intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mức độ tập trung sở hữu và lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thực trạng cấu trúc sở hữu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, nghiên cứu sự tác động của các mức độ tập trung sở hữu lên lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, mức độ tập trung khác nhau ảnh hưởng đến lợi nhuận như thế nào.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mức độ tập trung sở hữu và lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUỲNH HƯƠNG MỨC ĐỘ TẬP TRUNG SỞ HỮU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUỲNH HƯƠNG MỨC ĐỘ TẬP TRUNG SỞ HỮU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH THỊ THU HỒNG Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Mức độ tập trung sở hữu và lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Tác giả luận văn Nguyễn Quỳnh Hương
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề .........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................................2 3. Câu hỏi nghiên cứu: ..........................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................2 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..............................................................................3 7. Bố cục đề tài ......................................................................................................3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀVẤN ĐỀ SỞ HỮU CỦACÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................ 4 1.1 Cơ sở lý luận cho tác động của độ tập trung sở hữu lên hiệu quả hoạt động ngân hàng .................................................................................................................4 1.1.1 Các lý thuyết ...........................................................................................4 1.1.2 Vấn đề mức độ tập trung sở hữu và các lý thuyết đại diện, lý thuyết triển vọng ..............................................................................................................6 1.2 Đặc điểm các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ..............................7 1.3 Thực trạng cấu trúc sở hữu của hệ thống ngân hàng Việt Nam ....................8
  5. CHƯƠNG 2: CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN, DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 11 2.1 Lý thuyết các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. 11 2.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới .................................................................11 2.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam..................................................................12 2.2 Dữ liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kỳ vọng dấu của mô hình. .......................................................................................................... 13 2.2.1 Dữ liệu nghiên cứu................................................................................13 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................14 2.2.3 Kỳ vọng dấu của mô hình .....................................................................16 CHƯƠNG 3: THẢO LUẬN CÁC KẾT QUẢ ......................................................... 18 3.1 Các số liệu thống kê mô tả và kết quả hồi quy ............................................18 3.1.1 Các số liệu thống kê mô tả ....................................................................18 3.2 Kết quả hồi quy............................................................................................20 3.2.1 Các yếu tố quyết định lợi nhuận của ngân hàng ...................................20 3.2.2 Hồi quy tương tác: Các mức độ sở hữu và lợi nhuận ngân hàng .........22 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN, Ý NGHĨA RÚT RATẠI VIỆT NAM ........................... 27 4.1 Kết luận của bài nghiên cứu ........................................................................27 4.2 Ý nghĩa rút ra tại Việt Nam .........................................................................28 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 1-2: Tỷ lệ sở hữu nhà nước của Ngân hàng BIDV, Vietinbank, Vietcombank ..............................................................................................................9 Bảng 1-3: Bảng xếp hạng 15 ngân hàng TMCP Việt Nam lọt top 500 Ngân hàng mạnh nhất Châu Á - Thái Bình Dương .......................................................10 Bảng 2-1: Kỳ vọng dấu của các biến trong mô hình ............................................17 Bảng 3-1: Tóm tắt các chỉ số mô tả........................................................................18 Bảng 3-2: Tóm tắt các ngân hàng với mức độ sở hữu khác nhau ......................18 Bảng 3-3: Mối tương quan giữa các biến ..............................................................19 Bảng 3-4: Các yếu tố quyết định lợi nhuận ..........................................................22 Bảng 3-5: Lợi nhuận ngân hàng với mức độ sở hữu phân tán ...........................23 Bảng 3-6: Lợi nhuận ngân hàng tại mức tập trung sở hữu trung bình .............24 Bảng 3-7: Lợi nhuận ngân hàng với mức tập trung sở hữu cao. ........................26 Bảng 4-1: Độ tập trung sở hữu của một cổ đông lớn tại Techcombank năm 2016 ...........................................................................................................................31 Bảng 4-2: Độ tập trung sở hữu của cổ đông lớn tại MBBank năm 2016 ...........31
