intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa tình trạng tránh thuế thu nhập doanh nghiệp và kiệt quệ tài chính của các công ty trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được thực hiện để đo lường hành vi tránh thuế thu nhập doanh nghiệp của các công ty và kiểm tra mối tương quan giữa tình trạng kiệt quệ tài chính và hành vi tránh thuế của công ty. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa tình trạng tránh thuế thu nhập doanh nghiệp và kiệt quệ tài chính của các công ty trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH  VŨ HẢI ĐĂNG MỐI QUAN HỆ GIỮA TÌNH TRẠNG TRÁNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH  VŨ HẢI ĐĂNG MỐI QUAN HỆ GIỮA TÌNH TRẠNG TRÁNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Hải Lý TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ từ người hướng dẫn khoa học là PGS.TS. Trần Thị Hải Lý và chưa từng được công bố trước đây. Các số liệu được sử dụng để phân tích, đánh giá trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và được tổng hợp từ những nguồn thông tin đáng tin cậy. Nội dung luận văn đảm bảo không sao chép bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Tp.HCM, ngày … tháng 05 năm 2017 Học viên Vũ Hải Đăng
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN TÓM TẮT MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ TÓM TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................1 1.1 Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1 1.2 Mục tiêu và các vấn đề nghiên cứu ...............................................................2 1.3 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3 1.4 Ý nghĩa và điểm mới của nghiên cứu ............................................................3 1.5 Bố cục của bài nghiên cứu .............................................................................3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VÀ CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM .......................................................................................................5 2.1 Lý thuyết về kiệt quệ tài chính ......................................................................5 2.1.1 Các quan điểm về kiệt quệ tài chính .......................................................5 2.1.2 Các dấu hiệu để nhận biết kiệt quệ tài chính ........................................10 2.1.3 Ảnh hưởng của kiệt quệ tài chính .........................................................12 2.1.4 Mô hình xác định kiệt quệ tài chính .....................................................15 2.2 Lý thuyết về tránh thuế ................................................................................22 2.2.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp.................................................................22 2.2.2 Tránh thuế thu nhập doanh nghiệp .......................................................23 2.3 Bằng chứng thực nghiệm về tránh thuế thu nhập ở các nước trên thế giới .24 2.3.1 Các mghiên cứu về hành vi tránh thuế thu nhập doanh nghiệp: ...........24 2.3.2 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa kiệt quệ tài chính và tránh thuế .25
  5. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................28 3.1 Mô hình nghiên cứu .....................................................................................28 3.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................31 3.2.1 Tính toán biến kiệt quệ tài chính ..........................................................31 3.2.2 Tính toán biến tránh thuế ......................................................................33 3.2.3 Phương pháp ước lượng ........................................................................36 3.3 Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................38 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................42 4.1 Phân tích thống kê và ma trận hệ số tương quan: ........................................42 4.1.1 Phân tích thống kê.................................................................................42 4.1.2 Phân tích ma trận hệ số tương quan ......................................................44 4.2 Kết quả thực nghiệm....................................................................................45 4.2.1 Kết quả hồi quy biến tránh thuế CTA ...................................................45 4.2.2 Kết quả hồi quy biến tránh thuế ETR ...................................................48 4.2.3 