intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đánh giá hoạt động cho vay DNNVV tại Vietinbank Phú Yên, từ đó nêu bật những vấn đề còn vướng mắc trong hoạt động cho vay đối tượng này; đánh giá hoạt động cho vay DNNVV tại Vietinbank Phú Yên, từ đó nêu bật những vấn đề còn vướng mắc trong hoạt động cho vay đối tượng này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẶNG THỊ LAN PHƯƠNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẶNG THỊ LAN PHƯƠNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ YÊN Chuyên ngành : Tài chính-Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRƯƠNG THỊ HỒNG Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung trong bài luận văn này là do tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Trương Thị Hồng. Các nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu trong thực tiễn. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tuy Hòa, ngày 27 tháng 12 năm 2017 Người thực hiện Đặng Thị Lan Phương
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC TÓM TẮT ĐỀ TÀI DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ YÊN VÀ VẤN ĐỀ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ YÊN............................................................................................1 1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên ...........................................................................................................................1 1.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên .....................................1 1.1.2. Cơ cấu tổ chức tại Vietinbank Phú Yên ....................................................2 1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank Phú Yên ..............................4 1.3. Vấn đề cho vay DNNVV tại Vietinbank Phú Yên ...........................................5 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ YÊN .........................................................................................8 2.1. Khái quát về cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa ..............................................8 2.1.1. Khái niệm DNNVV ....................................................................................8 2.1.2. Khái niệm cho vay DNNVV .......................................................................9 2.1.3. Khái niệm phát triển cho vay DNNVV: .....................................................9 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ..10 2.2.1. Qui mô dư nợ cho vay..............................................................................10
  5. 2.2.2. Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng DNNVV .................................12 2.2.3. Thị phần cho vay DNNVV .......................................................................12 2.2.4. Chất lượng tín dụng hoạt động cho vay DNNVV ...................................12 2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa. .........................................................................................................................13 2.3.1. Nhân tố khách quan .................................................................................13 2.3.2. Nhân tố chủ quan.....................................................................................14 2.4. Thực trạng cho vay DNNVV tại Vietinbank Phú Yên giai đoạn 2012-2016 17 2.4.1. Dư nợ cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietinbank Phú Yên. .......17 2.4.2. Chất lượng tín dụng DNNVV ..................................................................19 2.4.3. Hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa theo loại hình doanh nghiệp tại Vietinbank Phú Yên ..........................................................................23 2.4.4. Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa theo ngành nghề kinh tế tại Vietinbank Phú Yên............................................................................................24 2.4.5. Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa theo thời hạn tại Vietinbank Phú Yên ..............................................................................................................25 2.4.6. Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tài sản bảo đảm tại Vietinbank Phú Yên............................................................................................26 2.4.7. Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa theo phương thức cho vay tại Vietinbank Phú Yên............................................................................................27 2.5. Phân tích kết quả khảo sát DNNVV ...............................................................28 2.5.1. Đặc điểm của mẫu khảo sát ....................................................................28 2.5.2. Kết quả khảo sát DNNVV ........................................................................29 2.6. Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay DNNVV tại Vietinbank Phú Yên ...............................................................................................32 2.6.1. Hạn chế ...................................................................................................32 2.6.1.1. Chưa chủ động xây dựng kế hoạch tiếp cận đối tượng DNNVV ...32 2.6.1.2. Chưa đa dạng sản phẩm và hình thức cho vay DNNVV ................32 2.6.1.3. Nguồn nhân lực ................................................................................33