  7. DANH MỤC HÌNH Hình 1-1: Hệ thống các ngân hàng Việt Nam hiện nay .........................................8 Hình 4-1: So sánh quy mô tổng tài sản các ngân hàng từ năm 2012 đến năm 2016 ...........................................................................................................................29 Hình 4-2: Mức độ sở hữu tập trung của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam năm 2016 .................................................................................................30
  8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Từ những năm đổi mới1986, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành Ngân hàng Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội.Có thể thấy, từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2007 cho đến nay, hoạt động của ngành ngân hàng nước ta đã và đang dần được cải thiện. Theo The Asian Bankers, tạp chí quốc tế uy tín chuyên về ngân hàng, tài chính gần đây đã đưa ra nhận định hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động có hiệu quả tích cực, thể hiện ở tỷ suất tăng trưởng tài sản của Việt Nam cao nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2016 – 2017, và tỷ lệ nợ dưới chuẩn chỉ còn 2.5% vào cuối năm 2016, mức thấp nhất trong các năm gần đây. Những kết quả đó đạt được một phần là do nỗ lực cải cách của Chính phủ cũng như chuyển động tích cực của cả nền kinh tế, phần còn lại là nhờ vào sự điều hành và quản trị rủi ro của những người đứng đầu các ngân hàng. Chính vì những thăng trầm của ngành ngân hàng đã nêu ở trên, nên gắn liền với lịch sử phát triển ngành, đã có rất nhiều bài nghiên cứu về những nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.Ilyas Akhisar, K. Batu Tunay, Necla Tunay (2015) nghiên cứu về ảnh hưởng của những đổi mới đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng, S. M. Sohrab Uddin, Yasushi Suzuki (2014) nghiên cứu về tác động của cạnh tranh lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng ở Bangladesh, Mustapha A. Kinkunmi (2017) nghiên cứu về tác động của luật pháp lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng…Tuy nhiên, có rất ít bài nghiên cứu đề cập đến mức độ nắm giữ cổ phần trực tiếp của các cổ đông lớn hay còn gọi là mức độ tập trung sở hữu của ngân hàng tác động đến lợi nhuận ngân hàng. Việc nghiên cứu về độ tập trung sở hữu của ngân hàng rất quan trọng bởi vì các nhà quản lý có thể lợi dụng việc này để chuyển dịch lợi nhuận của ngân hàng vào lợi ích của chính bản thân họ hoặc kiểm soát ngân hàng theo mục đích cá nhân.
  9. 2 Điều này sẽ làm sụt giảm giá trị ngân hàng cũng như ảnh hưởng đến lợi ích của các cổ đông khác. Bài viết này tập trung nghiên cứu về mức độ tập trung sở hữu của cổ đông lớn tác động đến lợi nhuận của ngân hàng. Cụ thể, mức độ tập trung sở hữu được chia thành ba mức độ: độ tập trung sở hữu cao, độ tập trung sở hữu trung bình và độ sở hữu phân tán (thấp). 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Nghiên cứu thực trạng cấu trúc sở hữu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. - Nghiên cứu sự tác động của các mức độ tập trung sở hữu lên lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, mức độ tập trung khác nhau ảnh hưởng đến lợi nhuận như thế nào. 3. Câu hỏi nghiên cứu: - Cấu trúc sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay là gì? - Các mức độ tập trung sở hữu nào ảnh hưởng đến lợi nhuận các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Mức độ tập trung sở hữu tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Mức độ tập trung sở hữu tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, dữ liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, số liệu kinh tế vĩ mô từ báo cáo của World Bank trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2016. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn dùng hai phương pháp để ước tính mô hình đó là phương pháp ước lượng tĩnh và phương pháp ước lượng động. Phương pháp ước lượng tĩnh là phương ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) cố định để xác định sự khác biệt của các
  10. 3 yếu tố quyết định lợi nhuận của ngân hàng và phương pháp động là phương pháp ước lượng GMM để thu thập sự điều chỉnh động đối với lợi nhuận ngân hàng. 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Việc nghiên cứu luận văn này có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn. Nó phân tích thực trạng, đưa ra những hạn chế, tồn tại việc hoạt động không hiệu quả của các ngân hàng thương mại Việt Nam do mức độ tập trung sở hữu trong thời gian qua để từ đó có những kiến nghị đúng đắn và thiết thực cho các hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. 7. Bố cục đề tài Kết cấu đề tài gồm có 4 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và vấn đề sở hữu của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay. - Chương 2: Các công trình nghiên cứu liên quan, dữ liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. - Chương 3: Thảo luận các kết quả - Chương 4: Kết luận và ý nghĩa rút ra tại Việt Nam.