Kiểm định tính vững của mô hình FEM ...............................................50 4.2.4 Kết quả ước lượng FGLS......................................................................52 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................59 5.1 Kết luận........................................................................................................59 5.2 Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................59 5.2.1 Đối với nhà quản trị tài chính ...............................................................60 5.2.2 Đối với các nhà đầu tư trên thị trường ..................................................60 5.2.3 Đối với nhà hoạch định thuế và điều hành kinh tế ...............................61 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính DA Phân tích tách biệt FEM Mô hình hiệu ứng cố định Phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát FGLS (Feasible Generalized Least Squares) MDA Phân tích đa biệt REM Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ Bảng 3.1 Kỳ vọng dấu của các biến trong phương trình tránh thuế Bảng 3.2 Tóm tắt quy trình chọn mẫu nghiên cứu Bảng 3.3 Tóm tắt về các dữ liệu nghiên cứu Bảng 4.1 Kết quả phân tích thống kê các biến Bảng 4.2 Phân tích tính tương quan giữa các biến Bảng 4.3 Kết quả ước lượng CTA với mô hình FEM Bảng 4.4 Kết quả ước lượng CTA với mô hình REM Bảng 4.5 Kết quả ước lượng ETR với mô hình FEM Bảng 4.6 Kết quả ước lượng ETR với mô hình REM Bảng 4.7 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi Bảng 4.8 Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan Bảng 4.9 Tổng hợp kết quả ước lượng mô hình FGLS Hình 1.1 Dự báo xác xuất kiệt quệ tài chính
  8. TÓM TẮT Nghiên cứu này tìm hiểu mối quan hệ giữa tình trạng kiệt quệ tài chính và hành vi tránh thuế thu nhập doanh nghiệp của các Công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM giai đoạn 2006 – 2015. Kết quả thực nghiệm được trình bày thông qua dữ liệu bảng gồm 64 công ty trong giai đoạn 2006 - 2015 bằng việc sử dụng hai phương pháp ước lượng FEM và REM để chọn ra phương pháp ước lượng tốt nhất, cuối cùng là sử dụng ước lượng FGLS để khắc phục những nhược điểm của mô hình FEM do có hiện tượng tương quan chuỗi và phương sai thay đổi. Kết quả cho thấy rằng với mẫu nghiên cứu trong đề tài thì chưa do thấy được mối quan hệ đáng kể giữa tình trạng kiệt quệ tài chính được đo lường bằng 02 cách là chỉ số Z-Score theo mô hình phân tích đa biến của Altman (1968) và Mô hình phân tích logit của Ohlson (1980) và hành vi tránh thuế thu nhập doanh nghiệp đo lường bằng 02 cách của Gupta & Newberry (1997) và Rego (2003) và Richardson và các cộng sự (2014). Ngoài ra, với các công ty niêm yết lâu đời trên thị trường chứng khoán hay các công ty có đòn bẩy tài chính (vay nợ cao) không ảnh hưởng đồng biến đến hành vi tránh thuế của các nhà quản trị các doanh nghiệp trong khi với các công ty có quy mô lớn (thể hiện qua tổng giá trị tài sản), tỷ lệ tài sản cố định cao, hoặc được thị trường đánh giá cao thì ảnh hưởng đáng kể đến hành vi tránh thuế. Từ khóa: Kiệt quệ tài chính, tránh thuế thu nhập doanh nghiệp
  9. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế trên thế giới, bên cạnh những thuận lợi từ việc hội nhập thì nền kinh tế Việt Nam cũng chịu không ít những rủi ro, thách thức. Về khía cạnh các doanh nghiệp, bước vào thời kỳ tiếp cận với công nghệ hiện đại, giao thương rộng lớn thì ngoài phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nội địa còn phải đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trên thế giới. Việc luôn phải đối diện với sự cạnh tranh lớn, các doanh nghiệp luôn phải xây dựng cho mình những chiến lược dài hạn, những biện pháp bảo đảm cho sự hoạt động bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động thì cũng có rất nhiều các doanh nghiệp không thể duy trì hoạt động, tình trạng tài chính trở nên khó khăn, rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính và dẫn tới rất nhiều doanh nghiệp phải đi đến phá sản. Theo báo cáo của chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, trong 9 tháng đầu năm 2014, có hơn 70,000 doanh nghiệp phá sản và ngừng hoạt động (trong đó có 51,244 doanh nghiệp giải thể, phá sản và 18,873 doanh nghiệp ngừng hoạt động). Không ai phủ nhận phá sản có thể là một phương thức tích cực của thị trường nhằm thanh lọc những doanh nghiệp không tốt, giữ lại những doanh nghiệp hoạt động tốt nhưng các doanh nghiệp phá sản quá nhiều cũng có thể tạo ra những tình huống khó khăn dẫn tới trở thành một mối nguy hại cho nền kinh tế của một quốc gia. Để hạn chế tình trạng phá sản, một mặt phải duy trì hoạt động kinh doanh tốt, mặt khác phải có những chiến lược quản trị vốn trong dài hạn có thể đáp ứng một cách linh hoạt trong từng thời kỳ, đặc biệt là thời kỳ khó khăn. Theo đó, việc quản trị chi phí là hết sức quan trọng, mà đóng góp phần lớn trong chi phí của doanh nghiệp là chi phí thuế thu nhập các doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ với nền kinh tế. Các doanh nghiệp không thể vi phạm pháp luật để trốn thuế, thay vì đó, các doanh nghiệp
