intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tác giả đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Để từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện phân loại nợ và trích lập dự phòng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------- ĐỖ XUÂN DIỆU HOÀN THIỆN PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------- ĐỖ XUÂN DIỆU HOÀN THIỆN PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS-TS. TRẦN HUY HOÀNG TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “Hoàn thiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” là của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. Tác giả ĐỖ XUÂN DIỆU
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải CIC Trung tâm Thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc. DPRR Dự phòng rủi ro HĐXLRR CS Hội đồng xử lý rủi ro cơ sở HĐXLRR TW Hội đồng xử lý rủi ro trung ƣơng (tại Hội sở chính) IAS 39 International Accounting Standard 39 – (Chuẩn mực kế toán quốc tế số 39) IFRS International Financial Reporting Standards (chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế) NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc Việt nam. NHTM Ngân hàng Thƣơng mại. QĐ 493 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/ 2005. QĐ 18 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 RRTD Rủi ro tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng TT 02 Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 TT 13 Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) XHTDNB Xếp hạng tín dụng nội bộ XHTD Xếp hạng tín dụng
  5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..........................................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................1 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................2 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................2 5. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU. .................................................................3 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ................................................................................3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ...................4 1.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại ...........................4 1.1.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng ....................................................................4 1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng ...........................................................................5 1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng .......................................................5 1.1.3.1 Nhóm nguyên nhân khách quan: ......................................................6 1.1.3.2 Nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng vay: ...................................6 1.1.3.3 Nhóm nguyên nhân thuộc về ngân hàng cho vay: ............................6 1.1.4. Hậu quả và thiệt hại từ rủi ro tín dụng .....................................................7 1.1.4.1. Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng ..................................7 1.1.4.2. Đối với nến kinh tế ...........................................................................7 1.1.5. Đánh giá rủi ro tín dụng ...........................................................................7 1.1.6. Quản lý rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel .........................................8 1.2. Tổng quan về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ..................12 1.2.1. Khái niệm phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ...............12 1.2.1.1. Khái niệm phân loại nợ ...................................................................12 1.2.1.2. Khái niệm dự phòng rủi ro tín dụng ................................................12 1.2.2 Sự cần thiết phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại.........................................................................................14 1.2.3 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế .....15
  6. 1.2.3.1 Phân loại nợ theo chuẩn mực kế toán quốc tế..................................15 1.2.3.2 Phân loại nợ theo báo cáo của Viện tài chính quốc tế .....................18 1.3. Kinh nghiệm phân loại nợ, trích lập dự phòng của một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam...................................................18 1.3.1. Kinh nghiệm phân loại nợ, trích lập dự phòng của một số NHTM các nƣớc trên thế giới ......................................................................................................18 1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam .............21 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................22 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM .........................................................................................................................23 2.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam .............................23 2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển ............................................................23 2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB giai đoạn 2011 – 2013 ............25 2.1.2.1 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản giai đoạn 2011-2013....................25 2.1.2.2 Hoạt động huy động vốn .................................................................27 2.1.2.3 Hoạt động tín dụng ..........................................................................28 2.1.2.4 Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: ............................................32 2.1.2.5 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ ........................................................33 2.1.2.6 Hoạt động kinh doanh thẻ ...............................................................34 2.2 Thực trạng phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam ...............................................................................35 2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại VCB ...............35 2.2.1.1 Thực trạng rủi ro tín dụng ................................................................35 2.2.1.