intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: tình huống Bình Dương và Vĩnh Phúc

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

28
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tập trung đi sâu vào việc đánh giá thực trạng về tình hình thu hút FDI của Việt Nam nói chung và của Bình Dương, Vĩnh Phúc nói riêng. Phân tích tác động và chính sách thu hút đầu tư của Bình Dương và Vĩnh Phúc từ đó, đưa ra một số gợi ý chính sách giúp cho cấp chính quyền địa phương có kế hoạch và chính sách phù hợp trong việc thu hút nguồn vốn FDI.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: tình huống Bình Dương và Vĩnh Phúc

  1. Trang phụ bìa BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM --------------------------- PHẠM THỊ QUỲNH LỢI NGHIÊN CỨU SO SÁNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: TÌNH HUỐNG BÌNH DƯƠNG VÀ VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2010
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT PHẠM THỊ QUỲNH LỢI NGHIÊN CỨU SO SÁNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: TÌNH HUỐNG BÌNH DƯƠNG VÀ VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN TRỌNG HOÀI TP. Hồ Chí Minh - Năm 2010
  3. i Lời cam đoan Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 06 năm 2010 Tác giả Phạm Thị Quỳnh Lợi
  4. ii Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Trọng Hoài người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức trong hai năm học vừa qua. Xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị học viên và các bạn đồng nghiệp đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu để thực hiện luận văn. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình và người thân đã động viên và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn này.
  5. iii Mục lục Trang phụ bìa ........................................................................................................... i Lời cam đoan............................................................................................................ i Lời cảm ơn .............................................................................................................. ii Mục lục ..................................................................................................................iii Danh mục từ viết tắt ................................................................................................ v Danh mục các bảng ................................................................................................ vi Danh mục các hình vẽ ........................................................................................... vii Chương 1. Giới thiệu ............................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh và vấn đề nghiên cứu. ......................................................................... 1 1.3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu................................................ 4 1.4 Cấu trúc luận văn. .............................................................................................. 4 Chương 2. Cơ sở lý thuyết về FDI ........................................................................... 6 2.1 Một số khái niệm về FDI. .................................................................................. 6 2.2 Tác động của FDI. ............................................................................................. 6 2.2.1 Tác động đối với nước đầu tư. ................................................................. 6 2.2.2 Tác động đối với nước nhận đầu tư. ........................................................ 7 2.3 Các yếu tố tác động và chính sách thu hút FDI. ................................................. 9 2.3.1 Các yếu tố tác động đến thu hút FDI. ...................................................... 9 2.3.2 Chính sách thu hút FDI. ........................................................................ 12 2.4 Các yếu tố tác động và chính sách thu hút FDI ở Việt Nam. ............................ 13 2.4.1 Các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến FDI ở Việt Nam. ....... 13 2.4.2 Các yếu tố tác động đến FDI của Việt Nam. .......................................... 14 2.4.3 Chính sách thu hút FDI. ........................................................................ 16 Chương 3. Thực trạng FDI ở Việt Nam ................................................................. 20 3.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động FDI ở Việt Nam. ................................................ 20 3.2 Phân cấp quản lý FDI. ..................................................................................... 20 3.3 Tình hình thu hút FDI giai đoạn 2005-2009. .................................................... 22
  6. iv 3.3.1 Thành tựu đạt được. .............................................................................. 23 3.3.2 Hạn chế. ................................................................................................ 25 Chương 4. Thu hút FDI tình huống Bình Dương và Vĩnh Phúc ............................. 28 4.1 Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................ 28 4.1.1 Phương pháp so sánh. ........................................................................... 28 4.1.2 Phương pháp định tính. ......................................................................... 29 4.2 Kết quả nghiên cứu. ......................................................................................... 29 4.2.1 Môi trường đầu tư. ................................................................................ 29 4.2.2 Các yếu tố tác động đến thu hút FDI. .................................................... 