intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset Việt Nam

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

14
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu nhận diện các nhân tố nào của hệ thống kiểm soát nội bộ tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam; đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố thuộc hệ thống kiểm soát nội bộ tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM TRẦN LÊ THẾ NHÂN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN MIRAE ASSET VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM TRẦN LÊ THẾ NHÂN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN MIRAE ASSET VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số : 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS: PHẠM VĂN DƯỢC Tp. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn, hỗ trợ của người hướng dẫn khoa học. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn thạc sỹ kế toán này là trung thực và chưa từng được trình bày hay công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện và hoàn thiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Trần Lê Thế Nhân
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG PHẦN TÓM TẮT PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1 1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan.......................................................................... 1 1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................................. 2 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................................. 3 1.2.3. Nhận xét và khe hổng nghiên cứu ....................................................................... 6 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 6 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:............................................................................. 7 1.5. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................................... 7 1.6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................... 7 1.7. Kết cấu đề tài.............................................................................................................. 8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ .................................. 9 1.1. Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ ............................................................. 9 1.1.1. Định nghĩa ........................................................................................................... 9 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................ 11 1.1.3. Kiểm soát nội bộ tại Việt Nam.......................................................................... 20 1.2. KSNB theo COSO ................................................................................................... 21 1.2.1. Cấu trúc của báo cáo COSO (1992) .................................................................. 21 1.2.2 Các bộ phận cấu thành HTKSNB ...................................................................... 22 1.3. KSNB đối với tổ chức tín dụng................................................................................ 28 1.3.1. Khái quát về tổ chức tín dụng ........................................................................... 28
  5. 1.3.2. KSNB trong tổ chức tín dụng............................................................................ 29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................... 43 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HTKSNB TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV MIRAE ASSET ............................................................................................................................................. 44 2.1. Tổng quan về Công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset Việt Nam. ................... 44 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................ 44 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và nguyên nhân gây ra rủi ro cho MAFC ...... 45 2.2 Khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ tại MAFC ......................................................... 52 2.2.1. Mục tiêu khảo sát .............................................................................................. 52 2.2.2. Phương pháp khảo sát ....................................................................................... 52 2.2.3. Đối tượng khảo sát ............................................................................................ 53 2.2.4. Nội dung khảo sát ............................................................................................. 53 2.2.5. Kết quả khảo sát ................................................................................................ 57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................... 87 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV MIRAE ASSET VIỆT NAM ................................................................ 88 3.1. Nguyên tắc đưa ra các giải pháp .............................................................................. 88 3.2. Các giải pháp hoàn thiện .......................................................................................... 89 3.2.1. Hoàn thiện môi trường kiểm soát ...................................................................... 