intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích lợi ích và quyết định tham gia mô hình cánh đồng lớn của nông hộ sản xuất lúa tại huyện Vĩnh Hưng - tỉnh Long An

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia mô hình cánh đồng lớn của các nông hộ sản xuất lúa tại huyện Vĩnh Hưng - tỉnh Long An. Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển mô hình cánh đồng lớn trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng - tỉnh Long An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích lợi ích và quyết định tham gia mô hình cánh đồng lớn của nông hộ sản xuất lúa tại huyện Vĩnh Hưng - tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------ Nguyễn Hữu Hồng PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG LỚN CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN VĨNH HƯNG - TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------------- Nguyễn Hữu Hồng PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG LỚN CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN VĨNH HƯNG - TỈNH LONG AN Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Hữu Dũng TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn này “Phân tích lợi ích và quyết định tham gia mô hình cánh đồng lớn của nông hộ sản xuất lúa tại huyện Vĩnh Hưng - tỉnh Long An” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm hay nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác./. Long An, ngày 18 tháng 3 năm 2016 Nguyễn Hữu Hồng
  4. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU - BỐI CẢNH CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........1 1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .....................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. ..............................................4 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu. ...............................................................................4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu. ..................................................................................4 1.4.3. Số liệu nghiên cứu. ....................................................................................4 1.5. Phương pháp nghiên cứu. ..............................................................................4 1.6. Cấu trúc của luận văn. ...................................................................................4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC BÀI NGHIÊN CỨU TRƯỚC ...........................................................................................6 2.1. Tổng quan về cánh đồng lớn. ........................................................................6 2.1.1. Khái niệm cánh đồng lớn. ..........................................................................6 2.1.2. Mục tiêu của mô hình cánh đồng lớn. .......................................................6 2.1.3. Vai trò của mô hình cánh đồng lớn. ..........................................................6 2.1.4. Quá trình hình thành và phát triển mô hình cánh đồng lớn. ......................7 2.1.5. Điều kiện để phát triển cánh đồng lớn. ....................................................10
  5. 2.1.6. Vai trò của doanh nghiệp trong cánh đồng lớn........................................11 2.1.7. Chính sách hỗ trợ của nhà nước khi tham gia mô hình cánh đồng lớn. ..12 2.1.8. Kết quả thực hiện mô hình cánh đồng lớn. ..............................................13 2.1.9. Hiệu quả kinh tế của mô hình cánh đồng lớn. .........................................14 2.1.10. Một số thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực hiện mô hình cánh đồng lớn. .....................................................................................................................16 2.1.11. Thực trạng xây dựng mô hình cánh đồng lớn tại huyện Vĩnh Hưng - tỉnh Long An. ......................................................................................................18 2.2. Tổng quan về ý định hành vi. ......................................................................21 2.2.1. Ý định hành vi. ........................................................................................21 2.2.2. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA). ............21 2.2.3. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB). ...............22 2.2.4. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM). .........................................................23 2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan. ............................................................24 2.3.1. Nghiên cứu nước ngoài. ...........................................................................25 2.3.2. Nghiên cứu trong nước. ...........................................................................28 2.4. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia mô hình cánh đồng lớn của nông hộ sản xuất lúa trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng – tỉnh Long An. ....................................................................................................36 2.5. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu. ................................................................38 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...........................................................41 3.1. Quy trình nghiên cứu. ..................................................................................41 3.2. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................42 3.2.1. Phương pháp định tính. ............................................................................42 3.2.2. Phương pháp định lượng..........................................................................43 3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu. ...................................................................43 3.3.1. Phương pháp chọn mẫu ...........................................................................43 3.3.2. Đối tượng khảo sát ...................................................................................44
