intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm định mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

23
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc nghiên cứu mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán phần nào cho thấy được sự vận động của thị trường bao gồm tính độc lập, ngẫu nhiên trong tỷ suất sinh lợi, mức độ minh bạch và sự phản ảnh của giá chứng khoán trước những thông tin quá khứ cũng như thông tin công bố, từ đó, định hướng cho nhà đầu tư đưa ra những phân tích, quyết định đầu tư một cách hợp lý và đúng đắn hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm định mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ========== ĐỖ THÀNH NHÂN KIỂM ĐỊNH MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ========== ĐỖ THÀNH NHÂN KIỂM ĐỊNH MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài “Kiểm định mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung tôi đã trình bày trong luận văn này. TP.HCM, ngày 27 tháng 05 năm 2014 Tác giả Đỗ Thành Nhân
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, Tôi xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Uyên Uyên đã tận tình chỉ bảo, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Đồng thời, Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô, đặc biệt là quý Thầy Cô trong khoa Tài Chính - Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong cả khóa học vừa qua. Sau cùng, Tôi xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã hết lòng quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này. Trân trọng!
  5. MỤC LỤC TÓM TẮT ............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI ............................................................ 2 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 2 1.2. Mục tiêu và vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 3 1.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 5 1.5. Kết cấu của đề tài ............................................................................................ 6 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI VỀ THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ .......................................... 7 2.1. Giả thuyết thị trường hiệu quả ........................................................................ 7 2.2. Bằng chứng thực nghiệm về thị trường hiệu quả dạng yếu ............................ 8 2.3 Bằng chứng thực nghiệm về thị trường hiệu quả dạng vừa .......................... 14 CHƯƠNG 3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 19 3.1. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................ 19 3.2. Phương pháp kiểm định thị trường hiệu quả dạng yếu ................................. 21 3.2.1. Kiểm định tự tương quan ........................................................................... 21 3.2.2. Kiểm định chuỗi ......................................................................................... 22 3.2.3. Kiểm định tỷ lệ phương sai ........................................................................ 24 3.2.4. Điều chỉnh tỷ suất sinh lợi.......................................................................... 24 3.3. Phương pháp kiểm định thị trường hiệu quả dạng vừa ................................. 27
  6. CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU VỀ MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ...................................................... 30 4.1. Kiểm định thị trường hiệu quả dạng yếu ...................................................... 30 4.1.1. Kiểm định tự tương quan ........................................................................... 30 4.1.2. Kiểm định chuỗi ......................................................................................... 36 4.1.3. Kiểm định tỷ lệ phương sai ........................................................................ 38 4.2. Kiểm định thị trường hiệu quả dạng vừa ...................................................... 41 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN .................................................................................. 51 5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu ..................................................................... 51 5.2. Những gợi ý rút ra từ kết luận về tính hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam .............................................................................................................. 53 5.2.1. Đối với nhà đầu tư trên thị trường ............................................................. 53 5.2.2. Đối với các tổ chức quản lí thị trường ....................................................... 54 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 57
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Thống kê miêu tả tỷ suất sinh lợi theo ngày, tuần của VN-Index ....... 31 Bảng 4.2: Kiểm định tự tương quan trên tỷ suất sinh lợi theo ngày của VN- Index ..................................................................................................................... 32 Bảng 4.3: Kiểm định tự tương quan trên tỷ suất sinh lợi theo ngày đã điều chỉnh của VN-Index ............................................................................................. 33 Bảng 4.4: Kiểm định tự tương quan trên tỷ suất sinh lợi theo tuần của VN- Index ..................................................................................................................... 34 Bảng 4.5: Kiểm định tự tương quan tỷ suất sinh lợi theo tuần đã điều chỉnh của VN-Index, VNM, FPT và ABT .................................................................... 