intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động điều chuyển vốn nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu lý thuyết vể điều chuyển vốn nội bộ NHTM và thực trạng điều chuyển vốn nội bộ của Agribank, từ đó kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động điều chuyển vốn nội bộ Agribank. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động điều chuyển vốn nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ____________________ Lưu Văn Thanh HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC Trang phụVÀ bìaĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ____________________ Lưu Văn Thanh HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS DƯƠNG THỊ BÌNH MINH Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  3. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---*****--- LỜI CAM ĐOAN Kính gửi : Viện Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Tôi tên : Lưu Văn Thanh Sinh ngày 18/11/1966 Học viên lớp : Cao học Ngân hàng ngày 1 Khóa 22 Tên đề tài : HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI BỘ TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi thực hiện với sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn, các số liệu trong luận văn là số liệu thực tế, chính xác. Nếu có gì sai trái, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. TP Hồ Chí Minh ngày 25 tháng 10 năm 2014 Người cam đoan Lưu Văn Thanh
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa ............................................................................................................... LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... MỤC LỤC..................................................................................................................... Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt........................................................................ Danh mục bảng biểu, hình vẽ. ...................................................................................... MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 Chương 1 : Cơ sở lý luận về điều chuyển vốn nội bộ NHTM. ................................ 10 1.1 Một số khái niệm liên quan điều chuyển vốn nội bộ NHTM. .......................................10 1.2 Sự cần thiết và nội dung điều chuyển vốn nội bộ NHTM.............................................15 1.3 Các phương pháp điều chuyển vốn nội bộ NHTM. ......................................................17 1.4 Nhận xét các phương pháp điều chuyển vốn nội bộ NHTM. ........................................30 1.5 Hệ thống tổ chức điều chuyển vốn nội bộ NHTM........................................................38 1.6 Kết luận chương 1. ......................................................................................................39 Chương 2 : Phân tích thực trạng điều chuyển vốn nội bộ Agribank. .................... 41 2.1 Giới thiệu về Agribank . ..............................................................................................41 2.2 Phân tích thực trạng điều chuyển vốn nội bộ của Agribank..........................................42 2.3 Phân tích việc áp dụng phương pháp điều chuyển vốn nội bộ của Agribank. ...............46 2.4 Phân tích cách thức điều chuyển vốn nội bộ của Agribank. .........................................46 2.5 Phân tích việc sử dụng các công cụ điều chuyển vốn nội bộ của Agribank. .................47 2.6 Phân tích tổ chức điều chuyển vốn nội bộ của Agribank. .............................................52 2.7 Đánh giá điều chuyển vốn nội bộ tại Agribank. ...........................................................54 2.8 Kết luận chương 2. ......................................................................................................56 Chương 3 : Hoàn thiện điều chuyển vốn nội bộ Agribank. .................................... 57 3.1 Định hướng sử dụng phương pháp điều chuyển vốn nội bộ Agribank. .........................57 3.2 Nội dung điều chuyển vốn nội bộ Agribank bằng phương pháp Khớp kỳ hạn. .............58 3.3 Các giải pháp về lựa chọn phương pháp điều chuyển vốn nội bộ Agribank. .................59 3.4 Các giải pháp về cách thức điều chuyển vốn nội bộ Agribank. ....................................61 3.5 Các giải pháp về công cụ điều chuyển vốn nội bộ Agribank. .......................................63 3.6 Các giải pháp về tổ chức điều chuyển vốn nội bộ Agribank. ........................................68 3.7 Những điểm cần lưu ý khi áp dụng phương pháp Khớp kỳ hạn. ...................................71 3.8 Kết luận chương 3. ......................................................................................................73 KẾT LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI. ....................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ Phụ Lục. ........................................................................................................................
  5. Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam FTP : Định giá điều chuyển vốn nội bộ - Funds Transfer Pricing. HSC : Hội sở chính của Ngân hàng thương mại. NHTM : Ngân hàng thương mại. NIM : Chênh lệch lãi suất – Net Interest Margin (Lãi suất cho vay trừ lãi suất huy động vốn). NIM(D) : Chênh lệch lãi suất hoạt động huy động vốn (Lãi suất điều chuyển vốn trừ lãi suất huy động). NIM(L) : Chênh lệch lãi suất hoạt động tín dụng (Lãi suất cho vay trừ lãi suất điều chuyển vốn). NIM(T) : Chênh lệch lãi suất hoạt động điều chuyển vốn (TPs – TPb) TP : Giá, Lãi suất điều chuyển vốn nội bộ. TPb : Lãi suất điều chuyển vốn nội bộ dùng cho việc “mua” vốn. TPs : Lãi suất điều chuyển vốn nội bộ dùng cho việc “bán” vốn.
