intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế dựa trên phân tích thực nghiệm các số liệu thực tế; mở rộng phân tích thực nghiệm mối quan hệ này dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO TRƢỜNG ÐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------------- PHAN QUỐC BÌNH MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ - NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO TRƢỜNG ÐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------------- PHAN QUỐC BÌNH MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ - NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ từ người hướng dẫn khoa học là PGS.TS.Nguyễn Thị Ngọc Trang, và chưa từng được công bố trước đây. Các số liệu được sử dụng để phân tích, đánh giá trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và được tổng hợp từ những nguồn thông tin đáng tin cậy. Nội dung luận văn đảm bảo không sao chép bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. TP.HCM, ngày 29 tháng 12 năm 2014 Tác giả Phan Quốc Bình
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng, hình TÓM TẮT ............................................................................................................... 1 1. GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 2 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................................ 6 2.1. Tổng quan về tăng trưởng kinh tế................................................................ 6 2.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế ............................................................ 6 2.1.2. Thước đo tăng trưởng kinh tế ............................................................. 6 2.1.3. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế .................................... 7 2.2. Tổng quan về phát triển tài chính ................................................................ 11 2.2.1. Khái niệm về phát triển tài chính ........................................................ 11 2.2.2. Thước đo phát triển tài chính .............................................................. 12 2.3. Cách thức phát triển tài chính tác động đến tăng trưởng kinh tế................. 13 2.4. Sơ lược về một số nghiên cứu liên quan ..................................................... 16 3. TÓM LƢỢC TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KINH TẾ TẠI VIỆT NAM….21 3.1. Tình hình kinh tế.......................................................................................... 21 3.2. Tình hình tài chính ....................................................................................... 22 4. DỮ LIỆU, MÔ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 26 4.1. Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................... 26 4.1.1. Thu thập dữ liệu .................................................................................. 26
  5. 4.1.2. Mô tả các biến ..................................................................................... 27 4.2. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 32 4.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 35 4.3.1. Phương pháp phân tích thành phần chính ........................................... 35 4.3.2. Phương pháp kiểm định tính dừng ...................................................... 37 4.3.3. Phương pháp tự hồi quy phân phối trễ ................................................ 38 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................ 41 5.1. Phân tích thành phần chính .......................................................................... 41 5.2. Kiểm định tính dừng .................................................................................... 43 5.3. Kiểm định đồng liên kết .............................................................................. 47 5.3.1. Mô hình không bao gồm tác động của khủng hoảng kinh tế .............. 47 5.3.2. Mô hình bao gồm tác động của khủng hoảng kinh tế ......................... 55 6. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1 – Kiểm định nghiệm đơn vị của các chuỗi dữ liệu với điểm biến đổi cấu trúc
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á. ARDL : Autoregressive Distributed Lag, Tự hồi quy phân phối trễ. GDP : Gross National Product, Tổng sản phẩm quốc nội. GMM : Generalized Method of Moments, Phương pháp kiểm định moment mở rộng. GNP : Gross National Product, Tổng sản phẩm quốc gia. IMF : International Monetary Fund, Quỹ tiền tệ quốc tế. NHNN : Ngân hàng nhà nước. NHTW : Ngân hàng Trung Ương. PCM : Principal Component Method, Phương pháp phân tích thành phần chính. WB : World Bank, Ngân hàng thế giới. WTO : Tổ chức thương mại thế giới.
