intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam trong kinh doanh dịch vụ thông tin di động trên địa bàn tỉnh Long An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

24
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này hướng tới mục đích nhằm phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của VNPT trong kinh doanh dịch vụ thông tin di động. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT trong kinh doanh dịch vụ thông tin di động trên địa bàn tỉnh Long An. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam trong kinh doanh dịch vụ thông tin di động trên địa bàn tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- CHÂU VĂN HOÀNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH - 2009
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- CHÂU VĂN HOÀNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số : 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS HỒ ĐỨC HÙNG Tp Hồ Chí Minh - 2009
  3. i MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................... I DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... V DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU. ................................................................... VII MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. ......................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ...................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................................... 2 5. Kết cấu đề tài. .................................................................................................................... 2 CHƯƠNG I................................................................................................................. 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG .......................... 4 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ...................... 4 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh. ............................................................................................... 4 1.1.2. Năng lực cạnh tranh. ................................................................................................. 5 1.1.3. Đặc thù trong cạnh tranh của viễn thông Việt Nam. .................................................. 5 1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG ........................................................................................... 6 1.2.1. Dịch vụ thông tin di động. ........................................................................................ 6 1.2.2. Cạnh tranh và động lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ TTDĐ. ................................................................................................................. 7 1.2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TTDĐ. ..................................................................... 8 1.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh. ................................................................ 8 1.2.3.2. Yêu cầu tất yếu của nâng cao năng lực cạnh tranh. ................................................... 9 1.3. CÁC QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................................................................... 9 1.3.1. Quan điểm phân tích theo cấu trúc thị trường............................................................ 9 1.3.2. Quan điểm phân tích năng lực cạnh tranh trên cơ sở đánh giá lợi thế so sánh. ......... 10 1.3.3. Phân tích năng lực cạnh tranh theo quan điểm tổng thể. .......................................... 10 1.4. CÁC YẾU TỐ NỘI LỰC ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG THEO CÁCH TIẾP CẬN LỢI THẾ SO SÁNH. ................................................................ 12 1.4.1 Năng lực về tài chính. ............................................................................................. 12 1.4.2 Năng lực sản xuất. .................................................................................................. 12
  4. ii 1.4.3 Nguồn nhân lực. ..................................................................................................... 13 1.4.4 Hoạt động Marketing. ............................................................................................. 13 1.4.5 Các chiến lược cạnh tranh. ...................................................................................... 15 1.4.6 Hình ảnh doanh nghiệp. .......................................................................................... 16 1.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG Ở VIỆT NAM TỪ CÁC TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG TRÊN THẾ GIỚI ................................................................................................... 16 CHƯƠNG II ..............................................................................................................19 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VNPT TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN ...................19 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT). ................................................................................................................. 19 2.1.1 Mô hình tổ chức quản lý của VNPT. ....................................................................... 