  6. Danh mục bảng biểu, hình vẽ. - Bảng 2.1 : Số liệu liên quan điều chuyển vốn nội bộ Agribank. - Bảng 2.2 : Quan hệ cung cầu vốn và lãi suất điều chuyển vốn nội bộ Agribank. - Hình 1.1 : Điều chuyển vốn nội bộ NHTM. - Hình 1.2 : Điều chuyển vốn nội bộ theo phương pháp Một hồ chứa. - Hình 1.3 : Điều chuyển phần chênh lệch. - Hình 1.4 : Điều chuyển toàn bộ. - Hình 1.5 : Các mức lãi suất trong phương pháp Một hồ chứa. - Hình 1.6 : Sử dụng hai mức lãi suất điều chuyển vốn trong phương pháp Một hồ chứa. - Hình 1.7 : Điều chuyển vốn nội bộ theo phương pháp Nhiều hồ chứa. - Hình 1.8 : Các mức lãi suất trong phương pháp Nhiều hồ chứa. - Hình 1.9 : Hai mức lãi suất điều chuyển vốn trong phương pháp Nhiều hồ chứa. - Hình 1.10 : Điều chuyển vốn nội bộ theo phương pháp Khớp kỳ hạn. - Hình 1.11 : Các đường cong lãi suất trong phương pháp Khớp kỳ hạn. - Hình 1.12 : Hai đường cong lãi suất điều chuyển vốn trong phương pháp Khớp kỳ hạn. - Hình 2.1 : Điều chuyển vốn nội bộ Agribank. - Hình 2.2 : Chi nhánh dùng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn. - Hình 2.3 : Biến động NIM(L) của khoản vay kỳ hạn 3 tháng. - Hình 2.4 : Biến động NIM(D) của khoản tiền gửi kỳ hạn 3 tháng.
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các NHTM (Ngân hàng thương mại) cần phải nâng cao sức cạnh tranh của mình trên nhiều phương diện, mục tiêu cuối cùng là để tồn tại, nâng cao hiệu quả đồng vốn, nâng cao giá trị doanh nghiệp. Mô hình chung của NHTM là một hệ thống với Hội sở chính (HSC) và nhiều chi nhánh. NHTM có hai hoạt động chính là huy động vốn và cho vay. Từng chi nhánh có khi thừa vốn (huy động vốn lớn hơn cho vay), có khi thiếu vốn (huy động vốn nhỏ hơn cho vay), cùng một thời điểm chi nhánh này thừa vốn, chi nhánh khác thiếu vốn, hoặc có những chi nhánh thừa vốn trong khi cả hệ thống lại thiếu vốn và ngược lại. Từ đó dẫn đến yêu cầu quản lý, điều chuyển vốn nội bộ hệ thống NHTM. Để nâng cao hiệu quả đồng vốn, tăng sức cạnh tranh, NHTM cần tổ chức tốt hoạt động điều chuyển, điều hòa vốn nội bộ. Agribank (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam) cũng không ngoại lệ, vậy hiện nay Agribank thực hiện việc điều chuyển vốn nội bộ như thế nào, có thực sự hiệu quả; Agribank cần hoàn thiện hoạt động điều chuyển vốn nội bộ như thế nào. Thu nhập của NHTM chủ yếu từ thu lãi cho vay. Nguồn thu từ chênh lệch lãi suất cho vay và huy động chiếm tới 80% tổng thu nhập của NHTM (Biorac, 2011). Việc xác định, đánh giá mức độ đóng góp vào lợi nhuận chung toàn hệ thống của từng chi nhánh, từng hoạt động huy động vốn và cho vay, từng cán bộ nghiệp vụ, từng khách hàng, từng giao dịch ... có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong hoạt động quản lý. Có đánh giá đúng mới biết nơi nào cần khuyến khích, nơi nào cần hạn chế, mới định hướng luồng vốn vào những nơi có hiệu quả cao. Đâu là công cụ hữu hiệu để xác định, đánh giá kết quả công việc, đánh giá đúng mức độ đóng góp vào lợi nhuận chung của
  8. 2 các chi nhánh, người lao động, khách hàng, sản phẩm ... Sử dụng phương pháp Khớp kỳ hạn (Matched Rate Method) và công cụ lãi suất điều chuyển vốn nội bộ (FTP – Funds Transfer Pricing) được các NHTM coi là phương pháp và công cụ hữu hiệu giải quyết vấn đề này, vậy Agribank đã sử dụng phương pháp điều chuyển vốn nội bộ và công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ như thế nào để gắn hoạt động điều chuy6ẻn vốn nội bộ với việc xác định hiệu quả kinh doanh của từng chi nhánh, từng hoạt động nghiệp vụ (huy động vốn và cho vay), từng cán bộ nghiệp vụ, từng khách hàng và từng giao dịch. Trên thế giới, các NHTM đã sử dụng phương pháp Khớp kỳ hạn và công cụ FTP từ những năm 1970 (Biorac, 2011). Tại Việt Nam các NHTM mới quan tâm đến vấn đề này từ những năm 2007, 2008 nhưng vẫn còn mang tính sơ khai (Trương Võ Kim Ngân, 2008). Agribank là NHTM lớn ở Việt Nam, vậy Agribank đã sử dụng phương pháp và công cụ lãi suất điều chuyển vốn (FTP) trong điều chuyển vốn nội bộ như thế nào. Từ những lý do trên tôi đã chọn hoạt động điều chuyển vốn nội bộ Agribank làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu lý thuyết vể điều chuyển vốn nội bộ NHTM và thực trạng điều chuyển vốn nội bộ của Agribank, từ đó kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động điều chuyển vốn nội bộ Agribank. Để đạt được mục đích này, cần phải thực hiện hai mục tiêu cụ thể sau : - Hệ thống hóa lý thuyết về điều chuyển vốn nội bộ NHTM. - Phân tích thực trạng điều chuyển vốn nội bộ Agribank để thấy được những mặt mạnh và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện điều chuyển vốn nội bộ Agribank.