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng 2.1: Thống kê tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đây ............................ 20 Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2000-2012 .............................. 22 Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và cung tiền giai đoạn 2000 – 2012........... 25 Bảng 4.1: Tóm tắt mối quan hệ kỳ vọng giữa các biến số ....................................... 30 Bảng 4.2: Thống kê mô tả ........................................................................................ 31 Bảng 5.1: Kết quả phân tích thành phần chính ........................................................ 41 Bảng 5.2: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ........................................................... 44 Bảng 5.3: Kết quả kiểm định tính dừng ................................................................... 45 Bảng 5.4: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị với điểm biến đổi cấu trúc ................ 46 Bảng 5.5: Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu ................................................................. 47 Bảng 5.6: Kết quả ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số không giới hạn ................ 48 Bảng 5.7: Kết quả điều chỉnh ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số không giới hạn .................................................................................................................................. 49 Bảng 5.8: Kết quả kiểm định đồng liên kết.............................................................. 51 Bảng 5.9: Kết quả ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số có giới hạn ...................... 52 Bảng 5.10: Kết quả lựa chọn đỗ trễ tối ưu (có tác động của khủng hoảng kinh tế). 55 Bảng 5.11: Kết quả ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số không giới hạn (có tác động của khủng hoảng kinh tế) ................................................................................ 56 Bảng 5.12: Kết quả điều chỉnh ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số không giới hạn (có tác động của khủng hoảng kinh tế) .................................................................... 57 Bảng 5.13: Kết quả kiểm định đồng liên kết (có tác động của khủng hoảng kinh tế) .................................................................................................................................. 57
  8. Bảng 5.14: Kết quả ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số có giới hạn (có tác động của khủng hoảng kinh tế) ......................................................................................... 60 Hình 3.1: Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam ......................... 25 Hình 5.1: Chỉ số tổng hợp đại diện cho phát triển tài chính .................................... 43 Hình 5.2: Kết quả kiểm định tổng tích lũy số dư nội phản ...................................... 54 Hình 5.3: Kết quả kiểm định tổng tích lũy bình phương số dư nội phản................. 54 Hình 5.4: Kết quả kiểm định tổng tích lũy số dư nội phản (có tác động của khủng hoảng kinh tế) ........................................................................................................... 61 Hình 5.5: Kết quả kiểm định tổng tích lũy bình phương số dư nội phản (có tác động của khủng hoảng kinh tế) ......................................................................................... 61
  9. 1 TÓM TẮT Nghiên cứu tiến hành kiểm tra mối quan hệ giữa phát triển tài chính – được đo lường bằng chỉ số tổng hợp tạo ra từ 08 đại diện phát triển tài chính khác nhau thông qua phương pháp phân tích thành phần chính – và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam dựa trên 56 quan sát trong giai đoạn từ Quý I/1999 đến Quý IV/2012. Tương tự như nghiên cứu của Uddin và cộng sự (2012) cùng một số nghiên cứu tại các quốc gia khác trên thế giới, bài nghiên cứu sử dụng mô hình thực nghiệm dựa trên hàm sản xuất Cobb –Douglas có bổ sung thêm yếu tố biến đổi cấu trúc trong các chuỗi thời gian dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Cùng với, kiểm định tự hồi quy phân phối trễ được sử dụng để xác định mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến số trong mô hình nghiên cứu. Kết quả ghi nhận được là nhất quán khi cho rằng tồn tại mối tương quan cùng chiều giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn tại Việt Nam. Các từ khóa: phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế, đồng liên kết, Việt Nam.