  10. 2 sẽ có chiến lược tránh thuế bằng cách khai thác khoảng trống một cách hợp pháp trong chính sách thuế để hạn chế tối đa chi phí thuế phát sinh. Các doanh nghiệp hầu hết là sử dụng nợ vay, khi đó sẽ được hưởng lợi từ khoản chi phí tài chính cố định này thông qua lợi ích từ tấm chắn thuế từ nợ nhưng sử dụng nợ vay hay còn gọi là đòn bẩy tài chính thì tiềm ẩn rủi ro tài chính và nghiêm trọng hơn khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị lỗ dẫn tới việc sử dụng nợ vay sẽ làm khuếch đại mức lỗ trên. Các khoản lỗ này trong hoạt động của doanh nghiệp được phép trì hoãn các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp vào các năm sau theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Trên thế giới, đã có rất nhiều bài nghiên cứu tìm hiểu về kiệt quệ tài chính, hành vi tránh thuế và mối quan hệ giữa chúng trong khi ở Việt Nam, theo tìm hiểu của tác giả, các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào các mô hình khác nhau, các dạng biến khác nhau để dự báo tình trạng kiệt quệ tài chính, chưa có bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa kiệt quệ tài chính và hành vi tránh thuế thu nhập doanh nghiệp nên tác giả thực hiện đề tài này nhằm đóng góp một góc nhìn mới về mối quan hệ giữa kiệt quệ tài chính và hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp ở Việt Nam. 1.2 Mục tiêu và các vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện để đo lường hành vi tránh thuế thu nhập doanh nghiệp của các công ty và kiểm tra mối tương quan giữa tình trạng kiệt quệ tài chính và hành vi tránh thuế của công ty. Với mục tiêu như trên, có những vấn đề cần nghiên cứu là:  Làm rõ thế nào là hành vi tránh thuế của doanh nghiệp.  Tìm kiếm những mô hình tính toán xác suất kiệt quệ tài chính đã được phát triển trên thế giới và áp dụng ở Việt Nam.  Đo lường mối tương quan giữa hành vi tránh thuế của doanh nghiệp với xác suất kiệt quệ tài chính. Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Tp.HCM trong giai đoạn 2006 đến 2015.
  11. 3 1.3 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Với phương pháp này, trên cơ sở xây dựng dữ liệu, tác giả sử dụng hai phương pháp ước lượng là mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) để hồi quy mô hình đã xây dựng. Cùng với việc thực hiện một số kiểm định cần thiết, tác giả sẽ chọn ra phương pháp hợp lý nhất trong hai phương pháp đã đưa ra. Ngoài ra, tác giả khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan trong mô hình (nếu có) bằng phương pháp FGLS. 1.4 Ý nghĩa và điểm mới của nghiên cứu Ở Việt Nam từ trước đến nay các tác giả chủ yếu tập trung vào các mô hình khác nhau (Đinh Thị Huyền Trâm, 2013), các dạng biến khác nhau (Lê Đạt Chí và Lê Tuấn Anh, 2012; Trần Thị Hải Lý và các cộng sự, 2014) để dự báo tình trạng kiệt quệ tài chính. Nghiên cứu này kế thừa việc xác định tình trạng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp thông qua mô hình đã được áp dụng nhưng có điểm mới là bên cạnh việc xác định tình trạng kiệt quệ tài chính sẽ xác định được hành vi tránh thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như mối tương quan với tình trạng kiệt quệ tài chính của các công ty. 1.5 Bố cục của bài nghiên cứu Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Trong chương này sẽ trình bày lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, tổng quan về phương pháp nghiên cứu và bố cục của bài nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan về lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm: Trong trường này sẽ tóm tắt các lý thuyết nền tảng về kiệt quệ tài chính, khoảng trống về thuế/tránh thuế và các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa kiệt quệ tài chính và hành vi tránh thuế thu nhập doanh nghiệp. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu, thu nhập dữ liệu, giải thích việc lựa chọn biến, trình bày kỹ thuật ước lượng được sử dụng trong bài nghiên cứu.