  9. 3 3. Câu hỏi nghiên cứu. - Hiểu như thế nào về điều chuyển vốn nội bộ NHTM, các phương pháp và công cụ nào được sử dụng trong điều chuyển vốn nội bộ NHTM? - Thực trạng áp dụng phương pháp và công cụ điều chuyển vốn nội bộ Agribank hiện nay? - Những giải pháp cụ thể nào có thể áp dụng để hoàn thiện điều chuyển vốn nội bộ Agribank trong thời gian tới? 4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp mô tả : Trình bày đặc điểm, nội dung, ưu điểm, nhược điểm, điều kiện áp dụng của các phương pháp điều chuyển vốn nội bộ NHTM. Phương pháp so sánh : So sánh điểm giống, khác nhau giữa các phương pháp điều chuyển vốn, từ đó giúp nắm bắt rõ hơn đặc điểm, bản chất từng phương pháp điều chuyển vốn nội bộ NHTM. Phương pháp phân tích định tính : Nghiên cứu, phân tích các phương pháp điều chuyển vốn nội bộ NHTM, nghiên cứu thực trạng điều chuyển vốn nội bộ tại Agribank, nghiên cứu đặc điểm và điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của Agribank, phân tích đề xuất phương pháp điều chuyển vốn phù hợp cho Agribank. Phương pháp tổng hợp : Thông qua việc phân tích cơ sở lý thuyết về điều chuyển vốn, thực trạng điều chuyển vốn Agribank … đối chiếu, so sánh các phương pháp và công cụ sử dụng trong điều chuyển vốn nội bộ, những ưu điểm, hạn chế của phương pháp và công cụ mà Agribank đang sử dụng … từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp để hoàn thiện hoạt động điều chuyển vốn nội bộ Agribank.
  10. 4 5. Phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu : Hoạt động điều chuyển vốn nội bộ tại NHTM và Agribank. Không gian nghiên cứu : Hoạt động điều chuyển vốn nội bộ của Agribank, bao gồm Hội sở chính và các chi nhánh trên lãnh thổ Việt Nam. Thời gian nghiên cứu : Phân tích thực trạng điều chuyển vốn nội bộ Agribank từ năm 2008 đến năm 2013; các kiến nghị, giải pháp cho điều chuyển vốn nội bộ Agribank từ năm 2014 đến năm 2020. Các giả định trong nghiên cứu : + Ngân hàng chỉ sử dụng một đồng tiền duy nhất trong kinh doanh là tiền Việt Nam; + Không tính đến các chi phí hoạt động như khấu hao, thuế, lao động, chi phí dự phòng rủi ro; + NHTM và các chi nhánh chỉ có các hoạt động chủ yếu là huy động vốn và cho vay; + Không tính đến các tỷ lệ dự trữ bắt buộc ... 6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về đề tài. 6.1 Các nghiên cứu trước đây về điều chuyển vốn nội bộ NHTM. Gamman và Marzavan trong “Performance Measurement In Banking : Funds Transfer Pricing (FTP)” phân tích 4 phương pháp điều chuyển vốn nội bộ : Phương pháp Một hồ chứa - “Single – pool method”; Phương pháp Nhiều hồ chứa - “Multiple – pool method”; Phương pháp Khớp kỳ hạn - “Matched Maturity Marginal Funds Trasfer
  11. 5 Pricing Method (MMMFTP)”; và phương pháp lịch sử - “Historical method”, (Gamman and Marzavan, 2009). Trong nghiên cứu của Gamman và Marzavan, 3 phương pháp đầu dựa trên cơ sở nguồn dữ liệu được sử dụng và cách sử dụng dữ liệu cho điều chuyển vốn nội bộ, phương pháp thứ 4 thực chất là Phương pháp Nhiều hồ chứa - “Multiple – pool method” nhưng sử dụng lãi suất lịch sử làm công cụ trong điều chuyển vốn nội bộ. Kugiel trong “ Funds Transfer Pricing In a Commercial Bank” cũng