  11. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀVẤN ĐỀ SỞ HỮU CỦACÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Cơ sở lý luận cho tác động của độ tập trung sở hữu lên hiệu quả hoạt động ngân hàng 1.1.1 Các lý thuyết 1.1.1.1 Lý thuyết về mức độ sở hữu Fazlzadeh và cộng sự (2011) đề cập đến hai mức độ sở hữu trong một doanh nghiệp: một là sở hữu tập trung, hai là sở hữu phân tán. Sở hữu tập trung được hiểu là đại đa số cổ phần của công ty được nắm giữ bởi một hoặc một vài cổ đông lớn.Ngược lại, sở hữu phân tán được hiểu là số cổ phần được nắm giữ bởi nhiều cổ đông nhỏ. Trong sở hữu tập trung, cổ đông lớn thường kiểm soát và chi phối lớn đến cách thức công ty vận hành. Các cổ đông này kiểm soát doanh nghiệp bằng cách tham gia hội đồng quản trị và ban điều hành, có quyền biểu quyết đáng kể về các hoạt động của công ty. Trong sở hữu phân tán, quyền kiểm soát công ty do ban giám đốc nắm giữ. Do đó, quyền lợi của các cổ đông nhỏ thường bị phụ thuộc vào sự điều hành của các giám đốc, và không có ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động của công ty. 1.1.1.2 Lý thuyết đại diện Lý thuyết đại diện được nghiên cứu bởi Jensen và Meckling (1976) và sau đó được đề cập trong sách Tài chính hành vi của Lucy F. Ackert và Richard Deaves (2010). Lý thuyết đại diệncho rằng một mối quan hệ đại diện xuất hiện bất cứ khi một người nào đó (người chủ) ký hợp đồng với người khác (người đại diện) để thực hiện các công việc thay cho người chủ và đại diện cho lợi ích của người chủ.Trong mối quan hệ đại diện, người đại diện có quyền đưa ra các quyết định thay cho người chủ.Vấn đề phát sinh khi người đại diện không có cùng lợi ích với người chủ. Chi phí đại diện phát sinh từ vấn đề đại diện – sở hữu bao gồm cả chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.Các chi phí này phát sinh bởi vì lợi ích của nhà quản lý
  12. 5 không nhất quán với mục tiêu tối đa hoá giá trị công ty. Chi phí trực tiếp bao gồm những chi phí có lợi cho người quản lý nhưng không phải là công ty, chẳng hạn như mua máy bay phản lực sang trọng cho những chuyến du lịch. Các chi phí trực tiếp khác xuất phát từ sự cần thiết phải giám sát hoạt động của nhà quản lý, bao gồm chi phí thuê kiểm toán viên bên ngoài. Chi phí gián tiếp rất khó để đo lường và xuất phát từ các cơ hội đánh mất. Ví dụ, người quản lý của công ty mục tiêu trong một thương vụ mua lại có thể chống lại các nỗ lực bị thâu tóm bởi vì họ e ngại sẽ mất việc, bất chấp các cổ đông sẽ được hưởng lợi từ việc sáp nhập. 1.1.1.3 Lý thuyết triển vọng Lucy F. Ackert và Richard Deaves (2010) đề cập về lý thuyết chuẩn tắc và cho rằng con người nên hành động theo một cách nào đó. Ngược lại, lý thuyết thực chứng nhìn nhận những gì mà con người thực sự làm và xây dựng các mô hình dựa trên cơ sở những quan sát này. Lý thuyết hữu dụng kỳ vọng được đưa ra bởi John Von Neumann và Oskar Morgenstern (1944) nhằm nỗ lực mô tả những hành vi hợp lý khi con người phải đối mặt với sự không chắc chắn. Lý thuyết này cho rằng các cá nhân nên hành động theo một cách thức cụ thể khi phải đưa ra những quyết định quan trọng mà không có sự chắc chắn. Với cách tư duy này, lý thuyết hữu dụng kỳ vọng là lý thuyết “có tính chuẩn tắc” nghĩa là nó mô tả cách thức mà con người hợp lý nên hành xử.Một lý thuyết khác thay thế cho lý thuyết hữu dụng kỳ vọng được kiểm định và chấp nhận rộng rãi là lý thuyết triển vọng. Lý thuyết triển vọng là thực nghiệm (hay mô tả) vì nó được xây dựng dựa trên việc con người thực sự hành động như thế nào. Lý thuyết triển vọng cho rằng với lý thuyết hữu dụng kỳ vọng chuẩn, chúng ta không thể giải thích một cách đầy đủ việc ra quyết định trong điều kiện có rủi ro. Luận điểm này dựa trên bằng chứng thực nghiệm cho thấy con người có những hành vi trái ngược với lý thuyết hữu dụng kỳ vọng.