19 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của VNPT............................................................................. 20 2.1.2.1 Quá trình hình thành VNPT. ................................................................................... 20 2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của VNPT. ............................................................................ 21 2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của Viễn thông Long An........................................................ 21 2.1.4 Tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ TTDĐ của VNPT trên địa bàn tỉnh Long An.22 2.2 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NỘI LỰC CỦA MẠNG VINAPHONE VÀ VIỄN THÔNG LONG AN TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA BẢN TỈNH LONG AN....................................................... 23 2.2.1 Năng lực về tài chính. ............................................................................................. 23 2.2.2 Năng lực sản xuất. .................................................................................................. 24 2.2.3 Nguồn nhân lực. ..................................................................................................... 26 2.2.4 Hoạt động Marketing. ............................................................................................. 26 2.2.5 Chiến lược cạnh tranh. ............................................................................................ 32 2.2.6 Hình ảnh doanh nghiệp. .......................................................................................... 32 2.3 PHÂN TÍCH CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN. ................................ 33 2.3.1 Công ty điện tử viễn thông quân đội (Viettel). ........................................................ 33 2.3.2 Công ty Thông tin di động (Mobifone) ................................................................... 34 2.3.3 Công ty Cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT).............................. 35 2.3.4 Công ty Viễn thông Điện lực (EVN-Telecom). ....................................................... 35 2.3.5 Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (HT-Mobile). ................................................. 36 2.4 SO SÁNH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIỄN THÔNG LONG AN TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG MẠNG VINAPHONE TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN. ............................................... 37
  5. iii 2.4.1 Sản lượng và doanh thu dịch vụ Vinaphone của Viễn thông Long An. .................... 37 2.4.2 Lợi nhuận dịch vụ Vinaphone của Viễn thông Long An. ......................................... 38 2.4.3 Thị phần. ................................................................................................................ 39 2.4.4 Đánh giá năng lực cạnh tranh của mạng Vinaphone trên địa bàn tỉnh Long An theo ý kiến của các chuyên gia. ...................................................................................... 41 2.4.5 Năng lực cạnh tranh của mạng Vinaphone trên địa bàn tỉnh Long An theo ý kiến của khách hàng là hộ gia đình và cơ quan doanh nghiệp. ........................................ 43 2.5 ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TỒN TẠI, NGUYÊN NHÂN CỦA MẠNG VINAPHONE VÀ VIỄN THÔNG LONG AN TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN....................................................... 47 2.5.1 Tồn tại từ yếu tố bên ngoài .................................................................................... 47 2.5.2 Tồn tại của Vinaphone và Viễn thông Long An. ..................................................... 48 2.5.3 Nguyên nhân các tồn tại của Vinaphone và Viễn thông Long An. ........................... 49 2.5.4 Một số cơ hội, thách thức và các điểm mạnh, điểm yếu của Vinaphone và Viễn thông Long An trong kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại tỉnh Long An. ......... 49 CHƯƠNG III .............................................................................................................52 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN .............................................................................................................................52 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG THÔNG TIN DI ĐỘNG ...... 52 3.1.1 Xu hướng cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông sau khi Việt Nam gia nhập WTO. . 52 3.1.2 Chiến lược cạnh tranh của VNPT trong lĩnh vực dịch vụ TTDĐ. ............................ 52 3.1.3 Đổi mới mô hình tổ chức bộ máy............................................................................ 53 3.1.4 Định hướng phát triển của VNPT đối với dịch vụ TTDĐ đến năm 2010 ................. 54 3.1.4.1 Công nghệ. ............................................................................................................. 54 3.1.4.2 Phát triển mạng lưới. .............................................................................................. 54 3.1.4.3 Dịch vụ................................................................................................................... 55 3.1.4.4 Giá cước. ................................................................................................................ 55 3.1.4.5 Thị trường. ............................................................................................................. 56 3.1.4.6 Định hướng kinh doanh. ......................................................................................... 56 3.1.4.7 Kênh phân phối ...................................................................................................... 56 3.1.4.8 Mục tiêu chiếm lĩnh thị trường thuê bao di động đến năm 2010 .............................. 56 3.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẠNG VINAPHONE VÀ VIỄN THÔNG LONG AN TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH. .................................................. 56 3.2.1 Đổi mới công nghệ. ................................................................................................ 56