  12. 4 Chương 4: Kết quả và thảo luận. Chương này trình bày kết quả nghiên cứu, đưa ra các nhận xét, thảo luận. Chương 5: Kết luận. Chương này trình bày tóm tắt các kết quả mà nghiên cứu đạt được cùng các hạn chế của nghiên cứu.
  13. 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VÀ CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM Chương 1 đã giới thiệu về tổng quan đề tài nghiên cứu. Nội dung chương 2 bao gồm các cơ sở lý thuyết phục vụ cho đề tài, cụ thể là: - Lý thuyết về kiệt quệ tài chính - Lý thuyết về tránh thuế thu nhập doanh nghiệp - Các nghiên cứu thực nghiệm về tránh thuế và mối quan hệ giữa kiệt quệ tài chính và tránh thuế thu nhập doanh nghiệp 2.1 Lý thuyết về kiệt quệ tài chính Trên thế giới hiện nay, có rất nhiều khái niệm, quan điểm khác nhau về kiệt quệ tài chính cũng như các dấu hiệu khác nhau để xác định kiệt quệ tài chính. Các quan điểm này có thể khác nhau theo thời gian thực hiện nghiên cứu, theo đặc điểm của thị trường được tìm hiểu, hoặc theo các giai đoạn kiệt quệ tài chính. Do đó, để có một cái nhìn tổng quát về kiệt quệ tài chính, trong phần này, tác giả sẽ lần lượt trình bày các quan điểm về kiệt quệ tài chính và các dấu hiệu nhận biết kiệt quệ tài chính trong các nghiên cứu thực nghiệm, các mô hình xác định tình trạng kiệt quệ tài chính cũng như những ảnh hưởng của kiệt quệ tài chính lên công ty, ngành và nền kinh tế. 2.1.1 Các quan điểm về kiệt quệ tài chính Theo lý thuyết kinh tế phổ biến, quan điểm về kiệt quệ tài chính là quan điểm cho rằng kiệt quệ tài chính là trạng thái mà một công ty đáp ứng một cách khó khăn hoặc thậm chí là không thể đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính của mình đối với các chủ nợ. Tuy nhiên, quan điểm theo lý thuyết kinh tế này lại có sự thay đổi qua các nghiên cứu khác nhau trên thế giới do các tác giả có sự khác nhau trong việc lựa chọn mẫu cho các mô hình của mình để để áp dụng vào các nghiên cứu về kiệt quệ tài chính.
  14. 6 Dựa trên lý thuyết, các công ty được giả định là hoạt động kinh doanh vĩnh viễn với mục tiêu cốt lõi là đạt được lợi nhuận. Theo đó, đối với tất cả các công ty bắt đầu sự tồn tại và hoạt động của mình, bên cạnh một số công ty có lợi nhuận và tiếp tục hoạt động bình thường thì một số công ty còn lại hoạt động không tốt, không có hoặc không thể đạt được mục tiêu lợi nhuận nên lâm vào tình trạng gọi là thất bại tài chính trong 2 năm đầu của vòng đời. Đối với các công ty có lợi nhuận, do đạt được mục tiêu nên tiếp tục hoạt động, tiếp tục tăng trưởng và mở rộng. Tuy nhiên, điều này không đảm bảo và không có nghĩa rằng các công ty sẽ không bao giờ rơi vào kiệt quệ hay thất bại (Gitman, 1992). Theo đó, sự thất bại của các công ty có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và có những tác động khác nhau đối với các đối tượng và các bên liên quan tùy thuộc vào mức độ thất bại và hình thức thất bại. Sự khác biệt này là nguyên nhân dẫn tới các quan điểm về kiệt quệ tài chính trở nên lộn xộn (Wruck, 1990). Các công ty bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình, nếu không đề cập đến các công ty hoạt động tốt thì đối với các công ty hoạt động không tốt sẽ trải qua bốn gia đoạn khó khăn (Altman và Hotckis, 2005). Trong nghiên cứu của mình, Altman và Hotckis (2005) cho rằng có bốn giai đoạn khó khăn các công ty sẽ gặp phải là: “thất bại”, “mất thanh khoản”, “vỡ nợ” , và “phá