  10. 2 1. GIỚI THIỆU Tăng trưởng kinh tế là một trong những đề tài luôn nhận được nhiều sự quan tâm trong suốt thời gian vừa qua. Đã có khá nhiều bài nghiên cứu trên cả hai phương diện lý thuyết và thực nghiệm cố gắng tìm hiểu về các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Và hiện nay, các nhà nghiên cứu đang đặt quan tâm của mình vào giả thuyết cho rằng phát triển tài chính là một tác nhân quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, do đó việc xem xét tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế sẽ giúp các nhà nghiên cứu đưa ra được các kiến nghị chính sách vĩ mô đối với thị trường tài chính. Họ cho rằng vai trò của thị trường tài chính và các trung gian tài chính trong quá trình tăng trưởng thay đổi đáng kể từ quốc gia này đến quốc gia khác và tùy thuộc vào mức độ tự do chính trị, luật pháp, sự bảo vệ quyền sở hữu của mỗi quốc gia. Như phát biểu của Aghion và Howitt (2009), một quốc gia có các ngân hàng hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy thì người tiêu dùng sẽ sẵn sàng tiết kiệm nhiều hơn và do đó giải phóng được nhiều nguồn lực hơn cho các nhà đầu tư so với một quốc gia mà các ngân hàng có thể lãng phí tài sản của người gửi tiền thông qua các khoản nợ xấu hoặc thậm chí là lừa đảo họ. Ngoài ra, các tổ chức và thị trường tài chính còn có khả năng tổng hợp rủi ro hoặc phân bổ tối ưu giữa rủi ro và lợi nhuận. Ví dụ, bằng cách thu thập các khoản tiết kiệm từ nhiều người và đầu tư chúng một cách đa dạng vào các dự án, một tổ chức lưu ký cho phép ngay cả những người tiết kiệm nhỏ cũng có thể tận dụng lợi thế của luật số lớn và có được một tỷ lệ khá an toàn về lợi nhuận. Các tổ chức tài chính tốt cũng có thể giúp làm giảm bớt các vấn đề liên quan bằng cách giám sát các nhà đầu tư và đảm bảo rằng họ đang sử dụng hiệu quả các khoản vay của họ hơn là chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân hoặc lừa đảo những người cho vay cuối cùng (Aghion và Howitt, 2009). Mặc dù hầu như không có các bất đồng quan điểm về việc liệu phát triển tài chính có tốt cho tăng trưởng hay không nhưng không có chỉ số phát triển tài chính nào được chấp nhận. Kể từ khi có các kênh truyền dẫn, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra
  11. 3 các kết luận khác nhau về việc phát triển tài chính tác động tích cực hay tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Và các kết luận này phụ thuộc vào việc lựa chọn chỉ số làm đại diện cho phát triển tài chính. Hơn nữa, mỗi kênh truyền dẫn lại bị ảnh hưởng bởi đặc trưng của mỗi quốc gia (đó là sự khác biệt về thể chế chính trị, pháp lý và sự khác nhau về tổ chức thông qua không gian và thời gian). Điều này ngụ ý rằng, quốc gia nào sử dụng nhiều các chỉ số phát triển tài chính hơn thì có nhiều khả năng hiểu rõ hơn về các tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế (George Adu và các cộng sự, 2013). Do đó, bài nghiên cứu này sẽ đưa ra cách tiếp cận theo hướng tạo ra một chỉ số tổng hợp có khả năng đại diện cho nhiều chỉ số phát triển tài chính khác nhau nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện xem xét tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam thông qua mô hình hàm sản xuất Cobb –Douglas, với câu hỏi nghiên cứu tổng quát: phát triển tài chính tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam? Trên cơ sở đó, mục tiêu nghiên cứu sẽ được xác định như sau:  Đánh giá tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế dựa trên phân tích thực nghiệm các số liệu thực tế.  Mở rộng phân tích thực nghiệm mối quan hệ này dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu được xác định là tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Trong đó, phát triển tài chính được đo lường thông qua chỉ số tổng hợp được tính toán dựa trên các đại lượng đặc trưng trong khu vực ngân hàng. Đồng thời, để có thể gia tăng tính tổng quát cho biến số phát triển tài chính, bài nghiên cứu đã căn cứ thêm nghiên cứu của Adu và cộng sự (2013) để gia tăng
  12. 4 số lượng các yếu tố đại diện cho phát triển tài chính, cụ thể như: tổng tín dụng nội địa, tín dụng trong khu vực tư nhân, tiền mặt trong lưu thông, cung tiền hẹp, cung tiền mở rộng và tổng các khoản nợ từ tiền gửi của ngân hàng. Trình tự thực hiện nghiên cứu: Bài nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu định lượng, với quy trình tiến hành nghiên cứu như sau: Bước 1: Tiến hành kiểm tra, thu thập dữ liệu có liên quan từ các website công bố thông tin tài chính, kinh tế trong nước và thế giới. Kết quả thu mẫu nghiên cứu gồm 12 biến số vĩ mô, với thời gian nghiên cứu 56 Quý từ Quý I/2009 đến Quý IV/2012. Bước 2: Dữ liệu thô sau khi được thu thập sẽ được thống kê, xử lý và tính toán trên bảng tính excel và phần mềm Eviews để có được bảng dữ liệu đầy đủ của các biến cần xem xét trong mô hình nghiên cứu. Bước 3: Tiến hành các hồi quy và kiểm định bằng phần mềm Eviews và SPSS để xem xét mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Điểm mới của bài nghiên cứu: Trước đây cũng đã có một số bài nghiên cứu thực hiện xem xét về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, điển hình như Nguyen Dinh Phan (2011), Anwar và Nguyen (2011). Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều sử dụng dữ liệu kiểu bảng của 61 tỉnh/thành phố trong giai đoạn từ năm 1997 – 2004 và giai đoạn 1997 – 2006. Do đó, bài nghiên cứu của chúng ta đang được thực hiện sẽ có một số điểm khác biệt so với các bài nghiên cứu trước đây, cụ thể như sau:  Dữ liệu của các biến số là dữ liệu chuỗi thời gian, được thu thập theo Quý trong giai đoạn từ Quý I/1999 – Quý IV/2012, trên phạm vi tổng thể toàn quốc.