  13. 6 1.1.2 Vấn đề mức độ tập trung sở hữu và các lý thuyết đại diện, lý thuyết triển vọng Trên thực tế, bất cứ một ngân hàng hay doanh nghiệp nào cũng phải cử ra một người đại diện theo pháp luật để thực hiện các hoạt động giao dịch cũng như điều hành công ty. Việc bỏ phiếu và bầu ra người đại diện đều được các thành viên trong ngân hàng hoặc doanh nghiệp thông qua. Điều này cho thấy một cổ đông sở hữu nhiều hay ít cổ phần cũng sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn người đại diện cho công ty của mình. Khi đó vấn đề chi phí đại diện sẽ phát sinh nếu như người đại diện không có cùng lợi ích với các cổ đông còn lại. Fazlzadeh và cộng sự (2011) cho rằng mức độ sở hữu phân tán sẽ thường gây ra các vấn đề đại diện trong doanh nghiệp, bởi vì khả năng của các cổ đông nhỏ trong việc điều hành và kiểm soát công ty là yếu. Về mặt lý thuyết, các cổ đông sở hữu doanh nghiệp nhưng đối với các cổ đông nhỏ, dường như họ không cảm thấy bất kỳ động thái về việc sở hữu này cũng như là kiểm soát đối với hoạt động công ty bởi vì số lượng cổ phần của họ nắm là quá nhỏ. Hơn nữa, các cổ đông này thường đầu tư vào nhiều loại hình công ty để tối thiểu hóa rủi ro mà họ phải gánh chịu.Bên cạnh đó, mục đích chính việc đầu tư của họ là để nhận được cổ tức trong tương lai hơn là đầu tư vào sự phát triển của công ty.Ngược lại, đối với mức độ sở hữu tập trung, các cổ đông lớn có khả năng điều hành cũng như kiểm soát các hoạt động của công ty, bởi vì họ sẽ được hưởng lợi rất nhiều khi giá cổ phiếu của công ty gia tăng. Lý thuyết triển vọng cũng chỉ ra rằng khi đứng trước một quyết định, thay vì một người nên hành xử một cách hợp lý “có tính chuẩn tắc”, nhưnglại hành động trái ngược với tính chuẩn tắc đó. Và điều này cũng sẽ dễ xảy ra đối với người đại diện của một ngân hàng hoặc doanh nghiệp, thay vì họ cần lựa chọn quyết định đúng đắn để tất cả các cổ đông đều có lợi, nhưng ngược lại họ lại chọn hành động để họ được lợi nhiều nhất. Và tất cả những lý do trên có thể giải thích cho những xung đột lợi ích và mâu thuẫn xảy ra giữa các cổ đông trong cùng một ngân hàng hoặc doanh
  14. 7 nghiệp.Xung đột lợi ích được hiểu là một tình huống trong đó một cá nhân hay một tổ chức ở vào một vị thế có thể lợi dụng khả năng nghề nghiệp hay chức vụ theo cách nào đó để trục lợi cho cá nhân hay tổ chức ấy. Một xung đột lợi ích xảy ra khi một cá nhân hay một tổ chức có liên quan tới nhiều lợi ích, mà một trong những lợi ích ấy có thể phá hoại động cơ thực hiện một lợi ích khác. (Theo Trung tâm thông tin – tư liệu chuyên đề số 4/2013) 1.2 Đặc điểm các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Theo nghiên cứu của Ngân hàng Đại Á (Daiabank) (2017) thì ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam có những đặc trưng sau đây: - Về cấu trúc tài chính và tài sản: là doanh nghiệp có quy mô lớn, hệ số nợ rất cao và cấu trúc tài sản đặc biệt. Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-NHNN ngày 25 tháng 11 năm 2013 quy định mức vốn pháp định cho các ngân hàng thương mại cổ phần là 3000 tỷ đồng.Bên cạnh đó, mạng lưới các chi nhánh Ngân hàng thường rất lớn và phân tán rộng về địa lý.