sản”. Tuy rằng các giai đoạn này không thể tách biệt hoàn toàn và đôi khi được sử dụng thay thế nhau nhưng chúng đều cho thấy các nội dung khác nhau và vấn đề cốt lõi muốn đề cập đến của “kiệt quệ tài chính”). Thất bại: Altman và Hotckiss (2005) cho rằng thất bại là “tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư và với các tỷ số khác để đánh giá rủi ro, là thấp hơn liên tục và đáng kể so với các tỷ số của các đầu tư tương đương trên thị trường, hoặc doanh thu không đủ bù đắp chi phí của công ty”. Đánh giá về định nghĩa này, chúng ta có thể nhận định rằng mặc dù có doanh thu không đủ trang trải chi phí hoặc tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư thấp hơn so với tỷ số của các đầu tư tương đương trên thị trường thì một công ty trong vẫn có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường nếu các nhà đầu tư đồng ý chấp nhận mức tỷ suất sinh lợi thấp. Do đó, định nghĩa này thực sự chưa đầy đủ nên chưa
  15. 7 đủ cơ sở để phân loại một công ty đối mặt các tình huống ở trên như một công ty đang lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Wruck (1990) thì có quan điểm khác về thất bại đó là ông định nghĩa “thất bại” là việc dòng tiền của công ty không đủ để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính hiện tại. Các nghĩa vụ tài chính ở đây bao gồm thanh toán nợ đối với các nhà đã cấp tín dụng và thanh toán lương cho người lao động, hoặc thanh toán các chi phí từ gánh chịu tổn thất đối với quá trình pháp lý diễn ra dai dẳng hoặc không thể hoàn trả nợ gốc và lãi vay. Tóm lại, quan điểm thất bại của Altman và Hotckiss (2005) là quan điểm về mặt kinh tế, quan điểm thất bại của Wruck (1990) là quan điểm về mặt tài chính. Theo đó, một công ty vi phạm việc trả nợ là thất bại tài chính (Ở một quan điểm phổ biến khác, thất bại tài chính được định nghĩa là việc công ty bất lực trong việc hoàn thành các nghĩa vụ nợ. Tuy nhiên, một công ty không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ cũng có thể xảy ra ngay cả khi công ty có giá trị tài sản ròng dương (Gaughan, 2011)), còn một công ty đang thua lỗ trong hoạt động kinh doanh là thất bại kinh tế. Bên cạnh đó, Andrade và Kaplan (1998) cho rằng việc phân biệt thất bại kinh tế và thất bại tài chính rất quan trọng vì đây cũng là hai mảng hoạt động chính của công ty. Cuối cùng, cần nhấn mạnh rằng thất bại kinh tế hay thất bại tài chính không đồng nghĩa với phá sản hay giải thể vì tất cả các công ty khi gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh thì đều sẽ trải qua thất bại tài chính và thất bại kinh tế, nhưng chỉ một số công ty trong số đó sẽ đi đến phá sản hay giải thể chứ không phải tất cả do các nhà đầu tư đồng ý chấp nhận mức tỷ suất sinh lợi thấp hoặc việc thất bại tài chính chỉ diễn ra tạm thời. Mất thanh khoản: theo Shrader và Hickman (1993) thì một công ty được xem là mất thanh khoản là công ty không có đủ khả năng để thực hiện thanh toán các nghĩa vụ tài chính bao gồm cả các khoản nợ lương đối với người lao động, các khoản phải thanh toán đối với nhà cung cấp, các khoản nợ vay chủ nợ. Quan điểm này có sự tương đồng với định nghĩa thất bại tài chính của Whitaker (1999) và Wruck (1990) và nếu tìm hiểu kỹ thì chúng ta có thể thấy rằng Wruck