  13. 5 Chúng ta có thể nhận thấy, mẫu của các nghiên cứu trước tạm thời dừng lại ở năm 2006, trong khi giai đoạn từ năm 2006 đến nay lại có khá nhiều sự kiện quan trọng có khả năng tác động đến nền kinh tế Việt Nam, điển hình như: năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, có quan hệ với trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, đánh dấu sự hội nhập toàn diện và đầy đủ của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu và năm 2008, khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu đã xảy ra. Do đó, việc mở rộng mẫu quan sát đến năm 2012 có thể giúp bài nghiên cứu đưa ra được những nhận định mang tính khái quát tốt hơn so với những kết luận trước đây.  Với những biến động kinh tế diễn ra như trên, bài nghiên cứu sẽ tiến hành thêm các kiểm định liên quan đến việc biến đổi trong cấu trúc của các chuỗi số liệu thời gian.  Ngoài ra, đối với biến số phát triển tài chính, bài nghiên cứu sử dụng nhiều chỉ số đại diện khác nhau hơn khi tiến hành kiểm định: 08 chỉ số (bài nghiên cứu của Anwar và Nguyen (2011) chỉ sử dụng 02 chỉ số). Đồng thời, bài nghiên cứu dựa trên quan điểm của một số nghiên cứu ở các quốc gia khác trên thế giới về việc cho rằng không có một chỉ số tài chính đơn lẻ nào có thể là đại diện đầy đủ cho sự phát triển tài chính của một quốc gia. Mức độ phát triển tài chính ở một quốc gia nên được xem xét là một chỉ số tổng hợp có nguồn gốc từ một tập hợp gồm nhiều đại diện – Adu và cộng sự (2013). Do đó, khi tiến hành kiểm định, bài nghiên cứu sẽ sử dụng chỉ số tổng hợp lấy thông tin từ các chỉ số đại diện khác nhau trong khu vực ngân hàng bằng phương pháp phân tích thành phần chính.  Cuối cùng, khác với các nghiên cứu trước đây, bài nghiên cứu xác định tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế thông qua phương pháp tự hồi quy phân phối trễ để kiểm định mối liên hệ đồng liên kết giữa các biến số. Đây là một trong những mô hình thành công nhất, linh hoạt và dễ sử dụng cho việc phân tích chuỗi thời gian đa biến.