89 3.2.2. Hoàn thiện quy trình ghi nhận và đánh giá rủi ro.............................................. 93 3.2.3. Hoàn thiện các hoạt động kiểm soát ................................................................. 94 3.2.4. Hoàn thiện hệ thống thông tin và truyền thông ................................................. 95 3.2.5. Hoàn thiện hoạt động giám sát .......................................................................... 96 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 97 KẾT LUẬN CHUNG....................................................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Basel : Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng CIC : Trung tâm thông tin tín dụng COSO : Ủy ban của Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận báo cáo tài chính CNTT Công nghệ thông tin EMI : Viện tiền tệ Châu Âu HTKSNB : Hệ thống kiểm soát nội bộ KSNB : Kiểm soát nội bộ NHNN : Ngân hàng nhà nước MAFC : Công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset Việt Nam TCTD : Tổ chức tín dụng
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các nguyên tắc của khuôn mẫu COSO 2013 ........................................... 18 Bảng 1.2. Các bộ phận cấu thành HTKSNB ............................................................. 23 Bảng 2.1. Thang đo nghiên cứu ................................................................................ 54 Bảng 2.2 Tổng hợp kết quả khảo sát tính chính trực và giá trị đạo đức ................... 61 Bảng 2.3 Tổng hợp kết quả khảo sát trách nhiệm giám sát và thiết kế vận hành HTKSNB ................................................................................................................... 65 Bảng 2.4 Tổng hợp kết quả khảo sát về thiết lập cơ cấu tổ chức, phân quyền định quyền hạn và trách nhiệm ......................................................................................... 64 Bảng 2.5 Tổng hợp kết quả khảo sát về Công ty cần thiết cam kết đảm bảo về chính sách nhân sự và năng lực nhân viên .......................................................................... 68 Bảng 2.6 Tổng hợp kết quả khảo sát về đảm bảo trách nhiệm giải trình .................. 69 Bảng 2.7 Tổng hợp kết quả khảo sát về thiết lập mục tiêu phù hợp ......................... 71 Bảng 2.8 Tổng hợp kết quả khảo sát về nhận diện và phân tích rủi ro ..................... 72 Bảng 2.9 Tổng hợp kết quả khảo sát về đánh giá rủi ro............................................ 72 Bảng 2.10 Tổng hợp kết quả khảo sát về nhận diện và đánh giá những thay đổi của môi trường ................................................................................................................. 73 Bảng 2.11 Tổng hợp kết quả khảo sát về lựa chọn và thiết lập các hoạt động kiểm soát ............................................................................................................................ 74 Bảng 2.12 Tổng hợp kết quả khảo sát về lựa chọn và thiết lập các hoạt động kiểm soát chung về công nghệ thông tin ............................................................................ 75 Bảng 2.13 Tổng hợp kết quả khảo sát về triển khai các hoạt động kiểm soát thông qua các chính sách và thủ tục .................................................................................... 78 Bảng 2.14 Tổng hợp kết quả khảo sát về thu thập và sử dụng thông tin phù hợp .... 80 Bảng 2.15 Tổng hợp kết quả khảo sát về truyền thông nội bộ ................................. 81 Bảng 2.16 Tổng hợp kết quả khảo sát về truyền thông bên ngoài ............................ 82 Bảng 2.17 Tổng hợp kết quả khảo sát về đánh giá liên tục và định kỳ .................... 83 Bảng 2.18 Tổng hợp kết quả khảo sát về thông báo những khuyết điểm ................. 85
  8. PHẦN TÓM TẮT Hiện nay, thị trường tín dụng tiêu dùng cá nhân đang phát triển mạnh mẽ và đòi hỏi các công ty tài chính phải đảm bảo HTKSNB hiệu quả để ngăn chặn các rủi ro cho công ty. Các đề tài nghiên cứu về HTKSNB đã được nhiều tác giả thực hiện trong thời gian qua. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào thực hiện nghiên cứu HTKSNB của công ty tài chính. Vì vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của HTKSNB tại công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện HTKSNB của công ty. Tác giả thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng tổng hợp các lý thuyết liên quan đến HTKSNB để xác định các thành phần của HTKSNB tại MAFC. Sau đó, tác giả tiến hành khảo sát thực tế, sử dụng phương pháp định tính, thống kê mô tả để đánh giá các ưu điểm và nhược điểm của các thành phần cấu thành HTKSNB tại MAFC. Kết quả nghiên cứu cho thấy, HTKSNB của MAFC đã được hình thành và đạt một hiệu quả khá cao. Tuy nhiên, HTKSNB tại MAFC vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm về phong cách lãnh đạo của ban điều hành, quy trình đánh giá rủi ro tại công ty, hệ thống phần mềm tại công ty. Tác giả đã đưa ra các giải pháp, kiến nghị để khắc phục các nhược điểm trên dựa trên cơ sở đảm bảo tính có thể thực hiện được, tính hiệu quả và tính có cơ sở khoa học. Nghiên cứu mang ý nghĩa thực tế đối với công ty MAFC trong việc thực hiện các biện pháp để hoàn thiện HTKSNB của mình. Hơn nữa, tác giả cũng hy vọng đóng góp một phần vào cơ sở lý thuyết cho các nghiên cứu về HTKSNB tại các công ty tài chính. Từ khóa: HTKSNB, phương pháp định tính, phong cách lãnh đạo, quy trình đánh giá rủi ro.