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng...................................................40 2.2.2 Thực trạng phân loại nợ và trích lập dự phòng tại VCB .........................46 2.2.2.1 Phƣơng pháp phân loại nợ ..............................................................46 2.2.2.2 Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD của VCB ...52 2.2.2.3 Thực trạng phân loại nợ tại VCB .....................................................57
  7. 2.2.2.4 Thực trạng trích lập dự phòng..........................................................58 2.2.2.5 Tình hình sử dụng dự phòng .............................................................60 2.2.2.6 Quản lý nợ xấu và nợ có vấn đề tại VCB .......................................60 2.3 Đánh giá công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD tại VCB ........62 2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc ..........................................................................62 2.3.2 Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân ...................................................63 2.4 Ảnh hƣởng của việc áp dụng TT 02 đến công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD tại VCB ...............................................................................................65 2.4.1 Một số điểm mới của Thông tƣ 02 so với Quyết định 493 .....................65 2.4.2 Ảnh hƣởng của việc áp dụng TT 02 đến công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD ..................................................................................................65 2.4.3 Một số điểm chƣa thật phù hợp của Thông tƣ 02....................................68 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................69 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM ...........................................................................................70 3.1. Định hƣớng hoàn thiện phân loại nợ và trích lập dự phòng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam đến năm 2020 ........................................................70 3.1.1. Định hƣớng chiến lƣợc phát triển của VCB ...........................................70 3.1.2. Định hƣớng hoàn thiện phân loại nợ và trích lập dự phòng ..................70 3.2. Giải pháp hoàn thiện phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam .......................................................................71 3.2.1 Hoàn thiện quy trình, phƣơng pháp phân loại nợ và trích lập dự phòng theo hƣớng áp dụng các chuẩn mực quốc tế .............................................................71 3.2.2 Đánh giá, rà soát và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ .......73 3.2.3 Hoàn thiện các văn bản hƣớng dẫn và quy trình nghiệp vụ ....................74 3.2.4 Chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ ................75 3.2.5 Hiện đại hóa công nghệ trong công tác phân loại nợ ..............................75 3.2.6 Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ liên quan ................76
  8. 3.2.7 Nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra nội bộ ........................................77 3.2.8 Một số giải pháp khác ..............................................................................78 3.3 Một số kiến nghị .............................................................................................79 3.3.1 Đối với Chính Phủ và các bộ ngành liên quan ........................................79 3.3.2 Đối với Ngân Hàng Nhà Nƣớc ................................................................80 3.3.2.1 Ban hành hệ thống văn bản phù hợp ....................................................80 3.3.2.2 Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng ................................................81 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................82 PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................84 PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1: Phân loại nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng ở một số quốc gia ..................... 19 Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ ản của VCB từ năm 2011 -2013 ............... 25 Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VCB từ 2011 – 2013 ........... 27 Bảng 2.3: Vốn huy động của VCB từ năm 2011 – 2013 ......................................... 28 Bảng 2.4: Tổng tài sản và dƣ nợ cho vay giai đoạn 2011 – 2013 ............................. 29 Bảng 2.5: Dƣ nợ cho vay theo kỳ hạn và ngành kinh tế và thành phần kinh tế của VCB từ năm 2011 – 2013 ............................................................................................................ 30 Bảng 2.6 : Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của VCB từ 2011 – 2013 ................... 33 Bảng 2.7 : Kết quả kinh doanh ngoại tệ của VCB từ 2011 – 2013 ................................. 34 Bảng 2.8 : Số lƣợng thẻ các loại phát hành của VCB từ 2011 – 2013............................ 34 Bảng 2.9 : Dƣ nợ tín dụng và nợ xấu của VCB từ 2011 – 2013 ..................................... 35 Bảng 2.10 : Tình hình nợ xấu tại một số NHTM năm 2013............................................ 36 Bảng 2.11 : Kết quả phân loại nợ của VCB giai đoạn 2011 – 2013 ......................... 58 Bảng 2.12: Tình hình trích lập dự phòng của VCB từ 2011 – 2013 ......................... 60
