intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên

Chia sẻ: Nguyễn Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển tín dụng ngân hàng góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế; phân tích thực trạng phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên, từ đó đánh giá những thành công, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------- TRẦN THỊ MAI NGUYÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH PHÚ YÊN Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS Trầm Thị Xuân Hương Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2013
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung trong bài luận văn là do tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học PGS TS Trầm Thị Xuân Hương. Các nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu trong thực tiễn. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 01 năm 2014 Tác giả luận văn TRẦN THỊ MAI NGUYÊN
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Kết cấu của luận văn CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ ............................................... 1 1.1. Tổng quan về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........................................................ 1 1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ............................ 1 1.1.1.1. Cơ cấu kinh tế ............................................................................................... 1 1.1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ......................................................................... 1 1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........................................ 2 1.1.3. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến sự phát triển kinh tế - xã hội 3 1.1.4. Những nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế............................ 5 1.1.4.1. Các nhân tố khách quan .............................................................................. 5 1.1.4.2. Các nhân tố chủ quan .................................................................................. 6 1.2. Tổng quan về phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ......................................................................................................................... 8 1.2.1. Một số lý luận về phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế .................................................................................................................. 8
  4. 1.2.1.1. Phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..... 8 1.2.1.2. Cơ cấu tín dụng và mối quan hệ giữa cơ cấu tín dụng và cơ cấu kinh tế ................................................................................................................................. 9 1.2.2. Sự cần thiết phải phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................................................................................................ 10 1.2.3. Những chỉ tiêu đánh giá phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế................................................................................................... 12 1.2.3.1. Trên góc độ ngân hàng .............................................................................. 12 1.2.3.2. Trên góc độ kinh tế - xã hội ....................................................................... 17 1.2.4. Những nhân tố tác động đến phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..................................................................................... 18 1.2.4.1. Nhân tố chủ quan thuộc về ngân hàng ..................................................... 18 1.2.4.2. Nhân tố khách quan ngoài ngân hàng ...................................................... 19 1.3. Kinh nghiệm phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số nước Châu Á và bài học đối với Việt Nam ............................... 21 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số nước Châu Á................................................................................ 21 1.3.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan ....................................................................... 21 1.3.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ...................................................................... 23 1.3.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc .................................................................. 25 1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ....................................................... 27 Kết luận chương 1 ................................................................................................... 28 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH PHÚ YÊN ......................... 30 2.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội của tỉnh Phú Yên ................................................. 30 2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên .................................. 31 2.2.1. Nhu cầu vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế .............................................. 31 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế .............................................................. 32
  5. 2.2.3. Những thành công của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên ............................................................................................................................ 34 2.2.4. Những tồn tại của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên... 35 2.3. Thực trạng phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên ............................................................................................... 37 2.3.1. Sơ lược về hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Yên....................... 37 2.3.2. Thực trạng phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên ............................................................................................... 39 2.3.2.1. Hoạt động huy động vốn ............................................................................ 39 2.3.2.2. Hoạt động tín dụng..................................................................................... 44 2.4. Những thành công của phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên ........................................................................... 57 2.5. Những tồn tại của phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên ........................................................................................ 59 2.6. Nguyên nhân của những tồn tại trong phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên .................................................... 