  6. iv 3.2.2 Tăng cường mở rộng vùng phủ sóng ....................................................................... 57 3.2.3 Đẩy mạnh hoạt động Marketing. ............................................................................. 58 3.2.3.1 Tăng cường phát triển dịch vụ, chất lượng dịch vụ. ................................................. 58 3.2.3.2 Công tác giá cước. .................................................................................................. 62 3.2.3.3 Hoàn thiện hệ thống phân phối. .............................................................................. 62 3.2.3.4 Tăng cường các hoạt động xúc tiến hỗn hợp. .......................................................... 64 3.2.3.5 Điều tra nghiên cứu thị trường ................................................................................ 65 3.2.4 Phát triển nguồn nhân lực. ...................................................................................... 65 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT). ................................................................................................................. 66 3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI BỘ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG VÀ SỞ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG TỈNH LONG AN. .............................................. 67 KẾT LUẬN ...............................................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ I PHỤ LỤC ................................................................................................................... I
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AMPS/NMT : Advanced Mobile phone System/Nordic Mobile Telephony Dịch vụ điện thoại di động tiên tiến BCVT : Bưu chính Viễn thông BĐTT : Bưu điện tỉnh thành CDMA : Code Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo mã EDGE : Enhanced Data Rate for Global Evolution Tốc độ dữ liệu nâng cao đối với phát triển toàn cầu EVN Telecom : Công ty Viễn thông Điện lực GSM : Global System for Mobile Communication Hệ thống thông tin di động toàn cầu GPRS : General Packet Radio Service Dịch vụ vô tuyến gói chung Hanoi Telecom : Công ty Cổ phần Viễn thông Hà nội IMT- 2000/UMTS : Iternational Mobile Telecommunications 2000/ Universal Mobile Telecommunications System ITU : International Telecommunication Union Liên minh Viễn thông quốc tế MMS : Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện SMS : Dịch vụ bản tin ngắn SPT : Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn TDMA : Time Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo thời gian VNPT : Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VTTT : Viễn thông tỉnh thành Viettel : Tổng công ty Viễn thông Quân đội Vinaphone : Công ty Dịch vụ viễn thông (VNP) Vishipel : Công Ty thông tin Điện tử Hàng Hải Việt Nam VMS : Công ty Thông tin di động
  8. vi WTO : World Trade Organization Tổ chức thương mại Thế giới 2G : Second Generation Mobile Network Mạng di động thế hệ 2 2G+ or 2.5 G : Second Generation Enhanced Mạng di động thế hệ 2 hoặc 2.5 3G : Third Generation Mobile Network Mạng di động thế hệ 3
  9. vii DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU. Trang Hình 1.1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Micheal Porter 8 Hình 1.2 Các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 11 theo quan điểm tổng thể. Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của VNPT. 19 Hình 2.2 Mô hình tổ chức kinh doanh dịch vụ TTDĐ mạng Vinaphone 23 trên địa bàn tỉnh Long An Bảng 2.1 So sánh chất lượng dịch vụ giữa 3 mạng Mobifone, Viettel và 25 Vinaphone. Bảng 2.2 So sánh giá cước mạng di động Vinaphone với Mobifone và 29 Viettel. Bảng 2.3 Sản lượng và doanh thu dịch vụ Vinaphone của Viễn thông 38 Long An. Bảng 2.4 Doanh thu, chi phí và lợi nhuận dịch vụ Vinaphone tại Long 39 An. Bảng 2.5 Tốc độ tăng thuê bao Vinaphone trên toàn quốc và tại Long 39 An. Bảng 2.6 Thị phần của các mạng TTDĐ trên toàn quốc và tại Long An 40 Bảng 2.7 So sánh đánh giá của khách hàng giữa mạng Vinaphone và 45 mạng Viettel. Bảng 2.8 Cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của Vinaphone và 49 Viễn thông Long An. Biểu đồ 2.1 Sản lượng và doanh thu dịch vụ Vinaphone của Viễn thông 38 Long An. Biểu đồ 2.2 Phát triển thuê bao Vinaphone tại Long An. 40 Biểu đồ 2.3 Thị phần của 6 nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động trên 41
  10. viii toàn quốc và tại Long An. Biểu đồ 2.4 So sánh trạm BTS các mạng di động tại Long An. 41 Biểu đồ 2.5 So sánh đánh giá của khách hàng là Hộ gia đình giữa mạng 46 Vinaphone và mạng Viettel. Biểu đồ 2.6 So sánh đánh giá của khách hàng là cơ quan doanh nghiệp 46 giữa mạng Vinaphone và mạng Viettel.