  9. ABSTRACT Currently, the consumer credit market is developing rapidly and there are many requirements that Credit institutions make ensure about effectiveness of their internal control system in order to prevent risks. The research topics on internal control systems have been implemented by many authors in the past time. However, there is not author researchs the internal control systems of Credit institutions. Therefore, I did this research to evaluate the advantages and disadvantages of the Internal Control System at Mirae Asset Vietnam Limited financial company. Since then, I offers solutions and recommendations to improve the company's internal control system. I implemented quantitative research methods to synthesize the theory related to internal control systems to identify components of the internal control system at MAFC. After that, the author conducted a practical survey, using qualitative methods, descriptive statistics to assess the advantages and disadvantages of components constituting the internal control system at MAFC. Research results show that MAFC's control system has been formed and achieved quite high efficiency. However, the internal control system of MAFC still has many shortcomings about the leadership style of directors board, the risk assessment process, the software system at the company. I has proposed solutions and recommendations to overcome the disadvantages and these solutions are possibility, effectiveness and in a scientific way. The research has practical implications for MAFC in implementing measures to improve its internal control system. Moreover, the author also hopes to contribute part of the theoretical basis for research on internal control systems at Credit institutions. Key words: Internal control system, Qualitative method, Leadership style, Risk assessment process.
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian gần đây, hoạt động tín dụng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng. Các ngân hàng hầu hết đều mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang một hướng mới – sản phẩm cho vay tín chấp – bằng việc thành lập các công ty tài chính của riêng mình. Tuy nhiên, đây cũng được đánh giá là một trong những loại sản phẩm tín dụng phức tạp và có độ rủi ro cao. Do đó, muốn tồn tại và phát triển, ngoài các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng cần phải thiết kế một hệ thống KSNB chặt chẽ, hiệu quả của các tổ chức tín dụng. Từ trước đến nay, các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chưa chú trọng vào việc thiết lập một hệ thống KSNB vững mạnh để phòng ngừa rủi ro. Chính sự khiếm khuyết này đã tạo kẻ hở cho các sai phạm về nghiệp vụ và đạo đức của những nhân viên tín dụng gây thất thoát lớn cho các tổ chức tín dụng dẫn tới tỷ lệ nợ xấu ngày một tăng cao. Vấn đề cấp thiết hiện nay tại các tổ chức tín dụng chính là hạn chế tỷ lệ nợ xấu và HTKSNB vững mạnh chính là yếu tố tiên quyết để giảm thiểu vấn đề này. Hiện nay, tại công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset vẫn còn nhiều tồn tại về môi trường kiểm soát, các thủ tục kiểm soát để hạn chế rủi ro cho công ty còn nhiều yếu kém. Hơn nữa, hoạt động giám sát cũng như hệ thống thông tin truyền thông tại công ty cũng còn nhiều bất cập gây ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh của công ty. Nhận thức được ý nghĩa của vấn đề trên, qua thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty tài chính TNHH MTV Mirae Aset tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset Việt Nam”. 1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan Các nghiên cứu về HTKSNB rất đa dạng và phong phú trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Các nghiên cứu này được thực hiện bởi những tác giả trong nước cũng như nước ngoài. Tác giả sẽ hệ thống lại một vài các nghiên cứu có liên quan đến đề tài trong thời gian gần đây.
  11. 2 1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài Sultana R and Haque M. E (2011), Evaluation of Internal Control Structure: Evidence from Six Listed Banks in Bangladesh. Đánh giá cấu trúc HTKSNB từ 6 ngân hàng niêm yết tại Bangladesh. Nghiên cứu cho rằng để xác định khả năng đảm bảo hoạt động của đơn vị phù hợp với mục tiêu đề ra thì cần đánh giá cấu trúc kiểm soát nội bộ trong một đơn vị. Mô hình nghiên cứu đo lường sự hữu hiệu của HTKSNB của 6 ngân hàng niêm yết ở Bangladesh thông qua 5 biến độc lập là các thành phần của HTKSNB bao gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát, giám sát và 2 biến điều tiết là ủy quyền và mối quan hệ cộng tác. Bài nghiên cứu tập trung so sánh mức độ tác động của từng yếu tố giữa các ngân hàng với nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình trên thực sự có ý nghĩa khi các biến độc lập có mối quan hệ với từng mục tiêu kiểm soát của các ngân hàng, cụ thể từng thành phần trong HTKSNB (biến độc lập) hoạt động tốt sẽ đảm bảo hợp lý các mục tiêu kiểm soát và vì thế đảm bảo sự hữu hiệu của HTKSNB. Philip Ayagre (2014), The effectiveness of Internal Control Systems of banks – The case of Ghanaian banks – Sự hữu hiểu của HTKSNB trong các ngân hàng – trường hợp tại các ngân hàng Ghana. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo xác dựa trên thang đo likert 5 điểm. Tác giả tập trung nghiên cứu đánh giá về 2 thành phần của HTKSNB là môi trường kiểm soát và hoạt động giám sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự kiểm soát vững chắc tồn tại trong thành phần môi trường kiểm soát và hoạt động giám sát trong HTKSNB tại các ngân hàng Ghana. Shakirat Adepeju Babatunde, Kabiru Isa Dandago (2014), Internal Control system deficiency and capital project mis-management in the Negerian public sector – Thiếu hụt HTKSNB và sự quản lý kém các dự án vốn tại khu vực công ở Nigieria.