  6. 2.6.1.4. Quy định, thủ tục vay vốn ................................................................33 2.6.1.5. Tài sản đảm bảo và việc nhận tài sản đảm bảo................................33 2.6.2. Nguyên nhân ............................................................................................34 2.6.2.1. Nguyên nhân khách quan .................................................................34 2.6.2.2. Nguyên nhân chủ quan.....................................................................34 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH PHÚ YÊN ..............................................................................38 3.1. Vietinbank Phú Yên cần xây dựng định hướng trong hoạt động cho vay DNNVV .................................................................................................................38 3.2. Đa dạng hóa phương thức cho vay .................................................................38 3.3. Bổ sung và nâng cao chất lượng nhân sự phục vụ cho vay DNNVV ............38 3.4. Thực hiện tốt chính sách Marketing, tư vấn, chăm sóc DNNVV ..................39 3.5. Cải thiện quy trình, thủ tục trong hoạt động cho vay DNNVV .....................39 3.6. Giải quyết hài hòa vấn đề thiếu TSĐB cho DNNVV ....................................39 3.7. Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay DNNVV ..........................................40 CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ..............................................................42 4.1. Kế hoạch thực hiện .........................................................................................42 4.1.1. Xây dựng định hướng cho hoạt động cho vay DNNVV ..........................42 4.1.2. Đa dạng hóa phương thức cho vay, linh hoạt thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với DNNVV ...........................................................................................44 4.1.3. Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phục vụ DNNVV ...45 4.1.4. Thực hiện tốt chính sách Marketing, chăm sóc khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa ..............................................................................................46 4.1.5. Kế hoạch hoàn thiện về quy định, thủ tục nghiệp vụ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa...................................................................................48 4.1.6. Kế hoạch giải quyết vấn đề về thiếu tài sản bảo đảm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ..........................................................................................................50 4.1.7. Kế hoạch quản trị rủi ro ..........................................................................52
  7. 4.2. Vấn đề lưu ý khi thực hiện..............................................................................53 CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN .........................................................55 5.1. Kiến nghị: ........................................................................................................55 5.1.1. Kiến nghị đối với TSC Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ........55 5.1.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ...........................................56 5.1.3. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương .............................................57 5.2. Kết luận ...........................................................................................................58 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ký hiệu STT Tên đầy đủ viết tắt 1 CIC Credit Information Center (Trung tâm thông tin tín dụng) 2 DNCV Dư nợ cho vay 3 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa 4 DNNH Dư nợ ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 DNTD Dư nợ tín dụng 6 DNTDH Dư nợ trung dài hạn 7 DSCV Doanh số cho vay 8 DSTN Doanh số thu nợ 9 HĐCV Hoạt động cho vay 10 HĐTD Hợp đồng tín dụng 11 HĐTV Hội đồng thành viên 13 NH Ngân hàng 14 NHNN Ngân hàng nhà nước 15 NHTM Ngân hàng thương mại 16 SME Small and Medium Enterprise (Doanh nghiệp nhỏ và vừa) 17 SL DNNVV Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa 18 TD Tín dụng 19 TSBĐ Tài sản bảo đảm 20 TSC Trụ sở chính 21 Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh 22 Phú Yên Phú Yên