  14. 6 Với những điểm phân tích mới như trên, bài nghiên cứu sẽ được trình bày xúc tích trong 06 phần. Phần đầu tiên đã thực hiện giới thiệu về nội dung nghiên cứu. Phần tiếp theo sẽ tóm tắt cơ sở lý thuyết về: tăng trưởng kinh tế, phát triển tài chính và mối quan hệ giữa hai yếu tố này, đồng thời tổng kết các kết quả thực nghiệm trước đây để củng cố cho các lập luận lý thuyết.  Phần 03: trình bày sơ lược về tình hình tài chính và kinh tế ở Việt Nam.  Phần 04: đề cập chi tiết về mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cũng như cách thức thu thập, xử lý dữ liệu để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu được đưa ra.  Phần 05: thể hiện các kết quả nghiên cứu đạt được và nội dung thảo luận.  Phần 06: là phần kết luận. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ 2.1. Tổng quan về tăng trƣởng kinh tế 2.1.1. Khái niệm tăng trƣởng kinh tế Trong tài liệu “kinh tế học của sự phát triển” của chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright thể hiện: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là năm) so với kỳ gốc (năm gốc). Sự gia tăng đó được thể hiện ở cả quy mô và tốc độ: quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng tuyệt đối, trong khi đó tốc độ tăng trưởng thể hiện sự so sánh tương đối giữa các thời kỳ (năm). 2.1.2. Thƣớc đo tăng trƣởng kinh tế1 Có thể sử dụng các thước đo sau để phản ánh quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: 1 http://vi.wikipedia.org/wiki/Tăng_trưởng_kinh_tế
  15. 7 Quy mô:  Tổng sản phẩm quốc nội (hay tổng sản sản phẩm trong nước) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính).  Tổng sản phẩm quốc gia: là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng. Tốc độ:  Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số.  Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số. 2.1.3. Các nhân tố tác động đến tăng trƣởng kinh tế Để giải thích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế các nhà kinh tế học dùng các mô hình kinh tế.  Mô hình David Ricardo (1772-1823): với luận điểm cơ bản là đất đai sản xuất nông nghiệp là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Nhưng đất sản xuất lại có giới hạn do đó người sản xuất phải mở rộng diện tích trên đất xấu hơn để sản xuất, lợi nhuận của chủ đất thu được ngày càng giảm dẫn đến chí phí sản xuất lương thực, thực phẩm cao, giá bán hàng hóa nông phẩm tăng, tiền lương danh nghĩa tăng và lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp giảm, mà lợi nhuận là nguồn tích lũy để mở rộng đầu tư dẫn đến tăng trưởng. Như vậy, do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm lợi nhuận của cả người sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
  16. 8  Mô hình hai khu vực tăng trưởng kinh tế: dựa vào sự tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nhiệp trong đó chú trọng yếu tố chính là lao động, yếu tố tăng năng suất do đầu tư và khoa học kỹ thuật tác động lên hai khu vực kinh tế. Tiêu biểu cho mô hình hai khu vực là mô hình Lewis, Tân cổ điển và Harry T. Oshima.  Mô hình Harrod-Domar: nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn đưa vào sản xuất tăng lên.  Mô hình Robert Solow (1956): với luận điểm cơ bản là việc tăng vốn sản xuất chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng trong dài hạn, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng. Một nền kinh tế có mức tiết kiệm cao hơn sẽ có mức sản lượng cao hơn không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (tăng trưởng kinh tế bằng không (0)).  Mô hình Tân cổ điển nguồn gốc của tăng trưởng tùy thuộc vào cách thức kết hợp hai yếu tố đầu vào vốn (K) và lao động (L). Từ các mô hình kinh tế trên, chúng ta có thể khái quát về các nhân tố có khả năng tác động đến tăng trưởng kinh tế như sau: Các nhân tố kinh tế Theo tài liệu Chương I, môn quản trị kinh doanh của Nguyễn Đình Hợi (2012) cho rằng: để xem xét các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế cần phải xem xét các nhân tố tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Các nhân tố thuộc tổng cầu: Tổng mức cầu của nền kinh tế đề cập đến khối lượng mà người tiêu dùng, các doanh nghiệp và Chính phủ sẽ sử dụng: GDP = C + I + G + X – M (Trong đó: C: tiêu dùng các hộ gia đình, G: các khoản chi tiêu của chính phủ, I: tổng đầu tư cho sản xuất của các doanh nghiệp và (X - M): Xuất khẩu ròng trong năm). Do đó, sự biến đổi của các bộ phận trên sẽ gây nên sự biến đổi của tổng cầu và từ đó tác động đến tăng trưởng kinh tế. Sự biến đổi của tổng cầu có thể theo hai