  12. 3 Mục đích của nghiên cứu này là để phân tích những tác động của tình trạng thiếu HTKSNB trong quản lý dự án vốn tại khu vực công ở Nigieria. Tác giả đã thu thập mẫu gồm 286 dự án trong 05 năm từ năm 2008 đến năm 2012. Việc phân tích dữ liệu được thực hiện thông qua việc sử dụng thống kê mô tả dưới dạng tần số, kiểm định chi bình phương, ANOVA. Hệ số tương quan được sử dụng để kiểm tra các giả thuyết. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng thiếu hụt HTKSNB có tác động tiêu cực đáng kẻ đối với quản lý dự án vốn trong khu vực công ở Nigieria. Akwaa-Sekyi and Gene (2016), Effect of Internal Controls on Credit Risk among Listed Spanish Banks - Ảnh hưởng của HTKSNB đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng niêm yết ở Tây Ban Nha. Tiếp cận báo cáo COSO, nghiên cứu nhận định rằng KSNB bao gồm 5 thành phần là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát. Từ đó, tác giả nghiên cứu sự tác động của năm thành phần này đến rủi ro tín dụng. Tác giả sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát để phân tích và hai kỹ thuật đánh giá cho phương pháp bình phương tối thiểu tổng quá là mô hình tác động ngẫu nhiên và mô hình tác động cố định. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tính hữu hiệu của HTKSNB tại ngân hàng ở Tây Ban Nha không cao, một trong những nguyên nhân vì hội đồng quản trị của ngân hàng chưa hoạt động hiệu quả. KSNB tác động có ý nghĩa thống kê đến rủi ro tín dụng, đặc biệt là qua các thành phần cấu thành là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt dộng kiểm soát và giám sát. 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước Nguyễn Thị Thanh Thảo (2010), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thông qua bảng câu hỏi để khảo sát thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại 14 ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thảo luận
  13. 4 với các nhà quản lý, cán bộ tín dụng, kiểm toán viên nội bộ về rủi ro tín dụng và các biện pháp ngân hàng áp dụng để hạn chế nó. Tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích các thông tin thu thập được để nhận dạng các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó luận văn xác định các sai sót thường gặp trong quá trình cấp tín dụng theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm. Luận văn cũng đã chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của HTKSNB của các ngân hàng thương mại và đưa ra các giải pháp hoàn thiện HTKSNB theo hướng phù hợp với COSO với điều kiện tại Việt Nam và đảm bảo cân đối giữa lợi ích và chi phí bỏ ra. Trương Kim Nhật (2013), Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Dựa trên lý thuyết về KSNB theo báo cáo COSO và Basel tác giả phân tích thực trạng HTKSNB tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam theo hướng đánh giá từ các mục tiêu kiểm soát, mô hình hoạt động kiểm soát, quy trình kiểm soát, nội dung kiểm soát, phương pháp kiểm soát đến hệ thống công nghệ thông tin tại Eximbank Tác giả thực hiện khảo sát theo phương pháp mô tả, thang đo Likert 5 mức độ cho các biến khảo sát. Từ kết quả khảo sát tác giả chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân những hạn chế của HTKSNB. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát nội bộ cũng như các kiến nghị đối với NHNN và Chính phủ để nâng cấp chất lượng kiểm soát đối với ngân hàng thương mại. Lê Thị Hoàng Loan (2015), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam theo hướng quản trị rủi ro. Nghiên cứu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và HTKSNB bao gồm các yếu tố: môi trường kiểm soát, thiết lập mục tiêu, nhận diện sự kiện tiềm tàng, đánh giá rủi ro, phản ứng với rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, có sự kiểm soát lẫn nhau giữa các bộ phận và có