phân tích 4 phương pháp : Phương pháp Một hồ chứa - “Single Pool Method”; Phương pháp Nhiều hồ chứa - “Multiple Pool Method”; Phương pháp Khớp kỳ hạn - “Matched Rate Method” và phương pháp hai hồ chứa - “Double Pool Method”. (Kugiel, 2009). Trong đó 3 phương pháp đầu giống như Gamman và Marzavan đã phân tích. Phương pháp thứ 4 mà Kugiel đưa ra là phương pháp hai hồ chứa - “Double Pool Method”, thực chất đây là phương pháp Một hồ chứa nhưng sử dụng hai mức lãi suất điều chuyển vốn nội bộ : một mức là lãi suất Trung tâm vốn sử dụng để “mua vốn” của các chi nhánh và một mức là lãi suất Trung tâm vốn sử dụng khi “bán vốn” cho chi nhánh. Jogensen trong “ Funds Transfer Pricing Under Basel III” phân tích hai phương pháp: “Pooled FTP” và “Matched – Maturity FTP”. Trong đó “Pooled FTP” chia thành “Single pool FTP” và “Multiple pools FTP”; (Jogesen, 2012). Như vậy Jogensen cũng đã phân loại và phân tích ba phương pháp giống như ba phương pháp đầu mà Gamman và Marzavan, và Kugiel đã phân tích. Trương Võ Kim Ngân trong luận văn “Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” thì chia thành “Cơ chế quản lý cũ” và “Cơ chế quản lý vốn tập trung”. Cơ chế quản lý cũ là cơ chế quản lý mà các chi nhánh tự cân đối nguồn vốn huy động để cho vay, Hội sở chính chỉ “mua” phần vốn thừa hoặc “bán”
  12. 6 phần vốn thiếu cho chi nhánh, lãi suất Hội sở chính trả cho chi nhánh hoặc chi nhánh trả cho Hội sở chính chỉ tính trên số vốn thừa hoặc thiếu của từng chi nhánh. Cơ chế quản lý vốn tập trung là cơ chế quản lý mà Trung tâm vốn “mua” toàn bộ nguồn vốn huy động của chi nhánh và “bán” toàn bộ vốn cần thiết cho chi nhánh cho vay. (Trương Võ Kim Ngân, 2008). Về cơ bản, dù tên gọi có khác, nhưng các phương pháp mà Trương Võ Kim Ngân đã phân tích có nội dung như phương pháp Một hồ chứa – Single Pool Method mà các tác giả Jogensen, Kugiel, Gamman và Marzavan đã phân tích nhưng mở rộng thêm khái niệm điều chuyển toàn bộ hay điều chuyển phần chênh lệch. Trong đó điều chuyển toàn bộ là việc Trung tâm vốn “mua” toàn bộ vốn mà chi nhánh đã huy động và “bán” toàn bộ vốn cho chi nhánh sử dụng; còn điều chuyển phần chênh lệch là việc sau khi chi nhánh tự cân đối vốn để cho vay, Trung tâm vốn “mua” phần vốn thừa của chi nhánh hoặc “bán” phần vốn chi nhánh thiếu. Hai cách thức này (điều chuyển toàn bộ và điều chuyển phần chênh lệch) xét theo giác độ kinh tế, không khác nhau nhiều nếu áp dụng một mức giá cho cả “mua” và “bán”, và chỉ có sự khác biệt rõ rệt nếu sử dụng hai mức giá khác nhau cho việc “mua” và “bán”. (Phụ lục 1). Mã Thành Tân trong bài viết “Bàn về hệ thống định giá điều chuyển vốn FTP” đăng trên Website của Vietinbank (Ngân hàng Công thương Việt Nam) thì chia thành “Cơ chế quản lý vốn hiện nay” và “ Cơ chế quản lý vốn mới”, (Mã Thành Tân, 2010). Nội dung “Cơ chế quản lý vốn hiện nay” giống như “Cơ chế quản lý cũ”, và “ Cơ chế quản lý vốn mới” giống như “Cơ chế quản lý vốn tập trung” mà Trương Võ Kim Ngân đã phân tích. Đoàn Thanh Huệ trong luận văn “Cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam” thì chia thành “Cơ chế quản lý vốn phân tán” và “Cơ chế quản lý vốn tập trung”, (Đoàn Thanh Huệ, 2010).