  17. 9 hướng: suy giảm hay gia tăng tổng cầu. Theo hai hướng đó, tác động của sự thay đổi tổng cầu đến tăng trưởng kinh tế cũng khác nhau:  Nếu tổng cầu sụt giảm sẽ gây ra hạn chế tăng trưởng và lãnh phí các yếu tố nguồn lực vì một bộ phận không được huy động vào hoạt động kinh tế.  Nếu tổng cầu gia tăng sẽ tác động đến hoạt động của nền kinh tế như sau:  Nếu nền kinh tế đang hoạt động dưới mức sản lượng tiềm năng, thì sự gia tăng của tổng cầu sẽ giúp tăng thêm khả năng tận dụng sản lượng tiềm năng, nhờ đó mà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.  Nếu nền kinh tế đang hoạt động đã đạt hoặc vượt mức sản lượng tiềm năng (đường cung dài hạn là thẳng đứng) thì sự gia tăng của tổng cầu không làm gia tăng sản lượng của nền kinh tế (nghĩa là không thúc đẩy tăng trưởng) mà chỉ làm gia tăng mức giá. Các nhân tố thuộc tổng cung: Tổng mức cung đề cập đến khối lượng sản phẩm và dịch vụ mà các ngành kinh doanh sản xuất và bán ra trong điều kiện giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất nhất định. Như vậy tổng cung liên quan chặt chẽ đến sản lượng tiềm năng. Xét theo quan điểm dài hạn, sự gia tăng sản lượng tiềm năng của nền kinh tế có tác động quyết định đến tăng trưởng kinh tế. Các nhân tố tác động đến sản lượng tiềm năng và do đó quyết định đến tổng mức cung chính là các yếu tố đầu vào của sản xuất, cụ thể đó là: nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ. Bốn yếu tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng đưa đến kết quả khác nhau tương ứng.  Tư bản là một trong những nhân tố sản xuất bao gồm: Máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, hàng tồn kho...là những yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất trực tiếp. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội như: đường sá, cầu cống, kho bãi, sân bay, bến cảng, thông tin liên lạc, các công trình điện, nước, vận chuyển dầu, khí đốt... nhằm hỗ trợ và kết hợp các hoạt động kinh tế với nhau. Đầu tư tăng thêm vốn làm gia tăng năng lực sản xuất,
  18. 10 tức là gia tăng sản lượng tiềm năng, là cơ sở để tăng thêm sản lượng thực tế có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Đối với các nước đang phát triển, vốn đang là nhân tố khan hiếm nhất hiện nay, trong khi nó lại là khởi nguồn để có thể huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác cho tăng trưởng. Vì vậy, vốn có vai trò hết sức to lớn đối với tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển. Song, tác động của yếu tố này đến một mức độ nhất định sẽ có xu hướng giảm dần và sẽ thay bằng các yếu tố khác. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, ngoài vốn vật chất, các tài sản vô hình như giá trị thương hiệu, vị thế của doanh nghiệp, của ngành hay quốc gia và các nguồn dự trữ quốc gia, nhất là dự trữ tài chính cũng có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.  Nguồn nhân lực: chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu của tăng trưởng kinh tế. Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt. Thực tế nghiên cứu các nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới lần thứ II cho thấy mặc dù hầu hết tư bản bị phá hủy nhưng những nước có nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn có thể phục hồi và phát triển kinh tế một cách ngoạn mục.  Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước. Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, có những nước được thiên nhiên ưu đãi một trữ lượng dầu mỏ lớn có thể đạt được mức thu nhập cao gần như hoàn toàn dựa vào đó như Ả rập Xê út. Tuy nhiên, các nước sản xuất dầu mỏ là ngoại lệ chứ không phải quy luật, việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không quyết định một quốc gia có thu nhập cao. Nhật Bản là một nước gần như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm
