intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty thương mại Sài Gòn – TNHH MTV từ nay đến năm 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

19
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng năng lực canh tranh của SATRA so với một số DN hoạt động trong cùng lĩnh vực là Saigon Co.op, Big C và Vinmart; đề xuất những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của SATRA trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty thương mại Sài Gòn – TNHH MTV từ nay đến năm 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HƯỜNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI SÀI GÒN – TNHH MTV TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HƯỜNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI SÀI GÒN – TNHH MTV TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng) Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN QUANG THU Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Hường
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ Tóm tắt LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... 1 Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 6 TÓM TẮT .................................................................................................................. 1 PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 5 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 5 4.1 Nguồn dữ liệu sử dụng ................................................................................... 6 4.2 Phương pháp thực hiện ................................................................................... 6 5. Kết cấu luận văn ................................................................................................ 7 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ..................................................................................................................... 8 1.1 Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh........ 8
  5. 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh .............................................................................. 8 1.1.2 Khái niệm về lợi thế cạnh tranh .................................................................. 9 1.1.3 Khái niệm năng lực cạnh tranh.................................................................. 10 1.1.4 Khái niệm năng lực cốt lõi ........................................................................ 12 1.1.5 Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh ........................... 14 1.2 Những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ........ 15 1.2.1 Những yếu tố bên trong doanh nghiệp ...................................................... 15 1.2.1.1 Trình độ năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp ......................... 15 1.2.1.2 Trình độ năng lực marketing ............................................................... 16 1.2.1.3 Năng lực tài chính của doanh nghiệp .................................................. 17 1.2.1.4 Trình độ tiếp cận và đổi mới thiết bị, công nghệ ................................ 17 1.2.1.5 Trình độ năng lực tổ chức dịch vụ ...................................................... 18 1.2.1.6 Khả năng liên kết và hợp tác với doanh nghiệp khác và hội nhập kinh tế quốc tế ......................................................................................................... 18 1.2.2 Những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp...................................................... 19 1.2.2.1 Môi trường vĩ mô ................................................................................ 19 1.2.2.2 Môi trường ngành ............................................................................... 19 1.3 Một số mô hình nghiên cứu và lựa chọn mô hình nghiên cứu................... 20 1.3.1 Một số mô hình nghiên cứu ....................................................................... 20 1.3.2 Lựa chọn mô hình nghiên cứu ................................................................... 21 1.4 Xây dựng thang đo ......................................................................................... 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SATRA ............................................................................... 25 2.1 Tổng quan về ngành bán lẻ ........................................................................... 25 2.2 Tổng quan về TCT TM Sài Gòn – TNHH MTV (SATRA) ....................... 27 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................ 27 2.2.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh ................................................................. 29 2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Satra ................................................... 30
  6. 2.2.4 Tổng quan về nguồn nhân lực của Satra ................................................... 33 2.2.5 Tổng quan về Tài sản, Nguồn vốn của Satra............................................. 34 2.3 Tổng quan về một số đối thủ cạnh tranh của SATRA ............................... 38 2.3.1 Giới thiệu chung về Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) ................................................................................................................. 38 2.3.2 Giới thiệu chung về hệ thống Siêu thị Big C tại Việt Nam ....................... 40 2.3.3 Giới thiệu chung về hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi của Vingroup (VinMart) ............................................................................................................ 41 2.4 Thu thập và xử lý dữ liệu để đánh giá NLCT của SATRA ....................... 42 2.4.1 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 42 2.4.2 Xây dựng thang đo .................................................................................... 43 2.4.3 Kết quả thống kê........................................................................................ 43 2.5 Đánh giá năng lực cạnh tranh của SATRA so với đối thủ cạnh tranh ..... 48 2.5.1 Năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp .................................................... 49 2.5.2 Năng lực Marketing................................................................................... 51 2.5.3 Năng lực tài chính ..................................................................................... 