  13. 7 Nội dung “Cơ chế quản lý vốn phân tán” giống như cách điều chuyển phần chênh lệch, và “Cơ chế quản lý vốn tập trung” giống như cách điều chuyển toàn bộ mà Trương Võ Kim Ngân và Mã Thành Tân đã phân tích. 6.2 Nhận xét rút ra từ các nghiên cứu trước. Các tác giả nước ngoài có sự thống nhất với nhau về 3 phương pháp điều chuyển vốn nội bộ NHTM chủ yếu đó là : Phương pháp Một hồ chứa, phương pháp Nhiều hồ chứa, phương pháp Khớp kỳ hạn. Điểm hạn chế của các nghiên cứu nước ngoài là các tác giả đã coi một số phương pháp mở rộng của 3 phương pháp chủ yếu trên như là những phương pháp độc lập, trong khi những phương pháp này chỉ là sự thay đổi về cách thức điều chuyển (điều chuyển phần chênh lệch hay điều chuyển toàn bộ) hoặc thay đổi công cụ điều chuyển khác nhau (sử dụng lãi suất lịch sử/lãi suất hiện hành, sử dụng một mức lãi suất /hai mức lãi suất). Ba tác giả trong nước (Trương Võ Kim Ngân, Mã Thành Tân, Đoàn Thanh Huệ) dù việc đặt tên có khác, nhưng bản chất là phương pháp Một hồ chứa – Single Pool Method mà các tác giả nước ngoài đã phân tích, nhưng có mở rộng thêm khái niệm điều chuyển toàn bộ và điều chuyển phần chênh lệch. Điểm hạn chế của các nghiên cứu trong nước là chưa hệ thống hóa được các phương pháp cơ bản sử dụng trong hoạt động điều chuyển vốn nội bộ NHTM. Thông qua các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, người viết rút ra : Trong lĩnh vực điều chuyển vốn nội bộ NHTM; có 3 phương pháp cơ bản, căn cứ nguồn dữ liệu được sử dụng trong điều chuyển vốn, đó là các phương pháp : Phương pháp Một hồ chứa sử dụng dữ liệu bảng cân đối tổng hợp không phân biệt kỳ hạn; Phương pháp Nhiều hồ chứa sử dụng dữ liệu bảng cân đối chi tiết có kết cấu kỳ hạn; và phương pháp Khớp kỳ hạn không sử dụng dữ liệu bảng cân đối mà sử dụng dữ liệu các giao dịch chi tiết. Những đặc trưng cơ bản giúp nhận biết và phân biệt các phương
  14. 8 pháp sử dụng trong điều chuyển vốn nội bộ NHTM là dữ liệu sử dụng, cách thức điều chuyển và công cụ lãi suất điều chuyển vốn nội bộ sử dụng trong điều chuyển. Các phương pháp Một hồ chứa, Nhiều hồ chứa có thể dùng một trong hai cách điều chuyển vốn : điều chuyển vốn toàn bộ và điều chuyển phần chênh lệch. Điều chuyển vốn toàn bộ là việc Trung tâm vốn “mua” toàn bộ nguồn vốn của chi nhánh và “bán” toàn bộ vốn cần thiết cho chi nhánh sử dụng. Điều chuyển phần chênh lệch là sau khi chi nhánh tự cân đối vốn để cho vay, Trung tâm vốn chỉ điều chuyển phần chênh lệch thừa hoặc thiếu bằng cách “mua” phần vốn thừa hoặc “bán” phần vốn thiếu cho chi nhánh. Riêng phương pháp Khớp kỳ hạn, không phân biệt điều chuyển vốn toàn bộ hay điều chuyển phần chênh lệch do các chi nhánh không còn tự cân đối vốn. Các phương pháp Một hồ chứa và Nhiều hồ chứa có thể sử dụng công cụ lãi suất lịch sử hoặc lãi suất hiện hành. Sử dụng lãi suất lịch sử là sử dụng lãi suất “mua, bán vốn” hình thành tại thời điểm mua hoặc bán vốn và cố định trong suốt kỳ hạn của khoản vốn được mua bán. Sử dụng lãi suất hiện hành là sử dụng lãi suất hình thành tại thời điểm mua hoặc bán vốn nhưng không cố định mà định kỳ điều chỉnh theo thời gian. Riêng phương pháp Khớp kỳ hạn chỉ sử dụng công cụ lãi suất lịch sử. Cả ba phương pháp đều có thể sử dụng một mức lãi suất chung cho cả “mua” và “bán” vốn; hoặc hai mức lãi suất khác nhau : một mức lãi suất cho việc “mua” vốn và một mức lãi suất cho việc “bán” vốn. NHTM có Trung tâm vốn đặt tại Hội sở chính và có thể có phòng Nguồn vốn tại các chi nhánh, điều chuyển vốn nội bộ là việc thực hiện mối quan hệ giữa Trung tâm vốn và các chi nhánh của NHTM trong hoạt động điều hòa vốn nội bộ NHTM và xác định thu nhập, chi phí vốn cho các chi nhánh. Điều chuyển vốn nội bộ NHTM coi nội bộ NHTM như một thị trường giao dịch “mua bán” vốn, trong đó tất cả các chi nhánh (hay còn gọi là các đơn vị kinh doanh)