  19. 11 lượng lao động, tư bản, công nghệ cao nên vẫn có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới về quy mô.  Công nghệ: trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không phải là sự sao chép giản đơn, là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và tư bản, ngược lại, nó là quá trình không ngừng của việc thay đổi công nghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn. Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... có những bước tiến như vũ bão góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất. Tuy nhiên, thay đổi công nghệ không chỉ thuần túy là việc tìm tòi, nghiên cứu; công nghệ có phát triển và ứng dụng một cách nhanh chóng được là nhờ "phần thưởng cho sự đổi mới" - sự duy trì cơ chế cho phép những sáng chế, phát minh được bảo vệ và được trả tiền một cách xứng đáng. Các nhân tố phi kinh tế: Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu kinh tế – xã hội trong thời gian quan cũng đã quan tâm nhiều đến một số các nhân tố khác như: cơ cấu dân tộc, tôn giáo, đặc điểm văn hoá xã hội và các thể chế chính trị – kinh tế – xã hội. Các nhân tố này được gọi chung là các nhân tố phi kinh tế, bởi vì chúng không tham gia trực tiếp vào các quá trình kinh tế như là những yếu tố sản xuất đầu vào, cũng không trực tiếp biểu hiện ra như một kết quả kinh tế đầu ra cụ thể. Tuy vậy, các nhân tố này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh tế, bởi vì chúng sẽ tác động đến các quá trình kinh tế – xã hội và sự thay đổi của các quá trình này thông qua hành vi ứng xử và phản ứng của cá nhân, cộng đồng. 2.2. Tổng quan về phát triển tài chính 2.2.1. Khái niệm về phát triển tài chính Theo lý thuyết, hệ thống tài chính là tổng thể của các bộ phận khác nhau trong một cơ cấu tài chính. Ở đó các quan hệ tài chính hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau
  20. 12 nhưng có mối liên hệ tác động lẫn nhau theo những quy luật nhất định. Các bộ phận trong hệ thống tài chính hoạt động trên các lĩnh vực: tạo ra nguồn lực tài chính, thu hút các nguồn tài chính và chu chuyển các nguồn tài chính. Với các lĩnh vực hoạt động này, toàn bộ hệ thống tài chính thực hiện vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân là đảm bảo nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế xã hội2. Do đó, một hệ thống tài chính bền vững và hiệu quả sẽ có khả năng đẩy mạnh tăng trưởng bằng việc chuyển các nguồn lực đến độ hữu ích nhất của chúng và thúc đẩy sự phân bổ các nguồn lực này hiệu quả hơn. Đồng thời, một hệ thống tài chính mạnh mẽ hơn và tốt hơn cũng có thể nâng cao tăng trưởng bằng việc gia tăng tỷ lệ tiết kiệm tổng thể và tỷ lệ đầu tư, đẩy mạnh sự tích lũy vốn vật chất. Sự phát triển tài chính cũng thúc đẩy tăng trưởng bằng việc tăng cường sự cạnh tranh và khuyến khích các hoạt động đổi mới mà thúc đẩy hiệu quả động. Theo Levine (2008), chức năng tổng thể của hệ thống tài chính là giảm thiểu những chi phí giao dịch và chi phí thông tin làm cản trở các hoạt động kinh tế. Và 05 chức năng nòng cốt cụ thể là: (i) xử lý thông tin về khả năng đầu tư và phân bổ nguồn vốn; (ii) giám sát các khoản đầu tư và cung cấp cách thức quản trị doanh nghiệp sau khi cung cấp tài chính; (iii) tạo thuận tiện cho việc giao dịch, đa dạng hóa và quản trị rủi ro; (iv) huy động và tập hợp các khoản tiết kiệm; và (v) nới lỏng sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Tính hiệu quả của hệ thống tài chính phụ thuộc vào việc hệ thống tài chính vận hành 05 chức năng nòng cốt này như thế nào và phát triển tài chính hàm ý một sự cải thiện trong hiệu quả của hệ thống tài chính. Các chức năng tài chính này sẽ tác động đến quyết định tiết kiệm, đầu tư và cải tiến công nghệ, do đó tác động đến tăng trưởng kinh tế. 2.2.2. Thƣớc đo phát triển tài chính: Có thể sử dụng các thước đo sau để phản ánh quy mô và mức độ phát triển của tài chính. 2 http://voer.edu.vn/m/ly-thuyet-chung-ve-he-thong-tai-chinh/3f2bacee
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2