  14. 5 sự quan tâm phát hiện, phòng ngừa các rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập trong cơ cấu tổ chức, thiếu hệ thống thông tin hỗ trợ phát hiện các rủi ro tín dụng sớm để có biện pháp phòng ngừa. Hồ Tuấn Vũ (2016), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu khảo sát 37 ngân hàng thương mại tại Việt Nam, sử dụng phương pháp phỏng vấn các chuyên gia kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả đã xác định được 7 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, đó là: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyển thông, giám sát, thể chế chính trị và lợi ích nhóm. Phạm Thị Thảo Như (2018), Tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Mục tiêu của nghiên cứu nhận diện các nhân tố nào của hệ thống kiểm soát nội bộ tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam; đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố thuộc hệ thống kiểm soát nội bộ tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trong đó phương pháp luận định lượng là chủ đạo. Tác giả dùng phương pháp phỏng vấn (thảo luận tay đôi) để xin ý kiến của những người có chuyên môn sâu về kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại cổ phần như ban giám đốc chi nhánh, các trưởng phòng, kiểm soát viên nội bộ; Thu thập dữ liệu thông qua bảng khảo sát, xem xét độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis), cuối cùng là sử dụng phân tích hồi quy để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Qua các thang đo cho năm thành phần chính cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát. Kết
  15. 6 quả mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được sắp xếp giảm dần theo thứ tự như sau: (1) hoạt động kiểm soát, (2) môi trường kiểm soát, (3) đánh giá rủi ro, (4) giám sát, (5) thông tin và truyền thông. Từ kết quả nghiên cứu cũng như thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, tác giả đưa ra một số gợi ý cho các nhà quản lý ngân hàng. 1.2.3. Nhận xét và khe hổng nghiên cứu Kết quả tổng kết các nghiên cứu có liên quan cho thấy tầm quan trọng của HTKSNB từ đó cho thấy nhu cầu cần thiết phải hoàn thiện HTKSNB tại các doanh nghiệp ở mọi ngành nghề khác nhau. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng tính hữu hiệu của HTKSNB chịu sự ảnh hưởng từ sự hữu hiệu và hiệu quả của năm thành phần là: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Các nghiên cứu này có sự đa dạng về loại hình doanh nghiệp của như đặc điểm kinh doanh của các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, các nghiên cứu về để đánh giá HTKSNB của công ty tài chính đặc biệt là công ty tài chính tiêu dùng còn chưa phổ biến. Vì vậy, tác giả thực hiện đề tài để nhận biết được các ưu điểm, nhược điểm của HTKSNB tại công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mirae Asset để từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện HTKSNB. 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này thực hiện nhằm hoàn thiện HTKSNB gắn với đơn vị nghiên cứu là công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset Việt Nam. Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu ở trên nghiên cứu này hướng đến các mục tiêu cụ thể sau: Thứ nhất, làm rõ các nội dung cơ bản về HTKSNB trong công ty tài chính. Thứ hai, tìm hiểu và đánh giá thực hiện về HTKSNB tại Công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset, qua đó chỉ ra những hạn chế, tồn tại của HTKSNB. Thứ ba, đưa ra các giải pháp, kiến nghị mang tính khả thi nhằm hoàn thiện HTKSNB tại Mirae Asset.