  15. 9 không mua bán với nhau mà cùng giao dịch mua bán với một chủ thể duy nhất là Trung tâm vốn. Các “hàng hóa” giao dịch giữa trung tâm với các chi nhánh là những khoản vốn mà chi nhánh huy động được từ khách hàng “bán” về cho trung tâm hoặc những khoản vốn mà chi nhánh “mua” của trung tâm để cho khách hàng vay. Trong khi các khoản lãi tiền gửi chi nhánh trả cho khách hàng gửi và các khoản lãi tiền vay chi nhánh nhận từ khách hàng vay là các khoản thu chi thực được hạch toán và thể hiện trên bảng cân đối kế toán; Các giao dịch điều chuyển vốn nội bộ và tính toán thu nhập, chi phí giữa chi nhánh với trung tâm được thực hiện trong môi trường giả lập, môi trường “ảo”, được thực hiện bằng chương trình và hệ thống máy vi tính. 7. Điểm mới của đề tài. Thông qua các nghiên cứu trước đây, bằng việc phân tích và tổng hợp lại, đề tài đã hoàn chỉnh, hệ thống hóa các phương pháp điều chuyển, các cách thức điều chuyển, các công cụ điều chuyển được sử dụng trong điều chuyển vốn nội bộ NHTM. Đề tài cũng đã phân tích thực trạng điều chuyển vốn nội bộ Agribank; Phân tích những ưu điểm, hạn chế của phương pháp điều chuyển vốn nội bộ Agribank đang áp dụng, nguyên nhân của những hạn chế đó; đề xuất, kiến nghị những giải pháp hoàn thiện điều chuyển vốn nội bộ Agribank. 8. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần giới thiệu, kết luận chung và các phụ lục … nội dung chính của đề tài gồm 3 chương : Chương 1 : Cơ sở lý luận về điều chuyển vốn nội bộ NHTM. Chương 2 : Phân tích thực trạng điều chuyển vốn nội bộ Agribank Chương 3 : Hoàn thiện điều chuyển vốn nội bộ Agribank.
  16. 10 Chương 1 : Cơ sở lý luận về điều chuyển vốn nội bộ NHTM. 1.1 Một số khái niệm liên quan điều chuyển vốn nội bộ NHTM. 1.1.1 Khái niệm điều chuyển vốn nội bộ NHTM. Hoạt động chính của NHTM là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán. Hoạt động nhận tiền gửi tạo ra nguồn vốn để NHTM sử dụng trong hoạt động kinh doanh, hoạt động nhận tiền gửi hình thành nên phần lớn tài sản Nợ của NHTM. Hoạt động cấp tín dụng là việc NHTM sử dụng nguồn vốn của mình (bao gồm vốn huy động và vốn khác) để cho vay khách hàng, hoạt động cấp tín dụng hình thành nên phần lớn tài sản Có của NHTM. Nếu NHTM không có chi nhánh, chỉ là một đơn vị kinh doanh tiền tệ đơn thuần thì khi NHTM huy động vốn nhiều nhưng cấp tín dụng ít (thừa vốn), thì phần vốn thừa có thể được NHTM sử dụng dưới dạng tiền mặt (tài sản không sinh lời), hoặc đầu tư vào ngoại tệ, trái phiếu hoặc cho vay trên thị trường liên ngân hàng (tài sản sinh lời). Ngược lại khi thiếu vốn, NHTM có thể chuyển đổi từ ngoại tệ thành nội tệ, hoặc sử dụng trái phiếu trên thị trường mở, hoặc vay vốn trên thị trường liên ngân hàng để bù đắp phần vốn thiếu. Khi NHTM có nhiều chi nhánh, hiện tượng thừa thiếu vốn xảy ra ở từng chi nhánh, trong cùng thời điểm có chi nhánh thừa vốn, có chi nhánh thiếu vốn, hoặc có những chi nhánh ở những địa bàn thuận lợi trong huy động vốn nhưng không thuận lợi trong cấp tín dụng và ngược lại có những chi nhánh ở những địa bàn thuận lợi trong việc cấp tín dụng nhưng lại không thuận lợi trong việc huy động vốn… Nếu những chi nhánh thừa vốn để vốn thừa dưới dạng tiền mặt hoặc đầu tư vào những tài sản sinh lời thấp trong khi những chi nhánh thiếu vốn phải đi vay với chi phí cao sẽ làm lãng phí nguồn vốn của NHTM, gia tăng chi phí, giảm lợi nhuận toàn hệ thống. Từ đó xuất hiện hoạt động điều chuyển vốn nội bộ NHTM để điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ
  17. 11 nơi có lợi thế huy động vốn đến nơi có lợi thế cấp tín dụng. NHTM thực hiện điều hòa vốn nội bộ tốt sẽ khắc phục tình trạng thừa thiếu vốn cục bộ tại từng chi nhánh, quản lý thanh khoản tốt, gia tăng lợi nhuận do giảm được lãng phí vốn, khai thác được nguồn vốn rẻ và tập trung cho vay các khoản vay có khả năng sinh lời cao. Điều chuyển vốn nội bộ NHTM gắn liền với việc NHTM có nhiều chi nhánh. Nếu NHTM không có chi nhánh sẽ không có hoạt động điều chuyển vốn nội bộ. Khái niệm điều chuyển vốn nội bộ NHTM : Điều chuyển vốn nội bộ NHTM là việc NHTM quản lý, điều hòa vốn nội bộ giữa các chi nhánh, các đơn vị kinh doanh, điều chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ nơi có lợi thế huy động đến nơi có lợi thế cho vay, mục đích nhằm quản lý tốt thanh khoản, nâng cao hiệu quả đồng vốn, tăng trưởng hoạt động. 1.1.2 Giá điều chuyển vốn nội bộ (TP). Giá điều chuyển vốn nội bộ là mức lãi suất nội bộ được sử dụng để tính toán thu nhập hay chi phí của dòng tiền nội bộ của tổ chức tài chính (Dimitriu and Oaca, 2010). Giá điều chuyển vốn nội bộ là lãi suất nội bộ dùng để xác định thu nhập, chi phí từ lãi của các đơn vị kinh doanh bao gồm các đơn vị trực tiếp kinh doanh và các đơn vị sử dụng vốn tại Hội sở chính (Đoàn Thanh Huệ, 2010). Giá điều chuyển vốn nội bộ là giá cả các khoản vốn mà chi nhánh đã sử dụng của Trung tâm điều hòa vốn hoặc các khoản vốn mà chi nhánh chuyển về cho Trung tâm điều hòa vốn. Giá điều chuyển vốn thường lớn hơn lãi suất huy động và nhỏ hơn lãi suất cho vay. Giá điều chuyển vốn còn được gọi là lãi suất điều chuyển vốn nội bộ. Giá điều chuyển vốn, hay còn gọi là lãi suất điều chuyển vốn, là lãi suất sử dụng trong quan hệ điều chuyển vốn nội bộ, dùng để “mua” “bán” vốn giữa Trung tâm vốn của NHTM với các chi nhánh trực thuộc; Lãi suất điều chuyển vốn nội bộ được sử
  18. 12 dụng trong quan hệ điều chuyển vốn nội bộ giữa Trung tâm vốn với các chi nhánh, phân biệt với lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay là lãi suất NHTM sử dụng trong quan hệ giữa NHTM với khách hàng. Khái niệm giá điều chuyển vốn nội bộ : Giá điều chuyển vốn nội bộ hay còn gọi là lãi suất điều chuyển vốn nội bộ, là công cụ được NHTM sử dụng trong điều chuyển vốn nội bộ để : + Điều hòa, điều tiết vốn tại các chi nhánh và trong toàn hệ thống; + Tính toán kết quả lợi nhuận của chi nhánh, lợi nhuận của sản phẩm, lợi nhuận của khách hàng, lợi nhuận của nhân viên. 1.1.3 Định giá điều chuyển vốn nội bộ (FTP). Giá điều chuyển vốn được xác định theo mặt bằng lãi suất thị trường điều chỉnh theo mức độ rủi ro của hoạt động kinh doanh đảm bảo tỷ lệ thu nhập cận biên nhất định cho đơn vị kinh doanh (Đoàn Thanh Huệ, 2010). Việc xác định lãi suất thị trường là một việc khá khó khăn. Thông thường các NHTM trên thế giới sử dụng lãi suất LIBOR (The London Interbank Offered Rate). Ở Việt Nam có lãi suất thị trường liên ngân hàng, tuy nhiên do quy mô hoạt động không lớn nên tính ổn định không cao. Một số NHTM Việt Nam sử dụng ngay lãi suất huy động hoặc cho vay trong hệ thống để làm căn cứ xác định lãi suất điều chuyển vốn. Tại BIDV (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) giá điều chuyển vốn được xác định bằng lãi suất huy động của kỳ hạn tương ứng cộng 30 – 60% chênh lệch tối thiểu giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động theo quy định của Tổng giám đốc BIDV; đối với lãi suất điều chuyển vốn không kỳ hạn thì được xác định bởi lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng với trọng số 40% cộng lãi suất điều chuyển vốn kỳ hạn 3 tháng với trọng số 30% cộng lãi suất điều chuyển vốn 12 tháng với trọng số 30% (Trương Võ Kim Ngân, 2008).