35 Bảng 4.6: Kiểm định chuỗi trên tỷ suất sinh lợi theo ngày của VN-Index trước và sau điều chỉnh ....................................................................................... 36 Bảng 4.7: Kiểm định chuỗi trên tỷ suất sinh lợi theo tuần VN-Index trước và sau điều chỉnh ...................................................................................................... 37 Bảng 4.8: Kiểm định tỷ lệ phương sai trên tỷ suất sinh lợi theo ngày của VN- Index .................................................................................................................... 39 Bảng 4.9 Kiểm định tỷ lệ phương sai trên tỷ suất sinh lợi theo ngày đã điều chỉnh của VN-Index ............................................................................................ 40 Bảng 4.10: Kiểm định tỷ lệ phương sai trên tỷ suất sinh lợi theo tuần của VN-Index .............................................................................................................. 40 Bảng 4.11: Kiểm định tỷ lệ phương sai trên tỷ suất sinh lợi theo tuần đã điều chỉnh của VN-Index ............................................................................................. 41 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định ASRV trên thông tin công bố phát hành thêm cổ phiếu ................................................................................................................ 43 Bảng 4.13: Giá trị trung bình của ASRV trong các giai đoạn trên thông tin công bố phát hành thêm cổ phiếu ......................................................................... 44
  8. Bảng 4.14: Kết quả kiểm định AAR trên thông tin công bố phát hành thêm cổ phiếu ................................................................................................................ 46 Bảng 4.15: Giá trị trung bình của AAR trong các giai đoạn trên thông tin công bố phát hành thêm cổ phiếu ......................................................................... 47 Bảng 4.16: Kết quả kiểm định CAAR trên thông tin công bố phát hành thêm cổ phiếu ................................................................................................................ 48 Bảng 4.17: Giá trị trung bình của CAAR trong các giai đoạn trên thông tin công bố phát hành thêm cổ phiếu ......................................................................... 49
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện ASRV trên thông tin công bố phát hành thêm cổ phiếu ............................................................................................................... 44 Biểu đồ 4.2: Biểu đồ thể hiện AAR trên thông tin công bố phát hành thêm cổ phiếu .................................................................................................................... 47 Biểu đồ 4.3: Biểu đồ thể hiện CAAR trên thông tin công bố phát hành thêm cổ phiếu ............................................................................................................... 49
  10. 1 TÓM TẮT Nghiên cứu này xem xét mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam bằng các kiểm định tham số và phi tham số bao gồm kiểm định tự tương quan, kiểm định chuỗi, kiểm định tỷ lệ phương sai và kiểm định tỷ suất sinh lợi bất thường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thứ nhất, thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ gần đạt hiệu quả yếu với dữ liệu tỷ suất sinh lợi hàng tuần còn với dữ liệu tỷ suất sinh lợi hàng ngày thì thị trường chứng khoán Việt Nam chưa đạt được hiệu quả ở mức độ yếu. Thứ hai, qua việc xem xét độ biến động tỷ suất sinh lợi trung bình, tỷ suất sinh lợi bất thường trung bình và tỷ suất sinh lợi bất thường tích lũy của các chứng khoán trên thị trường với thông tin công bố là phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam chưa đạt được hiệu quả dạng vừa khi tỷ suất sinh lợi bất thường xuất hiện xung quanh thời điểm thông tin được công bố. Từ khóa: Thị trường hiệu quả, thị trường hiệu quả dạng yếu, thị trường hiệu quả dạng vừa, tỷ suất sinh lợi bất thường.
  11. 2 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Giả thuyết thị trường hiệu quả là một chủ đề phổ biến cho các nghiên cứu thực nghiệm từ sự ra đời của giả thuyết thị trường hiệu quả của Fama (1965). Thực tế cho thấy có rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để kiểm định xem thị trường chứng khoán ở các nước trên thế giới cho giả thiết này. Việc nghiên cứu mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán có một tầm quan trọng to lớn bởi chỉ khi nào biết được mức độ hiệu quả của thị trường thì các nhà đầu tư mới có thể vạch ra cho mình những chiến lược đầu tư đúng đắn và phù hợp, các nhà làm chính sách mới có thể đưa ra được những chính sách hợp lý để quản lý và làm tăng tính hiệu quả thị trường. Hơn nữa, qua việc xem xét các nghiên cứu thực nghiệm về thị trường hiệu quả, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển cho thấy có những kết quả trái ngược nhau về tính hiệu quả của thị trường, chẳng hạn như Kima và Shamsuddinb (2008) đã phát hiện ra rằng chứng khoán giao dịch trên sàn chứng khoán Thái Lan là hiệu quả dạng yếu sau khủng hoảng Châu Á năm 1997. Rapuluchukwu (2010) kết luận rằng thị trường chứng khoán Nigeria là hiệu quả trong hình thức yếu bằng kiểm định tự tương quan, kiểm định chuỗi. Tuy nhiên, Abdmoulah (2010) chỉ ra rằng thị trường chứng khoán Ả Rập không hiệu quả dạng yếu. Mayowa (2012) đã sử dụng kiểm định tự tương quan, kiểm định chuỗi để kết luận thị trường chứng khoán Nigeria không hiệu quả trong hình thức yếu. Từ những phân tích ở trên đã thúc đẩy tác giả nghiên cứu đề tài: “Kiểm định mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam”.