  16. 8 (1990) nhấn mạnh mặc dù mất thanh khoản là khác biệt so với thất bại tài chính nhưng 2 khái niệm này vẫn được sử dụng thay thế lẫn nhau. Có nhiều cách để phân loại tình trạng mất thanh khoản, theo Wruck (1990), Ross và cộng sự (2003) thì các nhà nghiên cứu kinh tế phân loại khái niệm mất thanh khoản thành 2 dạng là mất thanh khoản do giá trị và mất thanh khoản do dòng tiền: - Mất thanh khoản do giá trị là việc mất thanh khoản xảy ra trong trường hợp giá trị thị trường tổng tài sản của công ty nhỏ hơn so với giá trị các khoản nợ và do đó khái niệm này còn được coi là giá trị kinh tế ròng âm. Khái niệm này cho thấy khi cần xử lý các tài sản để đáp ứng nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ nợ thì thanh lý các tài sản sẽ không đủ. - Mất thanh khoản do dòng tiền xảy ra trong trường hợp các công ty hoạt động nhưng không thể tạo ra tổng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ tài chính, dòng tiền từ đầu tư để đảm bảo và đáp ứng được nghĩa vụ tài chính hiện tại và do đó khái niệm này còn được gọi là mất thanh khoản kỹ thuật. Vỡ nợ : khác với thất bại và mất thanh khoản, Altman và Hotchkiss, (2005) đã đưa ra một khái niệm tài chính khác liên quan đến kiệt tài chính đó là “Vỡ nợ”. Các nhà nghiên cứu cho rằng vỡ nợ là tình trạng các công ty không có đủ tài chính, nguồn tiền để thanh toán được khoản nợ gốc, lãi đến hạn đối với các chủ nợ. Việc không thanh toán được các khoản nợ này như đã cam kết với các chủ nợ được coi như vi phạm các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ đã ký giữa các bên. Khi đó, các chủ nợ sẽ thực hiện các hành động pháp lý như khởi kiện ra Tòa án kinh tế để yêu cầu các công ty trả nợ. Cũng tương tự như thất bại và mất thanh khoản, các nhà nghiên cứu cũng phân chia vỡ nợ ra nhiều hình thức để có cái nhìn chính xác hơn. Theo đó, Gilson và cộng sự (1990) và Altman và Hotchkiss (2005) phân chia khái niệm vỡ nợ ra làm 2 khái niệm nhỏ hơn là vỡ nợ thanh toán và vỡ nợ kỹ thuật: - Vỡ nợ thanh toán được hiểu là các công ty không thể thanh toán tất cả các khoản nợ gốc, lãi đến hạn đối với các chủ nợ.
  17. 9 - Vỡ nợ kỹ thuật được hiểu là các công ty vi phạm các điều khoản đã thỏa thuận giữa công ty và các nhà cung cấp tín dụng trong các hợp đồng tín dụng hay khế ước nhận nợ đã ký. Với việc định nghĩa vỡ nợ như trên thì rất nhiều người sẽ có sự nhầm lẫn giữa các công ty bị mất thanh khoản và các công ty trong tình trạng vỡ nợ. Để phân biệt hai tình trạng này thì chúng ta để ý tới thời điểm đáo hạn của các khoản nợ: - Một công ty được xem trong tình trạng mất thanh khoản có thể kéo dài từ đầu và chịu đựng trong thời gian dài. - Trong khi đó, một công ty được xem trong tình trạng vỡ nợ tại thời điểm đáo hạn của khoản nợ. Cũng tại thời điểm đáo hạn này, các công ty phải cố gắng đàm phán để tái tục các hợp đồng tín dụng, đáo hạn các khoản nợ, cơ cấu (tái cấu trúc thời hạn trả nợ) đối với các chủ nợ hoặc các nhà cung cấp tín dụng để tránh rơi vào tình trạng phá sản. Phá sản: Altman và Hotchkiss (2005) cho rằng Phá sản là việc mà các công ty nộp đơn xin phá sản chính thức đến tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền tùy thuộc vào đặc điểm mỗi quốc gia và được tòa án phê duyệt cho phép phá sản. Sau khi được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phá sản, công ty sẽ có 2 hướng để thực hiện: - Một là các công ty bán tài sản (còn gọi là thanh lý tài sản) để trả các khoản nợ cho các chủ nợ. - Hai là các công ty thực hiện việc tài cấu trúc để có thể hoạt động trở lại bình thường. Trong các nghiên