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Tăng trƣởng dƣ nợ cho vay và tổng tài sản giai đoạn 2011 – 2013.......... 30 Hình 2.2: Huy động vốn và cho vay của VCB năm 2011 – 2013............................. 32
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, hoạt động kinh doanh ngân hàng rất phong phú và đa dạng nhƣng tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các mặt nghiệp vụ của NHTM Việt Nam, và mang lại thu nhập lớn nhất cho các ngân hàng. Nhƣng hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro cao nhất, do đó, công tác quản trị rủi ro tín dụng có ý nghĩa quyết định tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại. Một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với các NHTM là phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Dự phòng đƣợc trích lập phù hợp sẽ đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng - bù đắp thiệt hại tổn thất khi rủi ro xảy ra, làm lành mạnh hóa tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng. Vì vậy, các NHTM cần phải nâng cao hiệu quả công tác phân loại nợ để có thể đánh giá chất lƣợng tín dụng một cách chính xác, từ đó trích lập dự phòng đầy đủ, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Nhƣ chúng ta đã biết, Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) là một trong những ngân hàng hàng đầu của hệ thống NHTM Việt nam về nhiều mặt, và công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng để phòng tránh rủi ro tín dụng đƣợc thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng cũng còn nhiều vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để hoàn thiện hơn. Chính vì lẽ đó tác giả chọn đề tài “ Hoàn thiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam” làm luận văn nghiên cứu là đề tài mang tính khoa học thực tiễn và cần thiết nhất là trong giai đoạn hiện nay. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, đi sâu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và thực trạng phân loại nợ - trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Trên cơ sở đó, đánh giá một số thành tựu đạt đƣợc và chỉ ra những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế tồn tại trong công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín
  12. 2 dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam thời gian qua. Từ đó tác giả đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tƣợng nghiên cứu : Quy trình thực hiện phân loại nợ và công tác trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đang áp dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/ 2005, quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân Hàng Nhà Nƣớc Việt Nam. Và các quy định hiện hành của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xứ lý rủi ro tín dụng. Luận văn cũng nêu ra những điểm mới của quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và ảnh hƣởng của chúng đến công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam, cụ thể nhất là do vào ngày 21 tháng 01 năm 2013, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã ban hành Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN, quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng thay thế Quyết định 493 và Quyết định 18, thông tƣ 02 có hiệu lực vào ngày 01/06/2014. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tập trung vào hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam, giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2013. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện luận văn này, tác giả chủ yếu sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: Phƣơng pháp tổng hợp, thống kê, mô tả, phân tích, so sánh… đồng thời vận dụng kiến thức trong quá trình học tập và kinh nghiệm thực tiễn làm việc tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam nhằm làm rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
  13. 3 Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu: số liệu thứ cấp đƣợc thu thập chọn lọc chủ yếu từ báo cáo thƣờng niên của ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam, từ các tạp chí, quy định, quy trình, báo cáo của ngân hàng … 5. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU. Nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng, bù đắp những thiệt hại, tổn thất cho ngân hàng do rủi ro tín dụng gây ra, hoàn thiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại là việc làm thực sự cần thiết, mang ý nghĩa thực tiễn cao, nhất là trong tình hình hiện nay khi cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại ngày càng gay gắt. Với ý nghĩa đó, tác giả đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam. Để từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện phân loại nợ và trích lập dự phòng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Nội dung chính của luận văn gồm 3 chƣơng và đƣợc bố cục nhƣ sau : Chƣơng 1: Tổng quan về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại. Chƣơng 2: Thực trạng phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam. Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam.