63 2.6.1. Nguyên nhân từ phía các NHTM ................................................................. 63 2.6.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng ................................................................ 64 2.6.3. Nguyên nhân khác ......................................................................................... 66 Kết luận chương 2 ................................................................................................... 68 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH PHÚ YÊN ......................... 69 3.1. Định hướng về phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên ............................................................................................... 69 3.1.1. Định hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên ......................... 69 3.1.1.1. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........................................................ 69 3.1.1.2. Nhu cầu vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........................................... 70 3.1.2. Định hướng về phát triển tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên ........................................................................... 72
  6. 3.2. Giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên ............................................................................................... 73 3.2.1. Giải pháp về huy động vốn của các NHTM ................................................ 73 3.2.2. Giải pháp về đầu tư tín dụng của các NHTM ............................................ 76 3.2.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .................................... 80 3.2.4. Các giải pháp hỗ trợ khác ............................................................................ 81 3.3. Kiến nghị phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên ............................................................................................... 82 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành ......................................... 82 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Yên ............. 84 3.3.3. Kiến nghị đối với chính quyền tỉnh Phú Yên.............................................. 86 Kết luận chương 3 ................................................................................................... 87 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ tiếng Việt Viết đầy đủ tiếng Anh 1 ACB NHTM CP Á Châu Vietnam Bank for Agribank Ngân hàng nông nghiệp và phát 2 Agriculture and Rural /VBARD triển nông thôn Việt Nam Development NHTM CP Đầu tư và Phát triển 3 BIDV Việt Nam 4 CIC Trung tâm thông tin tín dụng Credit Information Center NHTMCP Công thương Việt 5 CTG Nam DongA 6 NHTM CP Đông Á Bank 7 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment 8 GDP Tổng sản phẩm nội địa Gross Domestic Product Kienlong 9 NHTM CP Kiên Long Bank 10 MSB NHTM CP Hàng Hải Việt Nam 11 NHNN Ngân hàng nhà nước 12 NHTM Ngân hàng thương mại Official Development 13 ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Assistance 14 POS Máy chấp nhận thẻ thanh toán Point of Sale 15 STB NHTM CP Sài Gòn Thương Tín 16 TCTD Tổ chức tín dụng 17 TTTTTD Trung tâm thông tin tín dụng
  8. STT Viết tắt Viết đầy đủ tiếng Việt Viết đầy đủ tiếng Anh NHTM CP Ngoại Thương Việt 18 VCB Nam 19 UBND Ủy ban nhân dân
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang Cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu xuất nhập khẩu của 1 Bảng 1.1 22 Thái Lan Cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu xuất nhập khẩu của 2 Bảng 1.2 24 Hàn Quốc 3 Bảng 2.1 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Phú Yên 32 Lợi nhuận sau thuế của các NHTM trên địa bàn tỉnh 4 Bảng 2.2 38 Phú Yên 5 Bảng 2.3 Dư nợ tín dụng trên GDP tỉnh Phú Yên 39 6 Bảng 2.4 Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn gửi tiền 41 7 Bảng 2.5 Nguồn vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng 42 8 Bảng 2.6 Tình hình cấp tín dụng của các NHTM 46 9 Bảng 2.7 Cơ cấu tín dụng theo thời hạn 49 10 Bảng 2.8 Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế 51 11 Bảng 2.9 Dư nợ tín dụng ngành công nghiệp – xây dựng 55 12 Bảng 2.10 Dư nợ tín dụng ngành dịch vụ 56 Dự báo nhu cầu vốn đầu tư tỉnh Phú Yên thời kỳ 2011 13 Bảng 3.1 71 - 2020
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Biểu đồ Nội dung Trang 1 Biểu đồ 2.1 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Phú Yên 33 Tình hình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2 Biểu đồ 2.2 tỉnh Phú Yên theo nghị quyết đại hội Tỉnh đảng 36 bộ lần XIV, XV 3 Biểu đồ 2.3 Nguồn vốn huy động xét theo loại tiền 43 4 Biểu đồ 2.4 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của các NHTM 47 5 Biểu đồ 2.5 Chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế 50 Tỷ trọng dư nợ nội bộ ngành nông – lâm nghiệp 6 Biểu đồ 2.6 53 – thủy sản
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp hóa – hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm. Một trong những nội dung quan trọng của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa là chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một cơ cấu kinh tế lạc hậu, mất cân đối sang một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả cao phù hợp với xu thế toàn cầu. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020; trong đó mục tiêu tổng quát của Chiến lược là phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt những mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, cần phải khai thác tốt mọi nguồn lực, đặc biệt là phải có nhiều vốn thì mới tạo nên bước biến đổi to lớn về chất trong lực lượng sản xuất và khoa học công nghệ, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. So với các nước trong khu vực, dư nợ tín dụng ngân hàng của Việt Nam vào khoảng 96% GDP, thấp hơn so với Trung Quốc (132% GDP), Malaysia (113% GDP)... nhưng cao hơn đáng kể so với nhiều nước khác như Ấn Độ (64% GDP), Campuchia (13% GDP), Bangladesh (58% GDP)… Điều này cho thấy hệ thống ngân hàng của Việt Nam đang đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp vốn cho nền kinh tế (Hansjoerg Herr, 2010). Trong Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên giai đoạn đến năm 2020 cũng khẳng định một trong những quan điểm phát triển đó là “Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế; khai thác những ngành có lợi thế về lao động và tài nguyên; đồng thời, chú trọng mở rộng các ngành kinh tế có hàm lượng về kỹ thuật cao, phù hợp với lợi thế của tỉnh Phú Yên và xu hướng của thị trường”; phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Phú Yên cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp và dịch vụ (Bộ kế hoạch và đầu tư, 2007).