55 2.5.4 Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ ................................................... 58 2.5.5 Năng lực tổ chức dịch vụ........................................................................... 61 2.5.6 Năng lực tạo lập các mối quan hệ ............................................................. 64 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SATRA TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 ........................................................................ 72 3.1 Mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược của SATRA từ nay đến năm 2020 ....... 72 3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của SATRA ........................ 73 3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp ....................... 73 3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực Marketing ......................................... 76 3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ.......... 79 3.2.4 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tổ chức dịch vụ ................................. 82 3.2.5 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tạo lập các mối quan hệ .................... 83
  7. 3.2.6 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tài chính ............................................ 84 3.3 Các kiến nghị .................................................................................................. 84 3.3.1 Đối với doanh nghiệp ................................................................................ 84 3.3.2 Đối với Nhà nước ...................................................................................... 85 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 87 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT COFIDEC: Công ty phát triển kinh tế duyên hải DN: Doanh nghiệp DT: Doanh thu EFA: Exploratory Factor Analysis: phân tích nhân tố khám phá GDP: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) HCNS: Hành chính nhân sự ISO: International Organization for Standardization: Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế KMO: Kaiser-Meyer-Olkin KTTC: Kế toán tài chính LNST: Lợi nhuận sau thuế MTV: Một thành viên NLCT: Năng lực cạnh tranh OECD: Organization for Economic Cooperation and Development (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) SATRA: SaiGon Trading Group (Tổng công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH MTV) SPDV: Sản phẩm dịch vụ SPSS: Statiscal Package for the Social Sciences: Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội SXKD: Sản xuất kinh doanh TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh USD: United States dollar VND: Việt Nam Đồng WTO: World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới)
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 0.1: Bảng khảo sát một số chỉ tiêu về hành vi khách hàng .................................... 3 Bảng 0.2: Doanh thu bán lẻ của một số doanh nghiệp .................................................... 4 Bảng 1.1: Thang đo lường Năng lực cạnh tranh của SATRA ...................................... 23 Bảng 2.1: Doanh thu bán lẻ của Việt Nam giai đoạn 2012-2016 ................................. 27 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Satra giai đoạn 2012-2016 .................... 31 Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu Bảng CĐKT Satra giai đoạn 2012-2016 ............................. 36 Bảng 2.4: Một số thông tin thống kê mô tả ................................................................... 44 Bảng 2.5: Kiểm định Cronbach’s Alpha lần 1 .............................................................. 45 Bảng 2.6: Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s nhóm biến độc lập ............................... 47 Bảng 2.7: Đánh giá về năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp ................................... 49 Bảng 2.8: Đánh giá về năng lực marketing ................................................................... 51 Bảng 2.9: Khảo sát một số chỉ tiêu thực hiện CTKM ................................................... 52 Bảng 2.10: Đánh giá về năng lực tài chính ................................................................... 55 Bảng 2.11: Khả năng thanh toán của SATRA giai đoạn 2012-2016 ............................ 56 Bảng 2.12: Khả năng sinh lời của SATRA giai đoạn 2012-2016 ................................. 57 Bảng 2.13: Đánh giá về năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ................................. 58 Bảng 2.14: Đánh giá về năng lực tổ chức dịch vụ ........................................................ 62 Bảng 2.15: Đánh giá về năng lực tạo lập các mối quan hệ ........................................... 65 Bảng 2.16: Một số chỉ tiêu về mối quan hệ với nhà cung cấp ...................................... 67 Bảng 2.17: Bảng tổng hợp các yếu tố NLCT ................................................................ 69
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Mô hình năng lực cạnh tranh đề nghị cho SATRA ...................................... 22 Hình 2.1: Biều đồ đánh giá các yếu tố NLCT ............................................................... 70
  11. TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu tìm ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty thương mại Sài Gòn – TNHH MTV (SATRA). Kết quả nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh với 149 cán bộ quản lý đang làm việc tại 4 DN là SATRA, Saigon Co.op, Big C và VinMart. Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng với các kỹ thuật như kiểm định bằng Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá nhân tố EFA. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sáu nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của SATRA bao gồm: (1) Năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp, (2) Năng lực marketing, (3) Năng lực tài chính, (4) Năng lực tiếp cận và đổi mới công nhệ, (5) Năng lực tổ chức dịch vụ, (6) Năng lực tạo lập các mối quan hệ. Nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp nâng năng lực cạnh tranh của SATRA từ nay đến năm 2020. Cuối cùng, nghiên cứu đã chỉ ra được những hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai cho các nghiên cứu tương tự.