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 : Kết quả kinh doanh của Vietinbank Phú Yên năm 2012-2016 .................4 Bảng 1.2: Dư nợ DNNVV tại Vietinbank Phú Yên ....................................................6 Bảng 2.1: Hoạt động cho vay DNNVV tại Vietinbank Phú Yên ..............................17 Bảng 2.2: Số lượng DNNVV tại Vietinbank Phú Yên ..............................................19 Bảng 2.3: Nợ xấu DNNVV tại Vietinbank Phú Yên .................................................21 Bảng 2.4 : Thu nhập từ hoạt động tín dụng DNNVV tại Vietinbank Phú Yên ........22 Bảng 2.5: Dư nợ DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại Vietinbank Phú Yên ....23 Bảng 2.6: Dư nợ DNNVV phân theo ngành kinh tế tại Vietinbank Phú Yên ..........24 Bảng 2.7: Dư nợ DNNVV theo thời hạn tại Vietinbank Phú Yên ............................25 Bảng 2.8: Dư nợ DNNVV theo tài sản bảo đảm tại Vietinbank Phú Yên ................26 Bảng 2.9: Dư nợ DNNVV theo phương thức cho vay tại Vietinbank Phú Yên .......27 Bảng 2.10: Thống kê ý kiến của DNNVV về thủ tục vay Vietinbank Phú Yên .......29 Bảng 2.11: Thống kê ý kiến của DNNVV về cán bộ Vietinbank Phú Yên ..............29 Bảng 2.12: Thống kê ý kiến về lãi suất cho vay DNNVV của Vietinbank Phú Yên30 Bảng 2.13: Thống kê ý kiến của DNNVV về TSĐB .................................................30 Bảng 2.14: Kết quả khảo sát Hệ thống kế toán của DNNVV trên địa bàn Phú Yên 31 Bảng 2.15: Kết quả khảo sát trình độ chủ DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Yên........31
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Phú Yên. ...............................................................................................................................3 Biểu đồ: 2.1.................................................................................................................20
  11. TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là nguồn động lực cho sự đổi mới, sáng tạo và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, các DNNVV với trình độ công nghệ, năng lực tài chính, quản trị còn hạn chế thường làm cho các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính e ngại khi tài trợ cho các doanh nghiệp này. Bản thân các ngân hàng cũng rất khó khăn trong việc tiếp cận cho vay DNVVN vì doanh nghiệp không chứng minh được vốn chủ sở hữu, thiếu tài sản thế chấp, khả năng xây dựng các dự án có tính khả thi còn yếu, số liệu thông tin kế toán chưa đáng tin cậy… Nằm trên địa bàn khó khăn, kinh tế kém phát triển, trong nhiều năm qua, đối tượng khách hàng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Yên (Vietinbank Phú Yên) đa phần là hộ kinh doanh cá thể, cán bộ công nhân viên và nông dân….mà chưa chú trọng đến phân khúc DNVVN. Tính đến ngày 31/12/2016, toàn tỉnh Phú Yên có 2.855 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong khi đó số lượng khách hàng DNNVV đang có dư nợ tại Vietinbank Phú Yên là 183 khách hàng chiếm tỷ lệ 6,4% trên tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh; chiếm 3,33% trên tổng số khách hàng của chi nhánh. Dư nợ đến cuối năm 2016 của đối tượng này tại Vietinbank Phú Yên chỉ hơn 648 tỷ đồng chiếm khoảng 20% tổng dư nợ cả chi nhánh. Tiềm năng về cho vay DNNVV trên địa bàn Phú Yên còn rất lớn. Xuất phát từ thực tế đó, cùng với mong muốn đa dạng hóa đối tượng khách hàng, ổn định và nâng cao chất lượng dư nợ, giảm thiểu rủi ro, mang lại hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên” để hoàn thành luận văn cao học. 2. Mục tiêu của đề tài: + Đánh giá hoạt động cho vay DNNVV tại Vietinbank Phú Yên, từ đó nêu bật những vấn đề còn vướng mắc trong hoạt động cho vay đối tượng này.
  12. + Đề xuất các giải pháp, kiến nghị để phát triển cho vay DNNVV tại Vietinbank Phú Yên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: Phát triển cho vay đối với DNNVV tại NHTM. + Phạm vi nghiên cứu: Luận nghiên cứu việc phát triển hoạt động cho vay DNNVV tại Vietinbank Phú Yên. Thời gian nghiên cứu năm 2012 đến năm 2016. 4. Nguyên nhân phát sinh vấn đề: Vietinbank Phú Yên chưa chú trọng đến việc cho vay DNNVV, chưa đào tạo được đội ngũ cán bộ chuyên sâu theo từng lĩnh vực để mạnh dạn tiếp cận, thẩm định cho vay DNNVV, chưa chủ động đưa ra những chương trình, chính sách linh hoạt để thu hút DNNVV trên địa bàn và đặc biệt cũng giống như các TCTD khác, Vietinbank Phú Yên còn e ngại rủi ro khi đầu tư cho DNNVV. Bên cạnh đó, một nguyên nhân không thể không nói tới là từ nội tại yếu kém của các doanh nghiệp trên địa bàn, doanh nghiệp chưa nổ lực, hợp tác để đáp ứng các điều kiện của ngân hàng, chưa tạo được uy tín và niềm tin để ngân hàng cho vay. 5. Giải pháp thực hiện: Dựa trên thực trạng cho vay DNNVV tại Vietinbank Phú Yên, tác giả tìm ra nguyên nhân kìm hãm cho vay đối tượng này nhằm đề xuất những giải pháp phù hợp để phát triển hoạt động cho vay DNNVV tại Vietinbank Phú Yên. 6. Kế hoạch thực hiện: Trong những năm qua Vietinbank Phú Yên đã xây dựng được một hình ảnh, thương hiệu mạnh trên địa bàn và là một trong 3 ngân hàng có thị phần hàng đầu cả tỉnh. Việc phát triển cho vay DNNVV sẽ tạo cho Vieinbank Phú Yên một vị thế vững vàng hơn trong tương lai. Để làm được điều này, ngay bây giờ Vietinbank Phú Yên cần chú trọng trong việc đề ra các chính sách, chương trình linh hoạt nhằm thu hút DN nói chung và DNNVV nói riêng, đồng thời phải xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn, hỗ trợ DNNVV nắm được thời cơ, quản lý tốt tài chính để hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của DNNVV trong giai đoạn