  12. Trong những năm qua, quy mô và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đạt được kết quả trên là do sự đóng góp và tác động của nhiều nguồn lực, đặc biệt là vai trò quan trọng của nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Điều này được thể hiện ở dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Yên luôn chiếm tỷ trọng cao, trên 50% GDP và vốn tín dụng ngân hàng chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng vốn đầu tư xã hội của tỉnh, năm 2006 chiếm 7.1%, năm 2010 chiếm 12.4%, năm 2012 chiếm 16.7%. Quy mô và cơ cấu tín dụng của các ngân hàng thương mại ngày càng mở rộng và điều chỉnh theo hướng tích cực, hợp lý đã góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tín dụng ngân hàng tăng cường đầu tư phát triển sản xuất các ngành, lĩnh vực quan trọng là thế mạnh của tỉnh; tốc độ tăng trưởng tín dụng các nhóm ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều tăng; trong đó tốc độ tăng trưởng nhóm ngành công nghiệp, dịch vụ tăng nhanh hơn nhóm ngành nông nghiệp, điều này dẫn đến tỷ trọng dư nợ của ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng trong khi của ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản có xu hướng giảm. Sự dịch chuyển cơ cấu tín dụng như vậy phù hợp với dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó, đầu tư vốn tín dụng vào khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn thực sự là đòn bẩy kinh tế, góp phần khai thác tiềm năng đất đai, lao động, tài nguyên… phát huy được thế mạnh của tỉnh… Tuy nhiên, thực tiễn phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Yên theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa còn những tồn tại nhất định như: mâu thuẫn giữa nhu cầu về vốn trung, dài hạn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và khả năng cung ứng vốn của các ngân hàng thương mại; chính sách tín dụng chưa rõ ràng; quy trình và thủ tục cho vay còn nhiều bất cập đặc biệt là thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai; đầu tư tín dụng chưa tác động đúng mức đến chuyển dịch cơ cấu khu vực nông nghiệp, khối lượng tín dụng và mạng lưới các ngân hàng thương mại chưa tương xứng với những đóng góp và tiềm năng, thế mạnh của khu vực này; tỷ
  13. lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng là dấu hiệu cảnh báo cho chất lượng tín dụng hệ thống ngân hàng thương mại tỉnh… Các vấn đề này đòi hỏi phải được nhìn nhận một cách khách quan và giải quyết một cách khoa học để tín dụng ngân hàng thật sự là đòn bẩy tác động hiệu quả đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên trong thời gian sắp đến. Xuất phát từ tính cấp thiết của yêu cầu nêu trên, tác giả chọn đề tài với tên gọi “Giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên” làm nội dung nghiên cứu trong luận văn của mình. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Các mục tiêu chủ yếu của luận văn: (1) Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển tín dụng ngân hàng góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế. (2) Phân tích thực trạng phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên, từ đó đánh giá những thành công, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại. (3) Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của những tồn tại, luận văn đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên. Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nội dung của luận văn phải trả lời được các câu hỏi sau đây: (1) Thực trạng tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên trong thời gian qua như thế nào? (2) Những mặt còn tồn tại của phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên và nguyên nhân của những tồn tại là gì? (3) Những giải pháp, kiến nghị nào nhằm phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên ? 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng, đánh giá những thành công, tồn tại và nguyên nhân tồn tại của phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh
  14. Phú Yên theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên. Đó là đối tượng nghiên cứu của luận văn. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn được xác định bởi các giới hạn như sau: (1) Về nội dung: Cơ cấu kinh tế gồm ba bộ phận: cơ cấu kinh tế theo ngành (cơ cấu ngành kinh tế), cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ và cơ cấu kinh tế theo thành phần; luận văn chỉ nghiên cứu những giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Yên. (2) Về không gian: Địa bàn tỉnh Phú Yên (3) Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng, đánh giá những thành công và tồn tại của phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Phú Yên từ năm 2006 đến 2012. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: (1) Phương pháp điều tra: nhằm tiến hành thu thập, đánh giá về hoạt động tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Phú Yên từ năm 2006 đến năm 2012 (2) Phương pháp thống kê, phân tích: được sử dụng khi đánh giá, bình luận các chủ trương, chính sách, nghị quyết, quy định, các tình huống thực tiễn làm cơ sở cho những kết luận khoa học. Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. (3) Phương pháp tổng hợp: được sử dụng khi đánh giá nhằm rút ra những kết luận tổng quan, những quan điểm, các đề xuất, kiến nghị. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm có 5 phần: MỞ ĐẦU