  6. 3.3.3. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát. ...............................................................44 3.3.4. Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu...........................................................45 3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu. ..................................................................45 3.4.1. Hiệu chỉnh. ...............................................................................................45 3.4.2. Mã hoá, làm sạch thông tin và xử lý dữ liệu thu thập. ............................45 3.4.3. Phân tích dữ liệu. .....................................................................................48 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................52 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................52 4.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................52 4.1.2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng của huyện. .........................................................53 4.2. Thống kê mô tả .............................................................................................54 4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ................................................................56 4.4. Phân tích nhân tố khám phá .......................................................................59 4.5. Phân tích tương quan ...................................................................................60 4.6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia mô hình cánh đồng lớn. ......................................................................................................60 4.7. Kiểm định các giả định của hồi quy tuyến tính. ........................................62 4.8. Kiểm định trung bình...................................................................................62 4.8.1. Kiểm định sự khác biệt về giới tính. ........................................................62 4.8.2. Kiểm định sự khác biệt về tham gia tổ chức xã hội.................................63 4.8.3. Kiểm định sự khác biệt về trình độ học vấn. ...........................................64 4.9. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. ........................................................65 4.9.1. Sự hữu ích cảm nhận khi tham gia mô hình cánh đồng lớn. ...................65 4.9.2. Sự dễ tham gia cảm nhận khi tham gia mô hình cánh đồng lớn..............65 4.9.3. Sự hỗ trợ của chính quyền. ......................................................................66 4.9.4. Các hoạt động tuyên truyền. ....................................................................66 4.9.5. Ảnh hưởng xã hội. ...................................................................................66 4.9.6. Rủi ro cảm nhận khi tham gia mô hình cánh đồng lớn. ...........................66 4.10. Giải thích kết quả nghiên cứu ...................................................................67
  7. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ.......................................69 5.1. Kết luận .........................................................................................................69 5.2. Một số giải pháp rút ra từ kết quả nghiên cứu nhằm phát triển mô hình cánh đồng lớn tại huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. ........................................69 5.3. Các khuyến nghị. ..........................................................................................71 5.3.1. Đối với Trung ương. ................................................................................71 5.3.2. Đối với cấp tỉnh. ......................................................................................72 5.3.3. Đối với cấp huyện. ...................................................................................72 5.3.4. Đối với cấp xã. .........................................................................................73 5.3.5. Đối với doanh nghiệp. .............................................................................73 5.3.6. Đối với nông hộ. ......................................................................................74 5.4. Đóng góp của đề tài. .....................................................................................74 5.5. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp. ............................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN ĐỊNH TÍNH PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN DOANH NGHIỆP THAM GIA MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG LỚN TẠI HUYỆN VĨNH HƯNG PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH 30 NGƯỜI THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH PHỤ LỤC 4: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH HƯNG PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT AHXH: Ảnh hưởng xã hội. ANOVA: Phân tích phương sai (Analysis of Variance). BRT: Hệ thống xe buýt nhanh. DTGCN: Sự dễ tham gia cảm nhận. EFA: Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis). Ha: hecta. HĐTT: Hoạt động tuyên truyền. HICN: Sự hữu ích cảm nhận. HTCQ: Hỗ trợ chính quyền. KMO: Hệ số Kaiser – Mayer – Olkin. PTCN: Phương tiện cá nhân. QĐTG: Quyết định tham gia. RRCN: Rủi ro cảm nhận. SIG: Mức ý nghĩa (Significance). SPSS: Phần mềm thống kê (Statistical Package for the Social Sciences). TAM: Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Mode). TPB: Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior). TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh. TRA: Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action). T – Test: Kiểm định sự khác biệt.
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Diện tích thực hiện mô hình cánh đồng lớn vụ Hè - Thu 2011, Đông -Xuân 2011 - 2012 ở các tỉnh phía nam. .........................................................14 Bảng 2.2: Hiệu quả kinh tế từ các mô hình cánh đồng lớn trong vụ Hè - Thu 2011 (số liệu từ 5 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long). ........................................................16 Bảng 2.3: Kết quả thực hiện cánh đồng lớn và liên kết trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng vụ Đông – Xuân 2014 – 2015. ........................................................................19 Bảng 2.4: Sản lượng thu mua lúa trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng của các Công ty tham gia mô hình cánh đồng lớn trong vụ Đông – Xuân 2014 – 2015. ....................20 Bảng 2.5: Kết quả thực hiện cánh đồng lớn và liên kết trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng vụ Hè - Thu 2015. ...........................................................................................20 Bảng 2.6: Sản lượng thu mua lúa trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng của các Công ty tham gia mô hình cánh đồng lớn trong vụ Hè - Thu 2015. .......................................21 Bảng 3.1: Mã hóa dữ liệu ..........................................................................................46 Bảng 4.1: Một số đặc điểm hộ được khảo sát ...........................................................54 