  13. hội nhập. 7. Kết cấu luận văn Luận văn gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên và vấn đề cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Yên Chương 2: Vấn đề phát triển cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại Chương 3: Vấn đề cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Yên Chương 4: Giải pháp và kiến nghị để phát triển cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Yên Chương 5: Kế hoạch thực hiện
  14. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ YÊN VÀ VẤN ĐỀ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ YÊN Trong chương này tác giả khái quát cho người đọc bức tranh tổng quan về Vietinbank Phú Yên và đặt ra vấn đề vì sao cần phải phát triển hoạt động cho vay DNNVV tại Vietinbank Phú Yên. 1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên 1.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên Tiền thân của Vietinbank Phú Yên là chi nhánh NHNN Thị Xã Tuy Hòa, trực thuộc chi nhánh NHNN tỉnh Phú Khánh cũ, hoạt động theo mô hình ngân hàng một cấp (vừa quản lý vừa kinh doanh). Tháng 9/1988, thực hiện Nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng, nay là Chính phủ, chuyển từ ngân hàng một cấp sang ngân hàng hai cấp, tức là phân định chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh trong hoạt động ngân hàng. Trên cơ sở này, NHNN thị xã Tuy Hòa chuyển thành chi nhánh Ngân hàng Công Thương thị xã trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Công Thương Phú Khánh, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, chủ yếu trên lĩnh vực công, thương nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đến tháng 7/1989, cùng với việc tách tỉnh Phú Khánh thành lập 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Phú Yên đã được thành lập trên cơ sở chi nhánh Ngân hàng Công Thương thị xã Tuy Hòa trước đó. Tháng 3/1993 thực hiện Nghị định 388 của Hội đồng Bộ trưởng,chi nhánh Ngân hàng Công Thương Phú Yên được thành lập lại, do đó có điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh, chuyển từ NHTM chủ yếu hoạt động và cho vay vốn đối với thành phần kinh tế quốc doanh sang phục vụ cho các thành phần kinh tế, là ngân
  15. 2 hàng của toàn dân. Hoạt động chính của Vietinbank Phú Yên là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm: huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế và các dịch vụ ngân hàng khác. Qua hơn 29 năm phát triển, Vietinbank Phú Yên đã giành được những thành tựu đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Yên nói chung và hệ thống Vietinbank nói riêng. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức tại Vietinbank Phú Yên Hiện nay, Vietinbank Phú Yên có trụ sở chính tại địa chỉ 236 Hùng Vương, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, tổng số cán bộ nhân viên của Vietinbank Phú Yên đến thời điểm 31/12/2016 là 106 người gồm Ban giám đốc (1 giám đốc và 2 phó giám đốc), 6 phòng nghiệp vụ (Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Bán lẻ, Phòng Kế toán, Phòng Tiền tệ Kho Quỹ, Phòng Tổng hợp, Phòng Tổ chức hành chính) và 6 Phòng Giao dịch đều có hoạt động cho vay (1 PGD hỗn hợp, 1 PGD đa năng và 4 PGD chuẩn). Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Phú Yên gồm các khối: Khối kinh doanh (kinh doanh mảng KHDN và bán lẻ), Khối hỗ trợ đều dưới sự điều hành trực tiếp của Ban giám đốc.
  16. 3 Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Phú Yên. Giám đốc CN Phó GĐ Phó GĐ Phó GĐ bán lẻ KHDN hỗ trợ Phòng Các Phòng Phòng Bán lẻ phòng Kế toán TCHC KHDN Phòng GD bán lẻ Phòng Phòng Phòng GD hỗ TTKQ Tổng hợp hợp Có thể thấy mô hình tổ chức của Chi nhánh được chuyên môn hóa cao (chuyên sâu từng nghiệp vụ, phân công nhiệm vụ từng phòng ban rõ ràng), các thành viên trong mỗi bộ phận chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát công việc của mình. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận như sau: + Ban giám đốc Giám đốc Chi nhánh: Là người đứng đầu Chi nhánh, chịu trách nhiệm toàn diện, cuối cùng về mọi mặt hoạt động (kinh doanh, quản trị rủi ro, quản lý cán bộ, quản trị hiệu quả,…); trực tiếp phụ trách mảng kinh doanh doanh nghiệp, công tác lập điều hành kế hoạch kinh doanh và điều hành nhân sự tại Chi nhánh. Phó giám đốc phục trách bán lẻ: Chịu trách nhiệm chính, toàn diện trong việc triển khai hoạt động bán lẻ tại Chi nhánh và các PGD bán lẻ; trực tiếp phụ trách Ban xử lý nợ, quản lý tiền gửi dân cư và hiệu quả mạng lưới toàn Chi nhánh. Phó Giám đốc hỗ trợ: Phân công nhiệm vụ là Phó giám đốc trực khi Giám đốc và Phó giám đốc đi vắng, trực tiếp phụ trách Khối hỗ trợ Chi nhánh, trực tiếp chỉ đạo công tác kế toán, kho quỹ, hành chính và chất lượng dịch vụ chung của Chi nhánh.