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong những năm qua, thị trường dịch vụ thông tin di động (TTDĐ) ở Việt Nam phát triển rất nhanh. Với chính sách mở cửa, khuyến khích cạnh tranh của Nhà nước, trên thị trường đã xuất hiện nhiều nhà cung cấp dịch vụ TTDĐ mới, cạnh tranh gay gắt với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), khiến thị phần của VNPT bị chia sẻ đáng kể. Đặc biệt, trong điều kiện Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), thị trường viễn thông nói chung và thị trường dịch vụ TTDĐ nói riêng sẽ ngày càng sôi động hơn, VNPT sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn không chỉ với các đối thủ trong nước mà còn với các đối thủ nước ngoài. Để có thể đứng vững và phát triển trong môi trường kinh doanh mới, VNPT cần phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung và đặc biệt là nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ TTDĐ – dịch vụ chủ lực của VNPT. Tại Long An, do có vị trí địa lý giáp với thành phố Hồ Chí Minh và là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên đã thu hút rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư, kinh doanh. Đây là cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp viễn thông bởi vì cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin di động. Viễn thông Long An, với chức năng đại diện cho VNPT kinh doanh các dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh, để thành công trong kinh doanh, giữ vững vai trò là doanh nghiệp viễn thông chủ đạo ở Long An, hơn lúc nào hết, nâng cao năng lực cạnh tranh là một nhu cầu cấp thiết, có ý nghĩa sống còn cho sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. Vì thế, đề tài "Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) trong kinh doanh dịch vụ TTDĐ trên địa bàn tỉnh Long An" sẽ có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Hiện nay, đã có một số nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT thông qua các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành. Đối với dịch vụ TTDĐ, cũng có một số nghiên cứu về: Chiến lược cạnh trạnh; Phương pháp đánh giá năng
  12. 2 lực cạnh tranh thông qua các chỉ số; Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng; Nghiên cứu về chất lượng dịch vụ và rào cản chuyển mạng…Tuy nhiên, tại các nghiên cứu này chưa tổng hợp, phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của VNPT trong kinh doanh dịch vụ TTDĐ trên địa bàn tỉnh Long An. Đề tài này sẽ kế thừa các nghiên cứu trước đây và tập trung sâu vào phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT - thông qua doanh nghiệp Viễn thông Long An - trong kinh doanh dịch vụ TTDĐ trên địa bàn tỉnh Long An. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở vận dụng lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, thực tiễn hoạt động kinh doanh của VNPT và các đối thủ cạnh tranh để phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của VNPT trong kinh doanh dịch vụ TTDĐ. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT trong kinh doanh dịch vụ TTDĐ trên địa bàn tỉnh Long An. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Công ty Dịch vụ Viễn thông (Vinaphone), Viễn thông Long An và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ TTDĐ khác. Phạm vi nghiên cứu: Dịch vụ TTDĐ Vinaphone trên địa bàn tỉnh Long An từ năm 2004 đến nay và định hướng đến 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: thống kê, phân tích và tổng hợp, so sánh và dự báo, mô hình hoá, phương pháp tổng hợp các ý kiến chuyên gia. 5. Kết cấu đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, nội dung của đề tài chia làm ba chương lớn: Chương I: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TTDĐ. Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của VNPT trong kinh doanh dịch vụ thông tin di động trên địa bàn tỉnh Long An.
  13. 3 Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT trong kinh doanh dịch vụ TTDĐ trên địa bàn tỉnh Long An.