  12. 3 1.2. Mục tiêu và vấn đề nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm định mức độ hiệu quả của của thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ mục tiêu nghiên cứu này, câu hỏi đặt ra cho bài nghiên cứu là “Thị trường chứng khoán Việt Nam có hiệu quả không, nếu có thì đạt được mức độ hiệu quả nào?”. Và để tìm lời đáp cho câu hỏi này, bài nghiên cứu sẽ tập trung giải quyết các vấn đề nghiên cứu như sau: Một là, kiểm định xem thị trường chứng khoán Việt Nam có đạt hiệu quả dạng yếu hay không thông qua việc kiểm định liệu tỷ suất sinh lợi của chỉ số thị trường VN- Index theo thời gian có độc lập và ngẫu nhiên hay không?. Hai là, nếu việc kiểm định cho thấy các dấu hiệu về mức độ hiệu quả yếu ở thị trường chứng khoán Việt Nam thì tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu sự kiện để xem xét tính hiệu quả dạng vừa trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự kiện được tác giả lựa chọn là thông tin phát hành thêm cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bài nghiên cứu sẽ không xem xét hình thức hiệu quả dạng mạnh ở thị trường Việt Nam bởi hình thức hiệu quả dạng mạnh đòi hỏi tất cả các thông tin kể cả thông tin nội bộ đều được tức thời phản ánh vào trong giá chứng khoán. Điều này là không khả thi đối với thị trường chứng khoán Việt Nam khi hầu hết các nghiên cứu trước đây đều cho thấy thị trường Việt Nam chưa đạt hiệu quả dạng yếu. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là kiểm định mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam dựa trên hai vấn đề cần giải quyết được nêu ra ở phần trên. Theo
  13. 4 đó, để kiểm định mức độ hiệu quả dạng yếu mà ở đó giá cổ phiếu trong quá khứ không có nội dung tiên đoán cho giá cổ phiếu trong tương lai (Fama, 1970), tác giả lấy tỷ suất sinh lợi hàng ngày, hàng tuần của chỉ số thị trường VN-Index và xem xét liệu tỷ suất sinh lợi liên tiếp của chỉ số thị trường có ngẫu nhiên và độc lập nhau không?. Ở đây, tác giả thực hiện ba kiểm định gồm kiểm định tự tương quan, kiểm định chuỗi và kiểm định tỷ lệ phương sai. Sau đó, tác giả sẽ điều chỉnh yếu tố “thin trading” cho tỷ suất sinh lợi, một đặc điểm khá phổ biến cho các thị trường chứng khoán mới nổi như Việt Nam, và sử dụng tỷ suất sinh lợi điều chỉnh này để kiểm định một lần nữa cho mức độ hiệu quả yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo sau việc kiểm định mức độ hiệu quả yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả tiến hành nghiên cứu sự kiện để kiểm định mức độ hiệu quả dạng vừa của thị trường. Thông tin công bố được tác giả lựa chọn là phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Để kiểm định mức độ hiệu quả vừa của thị trường hay kiểm định xem liệu giá cả chứng khoán có phản ảnh thông tin công bố một cách kịp thời và đầy đủ hay không?, tác giả tiến hành xem xét 3 chỉ tiêu gồm độ biến động tỷ suất sinh lợi trung bình, tỷ suất sinh lợi bất thường trung bình và tỷ suất sinh lợi bất thường tích lũy trên 100 cổ phiếu niêm yết đầu tiên trên sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE) trong khoảng thời gian 15 ngày trước và 15 ngày sau ngày thông tin công bố với ngày 0 là ngày thông tin được công bố.