34 4.2.3 Các chính sách thu hút FDI. .................................................................. 39 4.2.4 Kết quả thu hút FDI. .............................................................................. 44 Chương 5. Kết luận khuyến nghị chính sách .......................................................... 48 5.1 Kết luận ........................................................................................................... 48 5.2. Khuyến nghị chính sách .................................................................................. 49 5.2.1 Cải thiện CSHT cứng ............................................................................. 49 5.2.2 Tăng cường tính minh bạch ................................................................... 49 5.2.3 Nâng cao thiết chế pháp lý..................................................................... 50 5.2.4 Đào tạo lao động ................................................................................... 50 5.2.5 Phát huy tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh ...................... 51 5.2.6 Chi phí gia nhập thị trường. .................................................................. 51 5.3 Hạn chế của đề tài............................................................................................ 52 Tài liệu tham khảo ................................................................................................. 53 Phụ lục. ................................................................................................................. 55
  7. v Danh mục từ viết tắt Bộ KHĐT Bộ Kế hoạch Đầu tư CN Công nghiệp CSHT Cơ sở hạ tầng DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNTN Doanh nghiệp tư nhân ĐTNN Đầu tư nước ngoài FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GCNĐT Giấy chứng nhận đầu tư GDP Tổng sản phẩm quốc nội GPĐT Giấy phép đầu tư KCN Khu công nghiệp KTTN Kinh tế tư nhân MNCs Các công ty đa quốc gia SXKD Sản xuất kinh doanh UBND Ủy ban Nhân dân VCCI Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam VNCI Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam XK Xuất khẩu
  8. vi Danh mục các bảng Bảng 1.1 Thu hút FDI giai đoạn 2005-2009. ........................................................... 2 Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu chủ yếu của Bình Dương và Vĩnh Phúc 2005-2009. ....... 30 Bảng 4.2 Quy mô các KCN tập trung tỉnh Bình Dương. ........................................ 32 Bảng 4.3 Các KCN của Vĩnh Phúc được Chính phủ phê duyệt. ............................. 33 Bảng 4.4 Số lượng học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hàng năm.................. 34 Bảng 4.5 Các chỉ số thành phần trong PCI. ........................................................... 35 Bảng 4.6 Một số chỉ tiêu trong chỉ số CSHT. ........................................................ 39 Bảng 4.7 Kết quả thu hút FDI của Bình Dương và Vĩnh Phúc. .............................. 45
  9. vii Danh mục các hình vẽ Hình 2.1 FDI của quốc gia. ................................................................................... 18 Hình 2.2 Thu hút FDI của địa phương................................................................... 19 Hình 3.1 Số lượng dự án và vốn FDI vào Việt Nam 2005-2009. ........................... 23 Hình 3.2 GDP phân theo khu vực kinh tế 2005-2009. ........................................... 23 Hình 3.3 Vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế 2005-2009. ............................. 24 Hình 3.4 XK phân theo khu vực kinh tế 2005-2009. ............................................. 24 Hình 3.5 Các chỉ số thành phần của PCI và chỉ số PCI.......................................... 37
  10. 1 Chương 1. Giới thiệu 1.1 Bối cảnh và vấn đề nghiên cứu. Kể từ khi Luật ĐTNN ra đời năm 1987, khu vực kinh tế FDI không ngừng được mở rộng, phát triển và đã đạt được những thành tựu đáng kể đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng và phát triển kinh tế, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang CN, cơ cấu lao động theo hướng CN hóa và hiện đại hóa. FDI còn góp phần tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ của nhiều ngành kinh tế giúp khai thông thị trường sản phẩm, mở rộng thị trường XK, tăng nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước; tạo thế và lực cho Việt Nam chủ động hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, FDI còn có vai trò trong việc chuyển giao công nghệ và thúc đẩy các DN trong nước phải tự đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người lao động, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực cho nền kinh tế. Trong 5 năm 2005-2009, số lượng các dự án đầu tư vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng cùng với đó là số vốn FDI đăng ký1 cũng liên tục đạt mức cao kỷ lục kể từ khi có Luật ĐTNN năm 1987. Theo số liệu từ Cục ĐTNN-Bộ KHĐT, trong năm 2005 Việt Nam thu hút được 6,8 tỷ USD, năm 2006 thu hút được 12,5 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 83,8% so với năm 2005; nguồn vốn này tiếp tục lập kỷ lục mới với 21,3 tỷ USD trong năm 2007, tăng 71% so với năm 2006; năm 2008 vốn đăng ký đạt trên 71,7 tỷ USD, tăng 3 lần so với năm 2007 và năm 2009 thu hút được 21,5 tỷ USD giảm hơn so với năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Với tốc độ tăng nhanh chóng của dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam kể từ năm 2005 thì mức độ đóng góp vào GDP của khu vực FDI trong giai đoạn này ngày càng tăng, tốc độ tăng từ 16% năm 2005 lên đến 18,3% năm 2009; XK của khu vực FDI giai đoạn này chiếm khoảng gần 40% tổng kim ngạch XK của cả nước trong 1 Vốn đăng ký bao gồm vốn đăng ký mới và vốn đăng ký tăng thêm của các dự án đã có.