  16. 7 Câu hỏi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu này được thực hiện để giải đáp cho các câu hỏi chính sau: - Thứ nhất, nội dung cơ bản nào liên quan đến HTKSNB trong công ty tài chính? - Thứ hai, thực trạng về HTKSNB tại Công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset được thực hiện như thế nào? - Thứ ba, kiến nghị nào mang tính khả thi nhằm hoàn thiện HTKSNB tại Mirae Asset? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: HTKSNB với đơn vị cụ thể là Mirae Asset (công ty tài chính). Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian nghiên cứu: tại Công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset Việt Nam. - Về thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện vào 2018-2019. 1.5. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua thu thập từ các công trình nghiên cứu, đề tài, bài báo, hội thảo, tài liệu giáo trình có liên quan đến HTKSNB, các thành phần cụ thể, các văn bản pháp quy, quy định của Nhà nước, của Mirae Asset liên quan đến KSNB như chính sách, quy định, nội quy, thủ tục kiểm soát,... được thực hiện để xác định các thành phần cơ bản của HTKSNB tại công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset. Từ nghiên cứu định tính, tác giá sử dùng phương pháp thống kê mô tả dựa vào kết quả khảo sát từ bảng câu hỏi để nhận xét về thực trạng HTKSNB của công ty và đưa ra các giải pháp phù hợp giúp hoàn thiện hệ thống này. Xử lý dữ liệu: dựa trên dữ liệu thu thập, cả định tính và định lượng, tác giả tiến hành tổng hợp, so sánh, đánh giá, phân tích để làm rõ thực trạng HTKSNB tại Mirae Asset để qua đó đưa ra các kiến nghị thích hợp. 1.6. Đóng góp của đề tài
  17. 8 Đề tài nghiên cứu về các thành phần cấu thành HTKSNB, phân tích thực trạng các thành phần này tại Mirae Asset từ đó đưa ra các kiến nghị hiệu quả, khả thi. 1.7. Kết cấu đề tài Luận văn có kết cầu gồm 3 phần: Phần mở đầu Phần nội dung gồm 4 chương: - Chương 1: Cở sở lý thuyết về HTKSNB - Chương 2: Thực trạng KSNB tại công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện HTKSNB tại công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset Việt Nam Kết luận chung
  18. 9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 1.1. Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ Định nghĩa về kiểm soát nội bộ có nhiều khái niệm khác nhau. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất bằng cách phân tích: (1) Kiểm soát là một phương tiện với mục đích làm giảm thiểu những yếu tố, tác nhân gây tác động xấu đến hoạt động của một đối tượng nào đó; (2) Nội bộ là những sự hiện hữu hoặc định vị bên trong bề mặt của một vật nào đó. Xét về mặt một tổ chức, nội bộ là tình hình bên trong của tổ chức. 1.1.1. Định nghĩa Kiểm soát nội bộ có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Khái niệm về kiểm soát nội bộ đã hình thành và phát triển để tạo ra một hệ thống lý luận về vấn đề kiểm soát nội bộ trong tổ chức và hơn thế là vấn đề quản trị doanh nghiệp. Đến hiện tại, định nghĩa về kiểm soát nội bộ được chấp nhận rộng rãi nhất là định nghĩa của khuôn mẫu COSO – 19921: “KSNB là một quá trình bị chi phối bởi Ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được các mục tiêu sau: Báo cáo tài chính đáng tin cậy. Các luật lệ và qui định được tuân thủ. Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.”2 Khuôn mẫu COSO – 1992 đã đưa ra 4 khái niệm quan trọng trong khi định nghĩa kiểm soát nội bộ là: quá trình, con người, đảm bảo hợp lý và mục tiêu. 1 COSO (Committee of Sponsoring Ozganizations): là một sáng kiến chung để phòng chống gian lận tại các công ty. Nó được thành lập tại Hoa Kỳ bởi năm tổ chức tư nhân, dành riêng để hướng dẫn cho các nhà quản lý cấp cao và hội đồng quản trị về các khía cạnh liên quan đến quản lý doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro doanh nghiệp, gian lận và báo cáo tài chính. COSO đã thiết lập một mô hình kiểm soát nội bộ chung cho các công ty và tổ chức có thể đánh giá được hệ thống kiểm soát của họ. COSO được hỗ trợ bởi năm tổ chức bao gồm Hiệp hội kế toán quản trị (IMA), Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ (AAA), Hiệp hội kế toán công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hiệp hội kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ (IIA), Hiệp hội quản trị viên tài chính (FEI). 2 Nguồn: COSO 1992, Internal Control – Intergarated Framework