  14. 5 1.4. Ý nghĩa của đề tài Việc nghiên cứu mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán phần nào cho thấy được sự vận động của thị trường bao gồm tính độc lập, ngẫu nhiên trong tỷ suất sinh lợi, mức độ minh bạch và sự phản ảnh của giá chứng khoán trước những thông tin quá khứ cũng như thông tin công bố, từ đó, định hướng cho nhà đầu tư đưa ra những phân tích, quyết định đầu tư một cách hợp lý và đúng đắn hơn. Đồng thời, việc nắm bắt được mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán cũng sẽ giúp cho các nhà làm chính sách hiểu hơn về thị trường để có thể đưa ra những chính sách quản lý thị trường phù hợp và nâng cao tính minh bạch trong công bố thông tin để góp phần xây dựng thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển ổn định và bền vững. Hơn nữa, nghiên cứu này cũng xem xét sự tồn tại tỷ suất sinh lợi bất thường của thị trường thông qua việc kiểm định mức độ hiệu quả dạng vừa, điều này giúp các nhà đầu tư tận dụng lợi thế này trong việc chọn lựa thời điểm đầu tư và điều chỉnh các chiến lược mua và bán chứng khoán một cách hợp lý theo các thông tin công bố để tìm kiếm tỷ suất sinh lợi vượt trội. Sau cùng, bằng việc sử dụng các dữ liệu tỷ suất sinh lợi đến hết tháng 6 năm 2013 với 1609 quan sát theo ngày và 327 quan sát theo tuần và tiến hành 3 kiểm định khác nhau, đặc biệt, sử dụng tỷ suất sinh lợi có điều chỉnh “thin trading” trong việc kiểm định mức độ hiệu quả yếu của thị trường, do đó, nghiên cứu này sẽ cho thấy một cái nhìn cụ thể và cập nhật về mức độ hiệu quả ở thị trường chứng khoán Việt Nam.
  15. 6 1.5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần tóm tắt và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 5 chương, bao gồm: Chương 1: Giới thiệu về đề tài. Ở chương này, tác giả nêu ra lý do chọn đề tài, mục tiêu và vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và kết cấu của đề tài. Chương 2: Tổng quan những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về thị trường hiệu quả. Trong chương này, tác giả tóm tắt các nghiên cứu trước đó về thị trường hiệu quả dạng yếu, dạng vừa cũng như đưa ra một số tổng kết liên quan từ việc tìm hiểu về các nghiên cứu này. Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Ở chương này, tác giả trình bày phương pháp và nguồn dữ liệu để thực hiện nghiên cứu cũng như mô tả các phương pháp và các biến sử dụng trong bài nghiên cứu. Chương 4: Nghiên cứu về mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong chương này, tác giả tiến hành kiểm định mức độ hiệu quả yếu và hiệu quả vừa của thị trường chứng khoán Việt Nam dựa trên dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ở Chương 3. Chương 5: Kết luận. Ở chương này, tác giả tổng kết lại vấn đề nghiên cứu, nêu ra một số gợi ý cho các nhà đầu tư cũng như nhà quản lý thị trường từ kết quả nghiên cứu, đồng thời, phần này cũng đưa ra những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo cho bài nghiên cứu.
  16. 7 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI VỀ THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ 2.1. Giả thuyết thị trường hiệu quả Giả thuyết thị trường hiệu quả được phát triển bởi Giáo sư Eugene Fama trong luận văn tiến sỹ của mình tại Đại học Chicago trong năm 1965. Giả thuyết thị trường hiệu quả cho rằng thị trường chứng khoán là hiệu quả khi giá của các chứng khoán trên thị trường phản ánh đầy đủ mọi thông tin có liên quan. Dựa vào mức độ thông tin được phản ánh vào trong giá chứng khoán, thị trường hiệu quả được chia thành ba mức độ là thị trường hiệu quả dạng yếu, dạng vừa và dạng mạnh. Thị trường hiệu quả dạng yếu cho rằng giá chứng khoán phản ánh đầy đủ thông tin đã công bố trong quá khứ. Điều này có nghĩa là nếu dựa vào thông tin trong quá khứ, nhà đầu tư không thể kiếm được tỷ suất sinh lợi vượt trội hay đánh bại được thị trường. Trong khi đó, trên thị trường hiệu quả dạng vừa giá chứng khoán không những phản ánh đầy đủ các thông tin công bố trong quá khứ mà còn phản ánh thông tin vừa được công bố. Nhà đầu tư không thể dựa vào thông tin trong quá khứ cũng như thông tin vừa được công bố để tìm kiếm tỷ suất sinh lợi vượt trội cho mình vì ngay khi thông tin được công bố, giá chứng khoán đã thay đổi để phản ánh đầy đủ thông tin vừa công bố.