  11. 2 mỗi năm2. Với những đóng góp như đã kể trên đã minh chứng cho vai trò quan trọng của khu vực FDI đối với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế nói chung. Từ những ưu điểm và thành tựu đáng kể của khu vực FDI nên các địa phương trong cả nước quyết tâm đẩy mạnh thu hút FDI. Ông Nguyễn Hoàng Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết năm 2006 tỉnh đã có chính sách chọn lọc các dự án đầu tư và đặc biệt luôn “Trải thảm đỏ” mời gọi những dự án đầu tư vào ngành công nghệ cao3. Chính sách này đã được lãnh đạo các địa phương khác học tập trong việc tạo ra cơ chế, chính sách ưu đãi thậm chí có địa phương đã “xé rào” nhằm thu hút các DN FDI đến đầu tư. Tuy nhiên, kết quả thu hút FDI của các địa phương còn rất khác biệt, những địa phương có hệ thống CSHT thuận lợi, phát triển và lao động có tay nghề thu hút được nhiều vốn FDI hơn và ngược lại các địa phương có CSHT yếu kém thuộc vùng sâu, vùng xa thu hút được ít vốn FDI hơn. Bảng 1.1 Thu hút FDI giai đoạn 2005-2009. Dự án, triệu USD 2005 2006 2007 2008 2009 Tỉnh/Thành Tổng Số Số Tổng Số Tổng Số Tổng Số Tổng phố vốn dự dự vốn dự vốn dự vốn dự vốn đầu án án đầu tư án đầu tư án đầu tư án đầu tư tư Tổng số 968 6.834,6 1061 12.511,9 1544 21.347,9 1557 71.725,9 839 21.482,2 Đồng bằng 220 2.452,3 340 3.450,1 492 6.685,7 421 8.051,3 273 1.093,1 sông Hồng Trung du và miền núi phía 19 61,8 25 306,4 50 408,3 35 264,9 17 92,4 Bắc Bắc Trung Bộ và Duyên hải 59 394,9 60 1.773,1 100 3.864,5 100 33.994,9 43 6.553,2 miền Trung Tây Nguyên 11 34,9 14 58,3 15 142,6 21 224,1 10 50,6 Đông Nam Bộ 634 3.722,0 575 6.465,5 790 8.322,5 894 25.296,5 456 13.187,8 Đồng bằng 24 148,8 43 351,7 91 1.742,9 83 3.878,3 36 109,3 sông Cửu Long Dầu khí 1 20,0 4 106,6 6 181,3 3 16,0 4.00 395,8 Nguồn: Cục ĐTNN-Bộ KHĐT 2 Niên giám Thống kê 2008, Tổng cục Thống kê. 3 http://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Binh-Duong-vuon-len-tu-nhung-khu-cong-nghiep/20104/1357.vnplus
  12. 3 Theo báo cáo của Cục ĐTNN-Bộ KHĐT (2009) thì số lượng các dự án FDI vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng, tính đến ngày 15/12 năm 2009 có khoảng 10.960 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 177 tỷ USD. Tuy nhiên, số lượng dự án và nguồn vốn đầu tư chủ yếu tập chung vào khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (bao gồm 7 tỉnh thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà rịa-Vũng tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An), trong năm 2009 nguồn vốn đầu tư đăng ký của khu vực này chiếm đến 47,8% so với toàn quốc. Trong khi đó, cũng với cơ chế ưu đãi khá hấp dẫn thậm chí có những tỉnh “xé rào” trong ưu đãi thu hút đầu tư như: Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,… trong Quyết định số 1387 ngày 29/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ đã nêu nhưng kết quả thu hút FDI của các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc chỉ chiếm khoảng 18% tổng vốn đăng ký, trong đó Thành phố Hà Nội chiếm 11%. Những con số này gợi lên cho tác giả suy nghĩ vì sao có sự khác biệt trong việc thu hút FDI giữa các địa phương và tác giả đã lựa chọn một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc là Vĩnh Phúc và một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam là Bình Dương để nghiên cứu so sánh các yếu tố tác động ảnh hưởng đến việc thu hút FDI. Ngoài ra, từ khi các quy định về phân cấp quản lý FDI ra đời một số