Đồng thời, tuy có mức vốn tối thiểu cao như vậy, nhưng hoạt động của các ngân hàng chủ yếu là từ nợ huy động bên ngoài Ngân hàng.Vì thế mà đặc trưng của các ngân hàng này đó là hệ số nợ rất cao.Ngoài ra, sự đặc biệt của cấu trúc tài sản của các ngân hàng được thể hiện ở chỗ, phần lớn tài sản là tài sản tài chính như tiền, chứng khoán, vàng, ngoại tệ… khác hoàn toàn so với các loại hình doanh nghiệp còn lại. - Hoạt động của Ngân hàng thương mại luôn chứa đựng nhiều rủi ro và chịu sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ của hệ thống pháp luật. Như phần trên đã đề cập, ta có thể thấy tài sản của ngân hàng rất đặc biệt, phần lớn là các tài sản tài chính. Do đó, hoạt động của ngân hàng thường gắn liền với các loại tài sản này. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng được coi như là xương sống, là nguồn cung vốn cho hoạt động của cả một nền kinh tế, chính trị. Một khi ngân hàng sụp đổ thì nền kinh tế cũng lao đao. Vì vậy mà hoạt động của ngân hàng phải chịu sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước, của hệ thống pháp luật.
  15. 8 - Tính liên kết và ổn định của hệ thống Ngân hàng. Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam có tính phụ thuộc nhau rất lớn.Điều này dễ nhận biết khi chúng ta tiến hành giao dịch thanh toán tại các ngân hàng, hoặc rút tiền mặt tại ATM của các ngân hàng khác nhau.Có thể thấy các ngân hàng hoạt động như một mắc xích liên kết với nhau, rất chặt chẽ và thể hiện sức mạnh của cả một hệ thống ngân hàng.Vì thế, nếu như một mắc xích bị đứt thì hệ thống đó không còn tồn tại. Đó cũng là lý do vì sao mà hệ thống ngân hàng Việt Nam lại có tính ổn định. 1.3 Thực trạng cấu trúc sở hữu của hệ thống ngân hàng Việt Nam Hiện nay, theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, hệ thống ngân hàng được chia thành 03 loại hình bao gồm: Ngân hàng thương mại, Ngân hàng chính sách và Ngân hàng hợp tác xã (Hình 1). Trong đó, ở loại hình Ngân hàng thương mại có 4 dạng ngân hàng nhỏ đó là: Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại Cổ phần, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và Ngân hàng liên doanh. Tuy nhiên đối với bài nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung phân tích sâu vào cấu trúc sở hữu của các Ngân hàng thương mại Cổ phần ở Việt Nam. Hình 1-1: Hệ thống các ngân hàng Việt Nam hiện nay Nguồn: Website Ngân hàng nhà nước Việt Nam
  16. 9 Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần có tổng cộng 31 ngân hàng. Trong đó, 03 ngân hàng có tỷ lệ sở hữu của Ngân hàng nhà nước trên 50% bao gồm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), và Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Bảng 1-1 thể hiện tỷ lệ sở hữu của nhà nước năm 2016 tại 3 ngân hàng này. Bảng 1-1: Tỷ lệ sở hữu nhà nước của Ngân hàng BIDV, Vietinbank, Vietcombank 100.00% 80.00% 60.00% 40.00% 20.00% 0.00% BID CTG VCB Tỷ lệ sở hữu của nhà nước ở các ngân… Nguồn: Tổng hợp của tác giả Theo công bố mới đây của The Asian Bankers, có 15 ngân hàng thương mại của Việt Nam được lọt vào danh sách 500 ngân hàng thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2017. Trong số 5 ngân hàng dẫn đầu, có 3 ngân hàng thương mại cổ phần có tỷ lệ sở hữu nhà nước trên 50% là ngân hàng Vietcombank, Vietinbank và BIDV. (Bảng 1- 3) Như vậy có thể thấy, các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu của nhà nước cao (trên 50%) tại Việt Nam có hiệu quả hoạt động tương đối tốt so với các ngân hàng còn lại trong hệ thống và điều này được thể hiện qua kết quả của xếp hạng The Asian Bankers năm 2017. Trong bài nghiên cứu này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu mức độ sở hữu có thật sự tác động lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng như thực trạng hiện nay hay không và kết quả chương 3 sẽ giải thích cho chúng ta vấn đề này.
