kiện để một doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành như: yêu cầu về vốn, kỹ thuật, hay các chính sách của Chính Phủ. d. Nguy cơ thay thế: Những sản phẩm, dịch vụ cùng đáp ứng một nhu cầu thị trường sẽ góp phần làm tăng khả năng chọn lựa cho khách hàng, nghĩa là tăng nguy cơ giảm doanh thu của doanh nghiệp. Sản phẩm dịch vụ thay thế là kết quả của sự phát triển khoa học công
  20. 9 nghệ. Để cạnh tranh được với sản phẩm thay thế doanh nghiệp cần cung cấp được sản phẩm, dịch vụ đúng nhu cầu và chất lượng ngày càng tốt hơn. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải chọn lựa công nghệ mới và dễ tích hợp cũng như nâng cấp… e. Nhà cung cấp: Các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào sẽ tác động đến hoạt động doanh nghiệp viễn thông thông qua những đặc quyền thương mại như: chất lượng yếu tố đầu vào, hỗ trợ giá, thời gian giao hàng và bảo hành…Các nhà cung cấp có thể sẽ hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp viễn thông trong việc thu hút khách hàng và giảm thiểu chi phí chăm sóc khách hàng trước cũng như sau khi bán hàng. 1.3.2.2 Môi trường vĩ mô: a. Các yếu tố chính trị - pháp luật: Viễn thông là ngành cốt lõi đóng vai trò là cơ sở hạ tầng của quốc gia và là điều kiện cần thiết để xây dựng xã hội thông tin. Do vậy hiệu quả hoạt động của ngành sẽ bị chi phối bởi quan điểm đường lối chính sách, các xu hướng chính trị ngoại giao của Chính Phủ, các quy định của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết, các đạo luật kinh tế như luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật giao dịch điện tử, luật công nghệ thông tin và pháp lệnh bưu chính viễn thông… b. Các yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế tác động đến ngành viễn thông di động bao gồm: - Chính sách kinh tế quốc gia: như chính sách ưu đãi đầu tư, chiến lược phát triển hạ tầng… - Chu kỳ của nền kinh tế, mức tăng trưởng kinh tế sẽ tác động đến hiệu quả ngành viễn thông thông qua nhu cầu chi tiêu của mỗi cá nhân, doanh nghiệp. - Thu nhập đầu người - Cơ sở hạ tầng kinh tế: bao gồm hệ thống mạng công nghệ thông tin, viễn thông, mạng lưới giao thông, điện, nước…phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp phát triển.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2