Bảng 4.2: Kết quả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cuối cùng .................................57 Bảng 4.3: Tóm tắt kết quả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cuối cùng .....................58 Bảng 4.4: Phân tích nhân tố khám phá EFA .............................................................59 Bảng 4.5: Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố ............................................................59 Bảng 4.6: Tóm tắt kết quả phân tích tương quan ......................................................60 Bảng 4.7: Kết quả phân tích hồi quy .........................................................................61 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định sự khác biệt về giới tính .............................................63 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định sự khác biệt về tham gia tổ chức xã hội .....................63 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định sự khác biệt về trình độ học vấn ..............................64 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định giả thuyết..................................................................67
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 2.1: Mô hình thuyết hành động hợp lý………………………………………. 22 Hình 2.2: Mô hình thuyết hành vi dự định TPB .......................................................23 Hình 2.3: Mô hình chấp nhận công nghệ TAM nguyên thủy ...................................24 Hình 2.4: Mô hình chấp nhận công nghệ TAM phiên bản của Davis và Venkatesh. .................................................................................................................24 Hình 2.5: Mô hình các yếu tố tác động đến ý định mua hàng trực tuyến của Hossein Rezaee Dolat Abadi Seyede Nasim Amirosadat Hafshejani và Faeze Kermani Zadeh (2011). ...................................................................................25 Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu ý định mua sách trực tuyến của Liu Xiao (2004)…26 Hình 2.7: Mô hình các yếu tố tác động đến hành vi mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng ở Iran của Morteza A. Safavi (2006). .......................................................27 Hình 2.8: Mô hình hành vi người tiêu dùng mua hàng trực tuyến của Anders Hasslinger và cộng sự (2007). ...................................................................................27 Hình 2.9: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP.HCM. .........................................................................................28 Hình 2.10: Mô hình khảo sát ý định của khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Internet Banking) tại TP.HCM. ............................................29 Hình 2.11: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt nam (Eximbank). .......................................................................................................31 Hình 2.12: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống xe buýt nhanh (BRT) của người dân thành phố Đà Nẵng. ....................................................32
  11. Hình 2.13: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng điện thoại thông minh (Smartphone) của người dân TP.HCM. ....................................................................33 Hình 2.14: Mô hình các yếu tố tác động đến ý định mua sách trực tuyến của người tiêu dùng TP.HCM. ...................................................................................................34 Hình 2.15: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ và ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử trực tuyến. .....................................................................................35 Hình 2.16: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia mô hình cánh đồng lớn của nông hộ sản xuất lúa trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng. ........38 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................41
  12. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 1: Giới tính ...................................................................................................55 Biểu đồ 2: Trình độ học vấn ......................................................................................55 Biểu đồ 3: Tham gia tổ chức xã hội ..........................................................................56 Biểu đồ 4: Tham gia mô hình cánh đồng lớn ............................................................56
  13. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU - BỐI CẢNH CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặt vấn đề. Vấn đề hiệu quả trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với cây lúa đang là vấn đề rất được quan tâm của các cấp, các ngành trên phạm vi cả nước. Bởi lẽ, hiện nay Việt Nam là một trong những nước có nhiều nông sản xuất khẩu hàng đầu của thế giới, với khoảng 70% dân số là nông dân, nhưng đời sống phần lớn nông dân còn nghèo. Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới, từ một nước thiếu ăn, phải nhập khẩu và nhận viện trợ lương thực từ nước ngoài, đến nay lượng gạo xuất khẩu hàng năm bình quân đạt từ 5 – 7 triệu tấn. Riêng năm 2014, tính đến ngày 18/12/2014 cả nước đã xuất khẩu khoảng 5,96 triệu tấn, lớn thứ hai thế giới sau Thái Lan (Đặng Kim Sơn, 2015). Vĩnh Hưng là một huyện biên giới thuộc vùng sâu, vùng xa hay còn gọi là vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An. Được thành lập vào năm 1978, trên cơ sở tách ra từ huyện Mộc Hóa. Vào những năm mới thành lập, đời sống của người dân nơi đây gặp phải rất nhiều khó khăn do chủ yếu sống bằng nghề nông, nhưng năng suất lúa lúc bấy giờ là rất thấp, chỉ vào khoảng từ 1,5 đến 2 tấn/hecta (ha), và canh tác chủ yếu là loại giống có thời gian sinh trưởng từ 6 tháng trở lên. Trong những năm gần đây, do ứng dụng những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất, đồng thời với việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng trên lĩnh vực nông nghiệp nên năng suất, sản lượng lúa đã tăng lên rất nhiều. Theo báo cáo tổng kết sản xuất năm 2015 của ngành nông nghiệp huyện Vĩnh Hưng, thì trong năm 2015, diện tích thu hoạch lúa 02 vụ là 57.988 ha, năng suất bình quân cả năm là 61,3 tạ/ha, sản lượng lúa cả năm là 355.462 tấn, lợi nhuận bình quân cả năm của người sản xuất là 28,8 triệu đồng/ha. Theo tính toán của tác giả thì với sản lượng đạt được nêu trên, hàng năm huyện Vĩnh Hưng cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu khoảng 300.000 tấn lúa, tương đương với khoảng 200.000 tấn gạo.