  17. 10 Bảng 1-2: Bảng xếp hạng 15 ngân hàng TMCP Việt Nam lọt top 500 Ngân hàng mạnh nhất Châu Á - Thái Bình Dương Nguồn: The Asian Bankers Bên cạnh sở hữu nhà nước, Nguyễn Hồng Sơn và nhóm nghiên cứu (2015) nghiên cứu về định dạng hệ thống ngân hàng Việt Nam sau tái cơ cấu cho rằng, cấu trúc sở hữu của hệ thống các tổ chức tài chính hiện tại rất phức tạp (sở hữu chéo, sở hữu tháp, sở hữu ngầm) là nguồn gốc sinh ra cơ chế quản trị độc quyền cá nhân, lợi ích nhóm, biến Ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng thành những ngân hàng thực chất phi đại chúng, làm phân bổ nguồn vốn không hiệu quả và tăng rủi ro hệ thống tài chính.
  18. 11 CHƯƠNG 2: CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN, DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Lý thuyết các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. 2.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới Ảnh hưởng của độ tập trung sở hữu lên hoạt động của ngân hàng đã được nghiên cứu bởi nhiều tác giả qua các năm. Micco, Panizza, và Yanez (2006) nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nhà nước và tư nhân được cân nhắc chính trị trong giai đoạn 1995 đến 2002. Họ thấy rằng các ngân hàng nhà nước ở các nước đang phát triển có khả năng sinh lợi thấp hơn và chi phí cao hơn các ngân hàng do tư nhân sở hữu. Họ không tìm thấy mối tương quan giữa quyền sở hữu và hiệu quả của ngân hàng đối với các ngân hàng ở các nước công nghiệp. Iannotta, Nocera, và Sironi (2007) điều tra mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu, đánh giá rủi ro và hoạt động của ngân hàng đối với 181 ngân hàng châu Âu trong giai đoạn 1999- 2004. Họ thấy rằng độ tập trung sở hữu không ảnh hưởng đáng kể tới khả năng sinh lời của ngân hàng, tuy nhiên mức độ tập trung quyền lực cao gắn liền với chất lượng nợ tốt hơn, rủi ro tài sản thấp hơn và rủi ro phá sản thấp hơn, qua đó cải thiện hoạt động của ngân hàng. Lin và Zhang (2009) điều tra tác động của cải cách sở hữu ngân hàng đối với hoạt động của các ngân hàng Trung Quốc. Họ nghiên cứu 60 ngân hàng Trung Quốc trong giai đoạn 1997 đến 2004, và thấy rằng các ngân hàng thương mại 'Big Four' có sở hữu tập trung thì ít có lợi nhuận, kém hiệu quả và có chất lượng tài sản tồi tệ hơn các loại ngân hàng khác. Nghiên cứu của Parichart Riewsathirathorn, Seksak Jumroenvong và Pornsit Jiraporn (2011) cho rằng độ tập trung sở hữu càng cao thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng yếu và độ chấp nhận rủi ro càng thấp. Nghiên cứu Sarra Ben Slama Zouari và Neila Boulila Taktak (2012) cho thấy không có mối tương quan chắc chắn giữa độ tập trung sở hữu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại Islamic. Bên cạnh đó, Rokwaro Massimiliano Kiruri và cộng sự (2013) chỉ ra rằng độ tập trung sở hữu và sở hữu nhà nước có tác động ngược chiều lên lợi nhuận ngân hàng trong khi sở hữu nước ngoài và sở hữu
  19. 12 tư nhân có tác động cùng chiều lên lợi nhuận ngân hàng. Ben Slama và Boulila (2014) điều tra mối quan hệ giữa cấu trúc quyền sở hữu và kết quả hoạt động của ngân hàng với trọng tâm là 53 ngân hàng Hồi giáo trong giai đoạn 2005-2009. Họ không tìm thấy mối tương quan giữa tập trung sở hữu và kết quả hoạt động của ngân hàng được đo bằng lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Bian và Deng (2017) nghiên cứu các ngân hàng Trung Quốc trong giai đoạn 2007-2014 và thấy rằng độ sở hữu phân tán cao hơn làm tăng lợi nhuận trên tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và giảm tỷ lệ các khoản cho vay không hiệu quả. Nghiên cứu của Peterson Kitakogelu Ozili và Olayinka Uadiale (2017) về độ tập trung sở hữu tác động lên lợi nhuận ngân hàng ở Nigeria cho thấy các ngân hàng có độ tập trung sở hữu cao cho lợi nhuận trên tài sản cao hơn trong khi các ngân hàng có sở hữu phân tán cho lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao hơn. Nehme Azoury, Andre Azouri và cộng sự (2017) nghiên cứu về tác động của độ tập trung sở hữu, các loại hình sở hữu ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của các ngân hàng Leban như thế nào. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả tài chính ngân hàng tương quan tích cực với độ tập trung sở hữu, sở hữu quản lý, sở hữu nước ngoài và sở hữu tổ chức, tuy nhiên sở hữu gia đình lại không tương quan với hiệu quả hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, cả độ tập trung sở hữu và sở hữu quản lý đều có mối quan hệ hình chữ U đối với hiệu quả hoạt động ngân hàng. Nhìn chung, các tài liệu về độ tập trung sở hữu và hiệu quả hoạt động ngân hàng cung cấp những bằng chứng hỗn hợp. 2.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam Tại Việt Nam chưa có nhiều bài nghiên cứu về tác động của mức độ tập trung sở hữu lên lợi nhuận của các ngân hàng, chủ yếu các bài nghiên cứu thường tập trung vào các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, đáng chú ý là nghiên cứu của Nguyễn Hồng Sơn, Trần Thị Thanh Tú, Đinh Xuân Cường, Lại Anh Ngọc, Phạm Bảo Khánh (2014) về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tái cơ cấu. Kết quả cho thấy độ tập trung vốn và sở hữu tư nhân có tác
  20. 13 động cùng chiều đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại. Phan Mạnh Hùng (2015) nghiên cứu về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả cho thấy sở hữu Nhà nước tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, trong khi đó sở hữu nước ngoài lại có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. 2.2 Dữ liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kỳ vọng dấu của mô hình. 2.2.1 Dữ liệu nghiên cứu Bài nghiên cứu tập trung vào các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, cụ thể dữ liệu tài chính của các ngân hàng được trích từ báo cáo tài chính và được tổng kết từ trang Vietdata. Bên cạnh đó, số liệu tăng trưởng GDP được thu thập từ trang World Bank Data.Vì dữ liệu chủ yếu lấy từ Vietdata, trong khi Vietdata chỉ cung cấp dữ liệu từ năm 2007, nên số liệu của tôi bao quát từ năm 2007 đến năm 2016. Dữ liệu gồm 29 ngân hàng, nhưng do có 5 ngân hàng bị thiếu một số năm (vì chưa được thành lập từ năm 2007), nên dữ liệu cuối cùng chỉ còn 24 ngân hàng. (Xem phụ lục 1) Trong nghiên cứu về mức độ sở hữu tác động lên lợi nhuận các ngân hàng, Peterson Kitakogelu Ozili, Olayinka Uadiale (2017) sử dụng tỷ lệ sở hữu là 70% và 40% để phản ánh các mức độ tập trung sở hữu khác nhau. Cụ thể, để phản ánh độ tập trung sở hữu cao, họsử dụng biến giả “CN” lấy giá trị là 1 nếu cổ đông lớn nắm giữ ít nhất là 70% cổ phần trực tiếp, thể hiện ngân hàng có độ tập trung sở hữu cao. Để phản ánh độ sở hữu phân tán, bài nghiên cứu sử dụng biến giả “DISP” có giá trị là 1 nếu một cổ đông lớn nắm giữ ít hơn 40% cổ phần trực tiếp, thể hiện ngân hàng có cấu trúc sở hữu phân tán. Cuối cùng, để phản ánh độ tập trung sở hữu trung bình, họ sử dụng biến giả “MOD” lấy giá trị là 1 nếu một cổ đông lớn nắm giữ từ 50% đến 60% cổ phần. Tuy nhiên, bài nghiên cứu của các tác giả được đặt trong trường hợp của Nigeria. Đối với trường hợp ở Việt Nam, quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 về
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2