địa phương còn ban hành các chính sách ưu đãi vượt quá thẩm quyền cho phép nhằm thu hút được nhiều FDI. Tình trạng này dẫn đến sự cạnh tranh, chạy đua giữa các địa phương trong việc thu hút vốn FDI, gây ra hiện tượng “xé rào” trong ưu đãi thu hút đầu tư và đây cũng chính là lý do tác giả chọn Bình Dương và Vĩnh Phúc để so sánh. Theo quyết định số 1387 ngày 29/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ thì Vĩnh Phúc được liệt vào danh sách là một trong những địa phương “xé rào” còn Bình Dương thì không được nhắc đến. Vậy chúng ta phải làm gì để cải thiện môi trường đầu tư với những nguồn lực mà chúng ta có sẵn để có thể thu hút nhiều vốn FDI hơn mà không vi phạm các quy định. Chính từ các lý do nêu trên tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: tình huống Bình Dương và Vĩnh Phúc” nhằm so sánh tìm hiểu các chính sách và các yếu tố ảnh hưởng đến việc
  13. 4 thu hút vốn FDI của hai địa phương này và từ đó đưa ra khuyến nghị chính sách cho các địa phương. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Nghiên cứu so sánh các chính sách cũng như môi trường đầu tư và các yếu tố tác động đến việc thu hút FDI của hai tỉnh Bình Dương và Vĩnh Phúc nhằm trả lời câu hỏi yếu tố nào có ảnh hưởng đến việc thu hút vốn FDI? và tại sao có sự khác biệt trong thu hút FDI giữa hai địa phương này? Đề tài tập trung đi sâu vào việc đánh giá thực trạng về tình hình thu hút FDI của Việt Nam nói chung và của Bình Dương, Vĩnh Phúc nói riêng. Phân tích tác động và chính sách thu hút đầu tư của Bình Dương và Vĩnh Phúc từ đó, đưa ra một số gợi ý chính sách giúp cho cấp chính quyền địa phương có kế hoạch và chính sách phù hợp trong việc thu hút nguồn vốn FDI. 1.3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu các yếu tố tác động và chính sách thu hút FDI tình huống Bình Dương và Vĩnh Phúc giai đoạn 2005-2009. Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề: - Cơ sở lý thuyết về FDI; - Chính sách thu hút FDI; - Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu hút FDI bao gồm các yếu tố về CSHT mềm như chi phí gia nhập thị trường, tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin; thiết chế pháp lý và tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh,… chỉ số PCI và các yếu tố về CSHT cứng. Trên cơ sở tận dụng kết quả của các nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI của Việt Nam. Đề tài sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp phân tích định tính để phân tích, đánh giá và so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI và kết quả thu hút FDI của hai tỉnh Bình Dương và Vĩnh Phúc để giải quyết các vấn đề nghiên cứu của đề tài. 1.4 Cấu trúc luận văn. Luận văn gồm 5 chương với nội dung chủ yếu sau:
  14. 5 Chương 1. Giới thiệu tính cấp thiết của đề tài, đối tượng, phạm vi, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu. Chương 2. Cơ sở lý thuyết về FDI, tác động của FDI, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI và các nghiên cứu trước về thu hút FDI của Việt Nam. Chương 3. Thực trạng FDI của Việt Nam bao gồm cơ sở pháp lý và quá trình phân cấp quản lý hoạt động FDI, chính sách thu hút FDI và kết quả thu hút FDI của Việt Nam. Chương 4. Thu hút FDI tình huống Bình Dương và Vĩnh Phúc: nghiên cứu so sánh chính sách thu hút đầu tư, môi trường đầu tư, các yếu tố ảnh hưởng và kết quả thu hút FDI của Bình Dương và Vĩnh Phúc. Chương 5. Kết luận và khuyến nghị chính sách.