  14. 2 Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận một thực tế là cách thức sản xuất của nông dân trên địa bàn cả nước nói chung cũng như trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng nói riêng, đa số còn canh tác theo kiểu hộ gia đình với quy mô nhỏ lẻ, manh mún; mối liên kết giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân với doanh nghiệp còn rời rạc, thiếu bền vững; việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật vào trong sản xuất còn nhiều hạn chế, đã làm tăng chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm không cao, thiếu đồng bộ, khó tiêu thụ. Hiện nay, khi nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển, thu nhập trung bình của người dân ngày càng tăng lên, thì yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao, đó là sản phẩm phải ngon, sạch và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt, đối với sản phẩm xuất khẩu thì những yêu cầu trên còn khắt khe hơn rất nhiều. Do đó, với cách thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tùy tiện của các nông hộ riêng lẻ sẽ rất khó có thể đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Từ những thực tế nêu trên, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản quy định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, xây dựng cánh đồng lớn. Mô hình cánh đồng lớn đã được triển khai thí điểm và nhân rộng ở hầu hết các tỉnh trên phạm vi cả nước. Đây là xu thế tất yếu, đồng thời là giải pháp cần thiết cho việc chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Việc thực hiện thành công mô hình này sẽ góp phần làm giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới, qua đó từng bước nâng cao thu nhập của người nông dân. Hiện nay trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng đang triển khai xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo chủ trương Tỉnh. Đây là một chủ trương đúng đắn nhằm đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ lên sản xuất lớn, tập trung. Việc xây dựng mô hình cánh đồng lớn cũng là một trong những giải pháp tốt để xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt với việc lựa chọn giống xác nhận phù hợp, triển khai trạm bơm điện, áp dụng đúng các yêu cầu kỹ thuật canh tác, liên kết với doanh nghiệp
  15. 3 trong việc bao tiêu sản phẩm,... có khả năng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương thức canh tác truyền thống nhỏ, lẻ. Theo báo cáo tổng kết sản xuất năm 2015 của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Hưng, thì trong năm 2015 nông hộ tham gia mô hình cánh đồng lớn có lợi nhuận bình quân cao hơn từ 3 đến 6 triệu đồng/ha/vụ so với nông hộ không tham gia cánh đồng lớn. Tuy nhiên, cũng theo báo cáo tổng kết sản xuất năm 2015 của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Hưng, thì trong năm 2015 có 05 doanh nghiệp liên kết với nông dân theo mô hình cánh đồng lớn, với tổng diện tích là 2.699 ha/vụ, chỉ đạt gần 10% tổng diện tích đất trồng lúa trên địa bàn toàn huyện. Từ những số liệu trên, vấn đề đặt ra là tại sao mô hình cánh đồng lớn đang được đánh giá là mang lại hiệu quả cao trong sản xuất lúa mà vẫn còn một số lớn nông hộ không tham gia vào mô hình này?, và để hiểu rõ vấn đề này, tác giả tiến hành thực hiện đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia mô hình cánh đồng lớn của nông hộ sản xuất lúa tại huyện Vĩnh Hưng - tỉnh Long An”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 1.2.1. Mục tiêu tổng quát. Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia mô hình cánh đồng lớn của nông hộ sản xuất lúa tại huyện Vĩnh Hưng - tỉnh Long An, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển mô hình cánh đồng lớn trên địa bàn toàn huyện. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia mô hình cánh đồng lớn của các nông hộ sản xuất lúa tại huyện Vĩnh Hưng - tỉnh Long An. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển mô hình cánh đồng lớn trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng - tỉnh Long An. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu chính của đề tài là tại sao mô hình cánh đồng lớn đang được đánh giá là mang lại hiệu quả cao trong sản xuất lúa mà vẫn còn một số lớn