  14. 4 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh. Thuật ngữ cạnh tranh được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo Tự điển Tiếng Việt thì cạnh tranh là: "tranh đua giữa những cá nhân, tập thể có chức năng như nhau, nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình" [9]. Trong Tự điển thuật ngữ Kinh tế học, cạnh tranh được định nghĩa là: "sự đấu tranh đối lập giữa các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia. Cạnh tranh nảy sinh khi hai bên, hay nhiều bên cố giành lấy thứ mà không phải ai cũng có được" [11]. Ngoài ra, còn có rất nhiều định nghĩa không đồng nhất về cạnh tranh do xuất phát từ cách tiếp cận khác nhau, liên quan tới nội dung và cấp độ xem xét khác nhau. Về bản chất, cạnh tranh là quá trình lựa chọn trên cơ sở so sánh giữa các nhóm đối tượng có tính năng tác dụng tương đối giống nhau, có thể thay thế lẫn nhau. Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh không những là môi trường của sự phát triển mà còn là một yếu tố quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, tạo động lực cho sự phát triển. Do đó, quan điểm đầy đủ về cạnh tranh có thể được nhìn nhận như sau: "Cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các nhà sản xuất, kinh doanh với nhau dựa trên chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất nhằm đạt được những điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển". Kinh doanh trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp bắt buộc phải chấp nhận cạnh tranh, ganh đua với nhau, phải luôn không ngừng phát triển để giành được ưu thế tương đối so với đối thủ. Nếu như lợi nhuận là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cạnh tranh bắt buộc họ phải tiến hành các hoạt động một cách có hiệu quả cao nhất nhằm thu được lợi nhuận tối đa. Kết quả cạnh tranh sẽ loại bỏ được các doanh nghiệp yếu kém và thúc đẩy các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Ở Việt Nam, cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế, cạnh tranh được thừa nhận là một quy luật kinh tế khách
  15. 5 quan và được coi như là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức điều hành kinh doanh của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TTDĐ đứng trước những thách thức cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ viễn thông đã đưa lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn khác nhau để thoả mãn nhu cầu về thông tin của mình. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TTDĐ không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn cạnh tranh gay gắt với các dịch vụ thay thế khác. 1.1.2. Năng lực cạnh tranh. Theo quan niệm của Humbert Lesca: “Năng lực cạnh tranh là năng lực của doanh nghiệp có thể tự duy trì lâu dài một cách có ý chí trên thị trường cạnh tranh và tiến triển bằng cách thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất cũng đủ để trang trải cho việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp” [12]. Như vậy, một doanh nghiệp được coi là có năng lực cạnh tranh phải là doanh nghiệp dám chấp nhận cạnh tranh trên thương trường, chấp nhận sự tồn tại của đối thủ cạnh tranh, chấp nhận việc phải giành giật những điều kiện thuận tiện có lợi cho chính mình. Cùng với việc chấp nhận cạnh tranh, doanh nghiệp phải có ý chí và khả năng duy trì các hoạt động kinh doanh và thực hiện được những mục tiêu phát triển đã đề ra. Chính do tác động của cạnh tranh mà một doanh nghiệp muốn có vị trí vững chắc trên thị trường và thị phần ngày càng mở rộng thì cần phải có tiềm lực đủ mạnh như năng lực tài chính, năng lực sản xuất, nguồn nhân lực … để đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh, đó chính là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.1.3. Đặc thù trong cạnh tranh của viễn thông Việt Nam. Ngày 15/8/1987 Chính phủ ra nghị định số 121/HĐBT ban hành điều lệ Bưu chính Viễn thông. Theo Nghị định này, việc cung cấp các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông thuộc độc quyền Nhà nước, phù hợp với đường lối, chính sách phát triển kinh tế và cơ chế quản lý Nhà nước lúc bấy giờ và đã tạo ra hành lang pháp luật rất quan trọng trong việc quản lý và phát triển ngành Bưu chính Viễn thông. Như vậy độc quyền của ngành Bưu điện là độc quyền tự nhiên mang tính lịch sử. Thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN được đề ra từ Đại hội Đảng lần thứ VI, các chính sách của nhà nước về Bưu chính, Viễn thông đã từng