  17. 4 + Các phòng ban Phòng khách hàng doanh nghiệp: Tham mưu cho Ban lãnh đạo CN trong Quản lý, khai thác và bán các sản phẩm, dịch vụ cho các khách hàng là DNL phù hợp với chế độ, quy định hiện hành của NHCT. Phòng Bán lẻ: Tham mưu cho Ban lãnh đạo CN trong Quản lý, khai thác và bán các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng thuộc phân khúc bán lẻ phù hợp với chế độ, quy định hiện hành của NHCT. Phòng giao dịch: Là đơn vị trực thuộc, thực hiện chức năng kinh doanh của NH như cho vay, tiết kiệm, chuyển tiền và các dịch vụ khác… thuộc phạm vi ủy quyền của giám đốc Chi nhánh. Phòng kế toán: Tham mưu Ban lãnh đạo CN trong công tác hạch toán kế toán, quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ; Quản lý, kiểm kê tài sản; công cụ dụng cụ… tại CN. Phòng tiền tệ kho quỹ: Tham mưu Ban lãnh đạo CN trong công tác Quản lý, sử dụng tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản bảo đảm... của Chi nhánh tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đường vận chuyển. Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức thực hiện về mặt quản lý nhân sự, cán bộ, công nhân viên trong ngân hàng. Thực hiện chức năng hỗ trợ các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh như mua sắm dụng cụ, sắp xếp, tổ chức hội họp,… Phòng tổng hợp: Tham mưu cho Ban lãnh đạo CN trong công tác lập, xây dựng, giao kế hoạch, tổng hợp báo cáo tại CN. Tham mưu cho Ban giám đốc CN trong việc thực hiện công tác QLRRHĐ tại CN (bao gồm cả bảo hiểm RRHĐ và PCRT/TTKB tại các phòng nghiệp vụ và các Đơn vị mạng lưới). 1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank Phú Yên Bảng 1.1 : Kết quả kinh doanh của Vietinbank Phú Yên năm 2012-2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Doanh thu 418.778 339.421 379.364 438.563 605.237 Chi phí 411.938 302.543 334.467 371.763 513.929 Lợi nhuận 6.840 36.878 44.897 66.800 91.307 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank Phú Yên năm 2012-2016)
  18. 5 Qua kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Phú Yên, có thể thấy doanh thu năm 2013 sụt giảm mạnh so với 2012, nguyên nhân của sự sụt giảm này vì đây là giai đoạn vô cùng khó khăn của nền kinh tế, lạm phát cao, chi phí vốn tăng mạnh làm hàng loạt khách hàng phá sản hoặc phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này làm cho hoạt động tín dụng, nguồn doanh thu chủ yếu của các ngân hàng không mang lại hiệu quả. Đây còn là năm Vietinbank Phú Yên rà soát lại danh mục khách hàng, xử lý các doanh nghiệp yếu kém để thu hồi vốn, nên doanh thu không thể tăng trưởng được. Mặc dù doanh thu giảm và đến năm 2015 mới phục hồi lại mức của năm 2012, nhưng lợi nhuận của Vietinbank Phú Yên được cải thiện rõ rệt và tăng đều qua các năm. Đặc biệt năm 2016 lợi nhuận đạt trên 91 tỷ, tăng 36,7% so với 2015. Có thể nói giai đoạn 2013-2016 đánh dấu sự thành công củaVietinbank Phú Yên với những thành tích xuất sắc về tăng trưởng hiệu quả hoạt động. Ban Lãnh đạo Vietinbank Phú Yên đã lãnh đạo toàn Chi nhánh nổ lực xử lý nợ, cơ cấu lại nhân sự, chuyển hướng kinh doanh phù hợp với tình hình kinh tế địa phương, phát triển hoạt động kinh doanh của Chi nhánh an toàn, bền vững, giữ vững vị trí là một trong những đơn vị dẫn đầu ngành ngân hàng trên địa bàn về hiệu quả hoạt động và tốc độ tăng trưởng, đảm bảo thu nhập cho người lao động. 1.3. Vấn đề cho vay DNNVV tại Vietinbank Phú Yên Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về mặt vốn, lao động hay doanh thu, các DNNVV đóng một vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của bất cứ quốc gia nào. Chúng là động lực tăng trưởng trong các nền kinh tế đang phát triển và đang chuyển đổi (Tarak Shah & Anshu Khedkar,2006). Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay chiếm khoảng 97 % tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước, đóng góp hơn 40% GDP cho đất nước. Do đó, hoạt động cho vay đối với DNNVV đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với NHTM. Hoạt động cho vay đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho NH. Chính vì vậy các NH luôn tìm mọi biện pháp tăng quy mô cho vay và kiểm soát rủi ro TD để tăng nguồn thu nhập.