  14. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng Trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại, hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh đem lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng nhƣng rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt nhiều nhất cũng là rủi ro tín dụng. Trong tài liệu” Quản trị Ngân hàng” tác giả Trần Huy Hoàng (2010, trang 167) thì :” Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng”. Theo tác giả Dƣơng Hữu Hạnh (2013, trang 196) : “Rủi ro tín dụng ngân hàng là sự xuất hiện những biến cố không bình thường xảy ra trong quan hệ tín dụng, từ đó tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng và có thể làm cho ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán cho khách hàng”. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 của quy định về Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam thì : ” Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Theo quan điểm tác giả, rủi ro tín dụng là tất cả những khả năng có thể xảy ra, với bất kỳ lý do hay nguyên nhân gì dẫn tới việc ngân hàng không thể thu hồi, hoặc đe dọa tới việc thu hồi đầy đủ và đúng hạn (bao gồm cả gốc và lãi) đối với các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cấp.
  15. 5 1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng đƣợc phân chia thành hai loại là rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục : + Rủi ro giao dịch: là một hình thức rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ. - Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phƣơng án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay. - Rủi ro bảo đảm: là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo nhƣ các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo. - Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề. + Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, đƣợc phân chia thành hai loại là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung: - Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động, hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. - Rủi ro tập trung: là trƣờng hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành hoặc lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. 1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng có thể xảy ra do những nguyên nhân sau :
  16. 6 1.1.3.1. Nhóm nguyên nhân khách quan: Là những tác động ngoài ý chí của khách hàng và ngân hàng nhƣ: thiên tai, hỏa hoạn, do sự thay đổi của các chính sách quản lý kinh tế, điều chỉnh quy hoạch vùng, ngành, do hành lang pháp lý chƣa phù hợp, do biến động thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, quan hệ cung cầu hàng hóa thay đổi…khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn tài chính không thể khắc phục đƣợc. Do đó, khiến cho doanh nghiệp dù cho có thiện chí trả nợ nhƣng vẫn không thể trả đƣợc nợ ngân hàng. 1.1.3.2. Nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng vay: Nguyên nhân từ phía khách hàng vay là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Nhƣ khả năng tự chủ tài chính kém, năng lực điều hành yếu, hệ thống quản trị kinh doanh không hiệu quả, trình độ quản lý của khách hàng yếu kém, khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích, thiếu thiện chí và không sẵn lòng trong việc trả nợ vay ngân hàng. 1.1.3.3. Nhóm nguyên nhân thuộc về ngân hàng cho vay: - Chính sách tín dụng của ngân hàng không phù hợp, quá đề cao mục tiêu lợi nhuận dẫn đến tăng trƣởng tín dụng quá nóng hoặc tập trung vốn cho vay quá nhiều vào một khách hàng vay, một nhóm khách hàng hoặc vào một ngành kinh tế nào đó, thiếu dự báo định hƣớng ngành trong phát triển kinh tế từng thời kỳ. Chƣa xác định đúng quy mô và tốc độ tăng trƣởng của tín dụng… - Danh mục đầu tƣ không hợp lý do thiếu am hiểu thị trƣờng, thiếu thông tin trong phân tích, đánh giá khách hàng. - Năng lực dự báo, phân tích và thẩm định cho vay của cán bộ tín dụng còn yếu. - Kiểm tra giám sát khoản vay sau cho vay không chặt chẽ, không kiểm tra sử dụng vốn, nên không phát hiện kịp thời để có ứng phó đối với việc sử dụng vốn vay sai mục đích. Không theo dõi nguồn thu, dòng tiền từ dự án, phƣơng án kinh doanh để khách hàng sử dụng vốn vào những mục đích khác. - Cán bộ làm công tác tín dụng của ngân hàng không tuân thủ quy trình thẩm định cho vay, không trung thực trong quá trình xét duyệt, cán bộ yếu kém về nghiệp
  17. 7 vụ thẩm định. Bên cạnh đó, vẫn còn một số cán bộ vi phạm về đạo đức nghề nghiệp, cố tình làm sai quy trình, làm sai lệch dự án, phƣơng án kinh doanh… 1.1.4. Hậu quả và thiệt hại từ rủi ro tín dụng 1.1.4.1. Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ gây tổn thất về tài sản và uy tín cho ngân hàng. Ngân hàng không thu hồi đƣợc số tiền đã cho vay cả gốc và lãi, trong khi ngân hàng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả cả gốc và lãi đối với ngƣời gửi tiền. Điều này sẽ ảnh hƣởng tới thanh khoản của ngân hàng, làm suy giảm năng lực tài chính và sức cạnh tranh của ngân hàng, nợ xấu tăng cao, lợi nhuận của ngân hàng giảm thấp do tăng chi phí trích lập dự phòng. Nghiêm trọng hơn ngân hàng có thể bị thua lỗ hoặc phá sản. 1.1.4.2. Đối với nến kinh tế Ngân hàng là trung gian tài chính có vai trò rất quan trọng trong nên kinh tế, là nơi thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và sử dụng nguồn vốn này để đầu tƣ cho vay phát triển kinh tế. Hoạt động ngân hàng liên quan đến nhiều khách hàng, nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Vì vậy, khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản, thì ngƣời gửi tiền hoang mang lo sợ và ồ ạt kéo nhau đi rút tiền không chỉ ở ngân hàng có sự cố mà còn ở những ngân hàng khác, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn. Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vì doanh nghiệp không đƣợc đáp ứng nhu cầu vốn, sản xuất đình trệ, ảnh hƣởng đến thất nghiệp, xã hội mất ổn định, nền kinh tế lâm vào suy thoái. 1.1.5. Đánh giá rủi ro tín dụng Các chỉ số sau đây thƣờng đƣợc sử dụng để đo lƣờng và đánh giá mức độ rủi ro tín dụng: + Tỷ lệ nợ quá hạn: Dƣ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = ------------------------- x 100 Tổng dƣ nợ cho vay