  16. 6 bước được thay đổi phù hợp với yêu cầu thực tế cho mỗi giai đoạn. Quá trình mở cửa thị trường, xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp viễn thông ở nước ta đã được khởi động từ năm 1995, Chính phủ đã chính thức cho phép hai doanh nghiệp nhà nước là Công ty điện tử viễn thông quân đội (Viettel) và Công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài gòn (SPT) được phép thành lập và cung cấp dịch vụ viễn thông trong nước và quốc tế bên cạnh doanh nghiệp chủ lực của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Điều 95 nghị định số 109/1997NĐ-CP ngày 12/11/1997 của chính phủ về bưu chính, viễn thông cũng nêu rõ: “doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông là doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty cổ phần mà nhà nước chiếm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt, được Thủ tướng chính phủ quyết định hoặc cho phép thành lập để cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông trong nước và quốc tế”. Như vậy, hình thức độc quyền nhà nước cũng đã có sự thay đổi từ hình thức độc quyền một công ty sang nhiều công ty. Hiện nay, thị trường viễn thông đã có 7 doanh nghiệp cùng được cung cấp hạ tầng mạng và kinh doanh tất cả các dịch vụ viễn thông. Ngoài ra còn có hơn 20 doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ Internet và hàng nghìn doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Từ chỗ có một mình hoạt động trên thị trường, tới nay Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh mới. Với chủ trương mở cửa thị trường dịch vụ bưu chính, viễn thông và hội nhập kinh tế quốc tế, việc thâm nhập của các công ty nước ngoài vào thị trường dịch vụ bưu chính, viễn thông Việt Nam đã được xác định là tất yếu và sẽ trở nên rất mạnh mẽ trong những năm tới. Trong bối cảnh như vậy, cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông xảy ra là tất yếu. Đây là một trong những chính sách có tính chất quyết định thúc đẩy các công ty kinh doanh dịch vụ viễn thông phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. 1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG 1.2.1. Dịch vụ thông tin di động. Dịch vụ TTDĐ là dịch vụ thông tin vô tuyến hai chiều cho phép thuê bao đăng ký sử dụng dịch vụ có thể sử dụng các loại hình dịch vụ thoại và phi thoại trong phạm vi vùng phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ. Các đặc điểm chính của dịch vụ TTDĐ:
  17. 7 - Dịch vụ TTDĐ là loại sản phẩm tiêu dùng một lần. - Dịch vụ TTDĐ mang lại hiệu quả thông tin liên lạc tới mọi nơi, mọi lúc; có tính bảo mật cao vì thông tin trong lúc truyền đi đã được mã hóa. - Dịch vụ TTDĐ được tiêu thụ ngay trong quá trình tạo ra nó. - Giá thành sản xuất ra một đơn vị giá trị sử dụng của dịch vụ TTDĐ rất khác nhau ở những vùng khác nhau. - Dịch vụ TTDĐ có tính chất kinh tế mạng và tính hai chiều. Do đó việc phát triển thêm thuê bao là yếu tố quan trọng bậc nhất trong kinh doanh dịch vụ này (Phụ lục I). 1.2.2. Cạnh tranh và động lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ TTDĐ. Xuất phát từ mô hình năm áp lực cạnh tranh của Micheal Porter, ta có thể thấy được các động lực thúc đẩy cạnh tranh (hình 1.1). Mức độ đối đầu giữa các nhà cung cấp dịch vụ TTDĐ là động lực lớn nhất để thúc đẩy sự cạnh tranh. Mức độ đối đầu trong một ngành là đáng kể khi có sự cạnh tranh mạnh về giá cả, các chi phí quảng cáo cao hơn các ngành khác và có rào cản ra khỏi ngành giữa các thành viên trong ngành. Các rào cản ra khỏi ngành tồn tại khi các thành viên không có lợi nhuận không rút khỏi ngành. Nguy cơ xâm nhập sẽ ảnh hưởng đến hành vi cạnh tranh vì các đối thủ cạnh tranh mới sẽ có nguồn lực, có công nghệ hiện đại và họ muốn chiếm thị phần. Khi gia nhập thị trường dễ dàng, các đối thủ cạnh tranh sẽ nhảy vào chừng nào ngành còn có lợi nhuận cao hơn các ngành khác. Đăng ký bản quyền và sự tiếp cận các kênh phân phối là một trong các rào cản để gia nhập ngành. Sự đe doạ của các sản phẩm thay thế là một yếu tố thị trường khác ảnh hưởng đến động lực cạnh tranh. Sản phẩm có thể được coi là thay thế nếu chúng có các đặc tính tương tự, được sử dụng trong các hoàn cảnh tương tự và được bán trong cùng một phạm vi lãnh thổ. Lợi thế mặc cả của người mua và người bán cũng ảnh hưởng nhiều đến động lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
  18. 8 Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Đe doạ của các đối thủ mới Lợi thế của nhà cung cấp Các đối thủ cạnh tranh Nhà cung Người cấp Mức độ đối đầu giữa các mua d.nghiệp trong ngành Lợi thế mặc cả của người mua Đe dọa của các hàng hoá thay thế Hàng hoá thay thế Hình 1.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Micheal Porter 1.2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TTDĐ. 1.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh được đánh giá một cách tổng thể nhất thông qua các chỉ tiêu sau: - Sản lượng, doanh thu: Đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện năng lực đầu ra của doanh nghiệp. Sản lượng tiêu thụ sản phẩm tăng cao, doanh thu tăng trưởng cao và ổn định qua các năm chứng tỏ khả năng duy trì và giữ vững thị phần của doanh nghiệp. - Lợi nhuận: Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đó là khoản chênh lệch giữa các khoản thu nhập thu được và các khoản chi phí đã bỏ ra để đạt được thu nhập đó trong một thời kỳ nhất định. Lợi nhuận có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát
  19. 9 triển của doanh nghiệp. Vì vậy, tình hình tăng trưởng lợi nhuận ổn định hay không là một trong những chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Thị phần: Đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ, cho biết khả năng chấp nhận của thị trường với sản phẩm doanh nghiệp cung cấp. Thị phần sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp lớn hơn chứng tỏ nó có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Các chỉ tiêu trên là biểu hiện bên ngoài của năng lực cạnh tranh. Chúng cho thấy kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi đem so sánh với đối thủ, chúng mới chỉ thể hiện một cách trực giác sức mạnh tổng thể và vị thế hiện tại của doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời chúng cũng là các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.3.2. Yêu cầu tất yếu của nâng cao năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh được sử dụng để điều chỉnh sự can thiệp của doanh nghiệp đối với thị trường đầu ra. Dựa trên những lợi thế về nguồn lực, doanh nghiệp sẽ xây dựng và lựa chọn chiến lược cạnh tranh phù hợp để tạo nên ảnh hưởng lớn hơn tới thị trường. Nâng cao năng lực cạnh tranh là một thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp. Đó là một quá trình phấn đấu lâu dài, kết hợp nhiều yếu tố. Bởi vì một quyết định, một yếu tố đơn lẻ, hay chỉ trong một thời gian ngắn không thể tạo nên năng lực cạnh tranh, mà là sự nỗ lực biến đổi về mọi mặt của doanh nghiệp trong một quá trình. Do vậy nâng cao năng lực cạnh tranh là một tất yếu đối với sự sống còn của mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường. Để tăng khả năng cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm ngặt một chu trình chất lượng và đảm bảo các yếu tố của chất lượng tổng hợp. 1.3. CÁC QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.3.1. Quan điểm phân tích theo cấu trúc thị trường. Theo quan điểm này, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được xem xét theo năm yếu tố của môi trường kinh doanh kinh tế vi mô theo mô hình cạnh tranh M.Porter
  20. 10 - Các đối thủ cạnh tranh hiện tại. - Các sản phẩm, dịch vụ thay thế. - Doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào. - Sức mạnh của người mua. - Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Ở đây, ta chỉ xét môi trường kinh doanh kinh tế vi mô ảnh hưởng như thế nào đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và loại bỏ ảnh hưởng của môi trường vĩ mô cũng như những nỗ lực trong kinh doanh của bản thân doanh nghiệp. Như thế, quan điểm phân tích năng lực theo cấu trúc thị trường sẽ chỉ đưa ra một bức tranh hẹp về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Trong môi trường đó, doanh nghiệp phát huy năng lực cạnh tranh của mình đến mức độ nào hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp tìm cách thích nghi với môi trường vi mô ra sao, các yếu tố còn lại hoàn toàn thuận lợi cho doanh nghiệp. Nếu theo quan điểm này chúng ta sẽ có một cái nhìn phiến diện và có thể đánh giá sai năng lực cạnh tranh thực sự của doanh nghiệp. 1.3.2. Quan điểm phân tích năng lực cạnh tranh trên cơ sở đánh giá lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh theo phương pháp này là lợi thế về chi phí thấp. Trên thị trường cạnh tranh, giá cả đã được xác định, do đó doanh nghiệp nào tìm cách tiết kiệm chi phí sẽ giảm được giá thành và tăng lợi nhuận lên. Như vậy phân tích năng lực cạnh tranh theo lợi thế so sánh là phương pháp phân tích các yếu tố nội lực như: năng lực tài chính, năng lực sản xuất, nguồn nhân lực ... của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Còn các yếu tố bên ngoài sẽ tác động như nhau đến tất cả các doanh nghiệp. 1.3.3. Phân tích năng lực cạnh tranh theo quan điểm tổng thể. Quan điểm tổng thể phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong trạng thái động. Theo quan điểm này, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được phân tích trong mối quan hệ hữu cơ với môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động trong đó. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu sự tác động của các yếu tố từ môi trường kinh doanh bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Môi trường bên trong
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2