  15. 6 Chương 2. Cơ sở lý thuyết về FDI 2.1 Một số khái niệm về FDI. Theo quỹ tiền tệ quốc tế thì FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh thế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một DN đặt tại một nền kinh tế khác”. Theo các nhà kinh tế quốc tế thì FDI là người sở hữu tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác. Đó là một khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước ngoài để có ảnh hưởng quyết định đối với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy. Luật ĐTNN tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “FDI là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc DN 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này”. Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về FDI như sau: “FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một quốc gia đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào một quốc gia khác để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hoá lợi ích của mình”. 2.2 Tác động của FDI. 2.2.1 Tác động đối với nước đầu tư. Chuyển giao nguồn lực đầu tư hướng ngoại và tăng thu ngoại tệ từ phần lợi nhuận được chuyển về từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài; Chủ đầu tư có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh; Tăng cường sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín, mở rộng thị trường tiêu thụ của chủ đầu tư;
  16. 7 Trong dài hạn, FDI ra nước ngoài sẽ đem lại ảnh hưởng tích cực cho cán cân thanh toán quốc tế của nước đầu tư thông qua việc XK máy móc, thiết bị, nguyên nhiên, vật liệu,... 2.2.2 Tác động đối với nước nhận đầu tư. Tác động đến tăng trưởng kinh tế và là nguồn vốn bổ sung quan trọng trong tổng vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội; FDI là nguồn quan trọng để phát triển khả năng công nghệ của nước chủ nhà đó chính là sự chuyển giao công nghệ sẵn có từ bên ngoài vào và sự phát triển công nghệ của các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng của nước chủ nhà. Đây là mục tiêu quan trọng mà nước chủ nhà mong đợi từ nhà đầu tư; FDI tạo ra hiệu ứng lây lan giúp các công ty địa phương cải thiện năng suất và tận dụng được các cơ hội khi tiếp cận với MNCs. FDI tác động tích cực trong việc phát triển nguồn nhân lực và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động của nước chủ nhà. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy FDI có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế của nước nhận đầu tư. Tác giả Balasubramanyam, Salisu và Sapsford (1996) đã sử dụng bộ số liệu từ 46 quốc gia đang phát triển để khảo sát ảnh hưởng của FDI đối với tăng trưởng. Nghiên cứu phát hiện rằng ảnh hưởng thúc đẩy tăng trưởng của FDI mạnh hơn tại những nước theo đuổi một chính sách thúc đẩy XK hơn là thay thế nhập khẩu và những nước có cơ chế ngoại thương thúc đẩy XK thì FDI có ảnh hưởng mạnh đối với tăng trưởng hơn so với đầu tư trong nước. Kết quả này cũng trùng với kết quả nghiên cứu của Borensztein, de Gregorio và Lee (1998) cho rằng đóng góp của FDI cho tăng trưởng nhiều hơn so với đóng góp của đầu tư trong nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu này cũng cho rằng FDI chỉ hữu hiệu hơn đầu tư trong nước khi mà nước nhận đầu tư có một nguồn vốn nhân lực nhất định và có đủ năng lực hấp thu. Nghiên cứu của Laura Alfaro (2003) về FDI và tăng trưởng cho rằng FDI có tác động đến tăng trưởng kinh tế, dòng vốn FDI vào các khu vực kinh tế khác nhau (sơ cấp, CN chế biến hay dịch vụ) có tác động khác nhau đối với tăng trưởng kinh tế.
  17. 8 FDI vào khu vực kinh tế sơ cấp (nông, lâm ngiệp và thủy sản, khai khoáng) có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, vào CN chế biến có tác động tích cực đến tăng trưởng và tác động của FDI vào khu vực dịch vụ thì không rõ ràng. Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006), về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam cho rằng FDI có tác động đến tăng trưởng kinh tế và mức độ đóng góp tăng lên khi Việt Nam chính thức hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng vốn con người được đo bằng trình độ học vấn của người lao động góp phần làm tăng đóng góp của FDI tới tăng trưởng. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho rằng FDI là nguồn vốn bổ sung cho vốn trong nước chứ không phải là nguồn vốn thay thế và FDI còn có tác động tràn ở quy mô DN qua kênh di chuyển lao động, phổ biến và chuyển giao công nghệ, liên kết sản xuất và cạnh tranh ở một số ngành như chế biến thực phẩm hay dệt may. Nghiên cứu của Magnus Blomstrưm và Ari Kokko (1997) về tác động của FDI lên nước chủ nhà: điểm lại các bằng chứng thực nghiệm. Bài viết chỉ ra các tác động chuyển giao và lan tỏa CN từ các công ty đa quốc gia (MNCs) nước ngoài đến nước chủ nhà, tác động của các MNCs nước ngoài đối với hoạt động thương mại của nước chủ nhà, và các tác động đối với cạnh tranh và cơ cấu ngành ở các nước chủ nhà. Nghiên cứu cho rằng MNCs có thể đóng một vai trò quan trọng đối với tăng trưởng năng suất và XK ở các nước tiếp nhận đầu tư, nhưng bản chất chính xác về tác động của FDI là khác nhau giữa các ngành CN và giữa các quốc gia, điều này tùy thuộc vào tính chất đặc trưng và môi trường chính sách của từng quốc gia. Như vậy, qua các nghiên cứu về tác động của FDI được dẫn chứng ở trên cho thấy FDI ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi quốc gia hay địa phương. Thứ nhất, FDI có tác động lớn đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế; góp phần vào quá trình đa dạng hóa nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất CN và XK. Thứ hai, FDI giúp cho nước nhận đầu tư có được nguồn vốn dồi dào, bổ sung cho tổng nguồn vốn đầu tư trong nước. Thứ ba, FDI tác động đến trình độ công nghệ và kỹ năng lao động giúp các nước đang phát triển tiếp cận được với trình độ công nghệ tiên tiến trong quá trình chuyển giao. Thứ tư, FDI giúp tăng cường hội nhập và
  18. 9 đa dạng hóa trong hoạt động XK. Ngoài ra, FDI còn có các tác động khác như tạo việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách,… 2.3 Các yếu tố tác động và chính sách thu hút FDI. 2.3.1 Các yếu tố tác động đến thu hút FDI. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Nhã về các động lực và nhân tố chủ yếu tác động đến thu hút FDI (2001) cho rằng có 5 nhân tố mang tính tổng quát tác động đến thu hút FDI của một quốc gia bao gồm. Môi trường chính trị-kinh tế-xã hội ổn định: môi trường chính trị ổn định của nước chủ nhà là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà ĐTNN. Tình hình chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết để đảm bảo các cam kết của chính phủ đối với các nhà đầu tư về sở hữu vốn đầu tư, các chính sách ưu tiên đầu tư và định hướng phát triển của nước nhận đầu tư. Đồng thời, sự ổn định chính trị còn là tiền đề cần thiết để ổn định tình hình kinh tế-xã hội, nhờ đó giảm được tính rủi ro cho các nhà đầu tư. Những bất ổn định về chính trị không chỉ làm cho dòng vốn này bị chững lại, thu hẹp, mà còn làm cho dòng vốn từ trong nước chảy ngược ra ngoài, tìm đến những nơi "trú ẩn" mới an toàn và hấp dẫn hơn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, thu nhập bình quân đầu người, dung lượng thị trường, tốc độ tăng trưởng của thị trường, cơ cấu thị trường, sở thích của người tiêu dùng của nước nhận đầu tư, khả năng tiếp cận thị trường trong khu vực và trên thế giới cũng có ảnh hưởng đến FDI. Chính sách-pháp luật: quá trình đầu tư có liên quan rất nhiều đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân và được tiến hành trong thời gian dài nên các nhà ĐTNN rất cần có một môi trường pháp lý ổn định của nước chủ nhà. Môi trường này chính là các quy định của luật pháp và các chính sách liên quan trực tiếp đến FDI bao gồm các quy định về việc thành lập và hoạt động của các nhà ĐTNN, các tiêu chuẩn đối xử đối với FDI và cơ chế hoạt động của thị trường trong đó có sự tham gia của các thành phần kinh tế có vốn ĐTNN và tính hiệu lực của chúng trong quá trình thực hiện. Một môi trường pháp lý sẽ hấp dẫn FDI nếu có các chính sách mềm dẻo, qui định phù hợp và đảm bảo hiệu lực cao trong khi thực hiện. Đây là những căn cứ