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO kể từ ngày 7/11/2007. Từ khi trở thành thành viên chính thức của WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển biến cực kỳ mạnh mẽ. Bước vào sân chơi chung của thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng có những thuận lợi nhất định, bên cạnh đó cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức. Để đứng vững trên thị trường, Việt Nam cần có những bước đi cũng như những chuẩn bị và tính toán kỹ lưỡng cho tương lai. Trong các ngành thương mại dịch vụ phát triển tại Việt Nam, ngành bán lẻ là ngành đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp một phần lớn vào GDP của cả nước. Thị trường bán lẻ thời gian gần đây đang có sự đổ bộ mạnh mẽ của các “ông lớn” ngoại quốc, khiến dư luận lo ngại cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Để phát triển bền vững, doanh nghiệp trong nước cần tìm những "lối đi" riêng cho mình. Theo như lộ trình mà Bộ Công Thương đã đề ra thì năm 2015, thị trường bán lẻ của Việt Nam mở cửa hoàn toàn. Tính đến thời điểm hiện tại, các tập đoàn bán lẻ tên tuổi trên thế giới hầu hết đã mang thương hiệu của mình đến Việt Nam để tiêu thụ. Đó là một hiệu ứng tốt vì nó mang đến những dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên cũng phải kể đến là sự khó khăn của các DN bán lẻ trong nước khi thị phần ngày càng rơi vào tay của những nhà bán lẻ nước ngoài. Cả nước Việt Nam có khoảng 8.660 chợ, 800 siêu thị, 168 trung tâm thương mại các loại và khoảng hơn 1 triệu cửa hàng quy mô nhỏ của hộ gia đình, trong đó kênh bán lẻ hiện đại mới đáp ứng được 25% nhu cầu của người dân, 75% còn lại vẫn phụ thuộc vào thị trường truyền thống. Dự báo, từ nay đến năm 2020, thị phần kênh bán lẻ hiện đại sẽ tăng lên và sẽ đáp ứng được 40% nhu cầu tiêu dùng. Tính đến năm 2015, khối ngoại chiếm khoảng 51% thị phần bán lẻ, phần còn lại chia cho khối nội và khối không xác định gồm các nhà bán lẻ nhỏ lẻ. Đây là một cuộc cạnh tranh không cân sức
  13. 2 giữa các nhà bán lẻ nội - ngoại. Cũng theo đó, các “ông lớn” ngoại quốc trong ngành bán lẻ có mặt ở Việt Nam với tiềm lực rất mạnh kể cả về tài chính lẫn danh tiếng lâu đời. Trên thực tế so về tương quan lực lượng thì rõ ràng các DN Việt Nam đang bị lép vế rất nhiều so với các DN nước ngoài. Trong khi các nhà bán lẻ nước ngoài đang gia nhập vào thị trường Việt Nam với một tốc độ chóng mặt cả về số lượng và quy mô thì khối doanh nghiệp bán lẻ ở trong nước vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, năng lực cạnh tranh còn thấp, để nhiều lỗ hổng thị trường cho các doanh nghiệp ngoại lấn sân. Là một trong những doanh nghiệp thương mại – dịch vụ, đang phát triển ngành bán lẻ và đang tìm kiếm một chỗ đứng trên thị trường. Tổng công ty TM Sài Gòn TNHH MTV (SATRA) đang không ngừng nỗ lực vươn lên trong thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, với thực trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường, việc khẳng định vị thế của mình trên thị trường là điều không hề đơn giản. Theo số liệu thu thập của Phòng thị trường – SATRA tháng 3/2017, theo đó nhân viên phòng thị trường SATRA tiến hành khảo sát 200 khách hàng bất kỳ tại một hội chợ được tổ chức tại TP.HCM. Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng 0.1 dưới đây:
  14. 3 Bảng 0.1: Bảng khảo sát một số chỉ tiêu về hành vi khách hàng MM Co.op STT Tiêu chí Satra Big C VinMart Mega Mart Market 1 Biết về DN 122 186 195 115 110 2 Sẽ lựa chọn mua sắm tại DN 90 173 180 100 70 Sẽ quay trở lại mua sắm vào 3 82 165 170 93 56 lần sau Tỷ lệ khách hàng muốn quay 4 91% 95% 94% 93% 80% lại (Nguồn: Phòng thị trường, SATRA năm 2017) Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa đến từ việc DN tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa ra ngoài thị trường. Việc DN có tiêu thụ được hàng hóa hay không phụ thuộc vào việc khách hàng có lựa chọn tiêu dùng hàng hóa của DN đó hay không. Kết quả khảo sát trên bảng 0.1 cho biết khái quát về hành vi tiêu dùng của khách hàng đối với SATRA và một số DN mạnh mà SATRA đang cạnh tranh trên thị trường. Nhìn vào kết quả ở bảng 0.1 có thể thấy, số lượng khách hàng biết đến SATRA, lựa chọn mua sắm tại SATRA, sẽ quay lại mua sắm vào lần sau của SATRA thấp hơn so với Co.op Mart, Big C, VinMart. Lượng khách hàng và tỷ lệ khách hàng mua sắm tại SATRA thấp hơn so với các đơn vị hoạt động cùng lĩnh vực ảnh hưởng đến doanh thu mà SATRA đạt được. Để thấy được doanh thu của SATRA và một số đối thủ cạnh tranh mạnh của SATRA năm 2015, 2016, tác giả đã thu thập số liệu từ phòng thị trường – SATRA được trình bày trong bảng 0.2.