  19. 6 Việc tăng cường cho vay đối với DNNVV giúp họ có vốn duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, gia tăng lợi nhuận, không những trả được nợ vay NH mà còn có nguồn tiền nhàn rỗi để gởi tiết kiệm. Đây cũng là một kênh thu hút vốn huy động khá quan trọng. Cho vay DNNVV sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và đem lại nguồn thu nhập ổn định. Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Phú Yên 2012 - 2016, hoạt động tín dụng của Vietinbank Phú Yên tăng trưởng khá tốt, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân hàng năm là 23.6% nhưng chủ yếu tăng trưởng ở phân khúc khách hàng cá nhân, hộ gia đình, trong khi hoạt động cho vay DNNVV của Vietinbank Phú Yên chưa có sự đầu tư và quan tâm đúng mức. Bảng 1.2: Dư nợ DNNVV tại Vietinbank Phú Yên Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng dư nợ VietinBank 1.260.000 1.459.663 2.103.785 2.836.203 3.241.766 Phú Yên Dư nợ DNNVV tại 498.368 525.345 579.530 590.529 648.480 VietinBank Phú Yên Tỷ lệ dư nợ 39,55% 35,99% 27,55% 20,82% 20,00% DNNVV/Tổng dư nợ (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank Phú Yên năm2012-2016) Cơ cấu dư nợ của DNNVV trong tổng dư nợ của toàn chi nhánh liên tục giảm sút, từ mức 39,55% năm 2012 xuống còn 20% năm 2016. Trong suốt 5 năm từ 2012 đến 2016, dư nợ cho vay DNNVV chỉ tăng 150 tỷ, tốc độ tăng bình quân chỉ đạt 6,8%/năm. Với sự đóng góp to lớn của DNNVV trong nền kinh tế thì đây là phân khúc được các ngân hàng thương mại rất quan tâm. Vietinbank Phú Yên cần có những giải pháp tích cực để phát triển cho vay phân khúc này song song với phân khúc bán lẻ, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động chi nhánh, tạo tiền đề vững chắc cho hoạt động của Chi nhánh trong tương lai.
  20. 7 Kết luận Chương 1 Có thể nói giai đoạn 2012-2016 là giai đoạn thành công của Vietinbank Phú Yên trong hoạt động kinh doanh, Vietinbank Phú Yên liên tục là chi nhánh xuất sắc trong hệ thống Vietinbank với những thành tích vượt bậc, nợ xấu được khống chế ở mức rất thấp (0.5% vào năm 2016). Tuy nhiên, trong sự phát triển mạnh mẽ ấy, có phân khúc phát triển không tương xứng với tiềm năng của địa bàn, đồng thời không cùng nhịp với sự phát triển chung của Chi nhánh, đó là hoạt động cho vay DNNVV. Với vai trò ngày một quan trọng của DNNVV trong nền kinh tế, nếu Vietinbank Phú Yên không nắm bắt cơ hội, không đầu tư để phát triển hoạt động cho vay phân khúc này, thì chắc chắn Vietinbank Phú Yên sẽ bỏ lỡ một cơ hội rất lớn để tăng thị phần, tăng hiệu quả hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm cung cấp trên thị trường, chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ và đặc biệt là nâng cao hình ảnh, thương hiệu của Vietinbank Phú Yên trong mắt của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2