  18. 8 + Tỷ lệ nợ xấu: Số dƣ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = -------------------- x100 Tổng dƣ nợ + Tỷ lệ cấp tín dụng xấu: Số dƣ nợ xấu (cả cam kết ngoại bảng) Tỷ lệ cấp tín dụng xấu = ------------------------------------------------ x100 Tổng dƣ nợ (cả cam kết ngoại bảng) Các chỉ số : tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ cấp tín dụng xấu cao hay thấp phản ánh rủi ro tín dụng ở mức độ cao hay thấp. Các tỷ lệ này đo lƣờng mức độ rủi ro và phản ánh chất lƣợng hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại. + Hệ số rủi ro tín dụng: Tổng dƣ nợ cho vay Hệ số rủi ro tín dụng = -------------------------- x 100% Tổng tài sản có Hệ số rủi ro tín dụng phản ánh tỷ trọng của dƣ nợ tín dụng cho vay trong tổng tài sản có của ngân hàng, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản có này càng lớn thì lợi nhuận mang lại càng cao, nhƣng rủi ro tín dụng mà ngân hàng thƣơng mại phải đối mặt cũng gia tăng. 1.1.6. Quản lý rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng là ủy ban của các cơ quan giám sát ngân hàng đƣợc các thống đốc ngân hàng trung ƣơng của nhóm 10 nƣớc thành lập vào năm 1975. Ủy ban bao gồm các đại diện cao cấp của các cơ quan giám sát ngân hàng và các ngân hàng trung ƣơng của : Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Anh, Mỹ. Ủy ban thƣờng họp tại Ngân hàng Thanh toán Quốc tế tại thành phố Basel – Thụy Sỹ, nơi mà Ban thƣ ký thƣờng trực đóng trụ sở. Quan điểm của Ủy ban Basel là sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển, sẽ đe dọa đến sự ổn định về
  19. 9 tài chính tại quốc gia đó và các quốc gia khác trên toàn cầu. Vì vậy, nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính là điều mà Ủy ban Basel về giám sát nghiệp vụ ngân hàng đặc biệt quan tâm. Ủy ban Basel tổ chức các cuộc họp thƣờng niên thảo luận về những vấn đề hợp tác quốc tế trong công tác giám sát ngân hàng, nâng cao chất lƣợng công tác giám sát hoạt động ngân hàng trên toàn thế giới. Uỷ ban Basel đã ban hành các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Năm 2004, các thành viên của Uỷ ban Basel đã thông qua thỏa thuận về đo lƣờng vốn và các tiêu chuẩn đủ vốn của ngân hàng với tên gọi là hiệp ƣớc quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn hay còn gọi là hiệp ƣớc Basel II (Basel II). Mục tiêu của Basel II là nâng cao chất lƣợng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các Ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế; đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong quản lý rủi ro. Hiệp ƣớc này bao gồm một loạt các chuẩn mực giám sát nhằm hoàn thiện các kỹ thuật quản trị rủi ro và đƣợc cấu trúc theo 3 trụ cột. Trụ cột thứ I: Các yêu cầu vốn tối thiểu. Vốn ngân hàng CAR = -------------------------- x100% Tổng tài sản Có rủi ro CAR (Capital Adequacy Ratio) : Tỷ lệ an toàn vốn. Theo Basel II, một ngân hàng có đủ vốn là ngân hàng có tỷ lệ về vốn (CAR) tối thiểu bằng 8%. Các ngân hàng luôn phải duy trì đủ lƣợng vốn tối thiểu cần thiết vì trong hoạt động của mình ngân hàng luôn phải đối mặt nhiều rủi ro, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trƣờng. Trụ cột thứ II: Liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng. Basel II cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt, nhƣ rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lƣợc, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý. Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát:
  20. 10 Thứ nhất, các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá đƣợc mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải có đƣợc một chiến lƣợc đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó. Thứ hai, các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lƣợc của ngân hàng, cũng nhƣ khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu; giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không thỏa mãn với kết quả của quá trình này. Thứ ba, giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định. Thứ tư, giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dƣới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay nếu mức vốn không đƣợc duy trì hoặc phục hồi. Trụ cột thứ III: Tuân thủ kỷ luật thị trường. Các ngân hàng cần phải công khai, minh bạch thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường. Basel II đƣa ra một số yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng, rủi ro hoạt động và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này. Ba trụ cột của Basel II có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nên việc áp dụng các qui định của Basel II về quản lý rủi ro cần đƣợc tiến hành trong mối liên hệ với những trụ cột khác, nhất là yêu cầu về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro, về thanh tra giám sát, tuân thủ nguyên tắc thị trƣờng và công khai tài chính. Có nghiên cứu cho rằng : nếu ngân hàng không có những khoản nợ xấu thì đó không phải là hoạt động kinh doanh, điều đó cho thấy rủi ro tín dụng luôn tồn tại và vấn đề nợ xấu là một thực tế ở bất cứ ngân hàng nào. Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đƣa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đây là những định hƣớng trong việc xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiện đại. Các nguyên tắc này tập trung vào những nội dung cơ bản sau đây: (Nội dung của các nguyên tắc này đƣợc trình bày tại Phụ lục 1).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2