  19. 10 Kiểm soát nội bộ là một quá trình: tức khẳng định kiểm soát nội bộ không phải công việc hay tình huống riêng lẻ mà là một chuỗi các hoạt động có mối liên hệ với mật thiết với nhau và hiện diện rộng khắp doanh nghiệp. KSNB sẽ hữu hiệu nhất khi được xây dựng như một phần cơ bản trong hoạt động của doanh nghiệp chứ không phải là một sự bổ sung cho các hoạt động của doanh nghiệp hoặc là một gánh nặng bị áp đặt bởi các cơ quan quản lý hoặc là giải pháp tạm thời để xử lý một tình huống hay là thủ tục hành chính. Kiểm soát nội bộ phải là một bộ phận giúp cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đề ra. KSNB bị chi phối bởi con người trong đơn vị (bao gồm ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên): các mục tiêu trong doanh nghiệp đều được đề ra bởi con người và họ đưa cơ chế kiểm soát vào vận hành hướng tới các mục tiêu đó. Về phía ngược lại, hành vi của con người cũng bị chi phối bởi KSNB. Mỗi cá nhân có một khả năng, suy nghĩ và ưu tiên khác nhau khi làm việc và họ không phải luôn luôn hiểu rõ nhiệm vụ của mình cũng như trao đổi và hành động một cách nhất quán. KSNB sẽ tạo ra ý thức kiểm soát ở mỗi cá nhân và hướng các hoạt động của họ đến mục tiêu chung của tổ chức. Đảm bảo hợp lý: trong HTKSNB của mỗi đơn vị luôn có những hạn chế tiềm tàng như: sai lầm của con người, sự thông đồng của các cá nhân, sự lạm quyền của nhà quản lý và do mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí của việc thiết lập nên HTKSNB. Vì vậy, KSNB chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo hợp lý cho ban giám đốc và nhà quản lý về việc đạt được các mục tiêu của đơn vị. Các mục tiêu: các đơn vị luôn đặt ra các mục tiêu cần đạt tới (mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động, từng bộ phận và từng cá nhân trong đơn vị). Các mục tiêu của đơn vị có thể khái quát trong 3 nhóm sau: Nhóm mục tiêu về báo cáo tài chính: báo cáo tài chính của đơn vị phải đảm bảo tính trung thực và hợp lý. Nhóm mục tiêu về sự tuân thủ: đơn vị phải tuân thể theo các quy định của luật pháp.
  20. 11 Nhóm mục tiêu về hoạt động: các nguồn nhân lực phải được sử dụng một cách hữu hiệu và hiệu quả. Chúng ta có thể nhận thức một cách đầy đủ về khái niệm kiểm soát nội bộ thông qua cách định nghĩa của khuôn mẫu COSO 1992. Nó đã nêu lên được tầm quan trọng và mối liên hệ mật thiết giữa các mục tiêu hoạt động và tuân thủ. Báo cáo COSO 1992 còn nhấn mạnh đến nhân tố con người : con người giữ một vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hệ thống quản trị. Từ nhận thức đó, ta có thể đánh giá đúng đắn hơn và có những biện pháp hoàn thiện hệ thống KSNB trong doanh nghiệp. Khái niệm HTKSNB: HTKSNB là một bộ phận thuộc hệ thống quản lý có vai trò kết nối các bộ phận khác nhau một cách chặt chẽ để hướng tới nhiệm vụ đạt được các mục tiêu kiểm soát trong một tổ chức và tạo ra sự nhât quán cho các bộ phận, cá nhân trong đơn vị thực hiện mục tiêu chung của đơn vị với tinh thần tự giác, trách nhiệm cao. 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Quá trình hình thành và phát triển của lý thuyết về kiểm soát nội bộ trên thể giới được khái quát qua các giai đoạn: 1.1.2.1. Giai đoạn sơ khai Năm 1905, Robert Montgomery, sáng lập viên công ty kiểm toán Lybrand, Ross Bros & Montgomery, đã đưa ra ý kiến về một số vấn đề liên quan đến kiểm soát nội bộ trong tác phẩm “Lý thuyết và thực hành kiểm toán” Thuật ngữ “Kiểm soát nội bộ” được đề cập lần đầu tiên vào năm 1929 bởi cục dự trữ liên ban Hoa Kỳ (FED) “KSNB là công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động, đây là một cơ sở để phục vụ cho việc lấy mẫu thử nghiệm của KTV”. Năm 1936, khái niệm về kiểm soát nội bộ được đưa ra bởi Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) là các biện pháp và cách thức được chấp nhận
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2