  15. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH PHÚ YÊN. CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH PHÚ YÊN. KẾT LUẬN
  16. 1 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1.1. Tổng quan về chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.1.1.1. Cơ cấu kinh tế Về mặt chất, cơ cấu kinh tế được định nghĩa “ là một tổng thể các bộ phận hợp thành nền kinh tế của mỗi nước. Các bộ phận đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số lượng, tương quan về chất lượng trong không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao” (Lê Đình Thắng, 1999, trang 12) Về mặt lượng, cơ cấu kinh tế được xác định bằng tỷ trọng giá trị sản lượng (hoặc GDP) của từng bộ phận trong tổng giá trị sản lượng (hay GDP) của toàn bộ nền kinh tế. Các loại cơ cấu kinh tế thường hay được đề cập đó là: cơ cấu kinh tế theo ngành, cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế và cơ cấu kinh tế theo vùng miền; trong đó cơ cấu kinh tế theo ngành hay cơ cấu ngành kinh tế là tổng hợp các ngành kinh tế và mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành thể hiện ở vị trí và tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế có vai trò quan trọng nhất và là tiêu chuẩn cơ bản phản ánh trình độ phát triển kinh tế cơ bản của một quốc gia. Vì vậy, trong quá trình phát triển các nước đang phát triển đặc biệt quan tâm đến xây dựng chiến lược chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, coi đó là điều kiện cơ bản để tăng trưởng và phát triển cơ cấu kinh tế. 1.1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia, cơ cấu kinh tế luôn thay đổi, “Sự thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác trong một thời kỳ nhất định trên cơ sở phù hợp với điều kiện khách quan và chủ quan, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển” được gọi là chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Phạm Thị Khanh, 2010, trang 12)
  17. 2 Theo Nguyễn Trần Quế (2004); thực chất của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự phát triển không đều giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế. Bộ phận nào có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thì sẽ tăng tỷ trọng và ngược lại, bộ phận có tốc độ phát triển thấp hơn sẽ giảm tỷ trọng . Nếu gọi X là một bộ phận cấu thành nên cơ cấu kinh tế, thì mức độ chuyển dịch của X sẽ được tính toán theo công thức sau: Tỷ trọng kỳ sau Tỷ trọng kỳ trước Tốc độ phát triển của X của bộ phận X = của bộ phận X x Tốc độ phát triển chung Trường hợp đặc biệt, nếu tất cả các bộ phận có cùng một tốc độ tăng trưởng thì tỷ trọng các bộ phận sẽ không đổi, nghĩa là lúc này không có sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Thông thường, độ dịch chuyển cơ cấu sẽ thay đổi nhiều trong thời kỳ tăng trưởng nhanh vì khi đó sự chênh lệch về tốc độ phát triển giữa các bộ phận sẽ lớn. Khi tăng trưởng thấp, độ dịch chuyển cơ cấu sẽ chậm hơn do sự chênh lệch trong tốc độ phát triển giữa các bộ phận sẽ không lớn. Trong luận văn này khi nói đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tức là nói đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế  Tỷ trọng đóng góp của mỗi ngành trong nền kinh tế tại thời điểm t0: - Trong đó: là tỷ trọng giá trị sản lượng của ngành i trong GDP tại thời điểm t0 Yi (t0) là giá trị sản lượng ngành i trong GDP tại thời điểm t0 - Chỉ tiêu tỷ trọng đóng góp của mỗi ngành trong nền kinh tế cho biết đóng góp về mặt lượng của mỗi ngành vào tổng sản lượng của nền kinh tế tại mỗi thời điểm. Nếu xét trong một thời kỳ, chỉ số này thể hiện vai trò của mỗi ngành trong
  18. 3 nền kinh tế. Nếu xét nhiều thời kỳ liên tiếp, chỉ số này biểu hiện sự thay đổi vai trò của các ngành qua thời gian. Tương tự, các chỉ tiêu cơ cấu đầu tư, cơ cấu xuất nhật khẩu cũng được sử dụng để đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế.  Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng các ngành trong nền kinh tế: - Mức tăng trưởng ngành kinh tế: Trong đó: Y0 là giá trị sản lượng của ngành i tại thời điểm gốc Yt là giá trị sản lượng của ngành i tại thời điểm t - Tốc độ tăng trưởng ngành i giữa thời điểm t và thời điểm gốc: - Tốc độ tăng trưởng ngành i liên hoàn: - Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn từ năm 0,1,...n: ̅̅̅ √ 1.1.3. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến sự phát triển kinh tế - xã hội Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế kích thích tăng năng suất lao động xã hội. Khi cơ cấu kinh kinh tế chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp sẽ lôi kéo một bộ phận lao động cũng chuyển dịch theo. Việc chuyển dịch lao động từ những ngành có năng suất thấp ở khu vực nông nghiệp sang những ngành có năng suất cao ở khu vực công nghiệp sẽ khiến cho năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế tăng lên. Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm tiền đề cho tăng trưởng cao và ổn định. Đối với các nhà kinh tế học, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng được coi là một trong những nội dung trụ cột phản ánh mức độ phát triển của một nền kinh tế (Bùi