  15. 4 Bảng 0.2: Doanh thu bán lẻ của một số doanh nghiệp ( ĐVT: tỷ đồng) Doanh thu bán lẻ Năm Satra Saigon Co.op Big C VinMart 2015 6000 25,000 15,000 6,600 2016 6,356 28,000 19,000 9,000 (Nguồn: Phòng thị trường, Satra) Nhìn vào kết quả doanh thu của SATRA và 3 DN cạnh tranh trên bảng 0.2, cho thấy, doanh thu của SATRA năm 2015 và 2016 đều thấp hơn so với 3 DN còn lại. Từ kết quả khảo sát ở bảng 0.1 và những con số thống kê ở bảng 0.2, có thể thấy SATRA đang phải cạnh tranh vô cùng khó khăn trên thị trường. Trên thực tế còn rất nhiều DN khác hoạt động cùng lĩnh vực với SATRA. Điều này cho thấy, thị trường mà SATRA hoạt động có sự cạnh tranh vô cùng gay gắt. Muốn cạnh tranh được trên thị trường thì DN phải có năng lực cạnh tranh tốt. Năng lực cạnh tranh yếu thì sớm muộn gì DN cũng bị đào thải khỏi thị trường. Chính vì vậy, để SATRA có một vị thế trên thị trường thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh của SATRA trên thị trường là cần thiết và tất yếu. Trước thực trạng này SATRA cần phải làm gì? Lối đi nào là thích hợp nhất cho SATRA trong thời đại mở cửa hiện nay? Đó cũng chính là những câu hỏi đặt ra cho những nhà quản lý tại SATRA. Để trả lời được những câu hỏi đó, cần phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích các vấn đề liên quan một cách kỹ lưỡng. Qua đó, tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh cho SATRA. Chính vì những lý do đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty thương mại Sài Gòn – TNHH MTV từ nay đến năm 2020” là đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
  16. 5 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chung: Tìm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty thương mại Sài Gòn TNHH MTV (SATRA). Các mục tiêu cụ thể: - Đánh giá thực trạng năng lực canh tranh của SATRA so với một số DN hoạt động trong cùng lĩnh vực là Saigon Co.op, Big C và Vinmart. - Đề xuất những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của SATRA trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh Phạm vi nghiên cứu: - Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu năng lực cạnh tranh của SATRA và một số DN hoạt động trong cùng lĩnh vực là Saigon Co.op, Big C và Vinmart. - Về mặt thời gian: Luận văn nghiên cứu năng lực cạnh tranh của SATRA và 3 DN cạnh tranh là Saigon Co.op, Big C và Vinmart với các dữ liệu tài chính trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện thông qua việc phối hợp cả 2 phương pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính: trên cơ sở các nghiên cứu trước đây và các tài liệu về năng lực cạnh tranh, đồng thời thông qua kỹ thuật tham vấn ý kiến của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, điều hành doanh nghiệp để điều chỉnh thang đo, thiết lập bảng câu hỏi sử dụng cho nghiên cứu chính thức.