  19. 13 Giá điều chuyển vốn còn được xác định theo tình hình thanh khoản, quan hệ cung cầu vốn, mục tiêu tái cấu trúc kỳ hạn và định hướng kinh doanh của chính NHTM. Khái niệm định giá điều chuyển vốn nội bộ : Định giá điều chuyển vốn nội bộ là một quá trình, là việc NHTM dựa trên lãi suất thị trường, quan hệ cung cầu vốn, định hướng phát triển kinh doanh để xây dựng lên giá điều chuyển vốn. 1.1.4 Trung tâm điều hòa vốn (Trung tâm vốn) NHTM. Để thực hiện điều hòa vốn nội bộ, NHTM phải thiết lập một bộ phận tại Hội sở chính để thực hiện thực hiện một số hay toàn bộ các chức năng nhiệm vụ : + Trung tâm điều hòa vốn; + Trung tâm thanh khoản; + Trung tâm quản trị rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản; + Trung tâm xây dựng và thực hiện các chính sách lãi suất của NHTM; + Trung tâm xác định và phân phối lợi nhuận nội bộ; + Trung tâm thực hiện hoạt động điều tiết và định hướng của NHTM. Trong lĩnh vực điều hòa vốn nội bộ, Trung tâm vốn trở thành người “nhạc trưởng” của dàn nhạc gồm các “nhạc công” là các chi nhánh và “cây đũa” của người nhạc trưởng là giá điều chuyển vốn, phương pháp điều chuyển vốn như là “phong cách” điều hành của người nhạc trưởng. Khái niệm Trung tâm vốn : Trung tâm vốn (còn gọi là Trung tâm điều hòa vốn) là bộ phận đặt tại Hội sở chính của NHTM có chức năng điều hòa vốn toàn hệ thống, đảm bảo thanh khoản hệ thống bằng cách đầu tư vốn trên thị trường bên ngoài khi hệ thống thừa vốn hoặc vay vốn từ bên ngoài khi hệ thống thiếu vốn; xây dựng và sử dụng công
  20. 14 cụ lãi suất điều chuyển vốn nội bộ để tính toán thu nhập, chi phí vốn cho các chi nhánh và thông qua đó điều tiết hoạt động huy động vốn, cho vay trong toàn hệ thống. 1.1.5 Trạng thái cân đối vốn. Trong hoạt động hàng ngày, NHTM và các chi nhánh thường xảy ra tình trạng khi thì nguồn vốn huy động dư thừa, khi thì thiếu vốn để cho vay. Trạng thái cân đối vốn là trạng thái cân đối giữa vốn huy động và cho vay của một chi nhánh ngân hàng, hay của một NHTM. Trạng thái cân đối vốn bằng không phản ánh số dư huy động vốn bằng dư nợ cho vay. Chi nhánh có trạng thái cân đối vốn bằng không là chi nhánh tự cân đối vốn đủ để cho vay. NHTM có trạng thái cân đối vốn bằng không là NHTM tự cân đối vốn đủ để cho vay. Trạng thái cân đối vốn dương phản ánh số dư huy động vốn lớn hơn dư nợ cho vay. Chi nhánh có trạng thái cân đối vốn dương là chi nhánh tổng nguồn vốn lớn hơn tổng dư nợ cho vay, phần vốn thừa chi nhánh có thể đầu tư vào tài sản khác (tiền mặt, ngoại tệ, trái phiếu …) hoặc điều chuyển vốn về Hội sở chính thông qua điều chuyển vốn nội bộ. NHTM có trạng thái cân đối vốn dương là NHTM có tổng nguồn vốn huy động lớn hơn tổng dư nợ cho vay, NHTM thừa vốn đầu tư vào các tài sản khác (tiền mặt, ngoại tệ, trái phiếu…) hoặc cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Trạng thái cân đối vốn âm phản ánh số dư huy động vốn nhỏ hơn dư nợ cho vay. Chi nhánh có trạng thái cân đối vốn âm là chi nhánh có tổng nguồn vốn nhỏ hơn tổng dư nợ cho vay, phần vốn thiếu chi nhánh có thể vay từ tổ chức tín dụng khác hoặc nhận điều chuyển vốn từ Hội sở chính thông qua điều chuyển vốn nội bộ. NHTM có trạng thái cân đối vốn âm là NHTM có tổng nguồn vốn huy động nhỏ hơn tổng dư nợ cho vay, phần vốn thiếu NHTM bù đắp từ thị trường mở hoặc thị trường liên ngân hàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2