  19. 10 pháp lý quan trọng không chỉ để đảm bảo quyền lợi của các nhà ĐTNN mà còn là những cơ sở cần thiết để họ yên tâm hoạt động lâu dài ở nước chủ nhà. Ngoài ra một vấn đề khác cũng được các nhà ĐTNN quan tâm, đó là định hướng đầu tư của nước chủ nhà cũng như các chính sách về tiền tệ và tỷ giá hối đoái, chính sách thuế, chính sách thương mại, chính sách về giáo dục đào tạo, chính sách liên quan đến cơ cấu các ngành kinh tế. Vì các nhà ĐTNN thường có chiến lược kinh doanh dài hạn nên họ rất cần sự rõ ràng, ổn định trong các chính sách và định hướng đầu tư của nước chủ nhà. Sự phát triển của CSHT: một tổng thể hạ tầng phát triển phải bao gồm hệ thống giao thông vận tải đồng bộ và hiện đại với hệ thống các cầu, đường, cảng biển, sân bay, kho bãi và các phương tiện vận tải đủ sức bao phủ quốc gia và đủ tầm hoạt động quốc tế; hệ thống thông tin liên lạc viễn thông với các phương tiện nghe- nhìn hiện đại, có thể nối mạng thống nhất toàn quốc và liên thông với toàn cầu; hệ thống điện nước đầy đủ và phân bổ tiện lợi cho các hoạt động SXKD cũng như đời sống và có hệ thống mạng lưới cung cấp các loại dịch vụ khác (y tế, giáo dục, giải trí, các dịch vụ hải quan, tài chính, thương mại, quảng cáo, kỹ thuật, v.v...) phát triển rộng khắp, đa dạng và có chất lượng cao. Tóm lại, hệ thống CSHT đó phải giúp cho các chủ ĐTNN tiện nghi và sự thoải mái dễ chịu, giúp họ giảm được chi phí. Trong các điều kiện và chính sách hạ tầng phục vụ FDI, chính sách đất đai và bất động sản có sức chi phối mạnh mẽ đến luồng FDI đổ vào một nước. Sự phát triển của đội ngũ lao động, của trình độ khoa học và công nghệ; hệ thống DN trong nước và trên địa bàn: đội ngũ nhân lực có kỹ thuật cao là điều kiện hàng đầu để một nước và địa phương vượt qua được những hạn chế về tài nguyên thiên nhiên và trở nên hấp dẫn các nhà ĐTNN. Việc thiếu các nhân lực kỹ thuật lành nghề, các nhà lãnh đạo, quản lý cao cấp và sự lạc hậu về trình độ khoa học công nghệ trong nước sẽ khó lòng đáp ứng được các yêu cầu của nhà đầu tư. Một hệ thống DN trong nước phát triển, đủ sức hấp thu công nghệ chuyển giao và là đối tác ngày càng bình đẳng với các ĐTNN, là điều kiện cần thiết để có thể thu hút được nhiều hơn và hiệu quả hơn luồng vốn nước ngoài. Hệ thống các DN đó
  20. 11 phải bao gồm cả DN sản xuất và dịch vụ ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, thành thạo các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, đủ sức giữ được thị phần thích đáng tại thị trường trong nước và ngày càng có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Mạng lưới các DN dịch vụ về tài chính-ngân hàng có vai trò quan trọng trong hệ thống đó, nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc huy động và lưu chuyển vốn trong nước và quốc tế. Sự phát triển của nền hành chính quốc gia và hiệu quả của các dự án FDI đã triển khai: bộ máy hành chính hiệu quả quyết định sự thành công không chỉ trong thu hút vốn nước ngoài mà còn là quá trình huy động, sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của mỗi quốc gia cũng như mỗi địa phương. Bộ máy đó phải thống nhất, gọn nhẹ, sáng suốt và nhạy bén về chính sách với những thủ tục hành chính, những qui định pháp lý có tính chất tối thiểu, đơn giản, công khai và nhất quán, được thực hiện bởi những con người có trình độ chuyên môn cao, được giáo dục tốt và có kỷ luật, tôn trọng pháp luật. Ngoài ra yếu tố về vị trí địa lý-điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố về khoảng cách, địa điểm, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên,... cũng có tác động đến thu hút FDI. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ giảm được các chi phí vận chuyển, đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư, cung cấp được nguồn nguyên liệu phong phú với giá rẻ và tiềm năng tiêu thụ lớn. Các yếu tố này không những làm giảm được giá thành sản phẩm mà còn thu hút được các nhà đầu tư tìm kiếm nguyên liệu tự nhiên và thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh bao gồm chính sách xúc tiến đầu tư, các biện pháp ưu đãi khuyến khích đầu tư, giảm chi phí giao dịch, cải cách thủ tục hành chính để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng các dịch vụ tiện ích xã hội để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho các chủ ĐTNN. Trên đây là những yếu tố mang tính phổ quát chung toàn thế giới vì thế nó cũng phù hợp cho từng quốc gia. Vì vậy, quốc gia nào xây dựng được môi trường đầu tư có sức hấp dẫn cao và có những ưu đãi hơn thì nước đó có khả năng thu hút được nhiều FDI hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2