  17. 6 Nghiên cứu định lượng với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn bằng thư điện tử thông qua bảng câu hỏi điều tra. Bảng câu hỏi điều tra chính thức được hình thành từ nghiên cứu định tính sau khi có sự tham vấn ý kiến của các chuyên gia. Các dữ liệu, thông số sẽ được tiến hành kiểm tra, phân tích, đánh giá sau đó được sử dụng để phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của SATRA, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của SATRA. 4.1 Nguồn dữ liệu sử dụng Nguồn dữ liệu: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp trong 5 năm 2012-2016 từ các báo cáo của công ty và nguồn dữ liệu sơ cấp thu thập trong năm 2017 có được qua quá trình thống kê, phân tích tài chính, dữ liệu từ điều tra, phỏng vấn. 4.2 Phương pháp thực hiện Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu từ các nguồn tài liệu tham khảo, báo cáo của công ty, sách, giáo trình, internet. Phương pháp phỏng vấn sử dụng bảng phỏng vấn chuyên gia và phương pháp điều tra qua bảng câu hỏi sử dụng phiếu thăm dò ý kiến khách hàng để thu thập dữ liệu từ các nhân viên quản lý là các cửa hàng trưởng của các cửa hàng, trưởng các phòng ban của doanh nghiệp, giám đốc, phó giám đốc các chi nhánh công ty con. Phương pháp xử lý dữ liệu: luận văn sử dụng phân tích Cronbach’s Alpha và EFA để kiểm định thang đo, lấy giá trị trung bình để phân tích các đánh giá của đối đượng khảo sát trên từng tiêu chí. Dữ liệu được thu thập từ phiếu điều tra sẽ được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS.
  18. 7 5. Kết cấu luận văn PHẦN MỞ ĐẦU Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty thương mại Sài Gòn TNHH MTV Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty thương mại Sài Gòn TNHH MTV KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  19. 8 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh được hiểu là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh trên thị trường thì không bị giới hạn bởi các yếu tố không gian và thời gian. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, cạnh tranh là một trong những động lực phát triển của nền kinh tế. Theo Các Mác trong giáo trình Kinh tế chính trị học, NXB Chính trị quốc gia 2006 định nghĩa: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Theo nhà kinh tế học P.Samuelson lại cho rằng: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với nhau để giành khách hàng, thị trường”. Theo Adam J.H tác giả cuốn Từ điển Kinh doanh rút gọn xuất bản năm 1993 ở Anh thì "Cạnh tranh trong cơ chế thị trường là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình ". Đứng trên góc độ thị trường, theo Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004) tác giả của cuốn sách “Thị trường, chiến lược, cơ cấu: cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp” có định nghĩa: “Cạnh tranh trong thị trường không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không phải đối thủ cạnh tranh của mình”. Trong cuộc tranh tài và khẳng định mình của các DN, mỗi DN đều phải nỗ
  20. 9 lực không ngừng để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình và điều quan trọng là không bao giờ được tự mãn nếu DN không muốn sớm bị đào thải khỏi thị trường. Tại diễn đàn Liên hợp quốc, trong một báo cáo về cạnh tranh có định nghĩa rằng “Cạnh tranh đối với một quốc gia là khả năng nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính trên đầu người theo thời gian”. Trên thực tế, còn rất nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh của doanh nghiệp, theo tác giả “Cạnh tranh là một quá trình mà trong đó chủ thể cạnh tranh sẽ thực hiện mọi biện pháp để vượt lên so với đối thủ cạnh tranh về một lĩnh vực nhất định, đó có thể là lĩnh vực thế mạnh của chủ thể cạnh tranh. Trong quá trình này, chủ thể cạnh tranh tạo ra được sự nổi trội nhất định so với đối thủ cạnh tranh”. Tất cả những điều mà chủ thể cạnh tranh làm đều nhằm mục đích là đem lại cho khách hàng sự thỏa mãn cao nhất và để ứng phó linh hoạt với những biến động trong nền kinh tế thị trường. 1.1.2 Khái niệm về lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm được nói đến nhiều trong một vài năm gần đây và nó đang được quan tâm nhiều đối với các DN đang tìm kiếm biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Có rất nhiều khái niệm về lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, trong luận văn của mình tác giả chỉ đề cập đến một số khái niệm cơ bản. Theo Michael Porter tác giả cuốn Lợi thế cạnh tranh (1996) định nghĩa: “Lợi thế cạnh tranh xuất phát chủ yếu từ giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho khách hàng. Lợi thế có thể dưới dạng giá cả thấp hơn đối thủ cạnh tranh (trong khi lợi ích cho người mua là tương đương) hoặc việc cung cấp những lợi ích vượt trội so với đối thủ như về chất lượng, độ tin cậy, đặc điểm kỹ thuật, dịch vụ,... khiến người mua chấp nhận thanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2