  17. 8 Còn với thị trường hiệu quả dạng mạnh thì giá của chứng khoán đã phản ánh tất cả thông tin công bố trong quá khứ, hiện tại, cũng như các thông tin nội bộ. Với hình thức hiệu quả dạng mạnh, nhà đầu tư không thể tìm kiếm được tỷ suất sinh lợi vượt trội cho dù họ có dựa vào bất cứ thông tin nào đi nữa bởi tất cả các thông tin đều được phản ánh vào giá chứng khoán bao gồm cả thông tin nội bộ. Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh dạng yếu và dạng vừa của giả thuyết thị trường hiệu quả có thể đúng, đặc biệt là ở các nước phát triển. Trong khi đó, hầu như chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào trên thế giới cho thấy sự tồn tại của thị trường hiệu quả dạng mạnh bởi để đạt được hình thức hiệu quả mạnh thì thị trường gần như là hoàn hảo khi tất cả các thông tin đều được tức thời phản ánh vào giá chứng khoán. Điều này ngụ ý tất cả các thông tin đều miễn phí và sẵn có đối với mọi nhà đầu tư ở cùng một thời điểm. Do đó, trong các phần tiếp theo của bài nghiên cứu, tác giả chỉ đề cập đến hình thức hiệu quả yếu và vừa của thị trường. 2.2. Bằng chứng thực nghiệm về thị trường hiệu quả dạng yếu Lee (1992) sử dụng kiểm định tỷ lệ phương sai để xem xét bước đi ngẫu nhiên trong tỷ suất sinh lợi cổ phiếu hàng tuần của Mỹ và mười nước công nghiệp khác trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1988 trong bài “Do stock Prices follow Random Walk? Some international Evidence” cho rằng tỷ suất sinh lợi cổ phiếu hàng tuần ở đa số các quốc gia này theo bước đi ngẫu nhiên. Trong khi đó, Ojah và Karemera (1999) sử dụng phương pháp kiểm định tỷ lệ phương sai cũng như mô hình ARIMA cho tỷ suất sinh lợi chứng khoán từ trước năm 1999 trong bài
  18. 9 “Random Walks and Market Efficiency Tests of Latin American” đã không thể bác bỏ mức độ hiệu quả dạng yếu đối với các thị trường chứng khoán Argentina, Brazil, Chile và Mexico. Cheung và Countts (2001) sử dụng kiểm định tỷ lệ phương sai để kiểm định giả thuyết bước đi ngẫu nhiên của chỉ số Hang Seng trên sàn chứng khoán Hồng Kông trong khoảng thời gian từ năm 1985 đến năm 1997 trong bài “A note on weak form market efficiency in security prices: evidence from the Hong Kong stock exchange” cho thấy rằng chỉ số Hang Seng theo bước đi ngẫu nhiên và do đó thị trường chứng khoán Hồng Kông đạt hình thức hiệu quả yếu. Sau đó một năm, Abraham (2002) đã kiểm định các chỉ số thị trường chứng khoán ở Bahrain, Kuwait, Ả Rập Saudi với dữ liệu được thu thập đến năm 2002 trong bài “Testing the Random Walk Behavior and Efficiency of the Gulf Stock Markets” và bác bỏ giả thiết hiệu quả yếu trên các thị trường này bằng kiểm định tỷ lệ phương sai và kiểm định chuỗi. Ở thị trường châu Âu, Worthington và Higgs (2004) đã kiểm định bước đi ngẫu nhiên trên 16 thị trường phát triển và bốn thị trường chứng khoán mới nổi từ năm 1987-2003 bằng các phương pháp khác nhau bao gồm kiểm định tự tương quan, kiểm định chuỗi, kiểm định nghiệm đơn vị trong nghiên cứu “Random walks and market efficiency in European equity markets”. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng giả thuyết bước đi ngẫu nhiên không bị bác bỏ trên 16 thị trường chứng khoán phát triển nhưng giả thiết này bị bác bỏ trên 4 thị trường chứng khoán mới nổi.