  16. 4 nông hộ sản xuất lúa tại huyện Vĩnh Hưng - tỉnh Long An không tham gia vào mô hình này? Cụ thể, đề tài cần có câu trả lời cho 2 câu hỏi chi tiết như sau: - Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến quyết định tham gia mô hình cánh đồng lớn của nông hộ sản xuất lúa tại huyện Vĩnh Hưng - tỉnh Long An? - Giải pháp nào có thể được đề xuất đến các nhà làm chính sách để phát triển mô hình cánh đồng lớn trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng - tỉnh Long An? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nông hộ sản xuất lúa tham gia mô hình cánh đồng lớn tại huyện Vĩnh Hưng - tỉnh Long An. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu. Các nông hộ hiện đang sản xuất lúa tham gia và không tham gia mô hình cánh đồng lớn tại huyện Vĩnh Hưng - tỉnh Long An. Số liệu chính là vụ Đông Xuân 2014-2015. 1.4.3. Số liệu nghiên cứu. Số liệu chính để phục vụ cho đề tài là thông tin do các nông hộ sản xuất lúa cung cấp thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn và phỏng vấn trực tiếp người sản xuất chính tại nông hộ cho cả 2 nhóm hộ tham gia và không tham gia. Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện, kích thước mẫu n = 180. 1.5. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu được thực hiện cả 2 phương pháp, bao gồm: phương pháp định tính và phương pháp định lượng. 1.6. Cấu trúc của luận văn. Luận văn nghiên cứu sẽ được trình bày trong 5 chương, bao gồm:
  17. 5 Chương 1: Giới thiệu – Bối cảnh của vấn đề nghiên cứu. Chương này giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu: lý do nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết và các bài nghiên cứu trước. Chương này trình bày những cơ sở lý thuyết liên quan đến mô hình cánh đồng lớn; các mô hình lý thuyết về ý định hành vi; các nghiên cứu trước có liên quan, qua đó đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia mô hình cánh đồng lớn của nông hộ sản xuất lúa tại huyện Vĩnh Hưng - tỉnh Long An và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. Chương này trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày đặc điểm địa bàn nghiên cứu và kết quả nghiên cứu, bao gồm: phân tích thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu và phân tích kết quả của mô hình kinh tế lượng nhằm xác định một số lợi ích của nhóm hộ tham gia so với nhóm hộ không tham gia mô hình cánh đồng lớn và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia mô hình cánh đồng lớn của nông hộ sản xuất lúa tại huyện Vĩnh Hưng - tỉnh Long An. Chương 5: Kết luận và các khuyến nghị. Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất và khuyến nghị một số giải pháp nhằm phát triển mô hình cánh đồng lớn trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng - tỉnh Long An nói riêng, cũng như trên địa bàn cả nước nói chung. Cuối chương này là phần trình bày những đóng góp của đề tài, đồng thời nêu ra những hạn chế của nghiên cứu cũng như đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
  18. 6 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC BÀI NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1. Tổng quan về cánh đồng lớn. 2.1.1. Khái niệm cánh đồng lớn. Theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ: Cánh đồng lớn là cách thức tổ chức sản xuất trên cơ sở hợp tác, liên kết giữa người nông dân với doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân trong sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản trên cùng địa bàn, có quy mô ruộng đất lớn, với mục đích tạo ra sản lượng nông sản hàng hóa tập trung, chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân và các đối tác tham gia. 2.1.2. Mục tiêu của mô hình cánh đồng lớn. Mục tiêu của mô hình cánh đồng lớn nhằm thực hiện tốt việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến một cách đồng bộ, hiệu quả trên một diện tích lớn, nâng cao năng suất, chất lượng lúa, tăng thu nhập cho nông hộ, đồng thời thúc đẩy sự liên kết giữa Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp. 2.1.3. Vai trò của mô hình cánh đồng lớn. - Cánh đồng lớn tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng bền vững. - Quá trình thực hiện cánh đồng lớn tạo điều kiện cho nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng tập trung với khối lượng lớn, chất lượng cao, tiết kiệm được chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Trên cơ sở đó góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống của người nông dân. - Cánh đồng lớn đưa nông hộ nhỏ ra cánh đồng lớn để nâng cao toàn bộ chuỗi giá trị của người sản xuất lúa, doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo. Vì vậy, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành xuất khẩu lúa gạo của nước ta trên thị trường quốc tế.