cứu thực nghiệm, các tác giả sử dụng khái niệm phá sản, thất bại tài chính, vỡ nợ và kiệt quệ tài chính thay thế nhau trong các bài nghiên cứu của mình. Việc sử dụng thay thế nhau này có thể cung cấp tính linh động trong phương diện nghiên cứu nhưng cần phải nhấn mạnh rằng kiệt quệ tài chính là một định nghĩa linh động hơn so với phá sản và phá sản là một hình thái đặc biệt của kiệt quệ tài chính. Khi các tác giả sử dụng kiệt quệ tài chính thì điều đó có nghĩa cung cấp mạnh hơn không chỉ trong thực tiễn mà còn trong lý thuyết vì tất cả các công ty kiệt quệ tài
  18. 10 chính không phải đều phải phá sản. Phá sản chỉ là sự lựa chọn cuối cùng đối với các công ty khi mà chúng không thể giải quyết các vấn đề tài chính (Aktas, 1993). Tóm lại, dựa trên các phân tích trên có thể xem kiệt quệ tài chính bao gồm các trường hợp sau: - Công ty không thể đáp ứng hoặc có đáp ứng nhưng đáp ứng một cách không đầy đủ và tương đối khó khăn các nghĩa vụ tài chính của mình đối với các chủ nợ. - Công ty có doanh thu không đủ bù đắp chi phí hoặc tỷ suất sinh lợi thực tế trên vốn đầu tư là thấp hơn đáng kể so với các tỷ số của các nhà đầu tư tương đương trên thị trường. - Công ty không thể tạo ra dòng tiền từ hoạt động kinh doanh để đảm bảo và đáp ứng cho các nghĩa vụ tài chính hiện tại. - Giá trị thị trường của tổng tài sản thấp hơn so với giá trị của các khoản nợ mà công ty cần thanh toán. - Công ty không thể thanh toán đầy đủ khoản nợ gốc, lãi của các chủ nợ khi đến hạn. - Công ty thanh lý tài sản hoặc thực hiện tái cấu trúc sau khi được tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận việc phá sản của công ty. 2.1.2 Các dấu hiệu để nhận biết kiệt quệ tài chính Từ phân tích ở trên ta có thể thấy rằng các công ty với sức khỏe tài chính kém và có nhiều vấn đề về nợ vay thì có thể dễ dàng lâm vào kiệt quệ tài chính. Tuy nhiên, trong những nền kinh tế ổn định, có lợi nhuận tốt, nếu các nhà quản trị của công ty quản lý, dẫn dắt công ty của mình hoạt động không phù hợp với xu hướng hiện tại thì cũng có thể xảy ra kiệt quệ tài chính. Perold (1999) trong bài nghiên cứu của mình đã nhấn mạnh rằng một công ty phòng ngừa bằng chứng khoán phái sinh thậm chí được quản trị bởi một nhà khoa học đạt giải Nobel cũng có thể bị phá sản. Quá trình kiệt quệ tài chính thường kéo dài, thay đổi liên tục và các công ty phải trải qua các thời kỳ và giai đoạn khác nhau:
  19. 11 - Quá trình này có thể bắt đầu với một sự kiện nghiêm trọng trong thời gian ngắn. - Hoặc các sự kiện kéo dài liên tục - Hoặc một sự kiện lặp đi lặp lại trong thời gian dài, làm tình hình tài chính của công ty giảm xuống ngưỡng chấp nhận. Mỗi giai đoạn của kiệt quệ tài chính có những đặc điểm khác nhau và đóng góp một cách khác nhau đến thất bại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để xác định điểm bắt đầu hay các điểm trung gian giữa các giai đoạn kiệt quệ tài chính hay các đặc điểm ở từng giai đoạn là tương đối khó khăn. Các giai đoạn sau là hệ quả của giai đoạn trước và các giai đoạn trước là một phần tác động đến các giai đoạn sau nên các giai đoạn của kiệt quệ tài chính không thể phân biệt một cách tuyệt đối. Theo quan điểm chung, kiệt quệ tài chính thường trải qua ba giai đoạn chính, đó là: giai đoạn sớm, giai đoạn giữa và giai đoạn sau, với các dấu hiệu cụ thể như sau:  Giai đoạn sớm: trong giai đoạn này, các công ty có doanh số sụt giảm, tỷ suất sinh lợi trên cổ phiếu bị âm (Opler và Titman, 1994), lợi nhuận hoạt động giảm nghiên trọng (Whitaker, 1994), khách hàng phàn nàn và các khách hàng thân thiết không còn gắn bó, việc công bố thông tin diễn ra chậm trễ (Scherrer, 1988), tiền mặt bị thiếu hụt trong vài khoảng thời gian nhất định và công ty gặp vấn đề trong việc thu hồi các công nợ. Đó là những vấn đề dễ quan sát đồng thời cũng là những điểm mà một công ty trong tình trạng kiệt quệ tài chính phải trải qua.  