  19. 4 Tất Thắng, 2006). Để góp phần để đảm bảo hài hòa cả mục tiêu trước mắt và lâu dài, xóa bỏ dần những mất cân đối đang tồn tại, nhiều nước đã chọn con đường phát triển toàn diện thông qua tăng trưởng kinh tế nhanh đi đôi với nâng cao chất lượng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Nguyễn Trọng Uyên, 2007). Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Xét về mặt kinh tế, hai nhân tố quan trọng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình chuyên môn hóa và thay đổi công nghệ, tiến bộ kỹ thuật. Quá trình chuyên môn hóa mở đường cho việc trang bị kỹ thuật hiện đại, hoàn thiện tổ chức, áp dụng công nghệ tiên tiến nâng cao năng suất lao động. Chuyên môn hóa cũng tạo ra những hoạt động dịch vụ và chế biến mới. Điều đó làm cho tỷ trọng của các ngành truyền thống giảm trong khi tỷ trọng các ngành dịch vụ kỹ thuật mới càng được tăng trưởng nhanh chóng, dần dần chiếm ưu thế và sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế hơn, tạo điều kiện để hội nhập kinh tế thuận lợi hơn. Thứ tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho người lao động. Nhìn chung, một sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế dù là tự phát hay theo một chương trình hành động của Chính phủ đều có ảnh hưởng đến cơ cấu việc làm (Nguyễn Thị Cành, 2001). Để tạo bước chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế, Chính phủ sẽ phải định hướng các ngành mục tiêu, ngành mũi nhọn, để từ đó thực hiện các biện pháp, chính sách nhằm tăng cường, kích thích đầu tư, đào tạo huấn luyện lao động và thí điểm áp dụng công nghệ mới. Việc phát triển ngành kinh tế mũi nhọn có thể là động lực kéo theo sự phát triển những ngành có liên quan đến hoạt động của ngành kinh tế mũi nhọn, dẫn đến số lượng việc làm tạo ra nhiều hơn. Đi cùng với sự gia tăng việc làm ở các ngành mũi nhọn cũng có thể là sự phá sản ở một số ngành yếu thế hơn, và việc làm lại bị giảm. Kết quả của sự thay đổi này bao giờ cũng sẽ là mất việc làm ở ngành này, tăng việc làm ở ngành khác (Nguyễn Thị Lan Hương, 2009)
  20. 5 1.1.4. Những nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.1.4.1. Các nhân tố khách quan (i) Về điều kiện tự nhiên Nhân tố về điều kiện tự nhiên có thể hiểu là toàn bộ những đặc thù có tính chất tự nhiên mà trên cơ sở đó những hoạt động kinh tế của con người phải thích ứng và khai thác có hiệu quả. Nhân tố tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý của các vùng lành thổ; điều kiện đất đai của các vùng như điều kiện khí hậu, thời tiết; các nguồn tài nguyên khác của vùng lãnh thổ như nguồn nước, rừng, biển... Các yếu tố tự nhiên trên tác động một cách trực tiếp đến sự hình thành, vận động và biến đổi cơ cấu kinh tế mà đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế. (ii) Thị trường và nhu cầu tiêu dùng xã hội Thị trường và nhu cầu tiêu dùng xã hội là “người” đặt hàng cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế. Nếu như xã hội không có nhu cầu thì tất nhiên không có bất kỳ quá trình sản xuất nào. Cũng như vậy, không có thị trường thì không có kinh tế hàng hóa. Thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội không chỉ quy định về số lượng mà còn cả về chất lượng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nên nó tác động trực tiếp đến quy mô, trình độ phát triển của các cơ sở kinh tế. Qua đó, tác động đến xu hướng phát triển và phân công lao động xã hội, đến vị trí, tỷ trọng của các ngành, lĩnh vực trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất (Trương Thiện Thọ, 2006). (iii) Hội nhập kinh tế quốc tế Đây là nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngày nay, quá trình hợp tác và giao lưu kinh tế ngày càng mở rộng thì hầu hết các quốc gia đều thực hiện các chiến lược kinh tế mở. Thông qua quan hệ thương mại quốc tế, các quốc gia ngày càng tham gia sâu hơn vào quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế. Việc tham gia ngày càng sâu rộng vào quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế sẽ làm cho các quốc gia khai thác và sử dụng mọi nguồn lực của mình có lợi nhất trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh. Mặt khác, thông qua thị trường quốc tế mà mình tham gia thì mỗi quốc gia lại tăng thêm các
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2