  19. 10 Theo sau nghiên cứu của Worthington và Higgs trên thị trường châu Âu, Dorina (2006) sử dụng kiểm định tự tương quan, kiểm định chuỗi, kiểm định BDS để kiểm định hình thức hiệu quả yếu ở các quốc gia Rumani, Hungary, Cộng Hòa Séc, Lithuania, Ba Lan, Slovakia, Slovenia và Thổ Nhĩ Kỳ trong bài “Testing efficiency of the stock market in emerging economies”. Kết quả kiểm định cho thấy thị trường chứng khoán ở Cộng Hòa Séc, Slovenia, Rumani và Lithuania không hiệu quả, trong khi các thị trường còn lại thì hiệu quả dạng yếu. Với thị trường châu Phi, Khazali và các cộng sự (2007) sử dụng kiểm định chuỗi và kiểm định tỷ lệ phương sai để kiểm định mức hiệu quả yếu của thị trường các nước thuộc khối Bắc Phi và Trung Phi trong bài “A New Variance Ratio Test of Random Walk in Emerging Markets”. Kết quả kiểm định ủng hộ mức độ hiệu quả yếu trên thị trường chứng khoán ở các quốc gia này. Kima và Shamsuddinb (2008) kiểm định tính hiệu quả của giá cổ phiếu trên một nhóm thị trường châu Á dựa theo dữ liệu hàng tuần và hàng ngày từ năm 1990 đến năm 2007 trong bài “Are Asian stock markets efficient? Evidence from new multiple variance ratio tests”. Bằng việc sử dụng kiểm định tỷ lệ phương sai, nghiên cứu cho thấy rằng thị trường Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan hiệu quả trong hình thức yếu. Các thị trường khác gồm Indonesia, Malaysia và Philippines không cho thấy tính hiệu quả. Singapore và Thái Lan thì thị trường trở nên hiệu quả sau khủng hoảng châu Á. Cũng trong năm 2008, Marashdeh và Shrestha sử dụng kiểm định Dickey Fuller và Phillips Peron trong bài “Efficiency
  20. 11 in Emerging Markets – Evidence from the Emirates Securities Market” cho thấy thị trường các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất hiệu quả ở dạng yếu. Trở lại với thị trường châu Phi, Batuo và cộng sự (2009) xem xét các quốc gia Ai Cập, Ma Rốc, Nam Phi và Tunisia bằng các kiểm định tham số và phi tham số trong bài “Testing the weak-form market efficiency and the day of the week effects of some African countries” đã bác bỏ tính hiệu quả yếu trong các thị trường này (ngoại trừ Nam Phi). Rapuluchukwu (2010) trong nghiên cứu “The Efficient market Hypothesis: Realities from the Nigerian Stock Market” kết luận rằng thị trường chứng khoán Nigeria là hiệu quả trong hình thức yếu bằng kiểm định tự tương quan, kiểm định chuỗi trên chỉ số thị trường chứng khoán Nigeria từ trước năm 2010. Maria (2010) kiểm định mức hiệu quả yếu trên tỷ suất sinh lợi theo ngày và tuần của chỉ số thị trường chứng khoán ở Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hy lạp và Bồ Đồ Nha từ năm 1993 đến năm 2007 bằng kiểm định chuỗi và kiểm định tỷ lệ phương sai trong bài “Efficient market hypothesis in European stock markets”. Kết quả kiểm định cho thấy thị trường Đức và Tây Ban Nha là hiệu quả yếu, trong khi các thị trường còn lại thì chưa hiệu quả trong hình thức yếu. Oskooe và Shamsavari (2010) xem xét giả thuyết bước đi ngẫu nhiên trên thị trường chứng khoán Iran trong bài “The Random Walk Hypothesis in Emerging Stock Market”. Bằng cách áp dụng kiểm định Dickey Fuller và Phillips Peron trong giai đoạn 1999-2009 cho thấy chỉ số giá chứng khoán Iran với dữ liệu hàng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2