Giai đoạn giữa: trong giai đoạn này, các công ty sẽ phải đối mặt với các đặc điểm như tỷ suất sinh lợi giảm, tiền mặt giảm do thua lỗ liên tục (Makridakis, 1991), công ty phải cắt giảm thậm chí là ngưng chi trả cổ tức (Turetsky và McEwen, 2001), công ty phải làm việc với chủ nợ để tái tục các hợp đồng tín dụng, xin gia hạn thời hạn trả nợ hay điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi phù hợp, vi phạm các ràng buộc hay thỏa thuận đã ký trong các hợp đồng tín dụng, gián đoạn việc thanh toán nợ, bị cắt giảm hạn mức hoặc thời hạn cấp tín dụng từ các chủ nợ (Altman và Hotchkiss, 2005).  Giai đoạn sau: trong giai đoạn này các công ty đối mặt với việc thường xuyên bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, việc thiếu hụt tiền mặt gia tăng và việc vi phạm
  20. 12 hợp đồng tín dụng trở thành vấn đề rất nhức nhối và rất khó tìm cách giải quyết. Chính vì những điều đó, các công ty khi không còn phương án nào khác sẽ nộp đơn xin phá sản lên tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tùy theo đặc điểm mỗi quốc gia (Altman và Hotchkiss, 2005). Cùng với đó, trong giai đoạn khó khăn như vậy, công ty khắc phục nợ xấu là điều không thể không thể, các nhân viên sẽ dần rời bỏ công ty dẫn tới tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên gia tăng (Hambrick và Aveni, 1988). 2.1.3 Ảnh hưởng của kiệt quệ tài chính Kiệt quệ tài chính có thể diễn ra trong thời gian ngắn và cũng có thể xảy ra trong một khoảng thời gian rất dài. Khi lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính, sức khỏe tài chính của một công ty bắt đầu suy yếu, dần trở nên tồi tệ và việc các công ty bị kiệt quệ gây ảnh hưởng không chỉ lên chính công ty mà còn đối với cả ngành mà công ty đang hoạt động và nền kinh tế quốc gia. 2.1.3.1 Đối với công ty Đối với các công ty, việc bị kiệt quệ tài chính sẽ phát sinh các chi phí trực tiếp và gián tiếp cho công ty. Chi phí trực tiếp bao gồm các chi phí pháp lý, chi phí kiểm toán, chi phí thuê các tổ chức có chức năng hành nghề hoặc chuyên gia có kinh nghiệm trong những lĩnh vực khác nhau để tư vấn và để bán tài sản (thanh lý tài sản) trả nợ. Chi phí gián tiếp bao gồm việc công ty bị tổn thất do mất thị phần, giá trị thị trường giảm, các nhà quản trị cấp cao nói riêng và các nhân viên trong công ty nghỉ việc nói chung, cụ thể như:  Thứ nhất, một công ty đang trong tình trạng kiệt quệ tài chính có thể mất khách hàng đặc biệt là các khách hàng thân thiết gắn bó với công ty, các nhà cung cấp những nguyên liệu đầu vào quan trọng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và các nhân sự cấp cao cũng như các nhân viên của công ty. Opler và Titman (1994) đưa ra các bằng chứng thực nghiệm cho thấy một công ty kiệt quệ tài chính bị mất thị phần đáng kể vào tay các đối thủ đang hoạt động tốt trong thời kỳ suy thoái của ngành với các nguyên nhân như sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2