  19. 7 - Cánh đồng lớn khắc phục tình trạng không đồng đều về chất lượng do trình độ, kỹ thuật canh tác của các hộ nông dân khác nhau. Mô hình này cung ứng sản phẩm có chất lượng đồng đều, số lượng lớn, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hàng hóa. Sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn còn giúp cho việc sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường cả về số lượng và chất lượng, bởi vì trước khi sản xuất, doanh nghiệp đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân với những điều khoản rõ ràng về số lượng cũng như tiêu chuẩn chất lượng. - Mô hình cánh đồng lớn góp phần thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. - Ngoài ra, mô hình cánh đồng lớn còn giúp nông dân sản xuất nhỏ liên kết nhau lại, hình thành kinh tế hợp tác để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông dân sản xuất nhỏ. Việc xây dựng cánh đồng lớn góp phần thúc đẩy liên kết của nông dân với nông dân, của nông dân với doanh nghiệp, tạo ra vùng sản xuất chuyên canh tập trung (Đỗ Kim Chung, 2012). 2.1.4. Quá trình hình thành và phát triển mô hình cánh đồng lớn. Ở các nước phát triển và đang phát triển, cùng với sự phát triển của thị trường, sản xuất nông nghiệp đã được diễn ra theo hướng chuyên canh và hàng hóa, áp dụng các công nghệ tiên tiến vào chế biến và sản xuất. Vì thế nhiều cánh đồng quy mô lớn đã hình thành và phát triển gắn sản xuất với thị trường như: Sản xuất rượu nho ở Pháp, trồng rau ở Phillipines, sản xuất lúa ở Malaysia,… Trong các mô hình này Chính phủ đứng ra quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng cho cánh đồng lớn, cơ sở hạ tầng luôn luôn được cải thiện và nâng cấp để đáp ứng những thay đổi trong sản xuất. Chính phủ và các tổ chức cá nhân hỗ trợ về tập huấn, áp dụng công nghệ và máy móc hiện đại để nâng cao năng suất lao động, năng suất sản phẩm và giảm chi phí. Ngoài ra, Chính phủ còn cung cấp các khoản tín dụng cho đầu tư vào công nghệ cũng như các hỗ trợ nhằm duy trì khả năng đáp ứng thị trường. Cam kết giữa tổ chức và nông dân minh bạch, có sự chia sẻ giữa các thành viên về công nghệ, kiến thức, đóng gói và các kỹ năng khác để tham gia thị trường,… Do đó, tạo được
  20. 8 sự tin tưởng giữa các thành viên giúp hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả cao nhất. Ở Việt Nam, trước thời kỳ đổi mới đã có các cánh đồng quy mô lớn tới hàng trăm ha do hợp tác xã và nông trường quốc doanh quản lý. Cánh đồng lớn thời đó thể hiện ở kết quả của nền sản xuất nông nghiệp theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Mọi quyết định sản xuất không theo tín hiệu thị trường mà theo kế hoạch của Nhà nước, chịu sự điều hành của nền kinh tế tập trung dưới 2 hình thức sở hữu tập trung và sở hữu nhà nước. Cánh đồng lớn lúc đó thể hiện tư tưởng phát triển nông nghiệp theo hướng bao cấp, không phát huy tính chủ động sáng tạo của nông dân, không gắn với tín hiệu thị trường nên kết quả và hiệu quả thấp. Khi chuyển đổi nền nông nghiệp sang kinh tế thị trường theo xu hướng hội nhập thì ruộng đất lại được chia bình quân cho hộ nông dân dẫn đến sản xuất nông nghiệp lại trở về manh mún, phân tán không duy trì được cánh đồng lớn. Cho đến giữa năm 2010, mô hình cánh đồng lớn đầu tiên được triển khai tại An Giang do Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang thực hiện, đến nay đã trở thành một trong những điển hình tiêu biểu nhất trong việc thực hiện chủ trương của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Ngày 26/3/2011 tại Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát động phong trào xây dựng cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại toàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và đã nhận sự hưởng ứng tích cực của nhiều địa phương, doanh nghiệp và nông dân. Nhiều mô hình cánh đồng lớn đã ra đời tại hầu hết các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với quy mô từ vài đến vài chục ha, cùng rất nhiều hình thức canh tác, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, cánh đồng một giống, cánh đồng hiện đại, cánh đồng lúa chất lượng cao,… Ngay trong vụ Hè - Thu năm 2011, toàn khu vực Nam Bộ đã có 13 tỉnh thành với 6.400 hộ tham gia xây dựng cánh đồng lớn, đạt 7.803 ha. Vụ Đông - Xuân 2011 - 2012 diện tích cánh đồng lớn đã tăng lên 19.724 ha. Từ thành công bước đầu của mô hình cánh đồng lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2012, mô hình được triển khai ở một số tỉnh khu vực miền trung, miền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2